Tình thần đoàn kết trong văn học Lý Trần

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Mưa nắng thất thường, 6 Tháng mười một 2021.

  1. Bên cạnh đó, dân tộc ta còn thể hiện một tinh thần đoàn kết rắn chắc, nó tạo thành sức mạnh vượt qua mọi trở ngại và kẻ thù xâm lược, luôn đồng lòng cùng nhau bảo vệ và phát triển đất nước, trên sau như một. Tinh thần đoàn kết là một biểu hiện cho lòng yêu nước. Nó càng sâu sắc bấy nhiêu thì cho thấy tinh thần yêu nước càng đậm đà bấy nhiêu. Nhất là thời kỳ gây dựng và đấu tranh chống quân xâm lược, đồng nghĩa với việc đoàn kết chính là sự sống, chia rẽ là chết, là thất bại. Tuy không nêu ra một cách rõ ràng trong từng tác phẩm nhưng tinh thần ấy chính là bàn đạp tất yếu cho những chiến thắng, chiến công mà ông cha ta đã làm nên.

    Ta có thể thấy được khí thế, tinh thần quyết chiến của dân tộc trong hội nghị Diên Hồng. Trần Thánh Tông thông qua hội nghị Diên Hồng không chỉ dò biết được ý nguyện của nhân dân, mà hơn thế nữa là cho nhân dân biết được ý nguyện của họ đã được các nhà cai trị tôn trọng và lắng nghe. Từ đó phải được lòng dân, tập hợp được sức mạnh, ý chí toàn dân tộc cùng đồng lòng và thống nhất. Ta có thể thấy vài nét về bối cảnh hội nghị lúc bấy giờ. Sau trận thắng chống quân Mông- Nguyên lần thứ nhất, triều đình nhà Trần vẫn vững vàng, nhưng trong tôn thất và quan lại ở triều cũng có không ít người mải hưởng thụ trên vinh quang của chiến thắng thành những kẻ mà như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn sau này đã lên án trong bài Hịch tướng sĩ của mình.

    Trước thực trạng ấy, câu hỏi của những người đứng đầu Nhà nước Đại Việt đặt ra cho các bô lão, tầng lớp được tôn trọng nhất trong xã hội truyền thống nước ta thuở đó, chính là sự củng cố sức mạnh đoàn kết của toàn dân trước thử thách mới của lịch sử. Sử sách cũng chép tiếp lời Trần Quốc Tuấn trước sự ướm hỏi của Trần Nhân Tông: "Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi hãy hàng!". Còn nữa, trong hội nghị, khi được hỏi "đánh" hay "không đánh", các phụ lão đều nói "đánh!", muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng ".

    Như thế là đã có dân, lại có cả tướng chung một ý chí quyết đánh, như sử chép trai tráng Đại Việt xăm hai chữ" sát thát "vào cánh tay, rồi đầu quân ra trận. Chính nhờ điều đó đã dẫn đến thắng lợi cuối cùng trong lần chống quân Mông – Nguyên xâm lược lần ba Ý chí đó rất mộc mạc chính là bài học lớn nhât mà lịch sử dân tộc Việt Nam đã đúc kết, không chỉ với sự nghiệp giữ nước.

    Kể từ đó hai chữ Diên Hồng đã trở thành biểu trưng cho ý chí thống nhất của một dân tộc, thể hiện sự đồng nhất giữa nhà nước với người dân trong mối quan hệ vua-tôi, trên-dưới.. Hội nghị Diên Hồng cũng mang ý nghĩa như một nguyên lý tạo nên sức mạnh dân tộc trước những thử thách của lịch sử và trong chừng mực nào đó cũng biểu hiện nhân tố cận dân, thân dân như một giá trị truyền thống mang ý niệm" dân chủ "sau này được xác lập trong thời kỳ lịch sử cận và hiện đại.

    Ngoài ra tinh thần đoàn kết còn thể hiện trong hai câu đầu bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão:

    " Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

    Tam quân tì hổ khí thôn ngưu "

    (Múa giáo non sông trải mấy thu

    Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)

    Câu đầu thể hiện tư thế của những người chính nghĩa lồng lộng in hình trong không gian rộng lớn là giang sơn đất nước trong suốt, một thời gian dài. Câu thơ thứ hai đặc tả khí thế chiến đấu và chiến thắng không gì ngăn cản nổi của quân dân ta. Tam quân tì hổ là một ẩn dụ so sánh nghệ thuật nêu bật sức mạnh vô địch của quân ta. Khí thôn Ngưu là cách nói thậm xưng để tạo nên một hình tượng thơ kì vĩ mang tầm vũ trụ. Thật tuyệt vời, cái sức mạnh của ba quân một lòng có thể nuốt trôi cả trâu.

    Không những thế, tư tưởng đại đoàn kết còn thể hiện rất rõ trong thời đại Hồ Chí Minh với mốc lịch sử quan trọng là Đảng ra đời. Khi đề cập đến vị trí, vai trò của đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cơ bản, nhất quán, lâu dài, là vấn đề sống còn, quyết định thành công của cách mạng. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng nhằm hình thành và phát triển sức mạnh to lớn của toàn dân trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù của dân tộc, của nhân dân. Theo Người, đoàn kết làm nên sức mạnh và là cội nguồn của mọi thành công:" Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi"

    Nhìn lại lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, chúng ta càng thấm nhuần sâu sắc tư tưởng đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, càng tự hào với sự lãnh đạo tài tình của Đảng. Ngày nay, việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được Đảng ta tiếp tục coi trọng; bởi đó không chỉ là bài học thành công của quá khứ, mà tiếp tục là động lực chủ yếu, nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm cho thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

    Có thể nói đoàn kết là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay không riêng gì một thời kỳ. Vì thế, bản thân mỗi con người không những phải giữ gìn mà còn phải phát huy truyền thống đó.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...