Tính Nhân Văn Là Gì?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Linda Yến, 13 Tháng hai 2020.

  1. Linda Yến Đại cát đại lợi!

    Bài viết:
    139
    Chúng ta đã biết, tiếng việt là ngôn ngữ của người việt và là thứ ngôn ngữ chính thức của nhân dân Việt Nam! Trong lịch sử Việt Nam, có tới ba loại văn tự được dùng để ghi chép tiếng việt gồm chữ Hán, Nôm và Quốc Ngữ. Chính vì bề dày lịch sử như thế nên "tiếng Việt" rất đa dang về mặt ngữ nghĩa, kết cấu câu từ. Không chỉ khiến cho bạn bè quốc tế phải đau đầu về hàm nghĩa của tiếng Việt mà đôi khi, ngay cả chúng ta! Là người Việt cũng phải xoắn xuýt không hiểu từ mình dùng hay nghe có ý nghĩa như thế nào!

    Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ "Nhân văn" chưa? Cụ thể hơn đó là: "Tính nhân văn là gì?" và những cụm từ được sử dụng rộng rãi trong giới học thuật như: "Lối sống nhân văn", "Tính nhân văn trong văn học" hay "tính nhân văn gắn liền với văn hóa Việt Nam"?

    Để hiểu cho tường tận, tôi sẽ phân theo từng chuyên mục, các mối quan hệ liên quan tới khái niệm "tính nhân văn", giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn về cụm từ này cũng như những cột mốc lịch sử hay những kiến thức mà nó mang lại. Cùng tìm hiểu nhé!

    1. Nhân văn là gì?

    Về mặt hình thể hay kết cấu chữ viết theo tiếng Hán Việt, từ này được viết là: 人文. Nhân: Nghĩa là người, văn trong văn hóa. Nhân Văn chính là văn hóa hay nói đúng hơn nó là tư tưởng, quan điểm, tình cảm của con người khi nhắc tới các giá trị sống như: Phẩm giá, trí tuệ, sức mạnh và vẻ đẹp!

    Trên thế giới có một bộ môn học thuật, đó là "Nhân Văn học" - Một nghành nghiên cứu về văn hóa của con người, sử dụng các lí lẽ, lập luận, phân tích và có cả yếu tố lịch sử. Bao gồm các lĩnh vực như: Ngôn ngữ học, tôn giáo, tâm lí, các nghành nghệ thuật và văn triết học.

    Hiện nay, ở nước ta có một số trường có đào tạo về những lĩnh vực này như Khoa học xã hội và nhân văn, các trường báo chí, nghệ thuật.. Dưới đây là hình ảnh của ngôi trường đạo tạo tốt nhất trong nước về lĩnh vực này:

    [​IMG]

    [​IMG]

    2. Lối sống nhân văn - Mối quan hệ của nhân văn đến đời sống!

    Thế giới này có cả khổ đau lẫn hạnh phúc, nhưng cái có thể hóa giải mọi khổ đau trên thế giới này và làm nên những điều phi thường là tình thương. Vì vậy, thời đại khoa học công nghệ lên ngôi thì việc con người phải đối xử thân thiện với nhau, tạo nên một lối sống tràn ngập tình thương, biết sẻ chia, giúp đỡ và ý thức trách nhiệm, tạo nên một lối sống lành mạnh đầy tính nhân văn và nhân đạo giữa con người với nhau. Đó mới là cách mà thế giới này vận hành!

    Khi một con người có lối sống nhân văn, họ sẽ luôn sống chân thật với cảm xúc của mình, có một trái tim luôn rung động trước vẻ đẹp của cuộc đời hay cảm thấy xót xa trước những số phận hẩm hiu, trái tim họ luôn đập mạnh trước những gì trong trẻo và cố hết sức để làm một thứ gì đó có ích cho chính hành tinh mà họ đang sống.

    Hơn nữa, họ còn có một tinh thần độc lập tự cường. Cũng giống như người Việt Nam chúng ta, tính nhân văn sẽ không trọn vẹn khi mà chúng ta không dành tình cảm cho quê hương, đất nước, yêu hòa bình và mong muốn được độc lập. Đồng thời còn đề cao tinh thần bất khuất, đứng về lẽ phải và công lý.

    Mượn một câu nói của phật: "Hàng ngàn ngọn nến có thể thắp sáng bởi một ngọn nến và cuộc đời của ngọn nến ấy không hề bị tàn lụi. Hạnh phúc cũng sẽ không bao giờ cạn đi khi ta biết sẻ chia"

    Tình thương nối kết những trái tim, thế giới sẽ thật sự đẹp khi ta biết sẻ chia và hòa ái với nhau. Đó mới là lối sống nhân văn tốt đẹp!

    [​IMG]

    [​IMG]

    3. Tính nhân văn trong văn học



    Văn học chân chính là văn học phản ánh cuộc sống, phản ánh hiện thực và con người. Thông qua ngòi bút tài tình của người nghệ sĩ, những cuộc đời ấy trở nên sáng chói hơn bao giờ hết trong sự thăng hoa, dâng trào cảm xúc dưới cái nhìn của người nghệ sĩ. Hướng đến tinh thần nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Để chứng minh cho luận điểm đó, M. Gorki từng nói: "Văn học là nhân học" chính là vì thế.

    Có thể nói, một tác phẩm văn học được coi là xuất sắc khi nó mang giá trị hiện thực và nhân văn.

    Giá trị hiện thực là giá trị mà con người nhận thức được và quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày như hình ảnh về người nông dân khổ cực trước cách mạng tháng tám năm 1945 trong Chí Phèo, Chị Dậu hay số phận bi kịch của người phụ nữ thời phong kiến trong tác phẩm truyện kiều, tự tình.. Tất cả những hình ảnh thân thuộc đó đều được tác giả chọn lọc đưa vào trong nghệ thuật.

    Giá trị nhân văn là những giá trị đẹp đẽ của con người về phẩm chất, cốt cách. Một tác phẩm được coi là mang giá trị nhân văn khi nó thể hiện được vẻ đẹp của con người: Vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ, tình cảm.. Luôn hướng đến con người và đề cao giá trị con người.

    Đồng thời, nó còn là thước đo giá trị của văn học, thể hiện tấm lòng, niềm cảm thông, sự trăn trở của người nghệ sĩ đối với cuộc sống. Giúp kết nối những giá trị, con người qua từng thời đại với nhau. Một sốtác phẩm bất hủ về giá trị nhân văn để lại ấn tượng khó phai trong lòng người đọc qua từng thập kỉ như:

    - Túp lều bác Tôm - Một cuốn sách về chế độ nô lệ và niềm khao khát hòa bình của Harriet Beecher Stowe

    [​IMG]

    - Hay cuốn sách bất hủ Hoàng tử bé - Hành trình nhìn lại thế giới bằng trái tim của Saint-Ex đều rất đáng đọc

    [​IMG]

    4. Tính nhân văn gắn liền với văn hóa Việt Nam



    Tính nhân văn đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành văn hóa Việt cũng như thế giới. Điều đó được thể hiện qua tính bản địa, sự thích nghi các văn hóa ngoại lai vào văn hóa bản địa.. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tính nhân văn của văn hóa Việt Nam đã góp phần khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc trong sự giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay, việc phát huy tính nhân văn của văn hóa Việt sẽ góp phần quan trọng trong vai trò tự khẳng định mình và nâng cao giá trị của Việt Nam trước xu thế hội nhập với các nước quốc tế.

    Văn hóa Việt Nam ra đời với tư cách là một loạt sản phẩm của các hoạt động sống, gắn liền với lao động sản xuất của con người. Đó không phải là cái mà con người tự nhiên có được mà phải trải qua một quá trình đào tạo hay giáo dục lâu dài. Và khi nói tới văn hóa, người ta coi nó như là sự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người. Mang đậm ảnh hưởng đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người trong xã hội. Được lưu truyền dưới hình thức giáo dục bằng ca dao, tục ngữ là chủ yếu.

    Tính nhân văn trong văn hóa được hiểu như là tổng hòa của sự khoan dung, lòng nhân ái, ý thức căn bản của giống nòi.. của cá nhân cũng như cộng đồng tác dụng qua lại, bổ sung lẫn nhau ở mỗi giai đoạn lịch sử loài người. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, giáo dục, bồi dưỡng nhân cách cho các cá nhân để hướng tới việc xây dựng một xã hội hòa bình, ổn định mang đậm tính nhân văn.

    Gắn liền với tính nhân văn trong văn hóa việt không thể không kể đến nền văn minh lúa nước với hai đặc trưng cơ bản, đó là sự khoan dung và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Đây là truyền thống quý báu nhất của nước ta về một dân tộc nhỏ bé với hình chữ S trên bản đồ, chúng ta đã cho thế giới thấy văn hóa tốt đẹp, những con người kiên cường và khoan dung. Sống và làm việc theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

    Đi đầu trong nền Văn hóa đó, Việt Nam ta đã giúp nước bạn là Châu phi bằng tình thương, tấm lòng khoan dung và bình đẳng giữa con người với nhau. Mang giá trị nhân văn vĩ đại. Dưới đây là một số hình ảnh

    [​IMG]

    [​IMG]

    Đó là những điều mà tôi chia sẻ về khái niệm của tính nhân văn hay những mối quan hệ mật thiết xung quanh nó, cho bạn biết tại sao cụm từ này được dùng nhiều đến vậy! Tôi nghĩ, bản thân của cụm từ này mang ý nghĩa của hòa bình, nó chứa đựng mọi sự tốt đẹp và chúng ta! Những con người bất hạnh không trông ming điều gì hơn thế. Hãy hướng đến một lối sống nhân văn và lành mạnh. Như cái cah1 mà cụm từ đó thể hiện, viết sao, nghĩa vậy!


     
    Joens HB, Donna Queen, Alissa1 người nữa thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...