Tôi không có bí quyết nào cả. Phương pháp của tôi chỉ tóm tắt trong 3 từ: Kỉ luật, đam mê và quả cảm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Phong Phạm, 4 Tháng mười một 2020.

  1. Phong Phạm

    Bài viết:
    18
    Đề bài:

    Giáo sư Ngô Bảo Châu, người vinh dự được nhận giải Fields, khi nói về sự thành công đã chia sẻ: Tôi không có bí quyết nào cả. Phương pháp của tôi chỉ tóm tắt trong ba từ: Kỉ luật, đam mê và quả cảm.

    (Trích GS Ngô Bảo Châu: Hạnh phúc là lúc làm một điều gì đó ý nghĩa; Như Lịch – Hà Ánh, Báo Thanh Niên, 18/03/2013)

    Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lời chia sẻ trên.

    Hướng dẫn:

    Mở bài:
    Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

    Thân bài:

    - Giải thích

    + Kỉ luật: Là việc tuân theo những quy định có tính chất bắt bộc đối với hành động của các thành viên trong một tổ chức, cộng đồng. Kỉ luật còn là việc tự đưa ra nguyên tắc quy định cho bản thân để tạo nề nếp, thói quen tốt.

    + Đam mê: Là những trạng thái cảm xúc mãnh liệt vượt trên trạng thái cảm xúc bình thường (những trạng thái cảm xúc như: Vui thích, hứng thú, say mê) ; là làm việc gì đó với tất cả sự nhiệt tình, vui thích, hứng thú, say mê.

    + Quả cảm: Là có quyết tâm, có dũng khí, dám đương đầu với những nguy hiểm để làm những việc nên làm.

    =>Ý nghĩa lời chia sẻ của Ngô Bảo Châu: Biết sống theo khuôn khổ kỉ luật, có niềm đam mê và có dũng khí, dám đương đầu với thử thách thì sẽ gặt hái được những thành công.

    - Bàn luận về vấn đề: Phân tích, chứng minh tính đúng đắn của vấn đề qua việc bày tỏ thái độ đồng tình. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. Có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được các ý sau:

    + Tính kỉ luật giúp ta kiểm soát được suy nghĩ và hành động của mình; tạo cho ta có nền nếp thói quen tốt, nâng đỡ bản tính yếu đuối của con người, giúp con người có trách nhiệm, có bổn phận, có nghĩa vụ một cách cao nhất và tự giác nhất. Kỉ luật đúng nghĩa không thúc ép ta mà nó ở bên cạnh nhắc nhở và khích lệ chúng ta làm việc tốt hơn, kiềm chế bản tính hiếu thắng ở mỗi người. Đó là yếu tố đưa đến sự thành công.

    + Khi con người sống trong cảm xúc của đam mê, của hứng thú mãnh liệt, toàn tâm, toàn ý với công việc họ sẽ tạo ra nguồn năng lượng bí ẩn, bất ngờ, những khả năng đặc biệt, những phát kiến khó tưởng tượng so với điều kiện bình thường. Đam mê giúp con người được sống với sự phát triển tinh thần và năng lực cá nhân, thổi bùng lên nhiệt huyết giúp bạn tỏa sáng.

    + Quả cảm sẽ giúp ta có ý chí, nghị lực, tự tin vào cuộc sống, vào chính mình; giúp chúng ta chiến thắng được những thói xấu của chính mình, dám gánh vác những khó khăn, dám đối đầu với thất bại. Những đột phá, bước ngoặt của tri thức tiên phong.. vì vậy đòi hỏi rất nhiều ở lòng quả cảm.

    Sự kết hợp của ba phẩm chất đó là chìa khóa của sự thành công.

    + Phê phán thái độ sai trái: Phê phán lối sống thụ động, chỉ biết an phận không có những đam mê, ước mơ và không dũng cảm, không dám đương đầu với những khó khăn thử thách..

    - Bài học nhận thức và hành động:

    + Đây là chia sẻ rất quý giá của giáo sư Ngô Bảo Châu, là bí quyết, bài học, là chìa khóa vàng đi đến thành công của mỗi chúng ta trong cuộc sống.

    + Từ đó nêu lên hướng hành động riêng của bản thân

    Kết bài: Đánh giá lại vấn đề
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng một 2024
  2. Phong Phạm

    Bài viết:
    18
    Dẫn chứng về đam mê: Bill Gates được sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kỳ. Từ khi còn nhỏ, ông đã thể hiện đam mê sâu sắc đối với toán học và máy tính. Ngay từ lúc những mô hình máy tính sơ khai đầu tiên xuất hiện, đam mê của ông đã được thăng hoa. Dù đã đậu vào ngành luật tại Đại học Harvard, nhưng với tình yêu đối với máy tính, ông đã quyết định nghỉ học và cùng một người bạn thành lập công ty Microsoft khi mới 20 tuổi. Bill Gates hiểu rằng, đam mê và thành công thường đi đôi với nhau, miễn là ta biết nắm bắt cơ hội và dũng cảm bước chân vào những con đường mới. Gates tiếp tục đạt được thành công vì ông luôn duy trì sự nỗ lực và sáng tạo. Ông không bao giờ thực hiện những điều mà ông không chắc chắn rằng sẽ thành công, và luôn biết rõ mục tiêu và hướng đi của mình.
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng một 2024
  3. Phong Phạm

    Bài viết:
    18
    Picasso từng là một họa sĩ nghèo, vô danh ở thành phố Paris, ông rất yêu hội họa nhưng cái đam mê đó không thể cùng ông trang trải qua cuộc sống. Cho đến một ngày trong người ông chỉ còn 15 đồng bạc ông đã quyết định đánh canh bạc cuối cùng này dành cho đam mê của mình. Ông đã thuê sinh viên bằng những đồng bạc đó với mục đích là đến từng cửa hàng bán tranh và hỏi: "Ở đây có bán tranh của Picasso không" và rồi câu hỏi ngày một được lần rộng chưa đầy một tháng tên tuổi của ông đã được cả thành phố Paris biết đến. Từ đó ông trở nên nổi tiếng và có doanh thu lớn đến từ công việc vẽ tranh của mình. Bởi vậy ta thấy rằng đam mê là động lực để con người ta không ngừng cố gắng và vươn lươn, Picasso cũng vậy ông đã cho toàn nhân loại thấy từ đam mê tạo nên sự nghiệp thành công đến nhường nào.
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng một 2024
  4. Phong Phạm

    Bài viết:
    18
    Dẫn chứng về tính kỉ luật: Bác Hồ là một tấm gương sáng về tinh thần kỉ luật. Một hôm Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Đúng dịp lễ nên khách nước ngoài và nhân dân đến chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Bác đừng cởi dép. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài rồi mới bước vào, và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng một 2024
  5. Phong Phạm

    Bài viết:
    18
    Thomas Edison:

    Người có tính kỉ luật lúc nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được người người kính trọng, tin tưởng và giúp đỡ. Bởi thế họ thường là những người gặt hái được nhiều thành công. Điển hình như Cha đẻ của hàng nghìn phát minh vĩ đại trên thế giới Thomas Edison đã kiên trì, tự kỷ luật bản thân mình bao nhiêu năm để phát minh ra máy móc và trở thành nhà phát minh vĩ đại của nhân loại với 1.907 phát minh được cấp bằng sáng chế.

    Đối với ông:"Thiên tài là 1 Trong cuộc sống, còn có rất nhiều người không biết tự kỉ luật bản thân, không tuân thủ kỉ luật của tập thể. Họ sống ích kỉ, lười biếng, thường né tránh khó khăn, tắc trách trong công việc, tranh giành lợi ích, lúc nào cũng muốn được phần hơn. Họ thường bị tập thể khinh chê và thất bại trong cuộc sống. Những người như thế thật đáng chê trách.

     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng một 2024
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...