Truyện Ngắn Tội Nghiệt Loài Ma Da - Ngạ Quỷ

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Ngốc Tử, 10 Tháng mười 2018.

  1. Ngốc Tử

    Bài viết:
    21
    TỘI NGHIỆT LOÀI MA DA

    Ông Trịnh kể xong câu chuyện đời của ngôi mộ trơ không nhành cỏ. Lại đứng lên ra hiệu cho Liệu đi theo ông.

    Liệu hiểu ý liền cất túi cam qua một bên, sau đó đứng thẳng người dậy vươn người cựa quậy cho đỡ mỏi. Anh nhìn về phía ngôi mộ trơ trọc không nhành cỏ mà thầm tiếc thương cho số phận người đã nằm dưới bia mộ. Anh rút một nén nhang ra, đốt lên, định cắp vô nền đất trên mộ thì chợt anh nghe thấy giọng hoảng hốt của ông Trịnh quát to:

    - Trời ơi cậu làm cái gì vậy? Dập tắt ngay cái que nhang ấy đi nếu cậu không muốn bị con quỷ theo về. Cậu muốn cái lọ thuốc độc ấy xuất hiện trước mặt cậu thì cậu mới vừa lòng hả?

    ***

    Liệu gãi đầu gãi tai, miệng anh lắp bắp nói:

    - Nhưng.. nhưng..

    Ông Trịnh dùng giọng khẳng định nói tiếp:

    - Không nhưng nhị gì cả, cậu còn muốn nghe tôi kể chuyện tiếp thì phải nghe lời tôi nói.

    Nhìn que nhang đang cháy ngùn ngụt mà tiếc nuối, anh lại dụi nó đi để cho nó tắt ngấm. Rồi thở dài ngán ngẩm chắp tay để sau lưng đi theo ông Trịnh.

    Ông Trịnh đi đằng trước giảng giải nói:

    - Ở đây có nhiều nấm mồ, cũng có nhiều chuyện tang thương lắm. Câu chuyện về nấm mồ tiếp theo, cũng sẽ khiến cậu phải cảm thấy uất hận mà muốn rơi nước mắt. Rồi cậu cũng sẽ cảm thấy muốn thương tiếc y như vậy thôi, mà mỗi một ngôi mộ đều là những linh hồn có chứa oan khuất. Tốt nhất không nên dây dưa với chúng kẻo lại bị chúng theo đuôi mà ám ảnh.

    Ông Trịnh dẫn Liệu đến trước một ngôi mộ, một ngôi mộ cỏ không hề mọc mà kỳ lạ ở chỗ là đều phủ đầy rêu xanh.

    Mặc dù ở dưới không hề có tảng đá nào chỉ toàn là đất, và cũng không hề có dòng nước nào chảy qua đây. Vậy mà rêu xanh vẫn có thể mọc được quả thật đúng là một điểm kỳ lạ.

    Ông Trịnh ra hiệu cho Liệu ngồi xuống, lại đem nửa quả cam còn lại chưa ăn hết tiếp tục bóc vỏ đưa nửa múi cam bỏ vô miệng. Vừa ăn ông vừa nhai chóp chép hỏi chuyện Liệu:

    - Cậu đã có gia đình chưa?

    Liệu lắc đầu nói:

    - Dạ thưa bác cháu chưa có gia đình!

    Ông Trịnh gật đầu nói:

    - Ừm, chưa có gia đình cũng tốt, đỡ phải gặp nhiều chuyện rắc rối!

    Liệu không hiểu ông nói câu này là có ý gì, anh suy nghĩ một lúc về vấn đề này mà cũng không thông. Sau cùng anh cũng gạt chuyện đó qua một bên và không quan tâm cho lắm, anh chỉ hiếu kỳ là tại sao trong ngàn vạn ngôi mộ ở đây. Chỉ duy nhất ngôi mộ này lại có nhiều rêu xanh mọc lên đến như vậy?

    Anh trỏ tay vào ngôi mộ rồi hỏi lão Trịnh:

    - Vậy tại sao ngôi mộ này lại có nhiều rêu cỏ xanh như thế hả bác? Cháu chỉ thấy loại rêu này thường hay mọc ở những tảng đá ở dưới sông. Vậy mà không ngờ nó cũng có thể mọc được cả ở trên đất mộ này, đúng là rất hiếm gặp.

    Lão Trịnh lắc đầu cười chát chúa hỏi ngược lại:

    - Nó mọc rêu xanh um như rêu ở dưới sông như thế là vì sao cậu có biết không?

    Liệu lắc đầu và chờ đợi câu trả lời từ lão Trịnh. Lão nói:

    - Vì người nằm dưới nấm mồ này, là một con ma da.

    Lão Trịnh nói xong thì liền thở dài một lượt, bắt đầu kể về chuyện đời của người nằm dưới nấm mồ mọc đầy rêu xanh cho Liệu nghe.

    [​IMG]
     
    PhoenixfirePhàm Tử Ninh thích bài này.
    Last edited by a moderator: 19 Tháng năm 2019
  2. Đăng ký Binance
  3. Ngốc Tử

    Bài viết:
    21
    (tiếp theo)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thuở xưa ở thôn Hạ, có người làm nghề chài lưới quanh năm bắt cá ven sông. Và ông ta thường hay bắt được những giống cá lạ không rõ tên gọi.

    Cho đến một hôm, ông ta nằm mơ thấy một người đàn ông mặc áo long bào có tướng sang trọng quyền uy hệt như vua chúa. Người đàn ông ấy tự xưng mình là Long vương của con sông, và hẹn người đàn ông đánh cá khoảng dạo ba mươi tháng chạp sẽ có một con cá to bơi qua khúc sông này. Dặn là người đàn ông đánh cá không được phép bắt con cá ấy, vì con cá ấy là nhị thái tử của Long vương vùng biển sâu. Người đàn ông đánh cá khi thấy được con cá, thì phải cúi đầu quỳ lạy không được phép mạo phạm. Nếu làm được những điều như thế thì con cháu ông ta mấy đời phúc đức sẽ hưởng không hết.

    Nói xong thì long vương kia cũng biến mất. Người đàn ông đánh cá choàng tỉnh dậy thì mới biết là mình vừa mơ xong. Ông ta cũng không tin chuyện này cho lắm, đến hôm ba mươi tháng chạp vẫn đi bắt cá như thường để kiếm cá làm cơm giao thừa.

    Khi đến bờ sông, ông ta mới thả mẻ lưới đầu tiên thì đã thấy lưới nặng chĩu, như mắc phải một vật gì. Rồi có một lực kéo thật mạnh tấm lưới, muốn lôi ông ta xuống sông theo cùng. Người đàn ông đánh cá mừng lắm, gồng hết sức vần vũ với con cá. Cuối cùng ông ta kéo được con cá lên trên bờ.

    Con cá ấy lớn lắm, phải cỡ độ nửa thân người lớn. Sức vùng vẫy của nó mạnh kinh khủng, nếu không phải ông ta có kinh nghiệm trong việc đánh bắt cá chọn được điểm tỳ thích hợp, cộng thêm việc con cá bị mắc vào cái lưới khiến nó bị bó buộc, vùng vẫy kiệt sức thì còn lâu ông ta mới bắt nổi con cá ấy.

    Người đàn ông nhớ lại giấc mơ hôm qua mơ thấy long vương của con sông, nhưng ông ta không tin chuyện ấy là có thật. Nhà lại quá nghèo, không có đủ tiền làm cơm đón năm mới sắp sang. Nên ông ta vẫn đem con cá về nhà như thường, mổ xẻ ra làm mấy khúc. Đầu cá thì chặt vứt đi, thân cá thì đem ra chợ bán vớt vát chút tiền mua gạo. Đuôi cá thì nấu một bát canh cá thật thơm ngon để bày lên mâm cúng các cụ.

    Khi ông ta đón năm mới xong và đi ngủ, thì lần này ông ta thấy người đàn ông mặc áo long bào lần trước lại xuất hiện. Mặt long vương tỏ ra bừng bừng lửa giận, ông ta trỏ tay vào người đàn ông đánh cá mà quát lớn rằng:

    - Hay cho thằng điêu dân to gan lớn mật. Nghĩ công tổ tiên ngươi làm nhiều chuyện phúc đức, nay đến đời ngươi âm trạch quá mỏng nên ta mới cho ngươi cơ hội lập công để hưởng phúc. Vậy mà ngươi không những không nghe lời ta, lại còn làm ra những chuyện mổ thịt chặt đầu thật đáng ghê tởm. Vậy thôi từ nay vận số của dòng tộc nhà ngươi đã cạn, ta nguyền rủa đời đời dòng tộc nhà ngươi đều sẽ phải làm loài ma da chết đuối ở dưới sông để tự giết lấy lẫn nhau.

    Long vương kia nói xong thi liền biến mất. Người đàn ông đánh cá liền choàng tỉnh bật dậy, khuôn mặt ông ta ướt đẫm mồ hôi nghĩ đến những điều xảy ra trong giấc mộng.

    Ông ta bèn kể cho vợ ông ta nghe chuyện này. Vợ ông ta sợ lắm liền khuyên ông ta:

    - Thôi nếu thế thì thần thánh hiển linh thật rồi đấy. Giờ ông đã phạm phải trọng tội với thần sông, thì tốt nhất đừng nên đi bắt cá nữa.

    Người đàn ông quát lớn nạt bà vợ:

    - Vớ vẩn, nhà mình xưa nay chỉ quen nghề chài lưới, không bắt cá nữa thì lấy gì mà sống. Đấy chỉ là một giấc mơ mà thôi, không có thần thánh cái gì hết..

    Nói xong ông ta không nghe lời vợ, mà vẫn đi bắt cá ở sông như thường.

    Ông ta chèo thuyền ra giữa sông, vừa mới thả lưới thì lập tức có một con sóng tròng trành ập đến. Đem cả người cả thuyền đều cuốn xuống lòng sông dìm ông ta đến chết đuối.

    Đến khuya, bà vợ không thấy ông ta về thì liền hối con đi tìm.

    Người con cả ra đến bờ sông thì thấy xác cha đang trôi lềnh bềnh ở giữa lòng sông. Bèn quay về gọi cả mẹ cả em ra để chuẩn bị đưa xác ông ta lên mai táng.

    Cả nhà bọn họ đứng cạnh ở bờ sông, người con cả nhảy xuống sông bơi ra giữa dòng định bụng vớt xác bố kéo vào trong. Nhưng khi anh ta chưa bơi được đến nửa khúc sông thì đã vùng vẫy kêu gào, bọt nước bắn tung tóe khắp người anh ta. Dưới chân anh ta như bị một thứ gì đó lôi kéo xuống bên dưới.

    Rồi người con cả cũng chìm nghỉm. Người con thứ thấy vậy cũng định nhảy xuống lao ra ứng cứu nhưng người mẹ không cho, bà ta cứ giữ anh ta lại vì biết rằng lời mà long vương kia nói trong giấc mơ là thật, nếu người con út lại xuống nữa thì sẽ chết nốt nên bà ta nhất quyết không cho người con út đi theo vết xe đổ của người anh.

    Người con cả vùng vẫy một lúc thì cũng chìm nghỉm, sau nửa canh giờ thì cái xác cũng trồi lên ở chính giữa đúng chỗ vị trí cái xác của người bố.

    Kể từ bấy, hai mẹ con còn lại trong gia đình nhà này vì sợ lời nguyền của long vương. Nên đã bỏ hẳn nghề chài lưới chuyển sang làm nghề khác không còn dám quay lại khúc sông ấy nữa.

    Hàng thế kỉ sau cho đến thời hiện đại, câu chuyện này chỉ được lưu truyền bên dòng Châu Giang như một đoạn truyện cổ tích không mấy người cho là thật. Và ở sông Châu Giang, người ta cũng ít làm nghề chài lưới dần vì cá ở sông theo những năm gần đây cũng đã ít đi.

    Ở thôn Hạ, có ông Đồng Vĩnh Phúc, nổi tiếng nghề vẽ ký họa và xướng âm cổ tịch. Nhà ông nằm ở cuối thôn Hạ và là một căn nhà to lớn được nhiều người lui tới. Trong đó có cả Tây cả ta đến tìm ông để xin mua tranh ký họa. Thi thoảng người ta còn được nghe ông ta kể về những tích chuyện cổ mà không sao tìm ở nơi nào khác.

    Dòng họ Đồng ở thôn Hạ sinh trưởng ở đây đã lâu, nếu không nói là thâm căn cố đế. Câu chuyện về người đàn ông đánh cá bên dòng sông Châu Giang bị phạt nghiệp kiếp đời đời con cháu sẽ phải chết thành ma da dưới lòng sông. Cũng là được lưu truyền từ miệng ông Phúc, và trên ông là đời các cụ cố, cụ kị của dòng họ Đồng cũng kể lại chuyện này như một lời nhắc nhở.

    Nếu chuyện chỉ có thế thì chẳng đáng nhắc tới làm gì. Thế nhưng ở trong dòng họ Đồng này lại có một cái lệ truyền đời từ trên xuống dưới, đó là sống nhờ sông, nhưng không bao giờ được phép bén mảng ra đến gần sông. Cái lệ này không biết đã truyền từ bao đời này, nhưng chưa từng có ai trong dòng họ Đồng dám phạm vào. Và người nhà họ Đồng luôn lấy tích truyện người đàn ông đánh cá ra để răn đe con cháu mình không được lại gần cái khúc sông ấy.

    Tục lệ ấy khiến cho người trong làng, trong thôn xóm và cả xã đều tự động liên tưởng đến chuyện xưa, cả dòng họ Đồng này rất có thể là con cháu của người đàn ông đánh cá kia, nên mới rất sợ dòng sông Châu Giang đến như vậy. Họ sợ vì nhỡ đâu lời nguyền kia là sự thật thì tất sẽ bị chết bởi nghiệp sông nước ứng kiếp.

    * * *

    Ông Phúc đang ngồi trầm ngâm trước một bản chữ khắc mộc cổ suy tư nghiên cứu. Thì chợt nghe thấy đầu nhà có tiếng nói lớn vang vọng vào:

    - Trời ơi bác Phúc ơi, bác nghe tin gì chưa?

    Từ cửa nhà lấp ló một người đàn bà độ chừng ngoài năm mươi tuổi, da mặt đen nhẻm, môi khô nứt lẻ. Có dáng người nhỏ thó chạy phăm phăm tới trước mặt ông Phúc.

    Ông Phúc cau mày, đặt cặp kính viễn xuống mặt bàn rồi quay sang nhìn người đàn bà rồi hỏi:

    - Có chuyện gì thế hả thím Thuật?

    Người đàn bà tên Thuận xắn tay áo lên, sỗ sàng nói:

    - Sáng nay nhé, cả cái cầu sông bằng bê tông to thế mà gãy đôi ra rồi đấy!

    Ông Phúc hơi ngạc nhiên liền hỏi gấp:

    - Sao lại gãy cầu sông được? Thím ăn nói thế nào chứ cái cầu ấy xây bằng tiền tỉ cơ mà. Hôm qua tôi mới đi qua cái cầu ấy xong, nếu nó có nứt hay là do bọn nhà thầu làm ăn bát nháo thì cũng chẳng thể nào mà gãy nhanh đến thế được!

    Bà Thuật suýt xoa nói:

    - Đấy, chính thế nên em mới bảo là xui rủi đấy bác ạ. Hồi sáng nay nhé, có cái tàu sắt to lắm, nó đâm qua giữa cái cầu. Cái cầu gãy làm đôi nhé, người ở tỉnh người ta về hẳn mấy cái xe con đang nói chuyện ầm ầm ở ngoài bờ sông kia kìa.

    Ông Phúc nghe đến đấy thì liền cảm thấy hứng thú lắm. Muốn chạy ra bờ sông xem sự một phen. Nhưng ngồi một lúc ông lại nghĩ lại, sắc mặt ông chuyển sang đanh lại nhìn bà Thuật nói:

    - Mà thím không lo làm ăn, cứ đi lo mấy cái chuyện ngoài thiên hạ làm cái gì. Tôi là tôi cấm tiệt thím không được ra cái bờ sông ấy đâu đấy nhé, cả họ đã phổ biến rõ cả rồi, không ai được phép đến gần bờ sông. Thím là con dâu, tuy không phải chịu cái lệ ấy. Nhưng tôi không cho phép thím kể chuyện này với hội thằng Đạo, thằng Tuyền đâu. Chúng nó mà xảy ra cơ sự gì liên quan đến cái chuyện ấy, là tôi lôi thím lên đền thờ họ kêu chú Xá trị thím ra trò đấy..

    Bà Thuật nghe đến đấy thì liền co ro, gãi đầu gãi tai nói:

    - Sao bác lại nặng lời với em như thế, đấy là em kể thì kể thế thôi. Chứ em biết thừa là họ nhà mình có cái lệ không được đến gần sông, em nào dám phạm vào.

    Ông Phúc gật đầu nói:

    - Ừm, thím tự biết thu xếp như thế là tốt! Đừng để tôi phải nói nhiều..

    Nói xong ông Phúc lại cầm cái kính viễn đeo lên, lại chăm chú nhìn bản gỗ khắc mộc. Ông cứ nhìn như thế, đến tận một lúc sau quay ra thì vẫn thấy bà Thuật đứng nguyên xi tại chỗ nhìn ông cười hề hề. Ông lại cau mày vội hỏi:

    - Thế thím lại còn cái chuyện gì nữa chưa nói hả? Mà sao chưa chịu đi?

    Bà Thuật hai tay chống hông tiến sát lại gần ông Phúc rồi thì thầm to nhỏ vào tai ông:

    - Chẳng là em nghe bên nhà ông Nghị xóm bên sông có đám giỗ. Thiết nghĩ là cái chuyện cầu sập thì cũng chẳng liên quan gì đến chuyện này. Nhưng mà lẽ nào ông Nghị lại không mời bác qua ăn giỗ ở bên ấy. Em là em lưu tâm chuyện ấy chứ còn..

    Ông Phúc nghe bà Thuật nói như vậy thì liền ngẩn người ra một lúc. Ông tự mẩm trong đầu:

    "Ừ nhỉ, giờ thì cầu sập mất rồi thì làm sao có thể qua sông ăn giỗ bà cụ nhà lão Nghị được?"

    Nghĩ đoạn đến đấy, ông Phúc lại trầm ngâm, đặt cặp kính xuống bàn mà thở dài nói với bà Thuật:

    - Thím nhắc đến chuyện ấy tôi cũng thấy phải, lẽ thường thì qua bên ấy không khó. Nhưng rủi đúng là hôm nay đen thật, sao cái cầu sông nó lại gãy đôi được cơ chứ lại. Tôi cũng đang phân vân lắm đây..

    Bà Thuật nghe đến đấy đắc ý lắm, giãy nảy lên nói ngay:

    - Đấy! Em nói có sai đâu, bác cứ cấm em không cho em quan tâm đến chuyện thiên hạ, nhưng mà cái việc ấy lại ảnh hưởng đến bác, ảnh hưởng đến thằng cháu em cơ mà. Ông Nghị là bên thông gia với nhà mình, quyền cao chức trọng, là quan to ở tỉnh. Bác mà không sang thì lại làm ông ấy phật ý, rồi rủi chuyện thằng Lương với con Thu mà không thành thì sau này về già bác biết dựa vào ai cho vững?

    Ông Phúc càng nghe thì lông mày càng nhăn chặt, ông nói:

    - Thì cũng hết cách rồi, cầu nó sập thì biết thế nào mà qua sông. Giờ mà muốn qua bên ấy thì phải đi lên thượng nguồn cách chừng chục cây số mới có cầu. Mà cái cầu ấy cũng là cái cầu tre nổi trên mặt nước chứ đâu có an toàn gì.

    Bà Thuật nói:

    - Vậy bác không tính qua bên ấy nữa à?

    Ông Phúc chém tay khẳng định nói:

    - Qua chứ sao lại không qua, chuyện của thằng Lương với con Thu thì tôi nhất định phải lo. Tôi chỉ có duy nhất thằng con này không lo cho nó thì lo cho ai. Nhưng tôi đang suy tính xem có cách nào để qua đó cho tiện không thôi.

    Nghe ông Phúc giảng giải, bà Thuật liền ngồi xổm xuống đất, nghển cổ lên nhìn ông bày cách:

    - Em tính thế này, ở ngoài bờ sông chỗ bãi lớn ấy. Có ông Lang làm nghề chài có cái thuyền cũng to mà chắc lắm. Hay bác cứ thử qua nhờ ông ấy xem, rồi nhờ ông ấy đưa giúp qua sông đi nhé. Ông ấy mà đưa bác qua thì tiện quá còn gì, chỉ độ chục phút là sang đến bên kia mà vào nhà ông Nghị.

    Ông Phúc lắc đầu xua tay nói ngay:

    - Không được, thế là phạm phải tội với cái lệ dòng họ nhà mình rồi. Thôi để tôi tính cách khác, trước thím cứ về đi!

    Ông Phúc nói xong thì liền xua tay đuổi bà Thuật về. Bà Thuật chép miệng nguýt dài, lõng thõng đi ra ngoài cổng, vừa đi vừa nói:

    - Đấy là em bày cách cho bác như thế, bác nghe hay không nghe thì tùy bác. Vì chuyện lần này mà thằng Lương với con Thu vỡ lở ra thì bác đừng có tiếc đấy..

    Dáng bà Thuật khuất bóng hẳn sau cánh cửa gỗ, để lại âm thanh vang văng vẳng như nhắc nhở. Một thân một mình ông Phúc ngồi trong gian khách vắng, vò đầu bứt tai, lẩn thẩn suy nghĩ tìm cách.

    Đang suy tư như thế, thì chợt tiếng điện thoại bàn nhà ông đột nhiên vang lên.

    Ông Phúc chạy lật đật tới gần cái ban thờ, trên ấy tiện luôn đặt cái điện thoại bàn mà nhấc máy trả lời:

    - A lô, ai gọi đấy?

    Bên kia đầu dây liền có âm thanh đáp lại, là tiếng của ông Nghị, giọng ông Nghị trầm ấm vang đều đầy khí thế, cái khí thế của người có quyền, ông ta nói:

    - Bác Phúc đấy hả? Vẫn là cái chuyện hôm qua mà tôi mở lời với bác đây. Tối nay bác nhớ phải có mặt ở bên này đấy. Tôi là tôi chỉ chờ bác qua để giới thiệu bố chồng của con Thu cho các anh em trong cơ quan biết thôi. Bác mà không qua là tôi giận lắm nhé!

    Ông Phúc phấn khởi tỏ giọng vui mừng nói:

    - Vâng, bác đã nói thế thì tôi nào dám trái lời. Tối nay tôi sẽ có mặt sớm, bác cứ yên tâm đi.

    Nói xong là cả hai còn chào hỏi qua lại rối rít một lượt, rồi ông Phúc mới cúp máy. Nghe xong cuộc điện thoại mà ông Phúc không vui thêm chút nào. Không giống như lúc trả lời điện thoại nói với ông Nghị, giờ này ông Phúc ruột gan não nề, càng thất thần lo lắng vì ông Nghị đã nhiệt tình như thế, mà ông Phúc không qua thì lại phải tội.

    Ông Phúc cứ nghĩ đến cái khuôn mặt trách cứ của ông Nghị nếu như tối nay ông không có mặt, là lại lo lắng sốt vó. Cứ đi qua đi lại không biết làm sao cho phải.

    Đúng năm giờ chiều, cái giờ sắp đến buổi cơm giỗ tiến hành. Ông Phúc bấm bụng làm liều, lén lút đi ra bờ sông tìm gặp ông Lang làm nghề chài. Trước khi đi ông còn đánh tiếng cho vợ là bà Lài biết mình sẽ qua nhà ông Nghị.

    Bà Lài đang thái bèo cho lợn ở sân sau, không biết chuyện cái cầu sông bị gãy đôi nên cứ vâng dạ đáp lại.

    Ông Phúc ra đến bờ sông, cứ lấp ló đứng mãi ở trên bờ, cái xe đạp cứ dắt qua dắt lại đến vài lần. Không biết có nên phạm phải cái lời cầm kị của dòng họ mình hay không.

    Ở giữa sông, ông đã nom thấy một cái thuyền đơn cỡ vừa đang neo lưới đứng lại một chỗ.

    Đồng hồ đến giờ này chuẩn bị điểm sang sáu giờ, ông Phúc cuống quá cuối cùng không biết phải làm sao. Liền phi cái xe đạp ra mấp mé đến mép nước rồi gọi to vọng ra chỗ chiếc thuyền đang neo đậu:

    - Lão Lang, lão Lang ơi!

    Tiếng ông Phúc gọi to nhịp nhàng vang lên qua lại đến mấy lần. Chiếc thuyền kia vẫn yên ả lặng như tờ, không có người đáp lại.

    Ông Phúc thất vọng lắm, nghĩ đi nghĩ lại, ông thấy tính mạng vẫn là an toàn. Lại vì quá chột dạ cái lệ truyền mấy đời nay nên định quay xe đạp quay trở lại. Nhưng đúng lúc ông đang định quay xe đạp để đi về thì chiếc thuyền đột nhiên di chuyển.

    Nó tiến dần về phía ông, hai cái mái chèo hai bên cứ đảo nhịp nhàng khiến thuyền đi chầm chậm.

    Ông Phúc bấm bụng làm liều, lại chôn chân đứng yên tại một chỗ chờ đợi. Lát sau, chiếc thuyền kia cập bến, một người đàn ông chạc tuổi ông Phúc bước xuống thuyền, ra hiệu cho ông Phúc lên thuyền. Người đàn ông ấy ông Phúc nhìn không rõ mặt mũi. Nhưng theo lời kể của bà Thuật, thì trên khúc sông này chỉ có một mình lão Lang là làm nghề chài lưới, vậy nên người này nhất định chính là lão Lang mà bà Thuật nói.

    Ông Phúc gật đầu nghe theo, nói:

    - Cám ơn ông, phiền ông chở tôi qua bên kia bờ sông. Bao nhiêu tiền tôi cũng trả.

    Người đàn ông tên gọi lão Lang kia gật đầu. Ông ta không nói gì, chỉ tiến đến gần ông Phúc và nhấc chiếc xe đạp lên trên giúp ông, rồi hối ông Phúc mau lên thuyền để ông ta còn chèo thuyền qua sông.

    Ông Phúc trèo lên thuyền, cả người lúc này cứ lâng lâng như không tin nổi chuyện mà mình đang làm. Ông đã phá đi cái lời thề thệ ước lệ của dòng họ, chỉ vì tương lai của cậu con trai.

    Chiếc thuyền chầm chậm rời khỏi bến đỗ, bàn tay lão Lang cứ nhịp nhàng đẩy mái chèo qua lại cho thuyền rẽ sóng đi về phía trước. Vì sức nước của dòng chảy hơi ngược, nên quãng đường thuyền đi chuyển sang thành như một cạnh huyền.

    Cong thuyền đi chếch về phía dưới bãi sông không thẳng với bến bên này nên khiến chiều dài qua lại hai bên dài hơn. Ngày xưa thì ở sông Châu Giang có phà để nối giao thương qua lại giữa hai vùng. Nhưng kể từ khi có cái cầu sông được xây dựng bằng bê tông hóa thì cái phà đó đã bị bỏ qua một bên thành một đống phế liệu.

    Kỳ này chiếc cầu sông đột nhiên bị sập, cho nên người ta không còn cách nào khác qua sông ngoài cách đi thuyền. Chuyến phà năm xưa đã bị bỏ ngỏ, nhưng bến sông cho phà cập bến thì vẫn còn nguyên vẹn. Vì vậy cho nên thi thoảng người ta đi thuyền qua sông thì vẫn thường hay đi theo đúng hướng đi của hai bên bến phà ngày xưa.

    Thấy lão Lang cứ lặng lẽ chèo thuyền mà không nói gì, ông Phúc đang buồn liền cất lời mở cuộc trò chuyện:

    - Lão Lang này, ông là người xóm ngoài hay người của thôn Hạ thế?

    Lão Lang không nói gì, chỉ lẳng lặng lắc đầu. Ông Phúc liền đoán ngay:

    - Vậy chẳng lẽ ông lại là người ở vùng khác à?

    Lão Lang vẫn lặng thinh. Ông Phúc thấy lão Lang không nói gì thì liền cho rằng suy đoán của mình là đúng. Rất có thể lão Lang này là người vùng khác đến đây làm ăn sinh sống, bởi vậy cho nên ông Phúc mới không hề quen mặt ông ta. Từ nhỏ ông Phúc đã sống ở đây, vốn dĩ dân tình ông đều quen mặt, vậy thì chuyện lão Lang có phải là người dân xứ này hay không thì ông Phúc vẫn là người phải biết rõ nhất.

    Thấy mình mở lời mấy lần mà lão Lang kia dường như không có ý định muốn nhập cuộc trò chuyện. Nên ông Phúc cũng thôi không còn quay sang hỏi chuyện lão Lang nữa. Mà giờ ông chỉ chăm chăm chú ý dõi qua bờ bên kia nhìn sang cái bến sông mong sao cho thật chóng tới.

    Nét mặt ông càng ngày càng trở nên cau có khó chịu, khi thấy chiếc thuyền này hình như đang không đi đúng với cái vận tốc mà vốn dĩ nó phải có.

    Chiếc thuyền cứ đi chầm chậm, chầm chậm tiến về phía trước mà ông Phúc nom sao dường như nó đang đi lui lại vậy. Mặc dù sóng vẫn rẽ đều sang hai bên, thế nhưng hình ảnh cái bến sông ở bờ bên kia cứ xa dần, xa dần trong đôi mắt ông.

    Ông Phúc bực mình quá liền lớn giọng hỏi lão Lang:

    - Sao tôi thấy cái thuyền này hình như không di chuyển tí nào vậy, còn quay ngược lại bờ bên kia nữa à?

    Nhưng khi ông Phúc vừa mới quay đầu lại nhìn về phía lão Lang thì ôi thôi. Ông giật mình kinh hãi nảy cả thân người về phía sau, khiến cho chiếc thuyền cũng phải rung rinh chới với.

    Lão Lang giờ đã biến mất, không còn thấy thân người lão ta đâu nữa cả. Điều khiến ông Phúc kinh sợ không phải là chuyện lão Lang biến mất khỏi nơi chèo thuyền. Mà kinh hãi ở chuyện là mặc dù lão Lang đã không còn ở đó. Nhưng cái mái chèo kia vẫn đang nhịp nhàng đưa đẩy hệt như cái lúc có người chèo thuyền, và không sai một nhịp nào.

    Ông Phúc vã hết cả mồ hôi hột, nhìn ngang nhìn dọc một lúc thì mới phát hiện ra có một cái bóng người ngồi ở bên kia đầu thuyền. Ông Phúc liền đứng dậy đi về phía đầu thuyền bên kia, vỗ vai người ấy rồi gọi hỏi:

    - Lão Lang, sao ông không chèo thuyền tiếp đi. Tôi có việc bận lắm cần phải qua sông, giờ cũng sắp tới giờ rồi, phiền ông chèo thuyền nhanh giúp tôi.

    Nhưng người kia không trả lời, vẫn cứ cúi gằm mặt, ông ta đang mò mẫm một cái gì đó ở dưới mặt nước. Ông ta cứ mò mãi, mò mãi mà không hề trả lời ông Phúc gì cả.

    Ông Phúc hết hẳn sợ hãi, mà chuyển sang giọng bực tức nhìn lão Lang nói:

    - Nếu ông không tự chèo thuyền, vậy thì để tôi tự chèo đấy. Đến lúc ấy thì đừng có nói gì tôi là phá chuyện của ông đấy nhé!

    Ông Phúc nói xong, đang định quay đầu đi ra phía mái chèo. Thì lúc này như ma xui quỷ khiến thế nào, người kia lại từ từ chậm rãi quay đầu lại. Trong cái trời đêm tối đen như mực, ánh sáng trăng nhá nhem vừa mới lấp ló ở một bên chân trời. Ông Phúc há to miệng ngắc ngoải hít từng ngụm khí thở. Thứ ông nhìn thấy trước mắt làm sao mà lại khiến ông cảm thấy kinh tởm đến như thế.

    Người mà ông trò chuyện từ đầu tới cuối bây giờ, đang có một khuôn mặt chảy xệ, lộ xa cả xương. Mặt mọc đầy rong rêu, với hai lỗ mắt đen sâu hoăm hoắm không có con ngươi.

    Người đó cất ra giọng nói khe khé như khó khăn lắm từ trong cổ:

    - Tao bị rơi mất mắt rồi, phải tìm mắt thì mới chèo thuyền được tiếp. Thằng cháu chắt bất hiếu, sao không tìm mắt giúp cụ mà lại dám hỗn với cụ thế hả con?

    Ông Phúc khiếp sợ như muốn tắt thở, ông nhận ra sự thật có lẽ đã quá muộn màng rồi. Rằng cái người mà chèo thuyền cho ông từ đầu đến giờ, nào đâu có phải là lão Lang gì kia. Mà lại chính là một con ma, một con ma da của dòng sông Châu Giang.

    Con ma kia không những vậy lại còn nói rằng ông là đứa cháu chắt bất hiếu, càng khiến cho ông Phúc kinh hồn táng đảm nghĩ đến chuyện xưa và liên tưởng đến người này liệu có khi nào chính là con ma da trong câu chuyện cổ.

    Ông Phúc loạng choạng lùi lại, chới với ngã đổ cả thân người.

    Cái hồn con ma kia lột hết cả da mặt ra chỉ có một khuôn mặt trơ xuông gào lên với ông:

    - Xuống dưới nước tìm mắt cho cụ đi con!

    Nó cứ tiến gần, tiến gần dần dần đến trước mặt ông Phúc khiến ông không nói được từ nào, mà chỉ biết lùi lại phía sau thở dốc. Cả con thuyền lúc trước khô ráo lúc này liền trở sang ướt nhẹp, rong rêu tự nhiên cứ mọc đầy xuất hiện. Nước tràn vào trong khoang thuyền khiến cho cái thuyền đang từ từ chìm xuống.

    Cái giọng hồn ma lại thét lên văng vẳng nói:

    - Xác cụ bị ngâm dưới nước lâu quá rồi nên mắt cứ bị trồi ra trôi đi. Đi tìm mắt cho cụ đi con..

    Ông Phúc hãi hùng quá, cứ nhắm tịt hai mắt lại mà xua tay vùng vẫy rồi kêu lên:

    - Không..

    Xung quanh ông nước bắt đầu tràn ngập, ông không dám mở mắt ra nhìn mọi việc vì sợ khi mở mắt ra là lại nhìn thấy cái hồn ma kia. Nhưng ông không mở mắt thì càng chết. Chợt có một đôi bàn tay cứng rắn, túm lấy chân ông Phúc, lôi tuồn tuột ông đi. Ông Phúc chỉ cảm thấy cả thân người như bị hẫng một khoảng rồi chìm sâu vào mặt nước. Nước tràn vào tai, vào miệng vào mũi khiến ông nghe tiếng ong ong, miệng ông sặc sụa kêu gào trong tiếng nước.

    - Khô.. ục.. ng.. ục.. Kh..

    Rồi không phát ra được thêm âm thanh gì nữa. Cả người ông như bị một sức kéo rất mạnh chìm sâu xuống mặt nước, một bàn tay nào đó xuất hiện trên đỉnh đầu của ông, ấn đầu ông xuống khiến ông chẳng thể nào trồi lên.

    Thêm một phút nữa, ông Phúc ngộp thở chết đuối, chết bất đắc kỳ tử y như cái lời nguyền dành cho người họ Đồng, là sẽ đời đời làm ma da dưới dòng Châu Giang này.
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng năm 2019
  4. Ngốc Tử

    Bài viết:
    21
    (tiếp theo)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Lương vừa về đến nhà, đã liền mừng rỡ gọi ông Phúc ngay để khoe chuyện:

    - Bố ơi, con vừa mới ra ao nhà chú Tuyến câu được con cá to đến hai cân đây này. Tối nay bố con mình tha hồ mà chè chén, thay cho việc bố đi đám giỗ cho bố vợ con nhé!

    Nhưng Lương bước vào nhà thì lại chẳng thấy ông Phúc đâu. Anh chỉ thấy có cái chén chè đã nguội tanh nguội ngắt pha để sẵn ở đó từ lúc nào. Anh quay đầu chạy ra vườn sau tìm bà Lài. Bà Lài đang vặt lá bưởi, cũng không biết để làm cái gì. Thì thấy dáng Lương chạy đến với vẻ hốt hoảng. Bà thấy vậy thì liền hỏi:

    - Sao thế hả con. Có chuyện gì mà trông mày hốt hoảng thế hả con?

    Lương ném bay con cá to đùng qua một bên xuống nền đất, con cá giãy đành đạch qua lại. Anh nhìn bà Lài rồi dùng giọng khẩn trương hỏi:

    - Bố đi đâu rồi hả mẹ? Mẹ đừng nói với con là bố qua nhà bác Nghị rồi đấy nhé?

    Bà Lài ngẩn ngơ một chốc, rồi ngừng tay không hái lá bưởi, dùng giọng khó hiểu hỏi Lương:

    - Thì đúng lệ là tối nay bố mày qua bên đấy ăn đám giỗ nhà ông Nghị mà lại, chuyện của bố vợ mày đáng nhẽ ra mày phải hiểu rõ nhất chứ sao lại hỏi mẹ?

    Lương ảo não ngồi thụp xuống đất nói:

    - Trời ơi sao mẹ không ngăn bố con lại? Kỳ này thì thôi xong rồi, khéo không phải sắp có đám cưới mà là sắp có đám ma rồi!

    Bà Lài chuyển bộ tức giận quát lên:

    - Ăn nói vớ va vớ vẩn, đám mà cái gì mà đám ma. Thế rốt cuộc là có chuyện gì thì mày nói rõ ràng cho mẹ nghe đi xem nào?

    Lương thở dài, nhìn bà Lài kể lể nói:

    - Lẽ nào mẹ không biết là cái cầu sông hồi sáng nay mới bị gãy không qua được. Giờ mà bố con qua sông, thì một là đi thuyền của ông Lang, hai là lội lên tít trên thượng nguồn để đi cầu nổi. Mà đi cả hai đường ấy thì đều phải vạ vào cái ước lệ của họ mình.

    Bà Lài nghe đến đây thì liền xanh mặt, nghe đến chuyện này thì bà kinh sợ lắm. Bởi có thể là ai không tin chuyện về cái lời nguyền con ma da ở dưới đáy sông, chứ bà Lài thì nhất định sẽ tin. Bởi lẽ đời của bà đã từng có lần nhìn thấy người trong họ bị ma da lôi xuống sông thật. Người đó không ai khác là ông em út trong gia đình nhà ông Phúc. Khi ấy bà Lài còn trẻ, mà ông Xá thì chưa lấy bà Thuật nên chưa biết chuyện ấy.

    Nghĩ lại cái hôm ấy ông Công bị ngã xuống sông, cũng là do tránh cái xe tải ở trên cái cầu sông chứ đâu. Vẫy mà chỉ ngã vào cái vũng nước gần ngay bờ sông thôi, nhưng mà chẳng hiểu sao dường như có một thứ thế lực vô hình nào đó cứ lôi ông tuột tuột ra giữa lòng sông rồi nhấn cho ông chìm ngỉm. Chính ông Lang khi ấy là người đã vớt ông Công lên mấy lần, mà vớt lên thuyền rồi nhưng ông Công vẫn cứ vùng vẫy sặc sụa lại lao xuống sông. Người ông Công trơn như trạch, ông Lang cứu mấy lần không được nên đành chịu.

    Hồi ấy nếu ông Công không chết, thì đáng nhẽ ra người bà Lài lấy phải là ông Công chứ chẳng phải là ông Phúc. Nghĩ lại chuyện cũ, nhất là khi ấy bà Lài với ông Công cùng đi chơi với nhau trên cầu sông nên bà mới rõ cái cảnh mà ông Công bị ma da nó hại chết như thế nào.

    Giờ nghe thấy Lương nói như vậy, bà Lài hãi lắm và tin ngay.

    Lương ngồi ủ rũ một chỗ rồi lại nói tiếp:

    - Hồi chiều lúc con câu cá ấy, bác Nghị có gọi điện cho con. Bác ấy bảo là bác ấy cũng vừa mới hay tin cái cầu sông bị gãy xong nên báo là bố con không nên qua bên ấy, bác ấy hẹn dịp khác. Khi ấy bác ấy có gọi cho nhà mình để báo lại cho bố con nhưng không ai nghe máy, chắc lúc ấy bố con đã đi rồi.

    Bà Lài nói:

    - Thảo nào mà hồi chiều tao cứ nghe thấy tiếng chuông điện thoại kêu. Nhưng lúc ấy tao đang giở tay cho lợn ăn. Đến khi chạy lên thì đã thấy chuông tắt ngấm rồi, mà chẳng biết là ai gọi.

    Bà Lài suy tính một lúc rồi nói:

    - Thôi được rồi! Trước hết mày cứ thử gọi điện lại cho bác Nghị xem bố mày đã có ở bên ấy chưa. Tạm thời thì đừng có mà gở mồm..

    Lương nghe theo ngay và liền vội vàng quay số điện thoại của ông Nghị. Tiếng chuông điện thoại vang lên đều đều, bên kia đầu dây liền có tiếng ông Nghị trả lời:

    - A lô, Lương đấy hả con?

    Ông Nghị thường ngày rất quý Lương, nên cho dù Lương với Thu chưa thành vợ chồng nhưng ông vẫn dùng những lời rất thân mật để gọi anh bằng con và xưng bố như người trong nhà.

    Lương nghe thấy ông Nghị giọng nói thở đều và không có gì vội vã, thì liền nghi ngay rằng liệu có khi nào ông Phúc chưa qua bên đó?

    Anh hỏi ngay:

    - Dạ vâng con Lương đây bố, bố cho con hỏi thì vừa nãy bố con đã qua bên ấy chưa ạ?

    Ông Nghị trả lời ngay:

    - Không, từ lúc bố gọi cho con là bố vẫn chờ hồi đáp ở bên đấy đây, có thấy bố con qua đây đâu? Mà sao thế hả con?

    Lương nghe đến đấy thì liền có cảm giác như trời đất đảo điên. Anh cúp máy đến rụp một cái mà chẳng thèm trả lời ông Nghị. Người anh buông thõng thất thần.

    Bà Lài nhìn thấy hành động ấy của Lương thì dường như cũng đoán biết được mọi sự. Bà nhìn xuống thì đã thấy anh rơm rớm nước mắt nhìn ngược lại rồi hỏi bà:

    - Vậy chứ hồi chiều bố con đi từ lúc mấy giờ hả mẹ?

    Bà Lài mắt cũng ngân ngấn lệ, bà biết là có chuyện không hay xảy ra với ông Phúc. Bà nhìn anh rồi nói:

    - Năm giờ là bố mày đi rồi con ạ, mà tới bây giờ là bảy giờ rồi. Dù ông ấy có lội lên thượng nguồn đi cầu nổi thì cũng đã đến nhà ông Nghị từ lâu rồi..

    Bà Lài càng nói đến cuối càng thê lương, ôm mặt khóc dấm dứt.

    Nhưng Lương đứng vùng dậy, anh quanh đầy sấn xổ đi về phía cổng. Bà Lài thấy vậy thì liền hỏi:

    - Mày đi đâu thế hả con?

    Lương trả lời:

    - Con đi ra bến sông, con đi tìm bố con.

    Bà Lài quát lên:

    - Đứng lại, mày tính ra đấy để định tự tử à? Quay về ngay!

    Nhưng Lương chẳng thèm nghe lời bà, anh vẫn cứ chạy phăm phăm ra hướng dòng sông ở ngoài thôn.

    Bà Lài thì càng hoảng hốt, càng gọi thì Lương càng chạy nhanh, bà không còn biết làm cách nào. Liền nghĩ ngay đến việc đi cầu cứu ông Khang thầy bói ở trong làng. Ông Khang xưa nay hay giỏi mấy việc lễ nghi tế tự, nên kỳ này liên quan đến việc ông Phúc rất có thể bị ma da lôi xuống dưới sông. Bà nghĩ ngay đến chuyện là phải nhờ đến ông Khang giúp đỡ.

    Lương chạy nhanh đến độ chẳng thèm nhìn đường, cứ lao đầu dúi dụi về phía trước. Ra đến bờ sông, anh nom thấy có cái thân người dập dềnh trên mặt nước. Cái thân người cao chừng mét bảy mét tám, đúng với chiều cao của ông Phúc.

    Lương cứ chạy đi chạy lại ở ven mép bờ sông, rồi chỉ trực muốn nhảy bổ nhào xuống lòng sông mà lao ra lôi xác ông Phúc vào bờ.

    Đúng khi này, chợt có một đôi bàn tay vô hình nào đó kéo bật ngửa thân người Lương lại phía sau khiến anh chẳng thể chạm vào mặt nước. Anh ngã chúi xuống đất xây xẩm mặt mày.

    Một giọng cười lanh lảnh vang lên trong đêm, tiếng âm thanh nhu mì mà lại như chói tai đến sắc sảo.

    Lương ngửa đầu lên, thì chỉ thấy trước mặt anh là một người phụ nữ chừng ngoài đôi mươi hết sức xinh đẹp.

    Cô ta cứ nhìn anh cười mà chẳng nói gì, Lương định thần được một lúc rồi mới nhìn cô ta hỏi ngược lại:

    - Cô là ai? Cô muốn gì?

    Cô ta dừng cười rồi nhìn Lương và hỏi:

    - Tôi là ai không quan trọng, tôi chỉ muốn cho anh biết rằng việc anh nhảy xuống sông như thế chỉ là một cách vô ích phí hoài tính mạng. Và cũng như chẳng thể lôi được xác của bố anh vào đây vậy thôi.

    Lương bần thần, nghĩ lại thì lời nói của người phụ nữ này có lẽ là thật. Bởi nếu anh có thể dễ dàng lôi xác của bố anh vào đến như thế, thì sẽ chẳng có cái chuyện cái lời nguyền kia có thật. Và cũng sẽ chẳng có việc bố của anh bị loài ma da kia lôi xuống sông dìm chết.

    Lương cười chát chúa nói:

    - Vậy cô nói tôi phải làm sao? Chẳng lẽ cứ để xác bố tôi lênh đênh như thế không đem về chôn cất ư?

    Cô ta lắc đầu nói:

    - Không cần phải làm vậy, bố anh rồi sẽ được chôn cất theo đúng cách. Và sẽ được vớt lên, nhưng người đó dĩ nhiên không phải là anh.

    Lương bật thốt lên nói:

    - Không phải là tôi ư? Vậy là ai?

    Cô ta hắng giọng trả lời:

    - Để tôi kể cho anh nghe một chuyện.

    Rồi cô ta bắt đầu tới gần Lương ngồi xuống bên cạnh anh rồi thả giọng kể chuyện.

    Cô ta nói dưới dòng sông Châu Giang này vốn dĩ có bảy con ma da, tương tự lần lượt là số người các đời mà người dòng họ Đồng bị chết đi ở dưới dòng này. Lời nguyền này bị thần sông Châu Giang hạ chú xuống, nó chỉ kết thúc cho đến khi nào mà người nhà họ Đồng không còn một ai. Khi ấy thì những con ma da chết ở dưới sông mới được giải thoát khỏi lời nguyền và được đồng loạt siêu thoát.
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng năm 2019
  5. Ngốc Tử

    Bài viết:
    21
    (phần cuối)

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cô gái kể xong thì liền quay sang hỏi Lương:

    - Anh nghĩ thử xem, bây giờ người nhà anh còn nhiều như vậy, thần sông liệu có tha cho anh xuống vớt xác bố của anh không?

    Lương lắc đầu đương nhiên là đồng tình với lời cô ta nói. Nhưng rồi anh lại hỏi:

    - Tại sao cô lại biết những chuyện này? Vì sao cô lại muốn giúp tôi? Ở đời chẳng ai lại tự nhiên giúp không công ai bao giờ.

    Cô gái cười, chỉ nói:

    - Anh muốn nghĩ thế nào thì tùy, nhưng tôi sẽ giúp anh vớt được xác của bố anh. Bù lại anh chỉ cần đáp ứng cho tôi một lời hứa là được rồi!

    Lương hỏi:

    - Lời hứa gì?

    Cô ta gợi ý:

    - Anh có một người bạn gái, và sắp sửa đám cưới với cô ấy có đúng không? Tôi và người vợ sắp cưới đó của anh có một số chuyện cũ, tôi muốn gặp lại cô ấy để hỏi thăm. Chỉ cần anh cho tôi gặp lại cô ấy tại đây sau lễ tang. Vậy là đủ..

    Lương tròn mắt hỏi:

    - Chỉ thế thôi ư?

    Cô ta gật đầu thản nhiên nói:

    - Chỉ đơn giản như vậy, chỉ cần anh dẫn cô ấy đến đây gặp tôi. Rồi tìm một người khác họ của anh bơi ra giữa sông, tôi sẽ làm phép phù hộ để cho người đó có thể vớt được xác bố anh lên để đem về chôn cất. Mà không bị bảy con ma da kia theo đuổi..

    Lương vội vàng nói:

    - Được rồi, nếu như cô có thể giúp tôi đem được xác bố tôi vào bờ, tôi sẽ làm theo lời hứa.

    Lương vừa nói xong thì cô gái liền thoắt một cái biến mất. Ở giữa lòng sông xuất hiện một người con gái tóc dài với gương mặt xanh xao đang nhìn anh chằm chằm, rồi gật đầu về phía anh. Sau đó ngụm lặn hẳn xuống sông rồi biến mất hoàn toàn.

    Lương kịp hoàn hồn, thì cũng là lúc sau lưng anh có tiếng gọi vọng tới:

    - Lương đừng làm chuyện dại dột!

    Lương quay đầu nhìn lại thì chỉ thấy bà Lài, bà Thuật với một đám thanh niên làng, đám dân quân đang chạy hộc tốc về phía bờ sông rồi rọi đèn pin về phía anh.

    Nhìn thấy Lương ngồi một mình ở bờ sông, bà Lài hoảng quá cứ nghĩ là anh định làm liều nên mới kêu toáng lên.

    Bà Thuật cũng tiếp lời khuyên nhủ nói:

    - Bố mày chỉ có mỗi mình mày là con trai, mày lỡ lòng nào lại phụ bạc bố mày như thế. Vào đây với cô đi con, mày tính ngồi ngoài đấy để ma dìm chết mày hay sao?

    Cái giọng bà Thuật kéo dài như đứt quãng, càng nghe càng cảm thấy khó chịu. Lương đứng dậy từ từ đi về phía đám người làng. Người ta thấy anh không sao thì mới thở phào nhẹ nhõm, có người xoa đầu, có người xoa tay. Có người lại bóp vai cứ như sờ nắn xem liệu anh có thiếu miếng nào trên người hay không mới thỏa lòng.

    Bà Lài gạt nước mắt, cầm tay anh rồi sụt sùi nói:

    - Bố mày gặp chuyện trắc trở, còn chưa rõ ra sao. Nay mày tính bỏ mẹ đi thì còn một mình mẹ làm sao sống nổi hả con?

    Lương cười miễn cưỡng nói:

    - Mẹ đừng có lo, con không sao. Nhưng bố con thì..

    Anh nói đến đây thì liền ngừng lại, đôi bàn tay run run trỏ ra giữa lòng sông. Cả đám người làng đồng loạt quay về phía ấy nhìn. Thì thấy cái xác ông Phúc đang bồng bềnh trôi nổi giữa dòng.

    Ông Khang thầy bói liền bước lên phán ngay:

    - Nghiệp khí nặng quá! Ông Phúc bị ma da lôi xuống sông dìm một nhát chết ngay đây! Người nhà phải nghe lời tôi, không ai được ra gần cái mép nước ấy!

    Bà Lài quay sang nhìn thầy Khang rồi hỏi:

    - Vậy chứ thầy xem xem có cách nào để vớt xác chồng tôi lên hay không? Chẳng lẽ cứ để xác chồng tôi trôi dạt giữa dòng như thế!

    Thầy Khang chau mày nói:

    - Xác thì lấy được vào dễ thôi, nhưng phải tìm được một người bơi giỏi. Người ấy phải mang máu của người nhà giấu ở trong lòng bàn tay. Sau đó bơi gần đến cái xác, đặt bàn tay dính máu ấy lôi cái xác về bờ thì mới được.

    Bà Lài vui mừng nói:

    - Thầy không phải lo, trước khi đến đây tôi đã tìm được người ấy rồi!

    Nói rồi bà vẫy tay một cái về phía một người thanh niên trông hết sức to khỏe. Người này đi đến trước mặt thầy Khang chào hỏi cho có lệ rồi chờ bà Lài giải thích, bà Lài nói:

    - Đầy là thằng cháu Trung, con bên họ nhà tôi. Không liên quan đến họ Đồng nhà ông Phúc, nó bơi khỏe mà giỏi lắm. Có việc gì thì thầy cứ dặn nó giúp tôi.

    Thầy Khang gật đầu, nhìn Trung một lượt rồi căn dặn:

    - Nay ông bác chồng bà cô của cậu, bị chính ma da trong họ lôi xuống sông. Nên người trong họ không được phép đến gần cái xác, chỉ có cậu là người khác họ được đến gần. Thì cậu phải nhớ cho kĩ lời tôi. Đấy là trước khi bơi, thì lấy máu của người trong họ nhỏ vào lòng bàn tay. Bàn tay ấy phải để cho khô thoáng, cậu chỉ bơi bằng một tay mà thôi. Bàn tay có máu phải giơ lên phía trên, tôi cảnh cáo cậu, nếu như cậu phạm phải những điều mà tôi nhắc nhở. Thì không chỉ cậu không vớt được xác của ông bác cậu không thôi đâu, mà cậu còn bị lũ ma da kia lầm tưởng là người trong họ nên xuất hiện để lôi cậu xuống sông đấy cậu nghe rõ chưa?

    Nghe ông Khang căn dặn, Trung gật đầu lia lịa mà thi thoảng cứ hơi run rẩy lên vì nghĩ đến cái viễn cảnh ma da bị lôi xuống sông.

    Ông Khang căn dặn xong, thì lại hối Lương đến gần, rồi giơ cái con dao con cắt hoa quả ra, kêu anh chìa ra ngón tay để ông ta trích máu. Lương nghe theo và khi thấy ông Khang mau lẹ nhấn con dao xuống, anh chỉ thấy bàn tay như mát lạnh một cái rồi đau buốt. Từng dòng máu nóng chảy ra ép lên lòng bàn tay của Trung.

    Sau khi Trung có máu, thì liền mau lẹ tới gần bờ sông. Cởi ngay cái áo cộc trên người anh đang mặc, rồi lội từ từ xuống nước, tránh để cho máu nhỏ trong lòng bàn tay không rơi ra.

    Trung cứ bơi chầm chậm, thật cẩn thận cốt sao để cho cánh tay bên kia không bị rơi xuống mặt nước, kẻo lại vô tình dẫn dụ lũ ma da làm hại tới tính mạng.

    Bơi được một lúc, dù cánh tay của Trung đã rất mỏi mệt, nhưng không sao dám buông lỏng.

    Cuối cùng, Trung cũng tiếp cận cái xác của ông Phúc. Cái xác nổi lềnh bềnh giữa sông, kỳ lạ ở một chỗ là vì nước sóng cứ đập dập dềnh. Nhưng xác của ông Phúc vẫn không bị trôi đi mà cứ đậu lại nguyên ở đó. Cứ như là ông đã thả neo ở đó từ trước vậy.

    Trung cẩn thận đặt cánh tay có dính máu của Lương, đặt lên lớp vải áo ngực của ông Phúc rồi chầm chậm lôi kéo ông vào bờ.

    Trên bờ, bà Thuật cũng leo lẻo cái miệng hỏi ông Khang:

    - Sao cái xác bác Phúc cứ nổi giữa dòng thế kia mà không bị trôi đi thế thầy nhỉ?

    Ông Khang nói:

    - Là vì cái xác chịu lời nguyền của thần sông, bị giữ lại tại chỗ để dụ người nhà ra vớt xác cũng bị chết theo đấy. Người nào mà nhẹ dạ là thôi xong ngay..

    Nghe thầy Khang dọa, bà Thuật run lẩy bẩy.

    Được một lúc thì Trung đã kéo được xác ông Phúc vào bờ. Người làng xúm lại rồi bê xác ông lên đem đi, cái xác ông Phúc nặng trình trịch vì đã bị ngấm nước đậm. Khi nhấc cái xác lên thì từ trong miệng ông Phúc còn không ngừng chảy ra thứ nước sền sệt. Cái lồng ngực ông đang căng cứng cũng dần bị xẹp xuống do nước thoát ra.

    Xác ông Phúc được đưa về nhà tại thôn Hạ. Ngay hôm ấy được đặt ở giữa nhà để ông Khang làm lễ gọi hồn. Nhưng gọi hồn mấy lần mà ông Phúc không về, cả nhà bà Lài đành phải bỏ ngỏ việc ấy.

    Lương thức thao thao cả đêm để trông xác bố, mắt anh thầm quầng lại vì khóc nhiều. Lại mệt mỏi ảo não vì thức cả đêm.

    Sang đến hôm sau, xác ông Phúc được cho vào áo quan để khâm liệm thì Lương mới được ngả lưng một chút.

    Tối hôm đấy, là buổi tối cuối cùng trước khi ông Phúc được cho xuống hạ huyệt.

    Lương nom thấy ngoài cổng cứ có cái bóng dáng người con gái thập thò qua lại. Khi anh chạy ra xem xét tình hình, thì liền phát hiện ra người đó chính là cô gái tối qua ở bờ sông mà anh đã gặp.

    Anh liền hỏi:

    - Cô đến tìm tôi ư?

    Cô gái có vẻ sốt ruột nói với anh:

    - Phải, tôi đến tìm anh, là để hối thúc anh mau chóng làm xong lời hứa với tôi.

    Lương hơi cười nhạt, anh nói:

    - Thì cũng chỉ là gặp lại bạn cũ thôi mà, cô làm gì mà phải nóng lòng như thế. Cô cứ chờ tôi lo xong ma chay cho bố tôi đã!

    Cô gái giọng hơi hòa hoãn lại, nhưng vẫn không quên thúc giục Lương. Cô ta nói:

    - Tôi cũng chỉ sợ anh quên mất lời hứa nên mới tới nhắc anh thế. Nếu được thì tối mai anh dẫn cô ấy đi gặp tôi nhé!

    Lương gật đầu tỏ vẻ chắc nịch nói:

    - Tất nhiên rồi, cô cứ yên tâm đi. Chuyện tôi đã hứa thì tôi sẽ làm được thôi..

    Anh nói xong, thì cô gái cũng quay đầu rồi hóa thành một cái bóng hình lập lòe ở cuối đường mà biến mất.

    Lương quay đầu vào nhà, lại tiếp tục trông bên cạnh quan tài của ông Phúc.

    Hôm sau, trước giờ đem cỗ áo quan hạ huyệt, người nhà ông Nghị đã có mặt tề tụ đông đủ. Trong đó có cả Thu, người vợ sắp cưới của anh.

    Thu gặp anh an ủi anh mấy lượt, mắt cô cũng buồn rười rượi vì chuyện ông Phúc mất. Hôm qua cô nghe tin ông Phúc gặp nạn mà cứ như sét đánh ngang tai. Nên sớm nay cô đã hối ông Nghị phải nghỉ việc ở công sở để qua viếng đám tang. Mặc dù cầu sông chưa sửa xong, nhưng ông Nghị cũng vẫn cố vòng qua chiếc cầu phao nổi trên thượng nguồn tới đây để viếng ông Phúc trước giờ ông Phúc hạ huyệt.

    Gặp Thu, Lương vừa cảm thấy ấm lòng, vừa cảm thấy tủi thân đến chảy nước mắt.

    Chuyện này xui rủi cũng chỉ là vì việc ông Nghị tổ chức đám giỗ. Là vì việc ấy nên ông Phúc mới đòi sống chết qua sông, chuyện này tính ra thì ông Nghị cũng ít nhiều phần nào có lỗi.

    Lương nhìn cái dáng vẻ ủ rũ thất thần của ông Nghị, mà một cỗ tức giận người bố vợ trào lên cũng liền nín nhịn trở lại, anh không sao giận được ông Nghị lâu.

    Đến đúng giờ an táng, người chủ trì buổi lễ hô to đọc một bài điếu văn. Đọc xong một bài điếu văn, người nọ lập tức hối đám thanh niên làng vần cỗ áo quan đặt lên ba thanh gỗ to. Lại một vòng ngoài cầm dây thừng cố định thành lưới. Từ từ lăn cỗ áo quan vào giữa miệng huyệt, rồi lại rút ba thanh gỗ ra để cho cỗ quan tài chưng hửng. Lại từ từ thả cỗ áo quan xuống theo đằng dây thừng.

    Cỗ áo quan dần dần khuất sau lòng đất.

    Bà Lài kêu gào khóc than như muốn nhảy theo chồng vào cỗ áo quan để không cho người ta chôn ông Phúc. Phải nhiều người lắm mới có thể lôi bà quay ngược trở lại.

    Lương mặc áo tang, đôi mắt anh xạm đỏ. Nén đau thương ném từng nắm đất xuống mồ đắp mộ cho ông Phúc.

    Cái miệng hố huyệt cứ lấp dần, lấp dần rồi cho đến khi nó cao vút. Người ta nèn nó thật chẹt rồi mới lục tục bỏ về.

    Thu theo Lương về nhà, hẹn ông Nghị cứ về nhà trước còn cô ở lại bên này với anh mấy hôm.

    Tối hôm ấy, khi mọi chuyện trong nhà đã trở lại bình thường. Lương mới đem lời hứa với cô gái ở bờ sông, thủ thỉ đem chuyện ấy nói cho Thu biết, anh nói:

    - Lần này có người âm giúp, nên anh mới mang được xác bố anh về đây. Còn không thì..

    Thu hỏi lại ngay:

    - Người âm nào hả anh?

    Lương hơi ngẫm nghĩ một chút, anh nói:

    - Anh không biết, nghe cách cô ta nói chuyện thì hình như cô ta là con cháu của thần sông gì đó thì phải. Cô ta nói sẽ cho anh vớt được xác của bố anh nếu như anh đồng ý với điều kiện cho cô ta gặp em.

    Thu mở to hai mắt ngạc nhiên hỏi lại Lương:

    - Gặp em?

    Lương gật đầu khẳng định nói:

    - Đúng vậy, cô ta muốn gặp em. Và hẹn gặp vào đêm nay ngay cạnh bờ sông..

    Thu run rẩy hoảng sợ nói:

    - Trời ơi, anh không sợ cô ta là ma rồi lôi em xuống sông hay sao?

    Lương nhe Thu nói vậy cũng có chút suy nghĩ đến vấn đề này, anh nói:

    - Chắc không phải đâu, cô ta có vẻ là người rất tốt, qua cách cô ta nói chuyện anh cảm thấy như vậy. Mà em lo làm gì, còn có anh đi cùng em thì cô ta không làm được gì em đâu.

    Thấy Lương trấn an vỗ về mình như vậy, Thu cũng bớt lo.

    Tối đó, cô chấp thuận nghe theo lời của Lương đi đến bờ sông gặp người con gái trong lời kể mà anh nói.

    Dọc đường đi hôm nay, Lương không hiểu sao mình lại luôn có cái cảm giác gai gai người, lại bồn chồn không yên. Anh có cái cảm giác này hệt như lúc trước mà ông Phúc sắp mất. Nghĩ tới chuyện sắp đến, Lương có cảm giác không ổn nhưng cũng không dừng lại bước chân, vì anh đã lỡ hứa với cô gái kia lời hứa sẽ đem Thu đến gặp cô ta. Và bây giờ khi đã đi được đến nửa đường mà còn trái lời thì quả thật không đúng với con người của Lương trước nay chút nào, một con người luôn giữ đúng chữ tín.

    Hôm nay trời đêm không trăng, chỉ có những rặng mây kéo dài. Lương dẫn thu đi đến bờ sông Châu Giang, còn phải mang theo một chiếc đen pin để chiếu rọi đường cho sáng tỏ.

    Dọc đường đi, anh luôn cảm giác rằng dường như đang có một đôi mắt nào đó dõi theo mình để dám sát. Nó như muốn chắc chắn rằng anh sẽ không quay đầu lại. Cảm giác đôi mắt ấy cứ nhìn chòng chọc thôi thúc cho anh không tự chủ được cứ phải tự động bước về phía trước.

    Ra đến bờ sông, anh và Thu đã nhìn thấy người cần gặp.

    Vẫn là cô gái đó, cô ta đã ngồi trên một cái cọc gỗ gần ngay mép nước. Da mặt cô ta hôm nay dường như hơi trắng thì phải.

    Cô ta nhoẻn miệng cười, nhìn hai người Lương và Thu đến gần thì chỉ cảm thấy như rất hạnh phúc. Cô ta cảm thấy như mình cuối cùng cũng đã chờ đợi được điều gì đó, rất lâu rất lâu rồi.

    Lương dẫn Thu đến trước mặt cô ta, rồi thả giọng giới thiệu:

    - Đúng như lời tôi đã hữa, tôi đã dẫn cô ấy đến để gặp cô. Đây là Thu, bạn gái của tôi!

    Cô ta mỉm cười xua tay nhè nhẹ, đôi mắt mê đắm nhìn Thu như say tình, cô ta nói:

    - Anh không cần phải giới thiệu, tôi biết cô ấy là ai!

    Rồi cô ta đến gần Thu, chủ động cầm tay Thu nâng lên. Thu không tự chủ được mà run rẩy, khi tay của Thu chạm vào tay cô gái đó, cô có cảm giác tay mình dường như lạnh như băng.

    Cô gái xoa nhè nhẹ tay Thu và nói:

    - Em đừng sợ, đi theo chị, chị chỉ hỏi vài câu rồi xong thôi.

    Cô ta cứ dịu dàng dắt tay Thu đi, Thu không tự chủ được mà cứ bước theo cô ta. Cô không thể kiềm chế, cũng không dám cãi lại vì muốn thỏa cái lời hứa trả nợ ân tình giúp người yêu.

    Lương chỉ thấy cô gái kia cứ dẫn Thu ra dần mép nước, dần đến cái cọc gỗ. Cô ta thủ thỉ điều gì đó vào tai Thu khiến Thu run rẩy. Rồi cô ta cứ dẫn Thu đi thẳng, đi thẳng cho đến khi cả nửa người của Thu đã ở dưới mặt nước. Khi này Lương mới nhận ra hình như có điều gì đó không đúng ở đây.

    Anh liền hét lớn hỏi cô gái:

    - Này, cô định dẫn cô ấy đi đâu thế?

    Lương chợt cảm thấy một dòng khí lạnh như vừa chạy qua sống lưng, cô gái kia chợt quay chậm rãi khuôn mặt lại. Lương giật mình thảng thốt kêu lên:

    - Ôi..

    Rồi ngã bật ngửa về phía sau. Cô gái ấy giờ đã không còn nét mặt dịu dàng giống như trước. Mà giờ đã hóa thành một khuôn mặt ma quỷ với cái hốc mắt sâu hoắm và bộ mặt lộ ra hài cốt.

    Cô ta chợt nhìn Lương rồi cười dữ tợn, giọng cười kinh khủng vang lên trong đêm.

    Lương lúc này mới nhận ra mọi sự, anh liền quát lên:

    - Thu, chạy đi em, chạy đi em!

    Nhưng không kịp nữa rồi. Khi Thu nghe thấy câu ấy của Lương xong, cô vừa kịp quay lại thì đã liền bị một bàn tay đầy xương xẩu ấn khuôn mặt mình xuống nước. Cô vùng vẫy sặc sụa kêu gào:

    - Lươ.. ục.. ng. Ục.. cứu.. em.. ục ục..

    Nhưng chẳng ai có thể giúp được cô, chẳng một ai. Bởi vì cả thân người cô cứ nhanh như tàu điện, thoắt cái đã bị lôi ra đến giữa sông rồi chìm nghỉm.

    Lương hốt hoảng, thần hồn rã rời. Anh nhìn lại đôi bàn tay của mình và cảm thấy nó như đầy tội lỗi. Trong lúc suy nghĩ quay cuồng như điên dại. Anh chợt nghĩ đến ông Khang thầy trừ tà của làng. Nếu anh cầu viện ông ta kịp lúc thì liệu có khi nào anh sẽ cứu được Thu không?

    Nghĩ đoạn anh chạy nhanh tới nhà ông Khang gọi ông cứu giúp. Ông Khang nhận được tin thì liền nhanh chóng cùng Lương xuất hiện có mặt ở bờ sông.

    Khi hai người quay trở lại tới nơi, thì xác Thu đã bồng bềnh trôi dạt vào bờ. Cô đã chết rồi, và chẳng thể sống lại được nữa.

    Lương ôm xác người yêu bi thống kêu gào, tiếng thét vang vọng khắp không gian đêm lặng.

    Thầy Khang nhìn anh khóc một hồi, rồi từ từ tiến đến gần anh, vỗ vai anh giảng giải nói:

    - Tại mày không thèm kể cho thầy chuyện ấy nên mới ra cớ sự này đấy con ơi. Đấy là con ma da, nó lừa mày để mày đem cái Thu đến thế mạng cho nó, cho nó thoát khỏi kiếp ma da để đi đầu thai.

    Lương lắc đầu khóc lóc nói:

    - Nhưng rõ ràng là cô ta tự nhận mình là con gái thần sông cơ mà. Cô ta còn kể là ở sông này chỉ có bảy con ma da, nhưng đều là người trong họ của con. Mà tại sao cô ta không hại con mà lại hại Thu. Trời ơi..

    Thầy Khang thở dài giải thích:

    - Loài ma quỷ khi nào cũng tráo trở lừa người, làm sao có thể tin được miệng lưỡi của bọn chúng. Nó nói bảy con ma da trong dòng họ nhà mày là đúng. Kể từ thời cụ tổ nhà mày đến đời bố mày chết ở đây thì vừa tròn bảy người. Nhưng nó lại là một con ma da khác, rất có thể là người của xứ khác lưu lạc đến vùng này chết đuối mà thành. Và vì con Thu là người hợp với căn số của nó nên nó mới lừa bằng được con Thu ra đây để dìm chết. Mày nghe lời nó là mày dại rồi con ạ..

    Thầy Khang nói xong lại khuyên Lương:

    - Thôi, đem xác người yêu mày đi chôn đi. Người yêu mày chết oan ức thế kiểu gì cũng quay về tìm mày để chết theo nó. Nay mày nghe thầy, đem xác nó chôn ở nơi thầy bảo, để thầy làm cái lễ yểm âm trạch, trấn nó ở đấy thì nó mới không về hại người được nữa. Rồi qua chục năm, khéo lại siêu thoát mà đi đầu thai con ạ.

    Lương gật đầu, chỉ biết nghe theo ông Khang chứ chẳng còn biết làm thêm gì nữa.

    Sau hôm ấy, xác của Thu được ông Khang chỉ cho đem chôn ở cái đất nghĩa trang mà ông Trịnh quản lý, lại dặn ông Trịnh là phải đặt một tảng đá sông ở trước mộ để cho hồn Thu có thể về mộ an nghỉ.

    Từ đó trong khu nghĩa trang buồn, lại xuất hiện thêm một ngôi mộ với kết thúc của một người mang số mệnh với cái chết oan ức do chính người yêu mình vô tình đem lại. Một ngôi mộ quanh năm mọc đầy rêu xanh giống như loài rêu mọc ở lòng sông. Ngôi mộ của một con ma da..
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng năm 2019
Trạng thái chủ đề:
Đã bị khóa
Trả lời qua Facebook
Đang tải...