Tôi Thích Bản Thân Nỗ Lực Hơn - Chu Xung

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Maco2711, 9 Tháng mười hai 2020.

  1. Maco2711

    Bài viết:
    143
    Tên sách: Tôi thích bản thân nỗ lực hơn

    Tác giả: Chu Xung

    Dịch giả: Tú Phương

    Thể loại: Văn học nước ngoài

    Tình trạng: Đã xuất bản

    --------------------------------------------------

    [​IMG]

    -------------------------------------------------​

    Đã bao giờ bạn cảm thấy cuộc sống của mình quá bất hạnh và vô vị chưa?

    Đã bao giờ bạn cảm thấy mình sinh ra là một sai lầm chưa?

    Những khó khăn ập đến đã bao lần khiến bạn gục ngã mà khóc lớn trong đêm?

    Điều đó thật tồi tệ, phải không?

    Nhưng, hãy ngưng lại một chút, nhìn lại xung quanh đi, bạn có những điều tuyệt vời hơn nhiều. Cuộc sống này muốn thay đổi thì cần có sự cố gắng và lòng nhẫn nại rất lớn. Thành công ẩn sâu những vết sẹo và từng giọt mồ hôi, nước mắt đó thôi.

    Tôi khuyên bạn nên đọc cuốn sách này, đây có lẽ là liều thuốc chữa lành tốt nhất cho bạn tiếp sức trên con đường đời đấy.
     
    Nganha93, penhi1412, Jo KIna5 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 11 Tháng mười hai 2020
  2. Maco2711

    Bài viết:
    143
    Chương 1: Yêu chính mình thật nhiều, trông như tự luyến thì đã sao (1)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Phụ nữ càng tự biết kiểm soát, mức sống sẽ càng cao.

    * * *

    Dương Lệ Bình từng được phỏng vấn trong phòng tập của cô, có một người hỏi cô rằng: 'Chị gầy như thế, mỗi ngày phải ăn bao nhiêu?'

    Cô mở hộp cơm của mình ra: Một lát nhỏ thịt bò, nửa trái táo, một quả trứng gà. Đây chính là bữa trưa của cô ấy. Hơn nữa, đây còn là bữa ăn dùng trong giai đoạn tập múa liên tục ở cường độ cao.

    Khi nhìn thấy bữa ăn của cô ấy, tôi tin rằng ai cũng sẽ cảm thấy mình không khác gì một con trâu.


    Một ngày từ sáng đến tối, chỉ cần ngồi yên một chỗ thôi chúng ta cũng đã nuốt vào hàng đống thực phẩm dầu mỡ giàu calo, không thể kiểm soát, hệt như một kẻ háu ăn, dẫn đến béo phì, mệt mỏi, rồi cứ trượt dốc không phanh, ngày càng xa rời trạng thái nhanh nhẹn nhẹ nhàng.

    Phóng viên hỏi tiếp: 'Cô có đói không?'

    Cô đáp: 'Thế này đã đủ năng lượng rồi. Anh thấy đấy, chẳng phải tôi vẫn nhảy múa đàng hoàng, chưa từng gục ngã trên sân khấu đó sao.'

    Xem đến đây, có một từ đột nhiên nảy lên trong đầu tôi: Tự kiểm soát. Nhờ vào cách phân tích của lí trí, cô ấy đã đem ý thức tự kiểm soát của mình hòa trong mạch máu, trở thành một chiếc điều khiển từ xa, như một loại trình tự tâm lý, hễ đến giờ ăn sẽ tự động làm theo. Bất kì ai có thể tự kiểm soát như thế sẽ không có mức sống quá thấp. Thế nên Dương Lệ Bình tuy đã 58 tuổi nhưng vẫn xinh đẹp và có khí chất như một tâm hồn tươi trẻ thoát tục, có không ít người nếu đem ra so sánh với cô ấy thì đã phủ lên mình một lớp tục khí khá dày.

    Hơn 40 năm trước, giáo sư tâm lí học Walter Mischel đã làm một thí nghiệm kẹo bông rất nổi tiếng.

    Ông tìm hàng trăm đứa trẻ 4 tuổi, để chúng đợi ông trong một căn phòng có một viên kẹo bông hoặc bánh quy trên bàn. Ông nói với chúng: Ông sẽ ra ngoài một lúc, bánh kẹo trên bàn có thể ăn, nhưng nếu đợi được đến khi ông quay lại mới ăn thì sẽ thưởng gấp đôi.

    Sau khi giáo sư ra ngoài, một vài đứa bé đợi chưa đến một phút đã ăn mất bánh kẹo, một số khác lại có thể đợi được hai mươi phút và nhận phần thưởng gấp đôi.

    Điểm thú vị của thí nghiệm này chính là ở biểu hiện của đứa trẻ sau khi chúng trưởng thành.

    Năm 1981, 653 bé từng tham gia thí nghiệm kẹo bông đều đã lên cấp ba, Walter Mischel đưa phiếu khảo sát cho cha mẹ và thầy cô của chúng.

    Kết quả cho thấy, dù ở trường học hay ở nhà, thì những bé không chờ đợi được phần lớn đều có nhiều vấn đề về hành vi. Thành tích thi SAT (kiểm tra đánh giá năng lực) của chúng khá kém, không giỏi ứng phó môi trường áp lực, thiếu tập trung, khó kết giao bạn bè. So với những bé chỉ đợi được ba mươi giây thì những bé đợi được hai mươi phút có điểm số thi SAT bình quân đạt hơn 210 điểm.

    Thí nghiệm vẫn đang tiếp tục tiến hành.

    Sau khi đám trẻ trưởng thành, chúng bắt đầu xuất hiện những biểu hiện khác nhau rõ rệt. Những đứa trẻ không giỏi chờ đợi sẽ sa vào con đường nghiện ngập. Còn những đứa trẻ chờ đợi được thường có thành tựu lớn, gia đình êm ấm hơn.

    Qua tuổi 30 tôi mới dần hiểu được tính quan trọng của việc tự kiểm soát bản thân.

    Tôi cũng từng nghĩ con người nên giữ một cách nhìn thoải mái về cuộc sống, muốn ăn thì ăn, muốn uống thì uống, dẫu sao đời người ngắn ngủi, vui vẻ tùy thích mới không uổng phí. Nhưng khi lớn dần, tôi mới nhận ra suy nghĩ này không đúng.

    Trong cuốn 'Sức mạnh của ý chí: Tâm lý học về sự tập trung, tự kiểm soát và hiệu suất' có một đoạn viết thế này:

    "Cốt lõi của những vấn đề cá nhân và xã hội nằm ở chỗ thiếu khả năng tự kiểm soát: Không tự làm chủ được mà tiêu tiền vay tiền, đánh người trong lúc kích động, thành tích học tập kém, làm việc chậm chạp rề rà, rượu chè nghiện ngập, ăn uống không lành mạnh, ít vận động, thường xuyên lo âu, tính tình nóng nảy.."

    Thiếu khả năng tự kiểm soát sẽ dẫn đến hàng loạt bi kịch trong cuộc sống: Cơ thể biến dạng, đau khổ bệnh tật, đánh mất bạn bè, bị sa thải, ly hôn, vướng vào lao tù..

    Chẳng hạn, một người luôn ăn uống thả ga thì hiện tại có thể rất mập; một cô gái từ sáng đến tối chỉ muốn chơi bời, bữa nhậu nhẹt tụ tập nào cũng góp mặt, quán bar hay karaoke nào cũng từng đến, cứ nghĩ bản thân phóng khoáng quyến rũ lắm, nhưng không hay biết mỗi khi người khác nhắc đến cô ấy đa số đều tỏ ý khinh thường, chẳng mấy ai xem trọng; một người cuồng mua sắm, hễ thấy giảm giá là mua sắm điên cuồng, có thể đến bây giờ vẫn lôi thôi lếch thếch, không biếng, vô kỷ luật được tô vẽ thật đẹp để an ủi mình.

    Chúng ta sẽ nói, buông thả bản thân cũng là cách đối xử tốt với chính mình.

    Chúng ta sẽ nói, làm gì cũng phải cẩn thận từng li từng tí thật sự quá bức bối, quá thất bại..

    Thật ra không phải như vậy. Cho dù là trong học tập, công việc, hay trong cuộc sống cá nhân, tự kiểm soát chính là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến thành công.

    Có một nghiên cứu tâm lý học điều tra những nhân tố ảnh hưởng đến thành tích học tập của các sinh viên đại học.

    Đầu tiên, người làm thí nghiệm liệt kê hết những phẩm chất có thể dùng được ra, có hơn 30 phẩm chất được liệt kê như tích cực, cởi mở, vui tính, nghiêm túc, cẩn thận, hoạt ngôn, hướng nội, thích đọc sách.. Sau đó, họ tìm hàng trăm sinh viên để tiến hành thử nghiệm. Cuối cùng, họ phát hiện ra những phẩm chất này không hề ảnh hưởng trực tiếp gì đến thành tích học tập. Điểm duy nhất có thể ảnh hưởng đến thành tích là khả năng tự kiểm soát. Thậm chí sức ảnh hưởng của nó còn cao hơn cả chỉ số IQ.

    Có thể kiểm soát chính mình, khi nên học bài thì học bài, khi cần nghe giảng thì nghe giảng, khi phải làm bài tập thì làm bài tập, cứ thế người đó rất có khả năng sẽ đạt được thành tích hơn người.

    Trong đời sống cũng thế.

    Người có khả năng tự kiểm soát mạnh thường ít mắc bệnh tâm lý, hiệu suất làm việc cao, phần lớn có lòng đồng cảm, được người khác tin tưởng và dễ thành công hơn.

    Vì thế, ở phần đầu cuốn 'Sức mạnh của ý chí: Tâm lý học về sự tập trung, tự kiểm soát và hiệu suất', Roy Baumeister đã viết thế này:

    "Dù bạn định nghĩa thành công thế nào đi nữa: Gia đình êm ấm, có được tri kỷ, cuộc sống giàu sang, đảm bảo kinh tế, làm việc mình thích, tâm hồn khỏe mạnh, nội tâm phong phú.. Tất cả đều cần chuẩn bị sẵn vài phẩm chất cho mình."

    Khi các nhà tâm lý học đi tìm các phẩm chất ấy, họ đều phát hiện: Khả năng tự kiểm soát mới là phẩm chất quan trọng nhất trong số chúng.

    Tất nhiên, lực chọn cách sống thế nào là việc của mỗi cá nhân.

    Bất cứ một ai có ý chí, có thú vui, có phẩm chất đều muốn hướng đến điều tốt hơn, cố gắng thoát khỏi sự kém cỏi của chính mình để có được cuộc sống chân thiện mỹ. Chỉ có như thế chúng ta mới có thể cảm thán: Được sinh ra làm người thật tốt biết bao!

    Vậy, phải như thế nào mới có thể làm được điều đó!

    Kant từng nói, khả năng tự kiểm soát khiến chúng ta khác với mọi người. Tự kiểm soát giúp chúng ta có mức sống cao hơn, cũng giúp chúng ta có một cuộc sống tự do hơn. Ông đã suy luận thế này: Giả sử chúng ta giống các loài động vật, đi theo ham muốn của bản thân, né tránh khổ đau, khi đó chúng ta hoàn toàn không phải đang hành động một cách tự do thật sự. Vì sao không phải? Vì chúng ta đã trở thành một tên nô lệ cho ham muốn và sự kích động. Không phải chúng ta đang lựa chọn, mà chúng ta đang phụ tùng.

    Nhưng, sở dĩ con người là người, vì con người không phải do ham muốn mà là do chính mình làm chủ. Chỉ khi chính mình làm chủ mới thật sự có được tự do.

    Mấy hôm trước tôi đọc được một bài đăng rất hay của một người bạn.

    Bài viết như sau:

    "Tôi không có lòng tin đối với những thứ hễ đưa tay ra là có được, những thứ cấp tốc, tùy hứng, không rõ ràng, xuất phát từ bản năng. Tôi tin vào sự từ tốn, bình thản, thiết thực, bình tĩnh, vào sức mạnh tích tiểu thành đại.

    Tôi không tin rằng thiếu tinh thần tự giác, không tự mình bồi đắp, không nỗ lực lại có thể giải phóng được một cá nhân hay tập thể nào. Khi bạn rút gươm chĩa về tứ phía đầy vẻ hoang mang, bạn sẽ bị vây hãm trong hoang mang của cuộc sống trong lồng giam của hiện thực, không biết đi đâu về đâu.

    Xin hãy ghi nhớ, con đường duy nhất để tìm đến tự do chính là: Dùng cách tự kiểm soát để tránh khỏi rắc rối, để thoát khỏi xiềng xích, tập trung tinh thần, dốc toàn lực để tiến về nơi mà bạn muốn đến.

    Dù có thể dùng cách này thì đến hết cuộc đời bạn cũng không thể đến được Utopia trong mơ ước, nhưng dọc đường đi chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều niềm vui, rất nhiều hạnh phúc, gặp được chốn đào nguyên của mình, đến được vùng đất lí tưởng của lí chí. Ở trong thế giới đại đồng ấy, bạn sẽ lại yêu thương chính mình, sẽ nắm tay hòa thuận với người khác, đồng thời nói với thế giới rằng:" Tôi được sống, tôi được yêu thương, tôi không hối tiếc!'
     
    Nganha93, penhi1412, Jo KIna3 người khác thích bài này.
  3. Maco2711

    Bài viết:
    143
    Chương 1: Yêu chính mình thật nhiều, trông như tự luyến thì đã sao (2)



    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tất cả mọi sự yếu đuối đều có cái giá rất đắt

    * * *

    Aton Pavlovich Chekhov có một cuốn tiểu thuyết tên là 'Kẻ yếu đuối', kể về câu chuyện người chủ nhà tính toán chi li nhằm bóc lột tiền lương của cô gia sư.

    Đầu tiên, ông ta trừ đi các ngày làm cuối tuần của cô ấy, từ hai tháng chỉ còn lại hơn một tháng.

    "Không, cô làm việc còn chưa đến hai tháng."

    Kế tiếp, ông ta trừ những ngày con ông ta bị bệnh, những ngày chỉ vui chơi, trừ cả giờ nghỉ trưa vào những ngày cô không khỏe.. Số ngày làm việc hiệu quả chẳng còn lại bao nhiêu.

    Cô gái đáng thương đứng đó nhìn chính mình bị bóc lột một cách tàn nhẫn, khóe mắt đẫm nước, đôi môi mím chặt nhưng lại không nói được lời nào.

    Sự việc vẫn chưa kết thúc.

    Không dừng lại, người chủ nhà còn tiếp tục đổ hết những trách nhiệm vốn không thuộc về cô như làm rách áo của con ông ta, để cho người khác lấy trộm mất giày.. lên đầu cô, mượn chúng để trừ đi một khoản tiền lớn.

    Và rồi ông ta còn bịa đặt rằng cô đã được ứng trước 11 rúp, cô giùng giằng phản đối: 'Xưa nay tôi chưa từng nhận ứng trước bao giờ.'

    Nhưng vẫn bị tính vào khoản tiền trừ.

    Cô đứng đó, chẳng khác nào cá nằm trên thớt, mặc cho chủ nhân cắt xẻ.

    Cuối cùng, 80 rúp tiền lương ban đầu của cô chỉ còn sót lại 11 rúp.

    Điều khiến người ta xót xa hơn là, khi chủ nhà đưa 11 rúp, cô nhận lấy và nói với ông ta: 'Cảm ơn!'

    Bạn thấy đấy, khi một người quá yếu đuối thì sẽ nhận về số phận thảm đạm biết bao.

    Cô ấy bật đèn xanh cho cái ác, cúi đầu chấp nhận sự bất công, khích lệ cho kẻ bóc lột được nước lấn tới, bóp méo sự thật, cho đến khi không còn giá trị để bóc lột mới thôi.

    Khi gặp chuyện bất hạnh hết lần này đến lần khác, cô không biết tự giải phóng cho mình, ngược lại còn nhập tâm diễn vai 'người bị hại', không có dũng khí từ chối và quay lưng bước đi.

    Thậm chí, cô còn vô cùng cảm kích trước cái ác..

    "Không có ngài thì không có 11 rúp này của tôi, cảm ơn ngài!"

    Ở lời cuối truyện, Chekhov đã mượn lời người chủ nhà để nói một câu: 'Trên thế giới này, muốn làm một kẻ xấu để tác oai tác quái, thì ra thật dễ như trở bàn tay!'

    Đương nhiên là dễ như trở bàn tay rồi.

    Không có năng lực nói 'không' thì làm sao khắc phục mọi trở ngại, làm sao chống lại gian ác để hướng đến tự do, độc lập, dũng cảm?

    Floyd Dell cũng đã từng viết một bộ tiểu thuyết mang tên 'Bài học mà một bữa trưa đã mang đến cho tôi', kể về một sinh viên nghèo tiếp đãi người cô từ xa đến thăm mình.

    Người cô luôn đưa ra những yêu cầu cực kì cao.

    Chẳng hạn như đến nhà hàng sang trọng, cô ta sẽ ăn những món đắt tiền nhất, nếm loại trứng cá muối ngon nhất, uống rượu nho cao cấp nhất, còn có bơ, trái cây, cà phê.. Số tiền trên hóa đơn ngày một lớn, mãi cho đến khi người sinh viên nghèo ấy hoàn toàn trắng tay, không cách nào chi trả nữa.

    Đến khi thanh toán, người cô nói: 'Con à, cách làm của con thật sự quá ngu ngốc, không đáng chút nào.'

    "Nhưng đây là chuyện con nên làm."

    "Chuyên ngành đại học của con là ngành Ngôn ngữ học con có biết chữ khó mở miệng nói nhất là chữ gì không?"

    "Con không biết."

    "Con ơi, đó chính là chữ không. Trong đời con, khi qua lại với người khác cần phải thường xuyên dùng đến chữ không, cho dù trước mặt phái nữ cũng vậy!"

    Nhiều lúc chúng ta cũng giống như hai nhân vật chính vừa kể trên, nhu nhược thành tích, nhún nhường thành quen, rõ ràng bị bắt nạt cũng chỉ trốn trong một góc để lau nước mắt, hoặc giống như A Q tức giận mắng: 'Kẻ ác rồi sẽ gặp quả báo, chỉ là chưa đến lúc mà thôi.'

    Nhưng làm vậy không những không có lợi ích gì, ngược lại cái giá phải trả càng đắt hơn.

    Bạn cũng cảm thấy rất rõ ràng những chuyện bất công xảy đến với bạn ngày càng nhiều.

    Bạn đang chi trả khoản tiền vốn không nên do bạn chi trả;

    Bạn đang gánh vác trách nhiệm vốn không nên do bạn gánh vác;

    Bạn đang phải chịu đựng những công việc nặng nhọc, những sự hy sinh, sự trả giá.. không thuộc về bạn.

    Dưới sự chèn ép như thế, tiếng nói có sức mạnh thật sự sẽ ngày một yếu đi, cái giá phải trả chính là sự oán trách và than khóc không hồi kết của bản thân bạn.

    Những oán trách và khóc than của bạn rồi sẽ được trút lên đầu những đứa trẻ, chúng sẽ phải gánh chịu sự oán hận và thù hằn của bạn.

    Tôi cũng phải mất một khoảng thời gian rất dài mới hiểu ra một sự việc.

    Thành thật bày tỏ thái độ của bản thân, dù là từ chối hay chán ghét vẫn nhân từ hơn là ỡm ờ không rõ ràng.

    Không chỉ là với chính mình, với người khác cũng thế.

    Bởi vì, khi ai ai cũng phân rõ giới hạn, ai ai cũng thật sự có sức mạnh, quan hệ giữa người với người sẽ trở nên rõ ràng và tự do.

    Bạn dừng lại trước khi tôi nói không, tôi cũng vậy, không vượt ranh giới, không lấn chiếm, không phiền nhiễu, cứ thế, tự nhiên mỗi người

    Đều sẽ cảm thấy hòa bình tự do, từ bi an yên.

    Đây chính là quy luật để đôi bên cùng có lợi trong các mối quan hệ.

    Còn một quy luật khác khiến cho đôi bên cùng thua, chính là không có ranh giới rõ ràng, xem thường chính mình, để có sự công nhận của người ngoài mà giả lả với người khác, tàn nhẫn với bản thân, đến cuối cùng chẳng ai vui vẻ.

    Có một tình tiết chúng ta có thể nhận thấy trong rất nhiều bộ phim truyền cảm hứng:

    Khi nhân vật chính yếu đuối, anh ta sẽ không ngừng bị bắt nạt. Nhưng khi anh ta đấu tranh để rồi vùng lên lớn tiếng nói không thì sự bắt nạt sẽ giảm dần, cái ác sẽ tránh xa dần cho đến khi không còn dấu vết nào nữa.

    Chẳng hạn như trong 'Đại chiến hành tinh khỉ', đối mặt với vô số bất công. Caesar không thể tiếp tục nhẫn nhịn dùng hết sức mình để hô to một từ: 'No!'

    Từ đó, thế giới hoàn toàn thay đổi

    Tất cả những gì trước kia ràng buộc nó, áp bức nó, cản trở nó đều sụp đổ, trở thành bàn đạp, thành chiến trường, thành đế chế tự do của nó.

    Nó không còn là nô lệ nữa.

    Đúng vậy, thế giới này người sức có thể yếu đi đến đâu cũng bất giác nhún nhường, cúi đầu mềm mỏng, giới hạn chịu đựng của họ hết lần này đến lần khác phải hạ thấp, tôn nghiêm và lợi ích hết lần này đến lần khác mất đi.

    Thế nhưng, xin bạn hãy ghi nhớ rằng:

    Không bao giờ nói không không phải lương thiện, mà là nhu nhược một cách vô tri.

    Học cách nói không không phải tàn nhẫn, mà là tự do chân thật.

    Mà một người tự do chân thật sẽ thu hút những mối quan hệ tự do chân thật, từ đó họ sẽ có được cuộc sống tự do chân thật.
     
    Nganha93, penhi1412, Jo KIna2 người khác thích bài này.
  4. Maco2711

    Bài viết:
    143
    Chương 1: Yêu chính mình thật nhiều, trông như tự luyến thì đã sao (3)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Yêu chính mình thật nhiều, trông như tự luyến thì đã sao

    * * *

    Bộ phim điện ảnh 'Flipped' kể lại một mối tình đầu tuyệt đẹp.

    Ngay từ khi còn nhỏ, Juli vừa gặp đã yêu Bryce.

    Trong một buổi sáng trong lành, trên thảm cỏ mềm mại, cô chạy đến nắm lấy tay cậu và nói: 'Xin chào, tớ là Juli, cậu có cần giúp gì không?'

    Năm đó, cậu 7 tuổi, đang học lớp hai.

    Cậu thấy bối rối trước sự nhiệt tình và dũng cảm này. Vì cha mẹ đã dạy cậu phải kiềm chế, giả vờ và chiều ý người khác, thế nên trong suốt sáu, bảy năm tiếp theo cậu đều trốn tránh Juli.

    Họ cứ kẻ trốn người theo như thế cho đến rất nhiều năm sau mới từ từ kết thúc.

    Trong khoảng thời gian này, Juli vẫn luôn dùng sự thông minh, lương thiện, dũng cảm và tình yêu của mình để ở bên cậu.

    Một hôm, ông nội nói Bryce rằng: 'Có những người bên ngoài sáng sủa, có những người bên trong mục nát, nhưng rồi sẽ có một ngày con gặp được một người đẹp như cầu vồng, từ đó con sẽ nhận ra, những người khác đều chỉ là gió thoảng mây trôi..'Khi ấy, cậu mới từ từ nhìn thấy Juli.

    Câu chuyện rất đẹp, âm nhạc và lời thoại, cảnh vật và tình tiết, cộng thêm diễn xuất của các diễn viên nhí đều tự nhiên, tuyệt đẹp, có thể khiến cho những trái tim đã chai sạn lại một lần nữa thổn thức.

    Nhưng điều khiến tôi thích thú hơn là tính cách của Juli.

    Cô bé nhỏ như thể đã biết yêu rồi.

    Cô bé nhiệt tình giúp đỡ Bryce, phóng khoáng khi bầu bạn cùng cậu, cho đi không ấm ức, sẽ chia không kìm nén, nhưng khi bị Bryce làm tổn thương đến sự tôn nghiêm, đến người nhà và giới hạn cuối cùng của mình, cô bé lập tức dừng lại.

    Sau khi mối quan hệ ấy chấm dứt, cô bé không hề xem mình là người bị hại, cũng không lời ra tiếng vào hay phàn nàn oán trách, cô bé chỉ tiếp tục cố gắng, tiếp tục làm việc tốt, tiếp tục dùng tình cảm để đối đãi với mọi người xung quanh.

    Không thể không nói, một đứa trẻ như thế quả thật giống ánh hào quang, khiến bao người trưởng thành phải cảm thấy hổ thẹn.

    Có một người bạn nói: 'Tình yêu của Juli bắt nguồn từ tình yêu mà cô ấy dành cho chính mình.'

    Cô bé thật sự là một đứa trẻ mạnh mẽ, tự tôn trọng mình, tự tiếp nhận mình, tự yêu quý mình. Do đó, quan hệ lành mạnh với chính bản thân sẽ được lan tỏa đến quan hệ với người khác trong quá trình giao tiếp.

    Cô bé sẽ tặng số trứng gà còn dư cho từng người xung quanh.

    Khi biết cây cổ thụ sẽ bị chặt bỏ, cô bé sẽ dũng cảm bảo vệ nó..

    Eckhart có một câu châm ngôn tổng kết tư tưởng về việc tự yêu chính mình thế này: 'Nếu bạn yêu thương bản thân, bạn sẽ yêu thương tất cả mọi người như yêu chính mình.'

    Nếu không yêu, sẽ dễ dàng dẫn đến việc ỷ lại, kiểm soát, níu kéo, cho đi mãi thành quen.. và hàng loạt những tật xấu khác.

    Giống như bộ phim điện ảnh 'Một nửa là lửa, một nửa là biển', nam chính là một người tự chán ghét chính mình, thế nên cách anh ta đối đãi với tình yêu là hủy diệt và kiểm soát.

    Còn nữ chính cũng là người thiếu thốn tình cảm, cách cô ấy yêu là ỷ lại, chịu đựng và không ngừng cho đi.

    Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta cũng thường thấy, hầu hết những cặp đôi đau khổ vì yêu đều là những người không tự yêu chính mình.

    Không tự yêu chính mình sẽ thấy thiếu, -100 điểm thiếu hụt cần người khác lấy +100 điểm tình yêu để lấp đầy, thiếu một chút ít thôi cũng sẽ oán giận và chỉ trích.

    Còn tự yêu chính mình sẽ biết cách tự mình lấp đầy nó, -1 điểm thiếu hụt chỉ cần đối phương dùng 1 điểm tình yêu để bù đắp đã thấy vui vẻ.

    Tôi có một cô bạn, cô ấy từng rất mập, lại không thích ăn diện, trông rất nặng nề và thiếu sinh khí. Sau này, không biết bằng cách nào mà cô ấy dần trở nên đẹp hơn.

    Cân nặng giảm xuống, cô ấy bắt đầu biết chăm chút bản thân, dưỡng da và trang điểm, lại thêm sở thích đọc sách, làm người khiêm tốn và tao nhã, thoắt một cái đã tỏa ra hào quang, trở thành tiêu điểm của mọi sự chú ý.

    Tôi không có hứng thú ới nguyên nhân thay đổi của cô ấy, nhưng vẫn hỏi thử: 'Sau khi trở nên xinh đẹp, tâm thái có gì thay đổi không?'

    Cô ấy nói tất nhiên là có.

    Khi cô ấy mập mạp xấu xí là lúc cô ấy chán ghét bản thân mình hơn bao giờ hết, cô ấy cảm thấy rất nhạy cảm, rất bất lực, tính kiểm soát và tính công kích cực kỳ mạnh. Thế nên cô ấy rất khó để xử lý tốt mối quan hệ với người yêu.

    Nhưng khi cô ấy trở nên xinh đẹp, nhìn chính mình trong gương xinh đẹp và quyến rũ, bản thân cũng thấy xao xuyến, thái độ đối với người yêu bỗng nhiên tốt hơn nhiều.

    Bởi vì cô ấy đã tự yêu thương và quan tâm đến mình, thế nên cô ấy đã thả lỏng đầu óc, không còn căng thẳng bất an, không còn lo được lo mất, nếu như trước đây cô cũng không thể chịu được việc người yêu mình không lập tức trả lời tin nhắn WeChat, thì giờ đã không còn để tâm nhiều như thế nữa; nếu như trước đây cô ấy nhất định sẽ nổi giận đùng đùng nếu anh chàng kia về nhà muộn, thì giờ đã cảm thấy như vậy cũng không phải tội lỗi gì.

    Nói cách khác, việc cô ấy tự chấp nhận chính mình đã cải thiện quan hệ của hai người họ.

    Còn anh ta, vì sự dịu dàng của cô và không gian tự do mà cô mang đến, cũng bắt đầu sửa đổi một vài tật xấu, tích cực cố gắng vì tình cảm của hai người, hình thành một vòng tuần hoàn lành mạnh.

    Tất nhiên, yêu chính mình không chỉ có một cách là cải thiện ngoại hình.

    Bạn có thể nhờ việc đọc sách, kết giao bạn bè, du lịch, khám bác sĩ tâm lý, xây dựng sự nghiệp, tham gia các hoạt động công ích.. để đạt được mục đích này.

    Tóm lại, bạn phải tự yêu lấy mình trước rồi mới có khả năng đi yêu người khác.

    Giống như 'Kinh thánh' có nói: 'Yêu người như thể yêu mình.'

    Thế nhưng, trong quan niệm cố hữu của một số người, yêu mình lại là một tội ác, vì nó gần giống như ích kỉ.

    Thật ra chúng ta đã hiểu sai một điều.

    Ích kỷ không phải yêu bản thân.

    Hoàn toàn ngược lại, ích kỷ là vì quá không yêu bản thân nội tâm quá mức thiếu thốn, cần những thứ khác để bù đắp, thỏa mãn, che đậy, bổ sung cho nội tâm yếu đuối.

    Yêu bản thân thật sự là tôn trọng, yêu thương và thấu hiểu chính mình, rồi mới đến tôn trọng, yêu thương và thấu hiểu người khác.

    Giống như một cơn gió, ảnh hưởng đến một cơn gió khác;

    Một đợt sóng, ảnh hưởng đến một đợt sóng khác;

    Một người tốt, sẽ thu hút một người tốt khác.
     
    Nganha93, penhi1412datcompa1 thích bài này.
  5. Maco2711

    Bài viết:
    143
    Chương 1: Yêu chính mình thật nhiều, trông như tự luyến thì đã sao (4)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mua 10 000 bộ quần áo, vì sao bạn không đẹp?

    * * *

    Bạn lúc nào cũng mua quần áo.

    Bạn giống như một kẻ nghiện, giống như một người bệnh, giống một ông vua nổi tiếng kia, không cách nào chấm dứt ham muốn mua quần áo mới.

    Dạo khắp phố lớn hẻm nhỏ, mua về cả núi.

    Lướt qua một cửa hàng nào đó trên Taobao, nhặt về vài bộ.

    Thậm chí thi thoảng cũng mua một chút từ những người bán hàng online trên WeChat.

    Tủ quần áo của bạn nhét đầy váy áo, trên giá cũng treo đầy, trong thùng giấy nằm góc nhà, còn mấy chục bộ bạn mặc qua một lần và hầu như không bao giờ mặc lại.

    Khoảng 60% quần áo bạn mua về rồi ném bừa đâu đó xem như đã bị đày vào tử lao, không bao giờ thấy được ánh mặt trời.

    Chỉ có một nơi chúng từng được tỏa sáng: Trong trí tưởng tượng trước lúc quẹt thẻ thanh toán.

    Khi chúng theo bạn về nhà, trí tưởng tượng của bạn đã hạ cánh, đồ đẹp trở nên tầm thường, thậm chí thành đồ bỏ đi.

    Có lúc bạn cũng thấy mình đã lãng phí quá nhiều.

    Nhưng bạn sẽ tự an ủi: Những đồ này chưa có dịp thích hợp để mặc, chưa có đồ thích hợp để phối (riêng lí do này cũng đủ để bạn thúc giục bản thân 'mua tiếp, mua tiếp'), chưa có đối tượng thích hợp để khoe, chưa có tâm trạng thích hợp để diện..

    Bạn sẽ tự kiếm cớ: Bây giờ thân hình mình chưa đẹp, đợi giảm cân xong mới mặc, như vậy mặc lên mới thấy được hiệu quả.

    Bạn sẽ đợi mùa sau: Đợi đến hè, đợi đến đông, đợi đến xuân.. Nhưng khi mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông đến, bạn lại cảm thấy: Chuyển mùa rồi, mình chẳng có bộ quần áo nào thích hợp cả. Rồi bạn lao vào các cửa hàng online hay các cửa hàng bên ngoài, mua sắm quần áo mới.

    Thời gian lặng lẽ trôi, quần là áo lụa trở nên cũ kĩ.

    Đến khi chuyển nhà hoặc tổng vệ sinh đồ cũ bạn mới giật mình, thì ra mình đã mua biết bao nhiêu thứ trùng lặp, vô dụng và dư thừa thế này.

    Bạn thử tính toán, chắc bạn đã phải chi trả số tiền lên đến 5 con số cho sự bốc đồng của bản thân.

    Nếu số tiền ấy được dùng vào việc đầu tư cho mình, dùng để khám phá, dùng để bồi dưỡng kĩ năng và mở mang kiến thức, bạn sẽ có được rất nhiều trải nghiệm đáng nhớ trong đời.

    Thế nhưng, bạn đã dừng việc quẹt thẻ lại chưa?

    Tất nhiên là không.

    Bạn có vô số lý do để chi trả cho bộ quần áo tiếp theo.

    Mình có thể trở nên đẹp hơn;

    Mình có một cuộc hẹn quan trọng;

    Mình muốn giống một ngôi sao, thiên biển vạn hóa, ngàn vạn tạo hình, mỗi ngày đều mang đến sự mới mẻ cho người khác;

    Tâm trạng không tốt, mua quần áo thì đã sao?

    Người không ham đẹp thì trời tru đất diệt.

    Bạn luôn muốn váy áo lả lướt, trang điểm xinh đẹp, duyên dáng thướt tha, nhướng mi xoay người nở nụ cười là có thể nghiêng nước khuynh thành. Nghĩ thử xem sung sướng biết mấy!

    Thế nhưng người đẹp ấy chỉ tồn tại trong đầu bạn mà thôi, khi bạn mở mắt đối mặt với người trong gương, bạn lập tức trở về với hiện thực.

    Bạn cảm thấy mình xấu xí, mập mạp, quê mùa, không có khí chất..

    Bạn cảm thấy mình thua kém người khác..

    Bạn cảm thấy mình mặc quần áo cũ sẽ không được ai chú ý..

    Bạn cảm thấy mình sẽ không bao giờ đạt được trạng thái lý tưởng mà mình mong muốn..

    Bạn không cách nào tiếp nhận mình.

    Không thể tiếp chính mình mới thật sự là vấn đề.

    Sở dĩ bạn không ngừng mua sắm, căn nguyên không phải vì quần áo không đẹp, mà là bởi: Mình mặc gì cũng không đẹp.

    Vấn đề không nằm ở chỗ quần áo, 'mình' mới là nguồn gốc của vấn đề.

    Một người chán ghét chính mình, tất nhiên sẽ chứa đầy bất mãn với thế giới, đồng thời thiếu sự yêu thích lâu dài với đồ vật.

    Một người kén cá chọn canh với chính bản thân mình, tất nhiên sẽ khắt khe với thế giới, cũng khó có lòng tin lâu dài với đồ vật.

    Bởi vì thái độ của bạn đối với chính mình sẽ được phản chiếu ra bên ngoài, đồ vật bên ngoài sẽ mang theo đặc trưng của riêngbạn.

    Tiến sĩ tâm lý học trường Đại học Munich, Cao Tuyền, từng nói:

    "Xét về ý nghĩa tượng trưng, quần áo là lớp da thứ hai chúng ta dùng để trình diễn cho thế giới bên ngoài xem.

    Khi một bộ quần áo nào đó được treo trong cửa hàng trở thành một bộ phận trên người chúng ta, chúng ta sẽ đem thái độ chúng ta đối với bản thân - chẳng hạn như kén chọn - truyền lên bộ áo" của tôi' đã được đặc biệt hóa.'

    Bởi vì từ nhỏ đến lớn chúng ta đều là một người 'chưa đủ tốt', 'chưa đủ hoàn mĩ', 'chưa đủ xuất sắc' trong mắt cha mẹ.

    Sau khi trưởng thành, cha mẹ không còn khắt khe nữa nhưng chúng ta vẫn duy trì sự khắt khe này một cách vô thức, tiếp tục đánh giá, phê bình, chỉ trích bản thân.

    Cho dù là tính cách hay ngoại hình.

    Cho dù là thành tựu hay nhan sắc.

    Tôi có một người bạn rất xinh đẹp, cũng rất xuất sắc nhưng cô ấy cũng giống tôi và bạn vậy, lớn lên trong những lời phê bình của cha mẹ.

    Sau khi trưởng thành, cô ấy luôn cảm thấy không hài lòng với bản thân.

    Cô ấy mua hết bộ quần áo này đến bộ quần áo khác.

    Cùng một kiểu dáng - chẳng hạn như áo sơ mi trắng - cô ấy đã mua hơn hai mươi chiếc, thế nhưng cô ấy vẫn không ngăn được kích động mà tiếp tục mua thêm.

    Cho dù là cùng một kiểu dáng, cổ áo, tay áo cũng giống nhau, nhưng chỉ cần nút áo hơi khác nhau một chút thôi cô ấy cũng sẽ mua, rồi sinh ra ảo giác, cảm thấy chiếc áo sơ mi này hoàn toàn mới, sẽ mang đến cảm giác mới lạ cho người khác.

    Có một ngày nọ, cô ấy hỏi chúng tôi: 'Trong số bảy chiếc áo sơ mi trắng mình mặc trong tuần này, các cậu thấy chiếc nào đẹp nhất?'

    Hả? Bảy chiếc áo? Tôi còn tưởng là một chiếc thôi đấy! Chúng vốn không có gì khác biệt mà?

    Mọi người nhìn nhau, không hiểu chiếc áo sơ mi hôm trước, hôm qua và hôm nay mà cô ấy mặc có chỗ nào khác nhau.

    Có một câu nói thế này: '99% những chuyện xảy đến với mình mỗi ngày vốn chẳng hề có chút ý nghĩa nào với người khác.'

    Đối với thế giới bên ngoài, mình mặc áo gì, phối với chân váy gì, đều không khác biệt mấy.

    Nhưng, một người khắt khe với chính mình lại muốn không ngừng thay da đổi thịt. Bởi vì:

    Cô ấy muốn không ngừng thoát khỏi 'cái tôi cũ'.

    Cô ấy muốn bất chấp mọi giá để trở thành một người 'hoàn hảo', đi đến đâu cũng sẽ nhận được sự ái mộ và những tràng pháo tay hoan hô.

    Cô ấy muốn chắc chắn rằng lúc nào mình cũng là tiêu điểm của sự chú ý, lúc nào cũng đứng ở trung tâm sân khấu, được kính ngưỡng và sùng bái. Cuộc sống của cô ấy gần như đã trở thành một buổi trình diễn, mỗi lần bước lên trước ánh đèn đều phải chuẩn bị một bộ phục trang hoàn toàn mới.

    Tất nhiên, tôi đây không phải đang đề nghị các bạn sau này đừng mua quần áo nữa, mà là trước khi quẹt thẻ hãy suy nghĩ kĩ càng vì sao mình phải mua, là bồn chồn trong lòng hay thật sự cần thiết? Nếu là vế sau, chỉ cần thấy thích hợp thì cứ mua; còn nếu là vế trước thì hãy suy nghĩ lại.

    Trước đây tôi cũng là một người 'cuồng quần áo đẹp', hễ thấy bộ nào ưng ý là lập tức mua ngay.

    Năm nay đã có chút thay đổi.

    Tiền mua quần áo chỉ bằng 1/5 lúc trước.

    Một là, do năm trước tôi từng đọc một mẩu tin nói về một gia đình ở Mĩ, suốt cả năm họ đều không mua những vật dụng không cần thiết, kể cả quần áo, đồ chơi, thiết bị điện trang trí nhà cửa.. thế nhưng họ sống rất tốt. Thế nên tôi nghĩ, có rất nhiều thứ chẳng cần thiết phải có.

    Hai là, nhờ đọc sách mà tôi đã nhìn lại chính mình rồi từ từ hiểu ra, sự thèm muốn ủa chúng ta đối với quần áo chỉ là thèm muốn thay đổi bản thân.

    Thế nhưng thay đổi bản thân không phải việc mà vật chất hay trang phục có thể làm được, việc ấy đòi hỏi sự tích lũy dần dần về trải nghiệm trên phương diện thể chất và tinh thần như đọc sách, du lịch, kết giao bạn bè, yêu thương, tự nhìn lại mình, trị liệu.

    Tuần trước, khi sắp xếp lại tủ quần áo, tôi phát hiện ra có rất nhiều bộ chưa từng mặc qua và tôi lấy chúng ra thử từng cái một.

    Mặc lên rồi tôi mới chợt phát hiện, thật ra quần áo cũ cũng tốt lắm, so với những chiếc áo mới đã và chưa mua về thì chúng cũng có nét riêng chứ không hề kém cạnh.

    Tương tự, chính tôi cũng vậy.
     
    Nganha93, penhi1412, 113 gọi1 người nữa thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 11 Tháng mười hai 2020
  6. Maco2711

    Bài viết:
    143
    Chương 1: Yêu chính mình thật nhiều, trông như tự luyến thì đã sao (5)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cô gái à, bạn nhất định phải có thật nhiều tiền

    * * *

    Cô bạn thân của tôi ly hôn rồi.

    Trong một dịp tình cờ, cô ấy phát hiện ra vài chuyện, mà những chuyện này đều cho thấy một việc: Người chồng không những bề ngoài không sạch sẽ, mà nội tâm lại càng tồi tệ. Tất cả sức sáng tạo của anh ta đều dùng vào việc lừa dối, ngoại tình và bắt cá hai tay.

    Tất nhiên anh ta không thừa nhận, nói mình là bị quyến rũ, nói trong lòng buồn bực, nói cảm thấy tuyệt vọng với tình người, thế nên mới thử tìm cảm giác mới lạ.

    Nhưng mọi chứng cứ đều cho thấy anh ta luôn là người chủ động, chưa từng là người bị động.

    Cũng khó trách, kẻ tệ bạc thì phải có cái miệng nói dối chuyên nghiệp, kẻ bại hoại thì phải có một lớp da mặt đạn súng bất xâm.

    Cô bạn của tôi suy sụp đến cực điểm, giống như bị rút hết gân cốt, mở trừng mắt, cuộn mình trên sô pha nhà tôi, miệng thì thào nói: 'Trước đây mình đã biết anh ta chẳng phải hạng tốt đẹp gì, nhưng không ngờ anh ta lại tồi đến mức này.'

    Tôi đã từng gặp người chồng của cô ấy, đó là một ông lão già trông bẩn thỉu và xấu xí, là bẩn thỉu phát từ trong nội tâm ra ngoài, có ngoại hình rất uể oải và khắc khổ.

    Có một lần ba người chúng tôi cùng ăn cơm, đến cuối bữa ăn anh ta hỏi xin tài khoản WeChat của tôi, ngày hôm sau đã lên WeChat nói chuyện bất chính với tôi rồi, thế là tôi lập tức đưa anh ta vào danh sách chặn.

    Sau đó tôi kể lại cho cô bạn thân nghe, cô ấy nói anh ta là vậy, trên QQ chỉ cần đối phương là nữ, thích nam thì anh ta liền bám lấy không tha, còn nhiều chuyện nữa mà cô ấy chẳng buồn nói, nói ra chỉ bẩn miêngj mình.

    Cô ấy nhẫn nhịn hết lần này đến lần khác vì không có tiền. Căn nhà là do anh ta mua trước khi cưới, tài khoản chung của hai vợ chồng không quá vài trăm nghìn nhân dân tệ, bao năm qua cô ấy chỉ ở nhà chuyên tâm làm nội trợ, kỹ năng nghề nghiệp cũng mai một, trên người lại không có tiền phòng thân, anh ta tất nhiên sẽ chẳng nhân từ. Anh ta từng nói, ly hôn cũng được, nhưng cô phải tay trắng ra đi.

    Cô ấy không ly hôn được, 'Mình không biết có thể nuôi nổi bản thân không nữa.'

    Mãi cho đến bây giờ, chuyện đã không thể cứu vãn, cô ấy không thể tiếp tục chịu đựng nữa, cuối cùng cũng kí vào đơn ly hôn, đã qua hơn nửa đời người rồi mới phải bắt đầu lại mọi thứ từ con số không.

    Trong hôn nhân, với một số phụ nữ mà nói, tiền chính là xuất phát điểm cho phẩm giá cá nhân, cũng là sự đảm bảo cho quyền chọn lựa tự do sau này.

    Tronh đám bạn bè của tôi có rất nhiều cô gái lỡ thì, họ làm việc bạt mạng, tiềm trong tài khoản đầy ắp, nên tất nhiên có cơ sở để kiêu ngạo.

    Những người tầm thường đa số đều không lọt vào mắt họ được, còn những kẻ bại hoại cực phẩm gì đó thì đến cả cơ hội đến gần họ cũng không có.

    Trong số họ có một cô A, đã ngoài 30, thu nhập hàng triệu, có nhà có xe, có nhan sắc có khí chất, thật sự là một người hiếm có. Tất nhiên người theo đuổi cô ấy cũng rất đông, chẳng hạn như một đại gia trong ngành công trình xây dựng, cứ không ngừng vung tiền lên người cô ấy hệt như người ta rải tiền vàng mã.

    Muốn túi LV? Được, lấy cả bộ.

    Muốn đi du lịch Âu Mỹ? Được, đặt vé ngay, toàn bộ là khoang hạng nhất, ở khách sạn năm sao.

    Thích xe BMW? Xe mới sẽ được giao đến tận nhà, chìa khóa giao tận tay em.

    Một cô gái bình thường dưới thế tân công tiền bạc như thế này đã đổ gục từ lâu rồi. Nhưng cô ấy thì không. Có tiền chống lưng nên xương sống chẳng mềm như thế, người chẳng dễ dàng gục ngã như thế. Cô ấy khước từ tất cả mọi cám dỗ, nói với đối phương rằng: 'Tôi không thích anh, anh bớt lại đi.'

    Hôn nhân không phải cuộc mua bán, người vợ không phải người vợ hợp pháp.

    Thế nhưng, nhìn lại xung quanh, người dám nói ra câu nói này đã ít lại càng ít hơn.

    Có nhiều cô gái khi lựa chọn đối tượng kết hôn luôn xem con nhà quan, con nhà đại gia, hoặc thậm chí coi chính quan chức và đại gia, là đối tượng tốt nhất, tâm hồn và phẩm hạnh ra sao lại không quan trọng lắm với họ.

    Nhưng một khi xem tiền bạc là nhân tố quan trọng nhất để lựa chọn đối tượng kết hôn, đa số đều rơi vào kết cục giống cô bạn thân của tôi.

    Tình yêu là một loại xa xỉ phẩm, không phải ai ai cũng xứng có được nó.

    Người đàn ông sau này A chọn chính là tình yêu trong đời cô ấy. Đó là một du học sinh khoẻ khoắn lành mạnh, phóng khoáng tao nhã.

    Tôi từng thấy người đó qua hình chụp của hai người họ cùng đi du lịch, ngưỡng mộ không thôi, lúc đó cứ nghĩ đến một câu: Kim đồng ngọc nữ, trời tạo một đôi.

    Với cô gái, có tiền quan trọng đến nhường nào?

    Bạn không cần phải quá nặng nề việc theo dõi thông tin các đợt giảm giá, không cần phải quá gay gắt để trả giá mặc cả ngoài chợ, không cần phải thường xuyên sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng có hại cho sức khỏe, không cần vừa nhắc đến du lịch lền nảy ra hai chữ: 'phí tiền', không cần phải thuê căn phòng dưới tầng hầm suốt nhiều năm, không cần cả đời chen chúc trên phương tiện giao thông công cộng, không cần đau khổ yêu thầm một anh đẹp trai nhà giàu, nhưng vừa nghĩ đến mình nghèo như vậy thì chỉ đành đứng nhìn từ xa.

    Bạn có thể yêu thì yêu, ghét thì ghét, bỏ thì bỏ.

    Bạn có thể tự do bước đi, sống một cách cao ngạo.

    Bạn có thể sảng khoái nói 'không', cũng có thể vui vẻ nói 'muốn'.

    Bạn có thể làm chuyện mình thích làm, kết giao với những người xứng đáng.

    Bạn có thể biến những chuỗi ngày đời thường của mình thành một tuyển tập thơ ca, khi thì đơn giản, lúc lại đặc sắc chứ không phải để chúng trở thành một bài karaoke, khi thì lạc nhịp, lúc lại lạc điệu.

    Bạn có thể không cần vì một cuộc sống an ổn mà gượng éo bản thân chấp nhận một người có khả năng cho bạn những gì đã kể ở trên, rồi sau đó chịu đựng những quan điểm sống hoang đường của anh ta.

    Bạn có thể nói: Tôi chọn chồng xưa nay đều không suy xét mặt tiền bạc, dù sao tôi cũng có tiền mà.

    Bạn có thể không ngừng nâng cao ngoại hình, sở thích, khí chất, tầm nhìn của mình để trở thành một người tỏa sáng nhất giữa đám đông.

    Quan trọng nhất là bạn không cần phải phục tùng quy tắc mà bạn vốn khinh nhưng lại không thể không khuất phục.

    Cô bạn thân của tôi cũng từng oán hận, khóc lóc, náo loạn, cô ấy nói với chồng mình rằng: 'Nếu anh còn muốn tiếp tục cuộc hôn nhân này thì làm ít mấy chuyện tồi tệ kia lại đi.'

    Anh ta cười: 'Tôi thích thế đấy, không vừa lòng thì cô đi đi.'

    Anh ta biết mình chính là trụ cột kinh tế trong nhà, không có anh ta thì cô ấy sẽ không thể sống được.

    Thế nên anh ta có quyền đặt ra quy tắc: Tôi trêu hoa ghẹo nguyệt thì được, cô chiêu ong dụ bướm thì không.

    Ngoài xã hội, công việc vận hành ra sao, phân công thế nào nói chung đều do người có tiền làm chủ.

    Trong gia đình, có được bao nhiêu, gánh vác bao nhiêu, giới hạn là gì, thường đều do người nắm quyền kinh tế làm chủ.

    Người có tiền định ra quy tắc, kẻ phụ thuộc tuân theo hoặc phải từ bỏ vì các quy tắc ấy.

    Không phục, dù chỉ là một chút ít tức giận thì hãy gắng trở thành người định ra quy tắc, chứ không phải người bị sai khiến, không ngừng cắt tỉa, đè nén, đóng gói chính mình thành một món hàng vô hại, nằm trước mặt người giàu có chờ họ ra giá.

    A từng nói, 'Sở dĩ tôi cố gắng độc lập kinh tế chính là vì không muốn trở thành nô lệ.'

    Bởi thế, cô ấy có thể ngó lơ quy tắc người khác đặt ra đi theo con tim mình. Khi đã tỏa sáng, tất cả đều có tình, không có gì cản trở được.

    Cũng vì vậy, cô ấy là người duy nhất tôi muốn gọi là nữ thần trong đám bạn bè.
     
    Nganha93penhi1412 thích bài này.
  7. Maco2711

    Bài viết:
    143
    Chương 1: Yêu chính mình thật nhiều, trông như tự luyến thì đã sao (6)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi bạn nói mệt muốn chết đi được, bạn đang nói gì vậy?

    * * *

    Nói về ba hiện tượng đã tôi luyện cuộc sống trước nhé.

    Hiện tượng mày chắc cũng đã từng xảy ra với bạn, hơn nữa không phải ở thì quá khứ hoàn thành, mà là thì hiện tại tiếp diễn.

    Tất nhiên, bạn có thế gọi nó là A B C X Y Z gì đó, chỉ là một biết danh, chẳng nhằm nhò gì.

    A khoa khát quyền lực. Biểu hiện của loại ham muốn quyền lực này không phải muốn làm quan chức cấp tỉnh, cũng không phải muốn trở thành người đứng đầu công ty, mà là hy vọng người và việc xung quanh đều thuận theo ý của anh ta.

    Anh ta không thích người khác giữ bí mật với mình, thích kiểm soát những người xung quanh mình.

    Anh ta không thích trì hoãn, mất kiểm soát, muộn giờ, cho dù là đèn đỏ tắc đường, người yêu về nhà muộn, thay đổi giờ hẹn đột xuất.. đều khiến anh ta cảm thấy khó chịu.

    Anh ta không thích nghe theo ý của người khác, thích tự mình đưa ra mệnh lệnh đồng thời yêu cầu người khác phải tuân thủ những mệnh lệnh đó.

    Anh ta không thích người khác cãi lại và làm trái ý mình, cho dù bóp méo sự thật đổi trắng thay đen cũng muốn bản thân mình luôn luôn đúng.

    Anh ta không thích sự yếu đuối, thích mạnh mẽ, vì vậy không bao giờ chịu nhượng bộ.

    Người kiểu A muốn tất cả mọi thứ xung quanh đều phải theo ý muốn của mình. Thế nên anh ta kiểm soát người khác, cũng kiểm soát bản thân.

    Anh ta không cho phép mình yếu đuối, vô dụng, thất bại, thiệt thòi.. Một khi những điều đó xảy ra sẽ khiến cho cơn giận tỷ lệ thuận với nỗi đau của anh ta, sản sinh ra sự thù hằn và lo lắng mới.

    Tất nhiên, triết học và tâm lý học đã chỉ rõ từ lâu: COn người đều có ý thức về quyền lực.

    Nhưng ý thức quyền lực bình thường bắt nguồn từ sức mạnh, còn sự theo đuổi quyền lực một cách mù quáng lại bắt nguồn từ sự yếu đuối.

    B vẫn luôn khao khát danh vọng.

    Người kiểu B hy vọng được nhiều người nhìn thấy, chú ý, kính trọng và sùng bái mình.

    Vì vậy, người kiểu B sẽ không tiếc mọi giá để biến mình thành một người có ngoại hình xuất chúng, tài giỏi hơn, uyên bác, thú vị hơn, khác biệt, nổi bật hơn.. Nhờ đó sẽ được người người ngưỡng mộ, sẽ có đội ngũ fan hâm mộ, nhận được những tiếng vỗ tay tán thưởng và hoa tươi. Họ mong muốn cả đời đều đứng dưới ánh đèn sáng rực của sân khấu, vĩnh viễn là một người được vạn người yêu thích, những nơi họ đến đều nhận được sự yêu thích nồng nhiệt, cho dù bản thân kiệt sức cũng chẳng sao.

    Được người khác khẳng định, được quan tâm tuyệt đối, đều là bản năng của con người.

    Nhưng vẫn là câu nói đó: Mong muốn được khẳng định bình thường là nhu cầu được yêu thương và tôn trọng; mong muốn được khẳng định một cách mù quáng lại bắt nguồn từ thiếu sót chiều sâu tâm hồn.

    Trong tâm lý học, người mù quáng theo đuổi danh vọng đều là 'kẻ tự luyến' về mặt tinh thần. Bởi vì họ khao khát bành trướng bản thân không phải vì yêu thương chính mình, mà vì muốn cứu rỗi sự bé nhỏ, bất lực, thiệt thòi và thiếu sót của mình.

    Nói cách khác, họ đang phục hồi lòng tự tôn bị vỡ nát của bản thân.

    Điều này gần như không có gì xấu.

    Song, một khi người có thiếu sót này gặp phải khó khăn trắc trở sẽ dễ dàng tự công kích chínhmình, từ đó nảy sinh tâm lý chán nản.

    Vì họ vô cùng nhạy cảm, thường xuyên nhận thấy sự thù địch, luôn cảm thấy thiệt thòi, đối với họ mà nói, cuộc đời sẽ từ từ biến thành một cuộc lao động khổ sai lâu dài.

    C khao khát tiền.

    Người kiểu C muốn mình có thật nhiều tiền. Khi có được 6 con số, lại muốn 7 con số, có được 7 con số rồi lại muốn có 8 con số.

    Thế nên anh ta luôn làm việc điên cuồng, giống như một con lừa mãi không dừng bước chân, luôn tìm kiếm đủ loại cơ hội để tăng số tiền trong tài khoản ngân hàng của mình lên.

    Có người hỏi người kiểu C: 'Sao phải bạt mạng như thế?'

    Người kiểu C đáp: 'Nếu tôi không có tiền thì ai sẽ xem trọng tôi đây?'

    Cũng tức là nói, phía sau việc theo đuổi tiền tài của anh ta chính là nỗi sợ sâu thẳm. Anh ta sợ mình nghèo khó, sợ bị chê cười, sợ bị người khác thành kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử, sợ mình có thể vì nghèo đói mà bị bỏ rơi.

    Vì vậy, anh ta không cách nào hưởng thụ số tiền mà mình có.

    Khoái cảm của anh ta đến từ cảm giác an toàn mà việc kiếm tiền mang lại, hoàn toàn không phải từ cảm giác thỏa mãn khi tiêu tiền.

    Anh ta trở thành một người nghèo giàu có, một kẻ lắm tiền hay lo âu.

    Sự thích thú với tiền bạc thông thường bắt nguồn từ sự tự do trong nội tâm chúng ta; khao khát tiền bạc một cách mù quáng bắt nguồn từ nỗi sợ hãi trong lòng chúng ta.

    Mà nỗi sợ này hiển nhiên sẽ dẫn đến sự đối địch.

    C sẽ bất giác muốn hi ít lại một xu, kiếm được nhiều hơn một đồng.

    Bởi vì nếu kiếm được ít hơn, anh ta sẽ cảm thấy hai loại đau khổ: Một là anh ta không kiếm được nhiều tiền hơn, hai là người khác kiếm được nhiều hơn anh ta. Chính vì có lòng so đo 'nếu - thì' này, sức phá hoại của việc kiếm tiền đối với anh ta lại càng mạnh hơn tính xây dựng.

    Ba loại người kể trên đều lấy nỗi sợ xác thịt để chống lại nỗi đau tâm hồn.

    Dẫu không muốn thì cái nhận về vẫn chỉ là nỗi đau.

    Cũng vì vậy, dù làm bạn đời hay người thân của ba kiểu người A, B, C đều là một việc rất khó khăn.

    Vì họ rất dễ có hai loại biểu hiện sau:

    Một là chán nản, hai là chống đối.

    Sự thù ghét của họ đối với bên ngoài có lẽ vẫn còn kìm nén đôi chút, nhưng sẽ bất giác để lộ ra trước mặt những người thân nhất của mình, những người tiếp xúc với họ trong thời gian dài, nếu không phải đau khổ nhu nhược thì là chống đối khiêu khích.

    Thế nên ba kiểu người A, B, C đều rất dễ dàng đánh mất tình yêu.

    Mà mất đi tình yêu lại mang đến hậu quả xấu.

    Hoặc là họ sẽ cần nhiều quyền lực, danh lợi hơn để thỏa mãn chính mình, hoặc là sẽ đè nén bản thân, tự trừng phạt mình, cứ như thế, đem sự thù ghét giấu trong lòng, khiến họ càng thêm chán nản, thậm chí dẫn đến trầm cảm.

    Ai cũng có nỗi khổ, ai cũng gặp khó khăn, mỗi người đều tự giam giữ bản thân trong nỗi đau của chính mình.

    Đến bao giờ mới kết thúc? Phải làm cách nào mới tốt?

    Trong cuốn 'Nhân cách thần kinh của thời đại chúng ta', Karen Horney từng nói:

    "Trong văn hóa của chúng ta, khao khát tình yêu thường được dùng để chống lại sự lo âu, đó là một cách tìm kiếm cảm giác an toàn. Còn một cách khác chính là khao khát quyền lực, danh vọng và tiền tài."

    Nói cách khác, để chống lại sự lo âu, để có được cảm giác an toàn, quyền lực và danh vọng không phải là con đường duy nhất.

    Nó vẫn còn một con đường khác khang trang hơn, tên con đường ấy là: 'Tình yêu'

    Theo đuổi một thứ gì đó một cách mù quáng đều bắt nguồn từ việc trong tâm có bệnh.

    Kiểm soát người khác bắt nguồn từ việc kiểm soát bản thân. Thù ghét người khác bắt nguồn từ thù ghét bản thân. Công kích người khác bắt nguồn từ công kích bản thân.

    Nếu chúng ta học cách yêu thương chính mình tựa như thần linh yêu thương chúng sinh, tiếp nhận tất cả những khuyết điểm của chính mình, không phê phán biểu hiện của mình, kiếm được bao nhiêu tiền, có được bao nhiêu danh tiếng, được bao nhiêu người khẳng định, đều không sao, cứ luôn là chính mình mà bản thân yêu nhất.. Như vậy, phải chăng chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nhiều so với hiện tại?

    Chứng bệnh trầm cảm đã xuất hiện quanh ta từ lâu.

    Kiểu Nhậm Lương đã dùng cách quyết liệt nhất để từ giã thế giới này.

    Tôi nghĩ, giả sử chúng ta đắm chìm trong sự ồn ào của dư luận mà không xem xét nguồn gốc của sự trầm cảm, không nhìn rõ sự lo lắng và sợ hãi của mình, không tự nhìn lại chính mình, vạch ra con đường để đi, vậy thì, cho dù chúng ta lớn tiếng kêu gào, buông lời đau khổ.. rốt cuộc mai này vẫn như nước thấm vào lòng đất, biến mất không còn chút dấu vết, không cảm thiện được chút nào.
     
    Nganha93penhi1412 thích bài này.
  8. Maco2711

    Bài viết:
    143
    Chương 1: Yêu chính mình thật nhiều, trông như tự luyến thì đã sao (7)



    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thiếu cảm giác an toàn là căn bệnh thường gặp nhất

    * * *

    Có một lần tôi đi dã ngoại cùng nhóm bạn.

    Đi được nửa đường thì điện thoại của cậu bạn lái xe đổ chuông, vì không tiện nên cậu ta chỉ nói một câu đơn giản: 'Anh đang lái xe, nói chuyện với em sau!'sau đó ngắt máy.

    Có người hỏi: 'Ai vậy?'

    "Còn ai nữa? Bạn gái đấy!"

    Vừa dứt lời, chuông điện thoại lại vang lên. Cậu tranh thủ cúi đầu nhìn một cái liền ngắt máy. Sau đó điện thoại cứ reo liên tục hết lần này đến lần khác không dứt. Cuối cùng cậu ta nổi nóng mắng: 'Từ sáng đến tối phiền chết đi được!'

    Tôi có thể hiểu cho cậu ta, nhưng càng thấy thương cho cô gái ở đầu dây bên kia hơn.

    Một người nếu không phải cực kì thiếu cảm giác an toàn thì sẽ không vừa bị lạnh nhạt đã hoang mang lo sợ, mất đi tự chủ, kế đó là mất lí trí, cố chấp đến ngang ngược, khao khát nhận được chút hồi âm chắc chắn từ đối phương một cách tuyệt vọng.

    Ai đó đã nói, đàn ông muốn có nhất là ba chữ 'em hiểu anh'.

    Phụ nữ muốn có nhất là ba chữ 'anh yêu em'.

    Nhưng nếu một trong hai bên quá thiếu cảm giác an toàn, rất có khả năng vì lo lắng căng thẳng, lo được lo mất, mắc chứng cuồng loạn rồi khiến cho tình cảm hai bên đổ vỡ.

    Cô ấy không có được tình yêu, anh t cũng không có được sự thấu hiểu

    Hai người đều đưa tay về phía đối phương, mong đợi, đòi hỏi, giằng co, cầu mà không được, vừa mệt mỏi vừa đau khổ, lỗ hổng trong nội tâm ngày càng sâu.

    Thật ra đây chẳng phải trường hợp đặc biệt.

    Hầu như tất cả mọi phụ nữ đều bị thiếu cảm giác an toàn ở mức độ nào đó.

    Tôi có một cô bạn rất xinh đẹp, người theo đuổi đếm không xuể.

    Cô ấy cũng yêu, nhưng không biết vì sao mỗi cuộc tình đều kết thúc rất chóng vánh. Quanh đi quẩn lại, lãng phí biết bao nhiêu thời gian, tuổi xuân dần cạn, cuối cùng cô ấy đã gả cho một người đàn ông lớn tuổi.

    Có người không hiểu nên hỏi cô ấy: 'Bao nhiêu thanh niên tài giỏi cô không chọn, vì sao lại đâm đầu gả cho một người như thế này?'

    Cô ấy nói: 'Cha mẹ tôi ly dị từ sớm, tuổi thơ của tôi trôi qua trong sự cô đơn và lạc lõng, thế nên trong lòng tôi rất khao khát sự ấm áp, bị lạnh nhạt một chút thôi cũng không chịu được.. Những người trước đây tôi gặp, khi mới yêu thì tốt lắm, sau này đều không chịu được tôi nữa, chỉ có ông xã hiện tại mới có thể một mực bao dung..'

    Mọi người chợt hiểu rõ.

    Nhưng tôi vẫn thấy lo, quan hệ vợ chồng kiểu cha con như vậy, cuộc hôn nhân giữa người chăm sóc và người được chăm sóc này rốt cuộc có thể kéo dài bao lâu?

    Quả nhiên, ba, bốn năm sau, người chồng bắt đầu từ sự kết hợp giữa trâu già và cừu non biến thành sự lai tạp giữa kẻ háu sắc và chó dữ.

    Ông ta cưa cẩm con gái khắp mọi nơi, Wechat, Momo, bạn học, đồng nghiệp, đối tác làm ăn.. không bỏ qua cái nào.

    Ông ta nói, chẳng phải vì yêu, chẳng qua cô ấy lo lắng thái quá, sợ mất đi dù chỉ một chút xíu tình yêu nên kiểm soát tất cả mọi thứ của tôi, cái gì cũng muốn kiểm tra, việc gì cũng muốn nhúng tay vào. Cuộc ôn nhân này quá ngột ngạt, ông ta muốn tìm một lối thoát để thỏa mãn nhu cầu tâm lý của chính mình.

    Thế nên trước những lời than vãn và lo lắng của cô ấy, ngoài mặt ông ta đều tỏ ra phục tùng, trên thực tế lại bỏ hết ngoài tai, thậm chí còn bắt đầu phản kháng, có một lần trong lúc cãi nhau rất lớn còn động tay tát cô ấy.

    Cô ấy sững sờ chôn chân tại chỗ, rồi òa khóc: 'Nhớ ngày trước, anh đối tốt với tôi.. thế mà bây giờ anh lại..'

    Sau khi biết chuyện, tôi lên Wechat nói chuyện với cô ấy.

    * * * Thật ra chỉ có hai người trưởng thành mới biết yêu thương nhau, nhưng cậu lại xem bản thân là một đứa trẻ, lúc nào cũng muốn nhận về mà không chịu cho đi. Thế nên anh ta sẽ đi tìm một người bạn đời khác, một người có thể nói chuyện ngang hàng với anh ta, một người có thể thoải mái chung sống, để anh ta cảm thấy mình là một người đàn ông chứ không phải một người cha. Không có người đàn ông nào sống bên con gái cả đời, chỉ có người vợ mới có thể cùng anh ta nắm tay đến bạcđầu.

    Chúng ta không thể trốn tránh nỗi ám ảnh của tuổi trẻ.

    Nhưng chúng ta có thể tự xây dựng thế giới của riêng mình sau khi trưởng thành.

    Nếu bạn cũng là một người thiếu cảm giác an toàn, trước tiên đừng quá căng thẳng, bởi vì đây là căn bệnh phổ biến nhất trên trái đất. Bạn có, tôi có, cô ấy cũng có.

    Tiếp theo, bạn phải tự hỏi mình một vấn đề: Rốt cuộc cảm giác an toàn là trách nhiệm của ai?

    Có phải của người chồng? Có phải của bạn trai? Có phải của tình nhân?

    Nếu bạn nói phải, vậy thì cả đời này bạn vĩnh viễn không thể thoát khỏi nỗi sợ bị bỏ rơi.

    Khi gốc rễ thế giới tinh thần của một người đều gắn lên người khác thì tất sẽ có ngày lung lay, trông gà hóa cuốc, thần hồn nát thần tính, lo lắng đến độ chính mình cũng chán ghét bản thân.

    Nguồn gốc của cảm giác an toàn này tự nhiên sẽ mang đến sự bất an.

    Chỉ khi bản thân tự đứng lên, học cách tự mình gánh vác, tự bảo vệ mình, tự hoàn thiện mình vậy thì bạn mới không cần chịu sự kiểm soát của người khác nữa.

    Đây là một loại năng lực, chỉ có những người có năng lực tự kiểm điểm mình và tự mình học hỏi mới có được nó.

    Khi bạn có thể định nghĩa một cuộc hôn nhân đổ vỡ là 'chia tay trong hòa bình' chứ không phải 'tôi bị bỏ rơi';

    Khi bạn có thể nói với nửa cuộc đời sau của mình rằng 'tôi tự chịu trách nhiệm' chứ không phải 'anh phải chịu trách nhiệm';

    Khi bạn có thể đối mặt với vấn đề của cả hai và nói 'em thật lòng xin lỗi' chứ không phải 'anh là tên khốn nạn';

    Khi nhận lời cầu hôn của anh ta, bạn có thể nói 'chúng ta cùng nhau trưởng thành' chứ không phải 'từ nay về sau anh phải chăm sóc em, nuôi em, làm cho em vui, khiến em an lòng';

    Khi anh ta thay lòng yêu người khác, bạn có thể nói 'anh được quyền lựa chọn' chứ không phải 'anh không chung thủy với tôi'..

    Lúc đó, bạn có thể sẽ thoát khỏi thuộc tính của một 'món đồ' và sự thiếu thốn của một đứa trẻ, trở thành một người tự lập.

    Chỉ hai người có tính cách tự lập mới hiểu rằng: Trong quan hệ của người trưởng thành không tồn tại bỏ rơi và bị bỏ rơi.

    Cũng chỉ hai người có tính cách tự lập mới có thể thật sự yêu thương, cùng nhau trưởng thành.

    Cùng nhau trưởng thành tất nhiên cũng mang lại cảm giác an toàn thật sự - nó không đến từ quy luật bên ngoài, cũng không liên quan đến luân thường đạo đức, chỉ là hai sinh mệnh trong hoàn cảnh tốt đẹp nhất cùng ngồi ngắm mây bay, sẽ tự nhiên thân thiết với nhau.

    Lúc bấy giờ chúng ta mới thật sự hiểu rõ hàm ý của câu nói: Chịu tránh nhiệm với bản thân chính mình là chịu trách nhiệm với người khác, cũng là chịu trách nhiệm với tình yêu.
     
    Nganha93penhi1412 thích bài này.
  9. Maco2711

    Bài viết:
    143
    Chương 2; Một cuộc đời buồn tẻ chẳng đáng để sống (1)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Sống có ý nghĩa gì

    * * *

    Trong một lần hẹn gặp bạn cũ..

    Người bạn đó vừa gặp đã hỏi tôi một vấn đề đầy tính triết học: 'Sống có ý nghĩa gì nhỉ?'

    Tôi phải trả lời câu hỏi này thế nào đây?

    Những người bình thường sẽ không 'màu mè' như thế. Những người cứ 'ra vẻ' như vậy lại luôn là người có chút 'vấn đề'.

    Nên tôi bèn hỏi lại: 'Có chuyện gì à?'

    Hỏi đúng quá rồi. Hai anh bạn này đều xảy ra vấn đề về mặt tình cảm và công việc, một người vừa chia tay, người kia thì phá sản, đang trong tình trạng không thể cứu vãn. Thế là họ đang lo lại càng thêm lo, buột miệng nói: 'Sống chẳng có ý nghĩa gì cả.'

    Tôi tôn trọng tâm trạng này, cũng tôn trọng suy nghĩ của họ, dù sao mỗi người không sớm thì muộn cũng sẽ gặp những lúc bế tắc.

    Song, những năm gần đây tôi đã thay đổi thái độ nhìn nhận đối với vấn đề này.

    Trong cuốn tản văn 'Xa mãi châu Phi' của Karen Blixen, có một chi tiết vô cùng cảm động:

    Khi trồng cây cà phê ở châu Phi, chỉ cần không để ý một chút là gốc chính của nó sẽ bị gãy.

    Một khi gốc chính bị gãy, trên vết gãy sẽ mọc ra rất nhiều rễ nhỏ.

    Từ đó, cây này sẽ không kết thành hạt cà phê nữa, nhưng sẽ nở nhiều hoa gấp mấy lần những cây khác.

    Ở đoạn sau đó tác giả viết một câu: 'Những rễ nhỏ đó chính là ước mơ của cây cà phê kia.'

    Nếu bạn là một người không có máu nghệ sĩ, tôi nghĩ bạn sẽ dễ dàng tiếp thu phép ẩn dụ này hơn: Đám rễ nhỏ ấy làm cho cây cà phê trở nên đẹp hơn.

    Đời người có rất nhiều chuyện cũng chỉ nở hoa chứ không kết thành quả.

    Chẳng hạn như những cố gắng một đi không trở lại, những tình cảm sâu đậm trở thành công cốc, thậm chí cả đời cũng không có được kết cục như mong muốn.

    Có một bộ tiểu thuyết kể về một tác giả không ngừng sáng tác.

    Nhờ văn phong tuyệt vời, sự sâu sắc và trí tưởng tượng xuất sắc mà lừng danh một thời.

    Khi có được một gia tài tác phẩm kha khá, anh ta cảm thấy chuyện phù phiếm trên đời đều đã thành sách cả, nếu có sai sót cũng chỉ là ngoài ý muốn. Dù tự tin tự mãn như thế nhưng không ai cảm thấy anh ta quá đáng.

    Bỗng một hôm, anh ta phát hiện mình cũng là một câu chuyện.

    Anh ta trở thành câu chuyện từ miệng người khác, câu chuyện được lưu truyền trong giang hồ, câu chuyện dưới ngòi bút của người khác, thậm chí là một câu chuyện do số phận hư cấu mà ra.

    Viết đến đây có vẻ hơi huyền bí rồi.

    Nhưng có một điểm vô cùng chắc chắn.

    Tất cả mọi người đều có lúc làm người qua đường nơi trần thế.

    Bạn gặp được đủ loại tình yêu, tin đồn, đổ vỡ, vinh quang, ly biệt, đau thương.. Rồi sau đó sẽ trở thành một phần tình tiết trong câu chuyện của 'tôi'.

    Trong một chuyến du lịch, tôi gặp được một người lữ hành đi đây đi đó đã rất nhiều năm.

    Lúc đó cô ấy vừa trở về từ vùng Trung Đông đầy khói lửa chiến tranh, vô tình gặp gỡ, chúng tôi đã nói vớ nhau rất nhiều chuyện.

    Cô ấy nói:

    "Chỉ nhìn chằm chằm vào sự hư vô của sinh mạng mà không chịu tiến lên thì thật là ấu trĩ.

    Người thông minh thật sự sẽ hiểu rõ sự hư vô, giống như đi phải hoang vậy, xây dựng ý nghĩ trên hoang mạc sinh mạng.

    Giống với lời Socrates từng nói:" Đứng trước cánh cửa của cái chết, cái chúng ta cần xem xét không phải sự trống rỗng của sinh mạng, mà là tầm quan trọng của nó.'

    "Vậy, còn tình yêu thì sao?"

    "Cũng vậy. Đại đa số tình cảm đều đã định trước thất vọng, đổ vỡ, tầm thường, đau cũng là lẽ thường tình. Nhưng vững tin và cho đi chính là minh chứng của tình yêu."

    Tôi chợt hiểu ra một vài điều.

    Đúng vậy, sinh mạng giống như cốc cà phê bị gãy kia, không đến sẽ không đi, không được sẽ không mất, hoảng hốt mọc ra vô số rễ nhỏ trong không khí, muốn xây dựng, muốn gắn kết, muốn vươn cao, muốn được chiêm ngưỡng ngắm nhìn..

    Trông như vô ích, nhưng rồi sẽ có một ngày bạn nhận ra, cho dù không có kết quả, những niềm vui và sức sống, hy vọng và niềm tin này đã xoa dịu đi mọi khoảng trống trong lòng.

    Hôm qua, khi tôi nói chuyện với mẹ đã nhắc đến cái chết.

    Mẹ nghĩ rất thoáng: 'Ai chẳng phải chết, nên càng phải biết trân trọng, mỗi một ngày đều phải sống cho thật tốt.'

    Tôi nghe vậy vừa vui vừa phục, một câu nói đơn giản là vậy, suy nghĩ đúng đắn là vậy, nhưng đã gần chạm đến cốt lõi của chủ nghĩa hiện sinh.

    Đúng vậy, là quá trình.

    Chỉ còn lại quá trình.

    "Cách để đối phó với sự phi lý và vô nghĩa chỉ có nó." Sử Thiết Sinh từng nói.

    Khi bạn đang thực hiện, đang thưởng thức, đang nếm trải sự tuyệt vời của quá trình, bạn đã đưa sự trống rỗng vào trong hư không.

    Khi ước mơ làm bạn mê say, thì khoảng cách sẽ trở thành niềm vui;

    Khi theo đuổi mang đến cho bạn sự phong phú, thì được và mất, thành công và thất bại, đều trở thành bạn đồng hành.

    Sinh mạng chưa bao giờ dùng sự thành công để chứng minh cho giá trị của nó, mà dùng cái đẹp, dùng sự đấu tranh, dùng sự kiêu ngạo để chứng minh sự tồn tại của mình. Giống như Sisyphus vậy, dù mang trên mình sứ mạng hoang đường nhưng vẫn bày tỏ lòng kính trọng với sự tôn nghiêm xuất chính bản thân trong cuộc chiến thất bại.


    Thế nên, Camus nói anh ta đang hạnh phúc.
     
    Nganha93, penhi1412MD Nguyen thích bài này.
  10. Maco2711

    Bài viết:
    143
    Chương 2; Một cuộc đời buồn tẻ chẳng đáng để sống (2)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tôi chẳng thèm làm một người EQ cao

    * * *

    Tôi vẫn biết có rất nhiều người không thích mình.

    Mượn một câu nói đang thịnh hành để nói, tôi là một kẻ có tố chất thu hút thị phi cực tốt, đi đến đâu cũng sẽ có những ánh mắt nhìn ngang ngó dọc, tin đồn bay ngập trời. Từng có cô bạn chỉ tiếc rèn sắt không thành, lắc đầu thở dài nói với tôi: 'Cậu ấy, trời đã định sẵn sẽ bị lưỡng cực hóa rồi, người thích cậu thì sẽ thích vô cùng, người không thích cậu sẽ điên cuồng bêu xấu cậu..'

    Tôi thật sự không hiểu, nghĩ thầm trong lòng, cô đây văn minh lịch sự, tính tình tốt đẹp, yêu Đảng yêu nước, là một thanh niên tỏa sáng chói chang, có tính tự giác lại có tiền, sao lại có người ghét cho được chứ? Đáng lẽ ra phải là người vô hại mới phải.

    "Vì sao vậy?"

    Cô ấy liệt kê ra rất nhiều lý do, tất nhiên đều là cô ấy nghe nói được, nào là tính cách quá mạnh, không biết đối nhân xử thế, quá nghiêm túc, không chịu thua thiệt, còn nữa EQ quá thấp.

    Cô ấy chưa kể ra những lý do này tôi còn tưởng mình là một kẻ đại nghịch bất đạo, chọc giận biết bao nhiêu người dân lương thiện, nhân cách xấu xa.

    Cô ấy vừa nêu xong lý do tôi liền bật cười. Lúc đó trên bầu trời lơ lửng dòng chữ: Thật chẳng ra làm sao.

    EQ thấp?

    Ai quan tâm chứ?

    Thích sao thì tùy!

    Tôi đã gặp qua quá nhiều người EQ cao, cũng từng bị những người này lừa rất nhiều tiền.

    Khi tôi còn ở trường cấp hai của thị trấn, có một cô giáo tuổi trung niên, được công nhận là rất biết cách đối nhân xử thế.

    Có một hôm chị ta kéo tôi lại, nhìn tôi bằng ánh mắt chân thành và nói: 'Chị thấy gần đây em có vẻ không vui, gặp chuyện gì rắc rối không?'

    Năm đó tôi trẻ tuổi vô tri, đâu đã từng gặp qua dáng vẻ này, lập tức bị mê hoặc, một phần nữa là vì tin tưởng, vì mọi người đều nói EQ của chị ta cao, tôi liền trút hết mọi tâm sự trong lòng ra. Chị ta nắm lấy tay tôi và nói: 'Em cực khổ quá, sau này có chuyện gì xảy ra chị cũng sẽ giúp em!'

    Tôi còn vô cùng cảm động, nghĩ bụng chị ấy đúng thật là người tốt, sau này mình phải thân với chị ấy hơn mới được.

    Bạn thân không làm được, vì không lâu sau người này đã đem tôi ra 'bán đứng', tất cả mọi tâm sự của tôi đều trở thành chủ đề góp vui công khai trên bàn rượu hay trong những lúc đánh bài của chị ta.

    Còn một người nữa, một người đàn ông. Từng có một thời gian anh ta lắng nghe mọi tâm sự của tôi, lo lắng cho mọi tâm tình của tôi, nói chuyện dịu dàng, giọng nói dễ nghe, lúc bấy giờ tôi thật sự có suy nghĩ xây dựng mối quan hệ lâu dài với anh ta.

    Không ngờ tên đó lại cưa cẩm một lúc đến bảy người. Tôi chỉ là một trong số đó mà thôi.

    Anh ta lợi dụng các mối quan hệ tốt của mình, đi khắp nơi tuyên truyền các quan niệm lệch lạc, dùng quy tắc ngầm, kéo người khác xuống nước, làm hại người khác, những kẻ tòng phạm bị anh ta dụ dỗ nhiều không đếm xuể.

    Bạn thấy đấy, nếu cái xấu cứ quang minh chính đại mà bày ra trước mắt chúng ta một cách không che không đậy thì ai cũng sẽ có tâm trạng đề phòng. Tự nói với mình: 'Không được không được, nguy hiểm nguy hiểm, quá giới hạn rồi.'

    Nhưng nếu cái xấu được bọc một lớp đường EQ cao bạn sẽ khó mà đề phòng được.

    Tất nhiên, bạn có thể sẽ nói, nếu tôi chính là người có EQ cao đó thì sẽ chẳng sao cả.

    Nhìn từ góc độ của chủ nghĩa vị lợi thì tôi có được chút lợi ích.

    Nhìn từ góc độ luân lý thì tôi có được đạo đức.

    Tốt biết mấy!

    Không sai.

    Trong thời gian ngắn, điều đó là có thể.

    Nhưng tôi muốn hỏi một câu, số lợi ích và đạo đức ấy có thể giúp bạn hoàn thiện bản thân, trở thành một người bất bị được không?

    Hơn nữa, bạn có từng tính thử cái giá phải trả cho EQ cao là bao nhiêu chưa? Bạn phải bỏ vào đó bao nhiêu lớp ngụy trang, lỗ bao nhiêu, được bao nhiêu, mất bao nhiêu, thắng bao nhiêu, thua bao nhiêu? Bạn có từng tính thử chưa?

    Nếu nói EQ cao là một xu hướng phổ biến, là giá trị thời thượng đi kèm với sự bùng nổ văn hóa mạng.

    Vậy thì xin lỗi, tôi là một kẻ quê mùa, không đuổi theo trào lưu đó.

    Trong quan niệm của người nguyên thủy chúng tôi đây thì IQ quan trọng hơn EQ rất nhiều, làm việc cho tốt vẫn hơn làm người sao cho vừa lòng tất cả, trung thành với chính mình đáng tin hơn đi lấy lòng người khác.

    Tôi thích Andy hơn Phàm Thắng Mỹ; thích Steve hơn Thái Khang Vĩnh; thích Charles trong 'Mặt trăng và đồng sáu xu' hơn bà Charles khéo léo giỏi giang.

    Lâm Chí Linh có EQ cao, nhưng cô ấy có phải được công chúng công nhận EQ cao hay không? Nếu bỏ đi thân phận, học lực, vẻ đẹp và thu nhập thì Lâm Chí Linh cũng sẽ trở thành Phàm Thắng Mỹ, cũng trở thành cô giáo viên ở trường trung học tỉnh mà thôi, bạn có chắc rằng mình vẫn sẽ xem cô ấy là tấm gương để noi theo?

    Vẫn là câu nói đó, theo tôi, cái có thể thật sự giúp chúng ta đi lên không phải EQ, mà là IQ, sự chăm chỉ và thực lực.

    Sở dĩ mọi người đều cường điệu hóa EQ là vì chúng ta quá cô độc, quá chán nản, quá thiếu cảm giác an toàn.

    Thế là người ta dùng cách hô hào EQ để mong mọi người thu bớt góc cạnh của mình lại, để người với người có thể đối đãi với nhau dịu dàng hơn.

    Việc này không hề sai. Vậy nhưng xã hội phát triển đến hôm nay, kiểu hô hào này dường như có phần hơi quá. Vì EQ đã đổi khách thành chủ, trở thành chỉ tiêu và sức nặng quan trọng nhất để chúng ta đánh giá người khác và yêu cầu chính mình.

    Như vậy lại không tốt lắm.

    Bạn học Châu Tinh Tinh đã nói rồi, làm ơn có tinh thần chuyên nghiệp chút được không?

    Có lẽ những tín đồ của EQ giáo sẽ nói: Cô vốn không hiểu gì EQ.

    Sau đó sẽ hùng hồn nhắc đến khái niệm về EQ của Peter Salovey và John D. Mayer: 1. Nhận thức, hiểu rõ tâm trạng của chính mình và người khác; 2. Dùng cảm xúc của bản thân để hỗ trợ cho tư duy và phán đoán; 3. Kiểm soát cảm xúc giúp ích cho việc phát triển cá nhân hoặc có được mối quan hệ xã hội lành mạnh.

    Nhưng đáng tiếc, EQ đôi khi lại bị nhìn nhận là khả năng làm vui lòng người khác, chính là nói chuyện dễ nghe, chính là làm người khéo léo, hiểu ý người khác, chẩn đúng bệnh kê đúng thuốc, vậy mới được công nhận.

    Được, giả sử công việc của tôi chính là nâng cao EQ.

    Nếu vậy, A B C D chẳng liên quan gì đến tôi nhưng hết người này đến người khác chạy đến nói EQ của tôi không cao, tôi sẽ không nói lấy nửa lời. Bạn muốn nghe lời hay ý đẹp, tôi nói cho bạn nghe; bạn muốn tôi có phản ứng thế nào, tôi sẽ làm thế ấy cho bạn xem.

    Bởi vì đây chính là dịch vụ của tôi.

    Nhưng anh bạn à, anh mắt ra mà nhìn cho kĩ:

    1. Công việc của tôi chẳng liên quan gì đến EQ cả;

    2. Bạn đâu phải người nhà hay bạn bè tôi, họ còn chưa nói gì bạn đã chỉ đông chỉ tây, can thiệp vào đời sống cá nhân của tôi, bạn đã vượt quá bổn phận, vượt quá giới hạn rồi đấy, bạn biết không?

    Cho nên, bạn có thể soi mói chúng tôi chuyển được bao nhiêu viên gạch, xếp có ngay ngắn hay không, có xứng với tiền công 10 đồng mỗi ngày hay không.

    Nhưng chớ cằn nhằn chúng tôi lúc chuyển gạch có bước đi nhẹ nhàng, có mỉm cười, khi đi ngang qua đồng nghiệp có gật đầu chào hỏi như lãnh đạo hay không, có tạo cho người khác cảm giác tao nhã 'khuôn mặt như ngọc, lời như hoa lan, nụ cười như gió' hay không.

    Liên Nhạc nói: 'Suốt ngày treo giáo dưỡng trên cửa miệng, chỉ trích người khác không có giáo dưỡng. Theo tôi thấy, chính những người thường xuyên chỉ trích người khác mới không có giáo dưỡng. EQ cũng vậy.'

    Suy cho cùng, EQ là một cách để tự hoàn thiện mình, là tự kiểm soát mình chứ không phải kiểm soát người khác.

    Thế nên, nếu bạn vẫn đang hùng hồn chỉ trích người khác EQ thấp, không biết cách đối nhân xử thế, xin hãy thu lại ngón tay đang chỉ về phía người khác, chuyển ánh mắt trở về xem xét lại hành vi và lời nói của bản thân, bạn - đã đạt đến tiêu chuẩn mà chính bạn đặt ra hay chưa?

    Cuối cùng xin nói một câu hơi khó nghe.

    Như đã nói ở trên, Eq cũng là một kĩ năng sinh tồn. Ai ai cũng có EQ cao, nhưng họ sử dụng nó một cách có chọn lọc, chính là liệu cơm mà gắp mắm.

    Sở dĩ người ta không dùng nó với bạn đó là vì bạn - không - xứng.

    Không tin, bạn thử nhìn xem trước mặt một người cao lớn khác, có phải người ta lập tức từ Lâm Đại Ngọc biến thành Tiết Bảo Thoa ngay không? Biết nóng biết lạnh, biết phân nặng nhẹ, quan tâm săn sóc lại nhiệt tình, dịu dàng hiền từ không khác nào Quan Thế Âm đâu.
     
    Nganha93penhi1412 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...