Ngôn Tình [Edit] Tiểu Kiều Nương Của Nhà Thợ Rèn - Tiểu Khẩu Thường Khai

Thảo luận trong 'Box Dịch - Edit' bắt đầu bởi THAI YEN NHI, 20 Tháng mười hai 2021.

  1. THAI YEN NHI

    Bài viết:
    70
    Chương 10: Làm mai

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Thấy nương mình nói một cách cẩn thận như thế, Dương thị hỏi: "Nương, có chuyện gì vậy, ngài cứ nói thẳng đi."

    Sử thị nhìn nữ nhi của mình, nói: "Thực ra lần này ta đến đây để nói một chuyện, ngươi tuyệt đối đừng có cảm thấy gánh nặng. Có được hay không còn phải do các ngươi quyết định."

    Dương thị nhìn nương của mình, cũng không có sốt ruột hỏi thử, mà chờ nương của mình tự mở miệng nói.

    "Chuyện này, cũng là do một người trong nhóm lão tỷ mấy ngày trước vội vàng về nhà chịu tang nói với ta, nói là gần chỗ bà ta có một thanh niên trẻ tuổi, bây giờ đã đến tuổi nhưng mà lại chưa có thê tử, trong nhà cũng coi là được, vào thời thế bây giờ mà trong nhà cũng có bột mì để ăn. Bà ta nhờ ta hỏi thăm một chút, tìm xem có người thích hợp không thì nói cho bà ta biết." Nói đến đây, lúc này Sử thị mới cười nói: "Ta nghĩ đến nghĩ lui, thì nghĩ đến Tam Nương. Trong gia đình của thành niên này không có cha mẹ, chỉ có một người, còn có tay nghề rèn sắt. Bây giờ mười chín tuổi, tuy là lớn hơn Tam Nương nhà ngươi vài tuổi. Có điều ta muốn nói, đàng trai lớn tuổi một chút mới biết thương người."

    Nói xong Sử thị nhìn con rể, cười nói: "Con nhìn xem Đỗ Hoa Thịnh đối với con rất là tốt."

    Ở nhà Đỗ Hoa Thịnh cũng không được chào đón, năm đó lúc cưới vợ, đã hai mươi hai tuổi, lớn hơn Dương thị đếnsáu tuổi. Có điều cũng giống như lão nương của mình nói, từ khi Dương thị gả đến đây, tuy là bị mẹ chồng khắt khe, nhưng từ trước đến giờ Đỗ Hoa Thịnh và bà chưa từng cãi nhau, ngay cả lời nói nặng cũng chưa từng nói với bà, đừng nói là động tay chân.

    Dương thị nhéo lông mày, hỏi: "Nương, theo như người nói, thì gia đình của thanh niên cũng không hề kém, vậy sao đến tuổi này mà còn chưa thành thân?"

    "Nói đến đây, cũng là chuyện khó nói." Sử thị lại uống một ngụm, nói tiếp: "Trước đó thanh niên kia có cưới thê tử, nhưng tân nương tử mới vào cửa ngày thứ hai đã bỏ chạy, nhà trai vì thành thân đã bỏ ra hai xâu tiền, ngay cả tay của cô nương còn chưa có sờ đến, thì cô nương kia đã bỏ chạy rồi."

    Dương thị nghe xong nhíu chặt mày lại, lại hỏi: "Nhưng mà thanh niên kia có bệnh tật gì sao?"

    Nếu không vì sao đang tốt lành cưới cô nương về, thì cô nương lại bỏ chạy! Thật có chút đúng là không hợp lý!

    "Nghe nói người thanh niên kia rất là khỏe mạnh, làm gì có bệnh tật. Là do cô nương kia không cam lòng, bị nhà cưỡng ép gả tới, không bằng lòng muốn sống chung với thợ rèn. Vào buổi tối thành thân hôm đó, vì để không cho hắn vào phòng, còn lấy cái chết để ép hắn. Mắt thấy không thể kết thúc trận ồn ào này được, nên gia đình cô nương kia đành phải đứng ra khuyên nhủ, nên cô nương kia mới chịu ở lại chỗ thanh niên đó. Ai ngờ ngày hôm sau nhà đó rời đi, thì đã không thấy bóng dáng của tân nương tử đâu. Mọi người đều nói, cô nương kia đã bỏ trốn cùng với người đàn ông khác." Sử thị thấy vẻ mặt của nữ nhi không tin, lại nói: "Con gái à, vị lão tỷ đó là bạn từ nhỏ với nương, đường nhiên bà ấy sẽ gạt ta. Bà ấy cũng nói với ta, nếu chúng ta cảm thấy có thể, thì lúc đó bà ấy sẽ dẫn chúng ta đi xem người, khi khi nhìn thấy điều kiện trong nhà của thanh niên kia thì sẽ nói tiếp chuyện này."

    "Ngươi coi thử có tay nghề rèn sắt, lại không cần phải hầu hạ cha mẹ chồng, khi gả đi thì có thể quản lý việc nhà mà còn có thể làm chủ cuộc sống của mình." Sử thị lại khuyên một câu.

    Dương thị nói: "Nương, để cho con suy nghĩ lại. Tuổi của hắn lớn như vậy, mà nha đầu nhà chúng ta chỉ mới có mười ba tuổi, còn chưa đến tuổi cập kê, ta không thể nào để nó lấy chồng sớm như vậy."

    Đương nhiên Sử thị gật đầu đồng ý, lại nói: "Con nói đúng, cho nên ta mới nói, đến lúc đó chúng ta cùng đi nhìn thử. Thanh niên kai có một cái lò rèn ở trong thành, nghe nói là ông cha truyền lại tay nghề, cũng có chút tiếng tăm."

    Dương thị nghe thấy chuyện này rất là thích, đối với người mẹ ruột của mình, Dương thị rất là tin tưởng, đương nhiên sẽ không hại nàng. Thấy nữ nhi mình nghe lọt, Sử thị cũng không nói lại chuyện này, hai người tiếp tục nói chuyện khác.

    Đỗ Tam Nương cầm một nồi lớn bánh bột ngô trộn với củ mì dại, đó là món chính, xào một ít rau dại, với một đĩa thịt khô, và chè trà dầu còn thừa lại lúc buổi sáng, cũng bưng lên luôn.

    Dương thị thấy trên bàn có thịt, thì đã biết là nương đã cầm đến, nàng khuấy cháo củ mì trong chén, bà cúi đầu xuống, trong mắt có chút chua xót. Có khách ở đây nên người Đỗ gia ăn rất ít, để cho khách ăn trước.

    Sau khi ăn cơm trưa xong, mấy người Sử thị nói muốn về nhà. Dương thị tiễn bọn đến cửa thôn, mới từ từ đi về nhà, Dương thị thở dài, nương đi đường xa như vậy nên mới chậm trễ cả ngày, cũng chỉ là bà ấy muốn đến đưa tin này thôi.

    Đi đến cửa, nàng thấy nữ nhi đang ở bếp dọn dẹp, ban đầu phòng bếp rất là lộn xộn nhưng đã được nàng dọn dẹp sạch sẽ. Dương thị yên lặng nhìn bóng lưng của nữ nhi mình, nghĩ đến lời lúc nãy của nương mình, khó tránh khỏi trong lòng suy nghĩ lại.

    Trong nhà không có mẹ chồng, nếu nữ nhi được gả đi thì sẽ được làm chủ cả nhà, hạnh phúc hơn nhiều so với bà năm đó. Bà ở trong tay mẹ chồng đã ăn không ít thua thiệt, chỉ riêng việc có một phu quân tốt đã coi như là không tệ.

    Đỗ Tam Nương rửa tay, quay đầu lại thấy nương đang đứng ở cửa nhìn nàng, nàng mỉm cười chào hỏi: "Nương, cữu cữu và nà ngoại đã đi rồi sao?"

    Dương thị ừ một tiếng, đi vào phòng

    "Nương, người nhìn xem." Đỗ Tam Nương vén một góc vải lên: "Bà ngoại cho một khối thịt khô to như thế, chỉ sợ trong lòng đại cửu mẫu rất là tức giận."

    Dương thị gõ đầu nàng một cái: "Cho dù thế nào nữa, đó cũng là tấm lòng thành của bọn họ."

    Đỗ Tam Nương thè lưỡi, nói: "Nương, con cũng không phải có ý đó. Chính là cảm thấy năm nay khó khăn như vậy, nhưng bà ngoài vẫn cầm mấy thứ này đến, lại nghĩ đến bà nội đến nhà ta gây ồn ào, ta cảm thấy vẫn là thần với bà ngoại hơn."

    Dương thị sờ đầu của nữ nhi: "Chờ sau này ngươi có tiền đồ, cũng phải nhớ kỹ bà ngoại của ngươi."

    Buổi tối, đột nhiên trên bầu trời vang lên tiếng sấm dữ dội, sau khi sấm rền đi qua, bầu trời bắt đầu mưa tí tách, đây cũng là trận mưa đầu tiên trong năm nay. Tiếng sét thật là lớn, xen lẫn có tia chớp. Đỗ Tam Nương có hơi sợ, không dám ra ngoài, chỉ là nghe tiếng mưa chảy ào ào, trong lòng cũng thở phảo nhẹ nhõm.

    Hôm nay trời mưa, rốt cuộc bọn họ cũng đã vượt qua được thời gian khổ cực kia!

    Bên tai có thể nghe thấy được tiếng mưa rơi lất phất, còn có những hạt mưa tí tách rơi xuống mái hiên.

    Tứ Nương còn nhỏ, bị sấm sét làm tỉnh, ngay lập tức bị dọa đến khóc lên, Dương thị vội vàng dỗ con bé, và nói: "Hoa Thịnh, trời mưa, cuối cùng trời cũng đổ mưa rồi."

    Đỗ Hoa Thịnh ngủ bên trong nhà chính, ông nói: "Bà nó à, bên trong nhà chính bị rỉ nước, bà xem thử trong phòng có rỉ nước không?"

    Dương thị nói: "Không có đâu, không có rỉ nước."

    Đỗ Phong cũng tỉnh, thằng bé nhìn thấy tiểu muội khóc, nói: "Tứ Nương, trời mưa rồi, sau này chúng ta sẽ có đồ ăn. Sẽ không còn ăn vỏ và rễ cây nữa."

    Đỗ Tứ Nương còn khóc thút tha thút thít, Đỗ Phong ôm cả cơ thể nhỏ bé của con bé: "Muội muội đừng sợ, ca ca sẽ bảo vệ muội."

    Dương thị khoác y phục lên, lại thắp đèn dầu cầm đi ra ngoài, bà thấy trong nhà chính đang rỉ nước, Dương thị muốn vào bếp cầm chậu để hứng nước mưa, Đỗ Hoa Thịnh vội vàng gọi bà lại: "Bà đừng đi, lần mưa này chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian. Dưới giường có cái bô, bà lấy ra để hứng đi, chờ sáng mai lại dọn dẹp. Có chút nước đó cũng sẽ không làm nhà mình chìm đâu."
     
  2. THAI YEN NHI

    Bài viết:
    70
    Chương 11: Đi chợ

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mưa to ào ào chảy xuống đất, giống như đang bù đắp những tháng qua không có mưa.

    Dường như Đỗ Tam Nương không hề ngủ, mãi cho sau nửa đêm nghe quen được tiếng mưa, nàng mới nhắm mắt lại.

    Ngày hôm sau ra khỏi phòng, bên ngoài mưa đã nhỏ không ít, nàng nhìn thấy đệ đệ và muội muội đang đứng ở cửa miệng cười hì hì chơi với nước mưa đang chảy xuống từ mái hiên, hai đứa nhỏ vươn tay ra cười khúc khích, mặc cho những giọt mưa nhỏ kia chà xát lòng bàn tay họ.

    Đỗ Tam Nương đi đến, cố ý nghiêm mặt nói: "Nghịch ngợm, còn không mau đi vào nhà. Nếu làm ướt y phục thì chắc chắn nương sẽ rất tức giận."

    Hai đứa trẻ nghe lời đại tỷ vừa cười vừa chạy về trong phòng.

    Đỗ Tam Nương nhìn phụ thân của mình, trên mặt phụ thân nàng cũng nở nụ cười, trong phòng còn có cái chậu gỗ đang hứng nước mưa, Đỗ Tam Nương nói: "Phụ thân, nương đâu rồi?"

    "Nương con đang nấu ít đồ ăn."

    Bây giờ ông trời khai ân, sảng khoái cho một trận mưa lớn, bùn đất được ngâm cả đêm như thế, đương nhiên có thể bắt đầu cày cuốc rồi. Rất nhanh trong nhà có thể trồng được mấy loại hoa quả, đáng tiếc bây giờ đã bỏ lỡ thời gian trồng lúa, giờ mà tròng lúa mạch thì còn quá sớm.

    Một lúc sau, cuối cùng cơn mưa kia cũng đã ngừng lại, Đỗ Tam Nương chạy về phòng bếp, bữa sáng rất đơn giản, xé từng miếng bánh bột ngô rồi nấu lên, mỗi người một chén nhỏ, mặc kệ có no hay không nhưng lại có thể chống đỡ cơn đói.

    Ăn xong, Dương thị cầm cuốc rồi cầm những hạt giống đã chuẩn bị từ lâu ở trong ngăn kéo ra, Đỗ Tam Nương nói: "Nương, con cùng đi với người."

    Đêm qua mưa lớn như vậy, trong lòng Dương thị rất là vui mừng. Điều này có nghĩa là bọn họ có thể trồng trọt, cuối cùng không còn lo lắng ngày nào sẽ bị chết đói.

    Chân của Đỗ Hoa Thịnh không còn khỏe, trong nhà lại thiếu đi sức lao động quan trọng nhất, nên giờ chỉ dựa vào nương, chắc chắn rất là bận rộn. Đỗ Tam Nương cũng cầm cái cuốc lên, đi phía sau lưng Dương thị.

    Vừa đi ra khỏi cửa, thì gần như có thể nhìn thấy các nam nhân nữ nhân của từng nhà đi ra ngoài, mỗi người đều khiêng cái cuốc lên vai, trên mặt đều nở một nụ cười như hoa. Bây giờ trời mưa, nhưng phải nhanh đi cuốc đất.

    Trên đường đi các nhà chào hỏi nhau, mặc dù từng người đều mặt mày xanh xao, nhưng giọng nói nghe rõ rệt hơn trước kia rất nhiều.

    Sau một đêm giội rửa, mặt đất khô cứng đã trở nên mềm nhũn, Đỗ Tam Nương và Dương thị mỗi người đứng một đầu cuốc đật.

    Hạn hán bảy đến tám tháng, bây giờ ông trời cũng cuối cùng đã mở rộng tầm mắt. Lúc này đã là cuối mùa hè, chuẩn bị rất nhanh sẽ sang thu.

    Con sông nhỏ ở cuối thôn phía đông đã khô cạn nay cũng đã bắt đầu chảy xuôi, Đỗ Tam Nương mỉm cười nhìn mọi người cười nói, thầm nghĩ chẳng bao lâu nữa thì mọi người sẽ sống tốt hơn.

    Năm nay gặp nạn mất mùa, lần đầu tiên bên trên miển thuế lương thực, nếu không như thế thì người dân không bị chết đói, thì cũng sẽ bị thuế làm cho mọi người tan nhà nát cửa.

    Bây giờ triều đại này là họ Trần, về phần đã truyền bao nhiêu năm, kinh thành ở đâu, những chuyện này Đỗ Tam Nương không hề biết, người trong thôn cũng không quan tâm cái này. Trong thôn này ngay cả một trò nhỏ cũng không có, từng người chữ lớn chữ to không hề biết một chữ nào, suốt đời là một nhà nông, chỉ cần có cơm ăn no, hoàng thượng là ai, bọn họ sẽ không quan tâm.

    Trôi qua một tháng, mầm cây trong đất phát triển rất là tốt. Mặc dù bây giờ trong nhà sống rất khó khăn, nhưng cả mọi người trong nhà đều giấu niềm hi vọng trong lòng, so với đoạn thời gian ăn rễ gặm vỏ cây kia, thì hiện tại cuộc sống rất là tốt. Phụ thân cũng có thể miễn cưỡng đi mấy bước, chỉ là chưa được làm việc nặng, Đỗ Tam Nương vẫn luôn khuyên nhủ, không cho phụ thân xuống đất làm việc nặng. Nếu xương không được điều trị tốt thì sẽ để lại di chứng thì lúc đó người thiệt cũng chỉ có mình.

    Dương thị cũng nói như vậy, nói Đỗ Hoa Thịnh hãy nghỉ ngơi, đừng lo lắng công việc, bây giờ có bà ở đây, mấy năm tháng gặp nạn còn chưa có chết, bây giờ đương nhiên sẽ không có chết người.

    Trong nhà nuôi mấy con gà, bây giờ sợ là nặng hơn một cân, đây là trước đó đại cữu cữu đưa đến, nói là do gà mái ấp một tổ. Khi mấy còn gà con vừa đến, thì người thích nhất chính là Tứ Nương, mỗi ngày con bé tỉnh dậy thì chuyện đầu tiên làm chính là cho gà con ăn.

    Ngày trước lại đổ một cơn mưa màu thu, hôm nay trời quang mây tạnh, Đỗ Tam Nương dẫn đệ đệ mình lên núi hái nấm, và hái được một rổ nấm, có thể nói là một thu hoạch lớn.

    Sau khi hai người trở về thì thấy Sử thị đến, trong lòng Đỗ Tam Nương rất là vui. Nàng một bên nói chuyện với Sữ thị, một bên thì kêu đệ đệ gọi nương về.

    Bây giờ Đỗ Hoa Thịnh có thể đi chậm, chỉ là không thể đi quá nhanh, cũng không thể đi quá nhiều. Ông là một người thành thật, không thích nói chuyện, bây giờ mẹ vợ ở đây, ông chỉ có thể khù khờ cười mà thôi.

    Rất nhanh Dương thị từ ruộng trở về. Đỗ Tam Nương thấy nương đã về, thì kêu đệ đệ và muội muội đi hái rau trong vườn.

    Sử thị cũng không quanh co lòng vòng mà nói thằng luôn: "Con gái, chuyện lần trước ta nói với con, con suy nghĩ như thế nào rồi?"

    Dương thị nói: "Nương, Có tin gì sao?"

    Sử thị cười cười, nói ra: "Vị lão tỷ kia nói với ta, nói là đúng lúc bà ấy có ở nhà, có thể mang chúng ta đi nhìn một cái. Trong lòng ta nghĩ đến chuyện này, thì chạy đến tìm con, ngày kia đi chợm chúng ta sẽ đến nhìn một cái."

    Dương thị mím môi một cái, một lúc lâu mới nói: "Nương, Nhìn như thế nào? Chuyện này con còn chưa nói với Tam Nương."

    Sử thị cười nói: "Con bé thì hiểu cái gì, mai chúng ta đi nhìn trước, nếu cảm thấyc ũng không tệ lắm, chờ quay về nói với con bé, cũng giống nhau mà thôi."

    Dương thị nghĩ nghĩ, cũng nhẹ nhàng gật đầu.

    Ăn cơm trưa, nghe thấy nương và bà ngoại muốn ngày mai đi chợ, Đỗ Tam Nương cũng có chút muốn đi. Số lần nàng vào thành cũng chỉ mới hai ba lần mà thôi, bây giờ tâm tính của nàng đã thay đổi, đã thật sự coi nơi này là nhà, đương nhiên cũng muốn đóng góp một phần cho nhà, mà không phải sống một cách mơ hồ như trước đây.

    Thấy nữ nhi cũng muốn chợ, Đỗ Hoa Thịnh là một người yêu thương con gái, cũng đáp ứng một tiếng.

    Hôm sau trời chưa sáng, có vài người đã ra khỏi giường. Những người như nhà bọn họ, đa số là đi đường vào trong thành, Đỗ Tam Nương có chút xúc động, nàng đi theo nương và bà ngoại, trong ngực nàng còn có hai tiền đồng, chẳng qua đó là số tiền nàng cố gắng tích lũy từ trước đến nay.

    Chiều hôm qua Đỗ Tam Nương lại đi lên núi, tìm kiếm một sọt nấm, còn đào được măng non, để chuẩn bị hôm nay mang đi bán, có thể bán bao nhiều thì cứ bấy nhiêu.

    Dương thị thấy lần đầu nữ nhi tích cực như vậy, cũng để tùy theo nàng, không muốn đả kích vào. Trong cái sọt còn có ít rau quả của nhà mình, có thể đổi được hai đồng tiền đề mua một ít gạo, dầu muối.

    Có thể nói mấy người bọn họ đi ra ngoài là lúc nửa đêm, đi hơn một canh giờ mới tới trong thành, cho dù như hôm nay khí trời mát mẻ, nhưng đi lâu như vậy, thì sau lưng Đỗ Tam Nương đẫm hết mồ hôi. Nàng cho rằng nhóm của mình đã đến quá sớm, ai ngờ bên trong chợ phía tây có rất là nhiều người. Có điều lúc này trời mới tờ mờ sáng, những khách hàng cũng sẽ không đi dạo sớm như vậy, họ đều là những nhà nông ở trong thôn gần đây, lúc này không buôn bán, có mấy tốp năm tốp ba ngồi cùng một chỗ trò chuyện.

    Chẳng qua là chuyện dài chuyện ngắn của ông chủ Lý gia, hoặc nói đến năm thiên tai vài ngày trước, và rất nhiều chuyện khác. Đỗ Tam Nương nhìn những gương mặt thành thật chất phác kia, trên mặt bọn họ hiện ra cuộc sống khó khăn và vất vả. Nhưng nàng chỉ cảm thấy rất là thân thiết, người khác nói cái gì nàng đều mở con mắt to lấp lánh nhìn và yên lặng nghe.

    ".. Trong trận mưa lớn đó, dốc núi chỗ của chúng tôi bị sụp xuống, một rắn to lao ra và cuộn người lại ở giữa đường, người nó bự như miệng chén vậy, ai cũng nói nó sắp tu luyện thành rồng bay lên trời. Con đại xà kai ở chỗ đó hai ngày, mọi người bị dọa sợ đều không dám đi về phái đó. Chuyện như thế này cũng mấy năm rồi, không ai động được đến nó, nếu có người động vào, thì khi quay về khó tránh khòi cả nhà sẽ gặp tai họa. Cũng may qua hai ngày, con rắn đó đã tự bỏ đi." Một ông già lớn tuổi cười ha hả nói, lúc nói đến chỗ phấn khích thì múa tay múa chân.

    Đỗ Tam Nương nghe rất chăm chú, nàng cười đến mức mặt mày cong lại, ông già kia nhìn thấy nàng, cũng là ha ha cười.
     
  3. THAI YEN NHI

    Bài viết:
    70
    Chương 12: Bán đồ ăn

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Ở trong mắt người nông dân, những thứ như đại mãng xà hay rùa lớn gì đó, đều đã muốn thành yêu quái. Nếu gặp phải thì nhanh chóng tránh đi, không được làm hại, nếu không trong nhà sẽ gặp xui xẻo. Đỗ Tam Nương còn nhớ trong thôn còn lưu truyền lại một chuyện xưa, cũng kể là có một người lên núi cắt cỏ, nhìn thấy một đầu mãng xà, hắn ta cũng là kẻ tài giỏi mà gan cũng lớn, dùng cái tảng đá lớn đè chết con mãng xà kia, sau đó còn lấy da mổ bụng nấu lên ăn, nhưng chẳng bao lâu, người kia liền bị bệnh nặng, đại phu đều bó tay, cuối cùng là chết.

    Từ đó câu chuyện này được lưu truyền trong thôn, các người già thường nói với mấy đứa trẻ là, hễ nhìn thấy mấy loại to lớn như thế, nhất định phải cách xa ra, tuyệt đối không thể làm hại nó, nếu không sẽ gặp nạn.

    Ngồi nghe những câu chuyện thần thoại này, thì mặt trời cũng dần dần sáng lên.

    Mấy tháng trước mất mùa, đừng nói người trong thôn không có ăn, chính là người trong thành cũng chưa chắc có đồ ăn. Trong ruộng nhà nông không có trồng hoa màu được, cũng không có người đến bán đồ, người trong thành cho dù có tiền cũng chưa chắc mua đồ ăn được. Còn những gia đình giàu có có thể đi mua chút thịt cá ở những thành gần đây, nhưng với những tiểu môn hộ nhỏ thì cũng trôi qua một cách khó khăn. Đừng nói ở nông thôn có người chết, mà đến cả trong thành cũng có.

    Trời đã sáng, Đỗ Tam Nương không còn tâm tư để nghe chuyện phiếm, nàng nghiêm túc trông cái sạp hàng của mình.

    Hôm nay phải đi chợ, nên nàng mặc bộ y phục sạch sẽ, chải tóc kỹ lưỡng, tuy nói trước đó trên mặt nàng có chút mồ hôi, sau khi lau khô cũng rất là sạch sẽ. Nàng thắt tóc con rết để hai bên, tuy dáng người gầy ốm, so với những người vẫn còn lăn lộn trên mặt đất thì thấy sạch sẽ và gọn gàng hơn nhiều.

    Người khách đầu tiên là một người đàn ông ăn mặc gọn gàng, hắn ta có hơi bắt bẻ những cây nấm ở trong sọt, Đỗ Tam Nương thấy có khách đến, cũng mặc kệ hắn ta có mua hay không, liền giới thiệu: "Đại thúc, đây là nấm mà ta mối hái trong núi, vô cùng ngon, cho dù là xào hay làm món canh cũng không tệ. Đại thúc có muốn mua không."

    Trên cằm người đàn ông ra có mấy sợi râu, bộ dạng khoảng 40 tuổi, bên cạnh hắn ta còn có hai chàng thiếu niên, nhìn giống như là gã sai vặt. Đỗ Tam Nương suy nghĩ trong lòng, gặp hắn ta không nói gì, thầm nghĩ hắn ta không thích đồ của nàng.

    Đỗ Tam Nương lại nở nụ cười, nói: "Ngoại trừ nấm, còn có măng non, xào một bàn, mùi vị cũng khá là ngon. Cũng có thể lấy chỗ mềm nhất, bỏ vào trong vại làm đồ chua, qua ít ngày lấy ra ăn đảm bảo sẽ rất là ngon, còn sẽ để lại hương thơm trong miệng."

    Dương thị lần đầu tiên thấy nữ nhi nói nhiều như vậy, chỉ là vị khách này rõ ràng không muốn mua đồ của nàng. Dương thị cũng không nỡ đả kích nhiệt huyệt của nữ nhi, chỉ có thể cười, nói ra: "Đây là con gái của ta, con bé vẫn còn nhỏ, mong lão gia đừng tức giận với nàng."

    Người đàn ông trung niên nhìn đồ ăn trong sọt của Dương thị, rau xanh mơn mởn, nhìn rất là đẹp, nghĩ đến có lẽ chủ tử cũng sẽ thích. Những ngày hạn hán kia, cũng không có gì ăn, cho dù trong phủ bọn họ, muốn mua đồ ăn cũng phải đi rất là xa, những đồ giá đi trên đường một hai ngày, cũng là không còn tươi, trở về còn lại bị dạy dỗ. Bây giờ chủ tử đều không thích thịt cá, chỉ thích ăn những thứ rau xanh này.

    Đỗ Tam Nương mím môi một cái, nhìn thấy người kia mua hết đồ trong sọt của nương, nàng hơi kinh ngạc, không nghĩ tới đối phương lại hào phóng như vậy. Chỉ là rau dưa rẻ tiền thôi, thực tế cũng không nặng bao nhiêu, một cái sọt đó cũng chỉ hơn 60 văn tiền thôi.

    Có điều so với nàng không bán được cái nào, nhưng nương có thể bán hết đồ cũng đã rất là vui rồi. Đỗ Tam Nương cũng không ép bán, vì người ta đã không thích đồ của nàng, nàng sẽ đợi người khách tiếp theo, chắc chắn sẽ có người sẽ thích. Nếu là thật sự là không ai mua, nghĩ đến đây, nàng cắn môi, đó chỉ có thể nói nàng làm chưa đủ tốt thôi.

    Người đàn ông trung niên nhìn Dương thị nói: "Ngươi cõng đi theo ta."

    Dương thị dạ dạ hai tiếng, Đỗ Tam Nương giúp Dương thị đỡ cái sạt lên và nói: "Nương, ngài đi đi, con sẽ ở đây chờ."

    Dương thị nhẹ gật đầu, người đàn ông trung niên kai lại nhìn nàng một cái, hắn ta mím môi rồi vẫy tay về phía nàng và nói: "Ngươi cũng đi theo luôn đi."

    Đỗ Tam Nương không nghĩ đến hắn ta vậy mà lại muốn mua, hai mắt sáng lên, vẻ mặt tràn đầy vui vẻ nói: "Đại thúc, nấm nặng 5 cân, còn măng non thì nặng 4 cân. Vốn dĩ nấm bán năm văn tiền một cân, coi như ta sẽ bán cho người bốn văn tiền một cân, măng non thì ba văn một cân, tổng cộng ba mươi hai văn tiền, ta sẽ không thu số lẻ, như vậy ta sẽ thu người ba mươi văn."

    Vốn dĩ Triệu quản gia không có định mua đồ của nàng, nhưng vì ở nhà hắn ta cũng có đứa con gái, tuổi cũng gần với nàng, lúc này trong lòng có chút thương tiếc. Lúc này nghe nàng nói chuyện rõ ràng, chỉ có mấy câu đã tính toàn xong, trái lại làm cho hắn ta hơi kinh ngạc.

    Triệu quản gia nói: "Ngươi biết tính toán sao?"

    Đỗ Tam Nương cười hì hì và nói: "Chỉ biết chút ít cái đơn giản thôi."

    Sử thị nhìn thấy một khách hàng lớn nói chuyện tốt như vậy, trong lòng cũng rất là vui mừng, bà nói: "Đứa cháu ngoại này của ta, rất là tài giỏi, đầu năm thiên tai, phụ thân nàng bị ngã gãy chân, chuyện ở nhà hay ở ngoài đều là một tay con bé giúp đỡ."

    Triệu quản gia cười cười, hắn ta lại mua vài thứ, hai thiếu niên đi phía sau đương nhiên sẽ là xách đồ.

    Sau khi mua xong, mấy người liền rời khỏi chợ đi về phía tây. Đỗ Tam Nương thấy hắn ta ăn mặc gọn gàng, có lẽ là làm quản gia trong phủ, nên nàng nói chút lời may mắn, ngược lại là Dương thị nhìn thấy con gái hôm nay lại nói lời hay như thế, có chút bị dọa sợ. Triệu quản gia nhìn dáng vẻ gầy ốm của nàng, hắn ta hỏi tuổi nàng thì đã 13 tuổi, lớn gần bằng nữ nhi của hắn ta, chỉ là cô nương này gầy đến da bọc xương, làm cho Triệu quản quan có mấy phần thương xót nàng.

    Đến trong phủ, Đỗ Tam Nương nhìn tường vây gạch xanh cao hơn một trượng, bọn họ đi đến cửa phũ, gõ cửa một cái, người gác cổng mở cửa, Đỗ Tam Nương nhìn thấy hắn ta đi vào, lấy dũng khí nói: "Đại thúc, rau quả nhà chúng tôi đều tự mình trồng, đảm bảo ăn vào rất giòn và ngon."

    Triệu quản gia nhìn về phía nàng, cười nói: "Cô nương, ngươi có chuyện gì thì cứ nói thẳng đi."

    Đỗ Tam Nương có hơi xấu hổ, nàng nói: "Đại thúc, đồ mà nhà ta trồng, sau này ta sẽ lại đến cho ngài, ngài thấy có được không? Trên núi có rất nhiều thịt rừng, như là mộc nhĩ, nấm cây trà, đều là những đồ rất tốt, mộc nhĩ trộn với rau, xào thịt, đều ngon cả, cây nấm trà hầm với gà mái là ngon nhất, đảm bảo trong phủ đều có thể ngửi thấy màu thơm. Quay về ta sẽ cho ngài nếm thử."

    Triệu quản gia là người quản lý trong phủ, phụ trách phòng bếp, thê tử hắn ta là đầu bếp nữ, bây giờ đại nữ nhi đang hầu hạ phu nhân, còn tiểu nữ nhi đang làm ở chỗ của nương con bé, hai đứa con trai còn nhỏ nên chưa làm gì. Thời gian Triệu quản gia làm việc mua đồ ăn ở phòng bếp cũng không ngắn, thường ngày hắn ta cũng thích đi mua những đồ ăn của những nhà nông, nhưng ai cũng quy cũ với hắn ta, ngay cả nói cũng nói không rõ ràng, hắn ta ới nói hai câu, đã làm người ta phải sợ. Trái lại cô nương này lại không như vậy, không những không sợ mà lúc này lại muốn làm ăn với hắn ta, cái phần dũng khí này làm cho Triệu quản gia phải thay đổi cách nhìn.

    Triệu quản gia cười nói: "Có thể, mặc kệ là rau dưa hay là đồ ở trong rừng, hoặc là gà vịt trong nhà, đều có thể đưa tới."

    Đỗ Tam Nương nghiêm túc cúi đầu với Triệu quản gia, nàng nói: "Tạ ơn đại thúc, nếu trở về có đồ hiếm ở trên núi, thì trong phủ có cần không?"

    Triệu quản gia nhìn cô nương này, thật sự đúng là cái gì cũng dám nói, hắn ta cười và chỉ nói một chữ: "Cần."

    Cuối cùng Đỗ Tam Nương cũng cười, đôi mắt nàng sáng lấp lánh nhìn hắn, nói: "Đại thúc, nếu nấm mà xào với ớt ngâm, thì mùi vị sẽ rất là ngon."
     
  4. THAI YEN NHI

    Bài viết:
    70
    Chương 13: Coi mặt

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đỗ Tam Nương cùng nương đứng chờ ở ngoài, một lúc sau, một cái gã sai vặt đi tới, nói: "Tiền đây."

    Vừa nói vừa đưa một túi tiền cho nàng, Đỗ Tam Nương cười nói: "Đa tạ đại ca."

    Tên gã sai vặt kia không thèm quan tâm nàng, hắn ta quay đầu thẳng rời đi. Người canh cửa nói: "Những người ở trong viện đều là mắt cao hơn đầu, sẽ không quan tâm đến ngươi đâu."

    Đỗ Tam Nương cười cười, lập lức lấy hai văn tiền đưa cho người gác cổng, nói: "Đại thúc cầm lấy để đi uống rượu."

    Mặc dù nàng gầy còm, nhưng bộ dạng cũng không xấu. Lúc cười nhìn ra rất là thùy mị, người giữ cửa kia là một người đàn ông trung niên khoảng 40 tuổi, cả ngày đều trông coi cái cửa sau này, chỉ là một gã sai vặt hạ đẳng thôi, một tháng chỉ có mười mấy văn tiền, hai văn tiền này có thể uống hai lạng rượu. Hắn ta cũng không hề khách khí mà nhận, và nói: "Nếu sau này cô nương lại đến, cứ gọi ta là lão Hình được rồi."

    Đợi cổng phụ đóng lại, Dương thị vẫn còn chưa hoàn hồn lại, sửng sốt nhì con gái của mình, căn bản không nghĩ tới con bé có thể làm như vậy được.

    Đỗ Tam Nương rất là vui vẻ, lúm đồng tiền ở bên khóe miệng lộ ra, nói: "Nương, vậy mà chúng ta có thể gặp khách hàng lớn đó nha."

    Nói xong đưa tiền cho bà, Dương thị nói: "Con đã bán được 30 văn tiền rồi, con tự giữ lại đi."

    Đỗ Tam Nương cười cười, vươn tay ra chỉ lấy mười văn tiền: "Nương, đều là người một nhà, không cần phải rõ ràng như vậy. Cha mẹ đã nuôi con khôn lớn như vậy, đã đến lúc con nên hiếu kính rồi."

    Nàng cất kỹ mười văn tiền ở trong người, lại nói: "Con muốn đi ít kim và chỉ."

    Đi ra từ ngõ hẻm, Đỗ Tam Nương vòng qua cái cổng chính, cấp, phía trên viết hai chữ "Cố phủ" thật to.

    Đỗ Tam Nương nhìn một lúc, nở một nụ cười yếu ớt và nói: "Nương, sau này con có tiền, ta cũng sẽ mua cái nhà lớn như thế để hiếu kính cha mẹ."

    Dương thị chỉ coi nàng là đang nói giỡn, nhưng bà cũng không nhịn được mà cười đến mức không ngậm miệng lại được.

    Đi vài bước, thì nhớ múc đích hôm nay tới đây. Dương thị nói: "Ta và bà ngoại con phải đi mua vài thứ, con tự mình đi dạo đi, muốn mua dì thì mua. Đến lúc trưa thì đến cửa thành chờ chúng ta."

    Vừa nói vừa đưa mười văn tiền còn lại cho nữ nhi. Đứa trẻ vất vả lên núi hái nấm, số tiền khó khắn này, Dương thị cũng không đành lòng lấy.

    Trên đường cũng không có nhiều người, cho dù nạn đói đã đi qua, nhưng bởi vì nạn đói làm cho kinh tế bị suy thoái nên vẫn còn ảnh hưởng. Hai bên đường chỉ có lẻ tẻ cửa hàng mở cửa thôi.

    Đỗ Tam Nương đi đến một cửa tiệm vải, nhìn cái cửa tiệm rất là vắng vẻ, mà còn rất là nhỏ. Ở bên trong chưỡng quỹ còn ngủ gật.

    Đi vào cửa tiệm, Đỗ Tam Nương nói: "Chưởng quỹ."

    Chưởng quỹ kia đang ngủ gật thì bị một tiếng gọi này đánh thức, nhìn thấy có người đến, vội vàng dụi dụi con mắt, nói: "Cô nương muốn mua cái gì!"

    Đồ ở bên trong cửa tiệm này, đều không phải là hàng cao cấp gì, có điều đối với những người như nhà nông bọn họ thì nó thực dụng hơn. Đỗ Tam Nương chỉ một khối vải màu nâu, nói: "Chưởng quỹ, cái này một thước bao nhiêu?"

    Đây là vải dệt thủ công, cũng không đáng tiền. Chưởng quỹ nhìn thoáng qua, nói: "Năm văn tiền một thước."

    Giá này cũng coi là rẻ, Đỗ Tam Nương nghĩ, liền nói ra: "Cho ta ba thước."

    Chưởng quỹ kia thấy nàng mới mở miệng đã muốn mua ba thước, ngay lập tức ông ta cầm cây thước đến đo, sợ nàng đổi ý, rời dùng kéo xoẹt xoẹt một cái cắt xuống miếng vải.

    Đỗ Tam Nương nhìn xung quanh, nhìn thấy trong góc có mấy miếng vải vụn, nàng nói: "Chưởng quỹ, có thể cho ta mấy miếng vải đó không?"

    Chỉ là những mấy mảnh vải vụn, cũng không có dùng được, hơn nữa cô nương này đã mua ba thước vải, là hôm nay là đơn hàng đầu tiên, chưởng quỹ mà nói: "Nếu cô nương thích thì cứ cầm lấy đi."

    Đỗ Tam Nương rất là vui vẻ mà nói cảm ơn, nàng lại nói: "Lại cho ta một ít sợi chỉ cùng màu."

    Mua được đồ tốt, ba mươi văn tiền trong túi còn chưa có nóng mà đã tiêu mất hai mươi văn. Lúc trước cảm thấy ba mươi văn là khoản tiền lớn, vậy mà giờ sắp biến thành kẻ nghèo rớt mùng tơi.

    Đỗ Tam Nương có chút khóc không ra nước mắt, cắn răng nghĩ, nàng đã có thể dùng tiền, về sau chắc chắn có thể kiếm tiền.

    Nàng quấn miếng vải lại, nàng không biết đi đâu tiếp mà nhìn xung quanh, thời gian này cũng không còn sớm, trên đường vẫn không có người nào, có thể thấy được cuộc sống của mọi người còn chưa trở lại bình thường được.

    Hôm nay Đỗ Tam Nương đi chợ sớm, lúc này chân cũng bắt đầu cảm thấy mỏi, chỉ muốn nghỉ ngơi. Nàng không còn đi mua đồ nữa, mà đi đến cửa thành chờ nương.

    Sử thị mang theo con gái, bảy lần quặt tám lần rẽ đi đến một cái hẻm nhỏ, rồi đến một dõ ngôi nhà dân đang đóng chặt cửa, kêu: "Tần bà tử, mau mở cửa."

    Sau một lát, cửa mở ra, một người phụ nữ gầy ốm nhô đầu ra, thấy người lạ đướng phía trước, nàng ấy nói: "Các ngươi là ai? Tìm nương ta làm cái gì?"

    Sử thị nói: "Ta là người trong nhóm lão tỷ của nương ngươi, đặc biệt đến đây đến tìm bà ấy, mau kêu bà ấy đi."

    Nữ nhân đó quay đầu kêu: "Nương, có người tìm kìa."

    Tần thị ở trong nhà đi ra, gương mặt đầy nếp nhăn mang theo nghi ngờ, cho đến khi đi tới cửa chính, nhìn thấy Sử thị thì bà ấy bỗng nở nụ cười: "Lão tỷ tỷ, vậy mà ngươi lại đến đây."

    Sử thị cười cười, nói: "Đây là khuê nữ của ta, hôm nay mang nó đến để đi xem."

    Tần thị cười cười đi ra ngoài, lại kêu con dâu ở nhà coi nhà, dẫn hai người họ đi về phía trước, vừa đi vừa nói: "Nếu như hôm nay lão tỷ tỷ không đến, ta đã định đi hỏi một chút đó."

    "Trong khoảng thời gian này trong nhà rất là bận rộn. Tất cả đều bận trồng trọt nên cũng không có thời gian" Sử thị giải thích.

    Tần bà tử này, chính là người mà Sử thị nói lần trước, lần trước hai người đã nói, nếu thật sự đồng ý, thì tới tìm bà ấy để bà ấy dẫn đi xem.

    Dương thị kêu một tiếng Tần thẩm, nói: "Tần thẩm, chàng trai kia, thật sự không có cha mẹ trong nhà sao?"

    Tần thẩm mở miệng nói: "Nương của hắn đã chết vài chục năm, phụ thân cũng chết đã bốn năm, bây giờ trong nhà chỉ còn một mình hắn. Cũng là người số khổ, có điều lại học được tay nghề của hắn, tay nghề rèn sắt của Lục gia là một bảng hiệu sống trong thành này, mọi người đều đến chỗ hắn để làm đồ. Đứa trẻ kia cũng là một người thành thật, chưa từng xài tiền bậy bạ, còn biết tiết kiệm tiền cưới vợ."

    Nói đến đây, Tần thị lại nói: "Trước đó tìm cho hắn một mối hôn sự, nhà gái không có cửa hồi môn gì, chỉ đưa một người đến, nhưng hắn cũng không có ghét bỏ, ngược lại còn cho hai xâu tiền để làm sính lễ. Nhưng người nữ nhân kia rất là xấu xa, lúc mới vào cửa, ban đêm đều không cho người vào phòng. Lục tiểu ca đành phải đến nhà thúc của hắn ở, ai ngờ hôm sau trở về thì nữ nhân kia lại bỏ chạy."

    "Ta thấy nữ nhân kia cũng không phải là một người đứng đắn!" Tần thị vừa nói vừa làm một vẻ mặt khinh bỉ, còn nhổ mấy ngụm nước bọt: "Chán ghét người ta là một thợ rèn. Phi, cũng không nhìn bản thân mình xem, người ta cũng không có ghét bỏ nàng ta nghèo, thậm chí còn không có của hồi môn, thế mà nàng ta còn không biết xấu hổ lại bỏ chạy! Vào thời thế thiên tai này, có một miếng ăn cũng không tệ rồi, còn kén cá chọn canh, nếu nó là con gái của ta, ta chắc chắn sẽ đánh chết nó!"

    Tần thị đi một đường nói không ngừng, Dương thị cũng yên lặng nghe. Đứa bé kia họ Lục, là con trai duy nhất trong nhà, lại có tay nghề, lúc năm đói kém này, trong nhà hắn còn có bột mì để ăn, có thể thấy được hắn thường ngày cũng là một người chăm chỉ.

    Trong lòng Dương thị rất hài lòng cái điều kiện này, chỉ là còn không nhìn thấy người thật, nên nàng ta cũng không có biểu hiện ra gì.

    Đi được hai khắc đồng hồ, thì đã đến mọt cái sân hỏ, Tần thị nói: "Ừm, đây chính là Lục gia."

    Lục gia có ba gian nhà ngói lớn, trước cửa là một ân nhỏ trống không, lúc này cửa bị khóa, trong nhà không có người.

    Sử thị nói khẽ với nữ nhi: "Nhà này khá lớn."

    Tần thị tiếp lời nói: "Đúng vậy, nếu không phải mấy năm trước đứa nhỏ này muốn giữ đạo hiếu, thì đã sớm thành thân, làm gì có chuyện bị chậm trễ đến giờ."

    Dương thị nói: "Nếu giống như thẩm nói, điều kiện của Lục gia tốt như vậy, cho dù là giữ đạo hiếu, thì khi ra hiếu sẽ có không ít người đến mai mối."

    Không phải Dương thị bắt bẻ, mà điều kiện của nhà này cũng không tệ, không có đạo lý những người khác không muốn đem cô nương gả vào. Bà thật sự sợ đối phương bị bệnh gì, nếu thật sự là như thế, chẳng phải là hại con gái nhà mình rồi.

    Tần thị nói: "Cũng không phải là không có, chỉ là trước kia phụ thân đã bói cho hắn, nói hắn phải tìm một cô nương nhà nông có tính tình dịu dàng và có thể chịu được cực khổ. Hắn vừa ra hiếu, trùng hợp lại đang lúc năm thiên tai. Cô vợ trẻ kia của hắn đã chạy mất kia là do thẩm nương của hắn tìm, ai ngờ được nữ nhân kia lại bỏ chạy, thế là thẩm nương của hắn khóc lên khóc xuống, sau đó nhờ chúng tôi nói tốt cho người."

    Tần thị vừa nói vừa dẫn bọn đến chỗ khác: "Lúc này đứa bé kia đang ở trong cửa tiệm, ta dẫn các ngươi đi."
     
  5. THAI YEN NHI

    Bài viết:
    70
    Chương 14: Thợ rèn Lục Trạm

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tần thị tiếp tục dẫn hai người đi về phía trước, không bao lâu liền thấy một gian nhà hẻo lánh đơn sơ, bên trong vang lên tiếng đánh thùng thùng.

    Nhìn qua khung cửa sổ nhỏ đang mở rộng, có thể thấy bóng lưng của một người đàn ông.

    Tần thị nói: "Chúng ta đi vào thôi."

    Vào nhà, Tần thị kêu lên: "Trạm ca nhi, ngươi có bận không?"

    Lục trạm đang đập cái thanh loan đao rồi tiếp theo kẹp lấy bỏ vào trong thùng nước, ngẩng đầu lên nhìn thấy là Tần thị, hắn cười nói: "Bà, người đã đến rồi."

    Tần thị nhìn mấy đồ linh tinh trong cửa tiệm, bà ấy đúng chỉ về phía hai người nói: "Ta dẫn bọn họ đến xem có đồ gì có thể dùng không."

    Lục Trạm nhìn hai người bên cạnh Tần thị, hắn cầm khăn lau mồ hôi trên mặt, nó: "Cứ xem tự nhiên, muốn cái gì ta cũng có thể làm ra."

    Sử thị bộ dạng hắn cao lớn, cơ thể khỏe mạnh, trái lại rất là hài lòng với đứa nhỏ này. Lại nhìn mấy đồ đặt trên chiếc bàn dài, có rất nhiều loại, lớn nhỏ gì cũng có.

    Dương thị lại nhíu mày, bộ dạng hắn quá cao to, nữ nhi của mình đứng bên cạnh hắn, giống như là một đứa trẻ.

    Sử thị kéo Dương thị, nói: "Không phải con muốn mua kéo sao, ta thấy nên làm một cái ở đây."

    Bà vừa nói vừa cầm cái kéo trên chiếc bàn, Dương thị lại nói: "Trong nhà con cũng có một cây rồi."

    "Cái đó đã dùng bao nhiêu năm rồi, hơn nữa cây kéo đó được làm khi con đi lấy chồng." Sử thị nói xong kéo bà đến một chỗ khuất.

    Lục Trạm cũng không quan tâm bọn họ có muốn mau đồ không, hắn xoay người lại tiếp tục làm việc.

    Những người đến cửa tiệm hắn đều là khách hàng cũ, hắn không phải là người biết ăn nói, hai người kia nghi ngờ kỹ năng của hắn cũng là chuyện bình thường, nhưng mà hắn chưa từng bao giờ thuyết phục đối phương mua đồ của hắn. Dù sao đồ hắn làm luôn được bày biện thoải mái, thấy ở bên trong thì tất nhiên sẽ có người mua đồ.

    Trước mặt người trẻ tuổi kia, Sử thị cũng không tiện nói rõ, nên vội vàng kéo nữ nhi đi ra chỗ khác.

    Sử thị nói: "Ta cảm thấy đứa trẻ này không hể tệ, nhìn thấy cũng là một người thành thật. Tuy trước đây đã cưới qua nương tử, nhưng vị tân nương tử kia đã bỏ chạy, cũng được tính là một thiếu niên."

    Dương thị nói: "Nương, bộ dạng hắn cao to và mạnh mẽ như vậy, Tam Nương nhà ta mà đúng bên cạnh hắn lại giống một đứa trẻ. Nếu sau này mà hắn bắt nạt Tam Nương, chỉ sợ là mới đẩy có một chút, thì Tam Nương nhà ta lại không đứng dậy được."

    Đây là chính là điều mà Dương thị lo nhất, mặc dù bà và Đỗ Hoa Thịnh chưa từng cãi hoặc đánh nhau, nhưng ở trong thôn, bà đã thấy rất nhiều phu thê cãi và đánh nhau, trời sinh nữ nhân yếu hơn nam nhân, hơn nữa nữ nhi của mình còn ốm yếu như thế.

    Sử thị nói: "Ta thấy đứa bé kia không giống người như vậy, với tuổi của hắn mà bên người không ai quản lại có thể thủ hiếu đến mấy năm, người mà thúc thẩm hắn làm mai bỏ chạy, bây giờ nhìn trên người lại không có bao nhiêu oán hận. Con còn ghét bỏ bộ dạng cao lớn của hắn sao, bộ dạng cáo lớn như này, sẽ có sức lực tốt, trong nhà con chỉ có Đỗ Hoa Thịnh, Phong ca thì vẫn còn nhỏ, tục ngữ nói con rể chính là một nửa đứa con trai, sau này nhà con có nhiều việc thì với sức lực đó, chỉ với một người như hắn cũng bằng hai người các con!"

    Sử thị không hiểu nữ nhi đang ghét bỏ cái gì, điều kiện tốt nư vậy, cho dù đốt đèn lồng cũng chưa chắc tìm được.

    Vẻ mặt Dương thị xoắn xuýt, nương nói những lời này, cũng là lời nói thật, chỉ là trong lòng chưa có quyết định chắc chắn.

    "Con cứ lại tin ta một lần, túc đầu ta chọn Đỗ Hoa Thịnh cho con, tuy nói nương của hắn không phải là kẻ tốt gì, nhưng nó không phải đối xử với con rất tốt sao? Mấy năm kia, con không có sinh nhi tử, thế nhưng hắn có chán ghét con không?" Sử thị vỗ ay của nữ nhi, lại nói: "Ta chính là nhìn trúng chàng thiếu niên kia rồi, con cũng đừng có bắt bẻ nữa. Con không phải là không biết điều kiện của nhà mình, cho dù con muốn tìm một nhà khá giả cho Tam Nương, cũng không phải là một chuyện dễ dàng."

    Một nhà Đỗ Hoa Thịnh rất là nghèo, hơn nữa còn có người mẹ chồng luôn nhảy nhót không ngừng làm cho cả nhà đều không yên. Nếu không chịu hôn sự này, thì muốn tìm một cái thích hợp hơn không phải là chuyện dễ.

    Trong lòng Dương thị đã bị nương của bà thuyết phục, nhưng bà vẫn còn lo lắng, nói: "Nhưng Tam Nương chỉ mới mười ba tuổi, còn người này đã 19 tuổi rồi."

    "Nữ nhi không chưa đến tuổi cập kê, ta cũng không dám để nàng lấy chồng." Dương thị nói.

    Sử thị cười nhìn nàng một cái: "Con lo lắng cái gì, ta còn không biết sao? Ta thấy đứa nhỏ này là một người đứng đắn, cũng không phải là kẻ khốn nạn tìm hoa vấn liễu. Mà là một trẻ con miệng còn hôi sữa, chưa ăn mặn lần nào, thì hiểu cái gì chứ?"

    Mặc dù người đàn ông huyết khí phương cương, nhưng cũng phải cưới vợ, sau đó đã hiểu ra những chuyện kia. Trước khi thành thân, lại không chịu nhìn qua cơ thể nữ nhân, còn không phải là một trẻ con miệng chưa hôi sữa. Theo Sử thị thấy, nữ nhi đang lo lắng đều thừa thãi.

    Nhìn cái người trước kia bỏ trốn là biết, đã đưa người vào cửa, còn không cho hắn vào nhà, vào ngày đại hỉ hắn còn phải đi đến nhà khác ngủ, có thể thấy được là cái gì cũng không hiểu. Nếu mà đổi thành người khác, ai quan tâm ngươi có bằng lòng không, nếu đã vào cửa thì cứ thành thật ngủ một giấc.

    "Cũng không biết hắn có ghét bỏ Tam Nương còn nhỏ không." Dương thị nói.

    Sử thị cười nói: "Chuyện này ngươi cũng đừng lo lắng, lúc về ta sẽ đặc biệt tìm lão tỷ muội nói chuyện này. Nếu đã đến rồi, con cũng làm một cái kéo để khi về cho Tam Nương."

    Một lúc sau hai người lại đi vào, nói là muốn làm một cái kéo không, lần sau đi chợ sẽ đến lấy, Lục Trạm gật đầu đồng ý, rồi hỏi tên bọn họ, nhà ở nơi nào sau đó lấy giấy bút ra, xoạt xoạt vài tiếng ghi xuống dưới.

    Dương thị thấy hắn vậy mà biết chữ, ngay lập tức kinh sợ.

    Tần thị bên kia thấy chuyện này có hi vọng, nên cũng cười, không phải là bà ham chút tiền của bà mối này. Chỉ là hai nhà biết nhau, nên bà cũng nói nhiều thêm một câu.

    Tần thị dẫn hai người đi ra, bà nói: "Người cũng đã nhìn, trong nhà cũng đã nhìn qua, các ngươi cảm thấy thế nào?"

    Dương thị nói: "Hắn còn biết viết chữ sao?"

    "Năm đó phụ thân hắn đưa hắn đi đọc sách hai năm, sau này lại không đi nữa, nên có thể biết mấy chữ."

    Dù vậy, theo Dương thị thấy đã biết chữ rất là ghê ghớm rồi.

    "Đúng là đứa trẻ này không tệ, đương nhiên chúng ta rất thích. Chỉ là phải nói rõ chuyện này với bà, đứa cháu ngoại kia của ta chỉ mới có 13 tuổi, còn chưa cập kê, nhỏ hơn hắn mấy tuổi. Tuy nhiên con bé là một người biết chịu khó, ở nhà việc trong hay ngoài con bé đều làm chuyện tốt, hôm nay con bé theo nương ra ngoài bán nâm, còn bán được 30 văn tiền. Nhưng con bé không chịu giữ số tiền này, nói là để nương giữ. Nương nó thương xót con mình, cầm hai mươi văn đưa cho con bé, lúc này chỉ sợ là đang ở cửa thành chờ chỗ chúng ta." Sử thị cười ha hả nói.

    Tần thị nghe lời này của Sử thị, cũng đã hiểu rõ mấy phần, bà nói: "Chẳng qua chuyện này chỉ còn 2, 3 năm. Trong nhà Trạm ca nhi không có người, thúc thẩm của hắn đã nói qua, chỉ cần là người biết chịu khó."

    Nói xong Tần thị đi theo hai người đến cửa thành.

    Đỗ Tam Nương vẫn luôn đứng chờ ở cửa thành, nàng trông chờ đến mòn mỏi, cuối cùng nhìn nương đi ra, bên cạnh còn có người phụ nữ xa lạ.

    "Nương.."

    Dương thị nhìn thấy nàng, mở miệng nói: "Con đã đi đâu vậy?"

    "Con đi lòng vòng thôi, rồi mua được ba thước vải, trở về con sẽ may y phục cho cha mẹ, còn dư lại may ít đồ cho Tứ Nương." Nàng cười nói còn lấy vải ra, nói: "Năm văn tiền một thước, chưởng quỹ còn cho con rất nhiểu vải vụn, sau này may vá cũng không cần buồn phiền đi tìm vải vụn."

    Sử thị cười cười, chỉ vào Tần thị nói: "Tam Nương, gọi bà đi."

    Đỗ Tam Nương nở một nụ cười ngọt ngào, cúi người xuống và nói: "Cháu chào bà."

    Tần thị thấy nàng tuy ốm yếu, nhưng ăn mặc rất sạch sẽ, cả người đều gọn gàng và nhanh nhẹn. Còn biết cầm tiền mua vải may y phục cho cha mẹ, là một người hiếu thảo. Sau này thành thân, chắc chắn biết yêu thương phu quân. Còn có thể để chưởng quỹ kia cho vải vụn, cũng là một người tháo vát, đương nhiên sau này cũng biết sống cần kiệm.

    Tần thị cảm thấy rất là hài lòng về nàng.
     
  6. THAI YEN NHI

    Bài viết:
    70
    Chương 15: Vật hiếm có

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Vừa về đến nhà, Tứ Nương vội vàng chạy tới, trên khuôn mặt nhỏ nhắn tràn đầy vẻ chờ mong, Đỗ Tam Nương vừa cời vừa lấy kẹo đường từ trong ngực ra, đưa cho con bé và nói: "Cầm lấy ăn đi."

    "Tạ ơn tỷ." Tứ Nương cầm đồ rồi cười hì hì chạy ra ngoài.

    Bây giờ trời xế chiều, hôm nay Sử thị ở nhà nữ nhi một đêm, ngày mai mới về. Dương thị để Tam Nương đi nghỉ ngơi, còn mình thì xuống phòng bếp làm cơm tối.

    Đỗ Tam Nương ôm ba thước đầu vải trở về phòng, lại tìm kim và thước ở trong sọt, lấy một cục than củi để làm dấu.

    Bên kia Sử thị ở trong phòng cùng Đỗ Hoa Thịnh nói chuyện, đương nhiên ông biết hôm nay bọn họ đi làm gì. Lúc này nhìn mẹ vợ, ông nói: "Nương, hôm nay các người đi xem người, có thấy không?"

    "Có thấy, trong nhà có ban gian nhà ngói lớn, còn có cửa tiệm rèn sắt. Còn cơ thể thì cường tráng hơn con nhiều, diện mạo cũng đàng hoàng, rất xứng với Tam Nương nhà con."

    Đỗ Hoa Thịnh xoa đôi bàn tay, có chút vội vàng hỏi: "Vậy cả nhà thanh niên kia có nói gì không?"

    Sử thị nhấp hai ngụm trà, nhìn đứa con rể thành thật của mình hiếm khi nóng nảy, bà cười nói: "Ta và lão tỷ sẽ cùng nhau đi nói, chuyện này con cũng đừng lo lắng, nếu có tin chính xác sẽ lại đến nói với các con."

    Sáng sớm ngày thứ hai, Sử thị muốn trở về, Dương thị đưa 10 văn tiền cho Sử thị, sau đó lại dẫn bà ra cửa thôn.

    Sử thị dặn dò: "Trước tiên ngươi đừng nói chuyện này với Tam Nương, chờ chỗ ta có tin chính xác, thì ngươi nói với Tam Nương cũng không muộng. Nếu mà chuyện này không thành công, thì trong lòng đứa trẻ cũng không thoải mái."

    Dương thị gật đầu biểu thị đã biết, đưa tiễn Sử thị suốt hai dặm đường, thì mới trở về nhà với nỗi băn khoăn trong lòng.

    Trong nhà chàng thanh niên kia rất có điều kiện, buổi tối hôm qua bà càng nghĩ càng thấy cửa hôn sự này mà thành, đối với nữ nhi mà nói đây cũng là một mối nhân duyên mỹ mãn. Bây giờ nhà bà cũng không có ý kiến gì, hiện tại phải xem nhà trai nói như thế nào.

    Đỗ Tam Nương đang ở trong sân may y phục, nàng đang xâu từng đường kim mũi chỉ, nghĩ đến cũng sắp đến mùa đông rồi, cũng phải nghĩ cách mua ít bông, làm hai bộ áo bông.

    Mùa đông ở đây rất là lạnh, nàng hận không thể cả ngày đều ở nhà mà không cần phải đi ra cửa, mỗi ngày ở trong phòng đốt lửa sưởi ấm thật là tốt.

    "Tam Nương, con cũng may cho mình một bộ đi, hai năm này đều không có may bộ mới cho con." Dương thị trở về nhìn thấy nữ nhi mình đang bận rộn may vá, trên người mặc bộ áo cũ trước kia, trong lòng không nhịn được mà có hơi bùi ngùi.

    "Nương, hiếm khi con kiếm được tiền lời, số tiền đầu tiên này, đương nhiên phải phải hiếu kính cha mẹ. Còn con thì không vội, sau này kiếm được tiền, đương nhiên ta sẽ tự mua cho chính mình." Đỗ Tam Nương không ngẩng đầu lên mà trả lời.

    Dương thị nhìn nàng ngồi thẳng lưng trong sân, trên mặt bàn còn đặt một tấm vải đã được cắt, nhìn nữ nhi hiểu chuyện như thế, trong lòng bà cũng rất vui mừng.

    Ở nhà một ngày, mà y phục chỉ được may sơ sơ, trái lại làm cho cổ nàng đau nhức, eo cũng đau. Đỗ Tam Nương dừng lại, thầm nghĩ từ từ làm cũng được, cũng không có gấp gáp.

    Qua mấy ngày sau, Đỗ Tam Nương mang đệ đệ đi theo vào núi, lại đi hái ít nấm. Bây giờ chính là vào cuối thu, quả dương đào dại mọc đầy trên cây, Đỗ Tam Nương trèo lên cây hai ba lần, hái những quả gần, còn những quả xa thì nàng dùng cây đập, chờ quả rời xuống mặt đất, Đỗ Phong khom người xuống nhặt lấy trong bụi cỏ.

    Đây không phải là thứ đồ hiếm gì, người trong thôn cũng thường đến hái ăn, kích thước của quả dương đào dại cũng nhỏ, có thể dỗ dành mấy đứa nhỏ, nhưng các người lớn không thích ăn lắm.

    Hái khỏng chừng được ba bốn cân, Đỗ Tam Nương liền dừng lại. Nàng chậm chậm leo xuống, nhìn Đỗ Phong nói: "Phong ca, không được nhặt trên mặt đất."

    Đỗ Tam Nương cõng cái sọt, trên tay cầm cái chiếc dao bầu, nàng đi thẳng đến đầm nước nhỏ, một con suối ở trên núi ngoằn nghoèo chày xuống, chà xát tảng đá lớn trong đầm nước, Đỗ Tam Nương nằm sấp xuống nâng hai tay múc nước lên để uống.

    Sau khi giải cơn khát xong, nàng đứng dậy nghỉ ngơi tại chỗ, bên kia Đỗ Phong đi dọc lên theo con suối, năm nay trời không có mưa, những năm qua trong thôn nhỏ bọn họ mỗi khi đến hè sẽ đi bắt ít tôm, cá trở về để nấu ăn.

    Đỗ Tam Nương thấy nó giống như một con khỉ, chỉ trong một lát đã không thấy bóng dáng nó đâu, cười nói: "Đệ đi chậm một hút."

    "Tỷ ơi, người mau lại đây."

    Đỗ Tam Nương theo sau thằng bé đi lên, và leo lên đến chỗ cao nhất, trước mặt là một ao nước có bán kính hơn mười mét, ao nước này nằm sâu ở trong núi, ở phần cuối có cái hang, nước chính là chảy từ cái hang ra, cuối cùng là hợp lại với dòng sông ở thôn đầu Đông.

    Nước rất trong trẻo, có chút lạnh, Đỗ Tam Nương thở dài, nói ra: "Phía trước khô cạn, sợ là không có gì cá."

    Cá sinh sống ở dòng nước lạnh này, chất thịt đặc biệt rất ngon, so với cá trong hồ nước còn ngon hơn.

    Đang chuẩn bị kêu đệ đệ về, đột nhiên nàng thấy chỗ tảng đá lớn có một đồ gì đó đen thui, còn nhúc nhích nữa. Đỗ Tam Nương dụi dụi con mắt, nhìn lỹ vào, ngay lập tức nàng đặt cái sọt xuống mặt đất, xoắn quần lên chỗ đầu gối đi xuống nước.

    Dòng nước rất là lạnh, nhưng Đỗ Tam Nương không thè quan tâm, lúc này lòng nàng chỉ để ý vật kia, ban đầu mặt nước yên lặng bị nàng ào ào tạo ra tiếng động lớn, thậm chí nàng còn bị nước hất lên làm ướt quần. Nàng nhanh chân chạy đến bên vật kia, duỗi hai cánh tay ra bắt nó.

    Đỗ Phong nhìn thấy trong tay tay của mình là một thứ có hình dạng kỳ lạ, nó còn kêu, tiếng kêu giống như là tiếng trẻ con khóc, Đỗ Phong bị dọa, vội vàng kêu lên: "Tỷ, tỷ mau bỏ nó xuống đi, cẩn thận nó làm tỷ bị thương."

    Đỗ Tam Nương cười: "Phong ca, con này có tên là kỳ nhông."

    Nàng vừa nói vừa vội vàng chạy về trên bờ, trong này nặng khoảng bảy, tám cân, Đỗ Tam Nương cười nói: "Ngày khác ta đưa nó cho đại nhân ở trong thành, nếu được thưởng, tỷ sẽ mua đồ ăn vặt cho đệ."

    Đỗ Tam Nương không hề nghĩ đến lần này leo núi, vậy mà gặp phải động vật hiếm, lúc này trên mặt không nhịn được mà nở nụ cười.

    Nhìn thấy đệ đệ mặc một áo choàng ngắn, Đỗ Tam Nương nói: "Cởi áo choàng ra đi, rồi nhúng xuống nước là ướt nó."

    Đỗ Phong nghe thứ này có thể đổi ra tiền, ngay lập tức cởi áo ra nhúng nước liên tục, sau đó đưa cho tỷ của mình, Đỗ Tam Nương dùng áo choàng bọc con kỳ nhông lại, đặt vào trong sọt và nói: "Chúng ta trở về thôi."

    Hai tỷ đệ dường như chạy một đường trở về nhà, cũng may lúc này phần lớn mọi người đều rất bận rộn, tuy con kỳ nhông phát ra tiếng nhưng không ai nghe thấy.

    Đỗ Tam Nương về đến nhà, vội vàng xách thùng gỗ ra, cho nửa thùng nước vào, mới bỏ con kỳ nhông vào nước.

    Tứ Nương chạy đến, đi xung quanh thùng nước, chỉ vào con vật kỳ lạ: "Tỷ, đây là gì vậy? Đen sì, còn tiếng kêu giống như con nít."

    "Đây là cá, đến mai tỷ tỷ cầm vào trong thành đổi tiền, mua đồ ăn cho hai đứa, còn làm quần áo mới."

    Nói xong, Đỗ Tam Nhương để Đỗ Phong tới phụ một tay, hai tỷ đệ các người đem nó vào trong phòng.

    Mặc dù chân Đỗ Hoa Thịnh đã tốt lên, nhưng không biết lúc điều trị sai chỗ nào, bây giờ lại ảnh hưởng đến việc đi trên đường, một chân dài hơn, một chân lại ngắn hơn. Hôm nay ông không ở nhà mà đã đi ra ruộng.

    Đỗ Tam Nương giấu con kỳ nhông kia thật kỹ, lấy nấm ra, đáng tiếc là bị con kỷ nhông kia đè hư hết.

    Đành phải nhặt một số nấm có thể còn nguyên vẹn, còn một số nấm quá nhỏ liền lấy làm đồ ăn vặt cho đệ đệ và muội muội.

    Đỗ Tam Nương nhìn Đỗ Phong: "Phong ca, đệ ở nhà trông coi, không được cho người khác phát hiện con cá này."

    Đỗ Phong vội vàng gật đầu đồng ý, Đỗ Tam Nương cõng cái sọt chạy ra vườn.
     
  7. THAI YEN NHI

    Bài viết:
    70
    Chương 16: Cố ý

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đỗ Tam Nương đi ra vườn hái ít loại rau, hánh lá, sau đó chạy nhanh về nhà.

    Con gà con nhà nàng nuôi đã nặng được hai cân, lúc này bị hai đứa nhỏ đuổi, bay nhảy khắp sân, la lên. Đỗ Tam Nương ở trong phòng bếp kêu lên: "Phong nhi, đừng có nghịch ngợm."

    Đỗ Tam Nương đang nhào nặn bột mì, hôm nay sẽ ăn mì, chờ bán con kỳ nhông kia có tiền thì sẽ mua ít đồ tốt.

    Rất nhanh phu thê Đỗ Hoa Thịnh từ ruộng về. Bây giờ hai chân của Đỗ Hoa Thịnh thật sự bị tàn tật, Dương thị từng lén lút khóc lóc một trận, nếu lúc đó có ít tiền mời đại phu khám, cũng sẽ không biến thành bộ dạng như bây giờ. Trái lại Đỗ Hoa Thịnh nghĩ rất là thoáng, còn luôn cố gắng an ủi bà.

    Nghe thấy tiếng cha mẹ, Đỗ Tam Nương vội vàng múc nước nóng ra ngoài: "Cha, mẹ, mau rửa mặt rồi ăn cơm."

    Dương thị nhìn thấy đồ trong sọt, mở miệng nói: "Tam Nương, con hái nhiều như vậy làm sao nhà chúng ta ăn hết được."

    Nó vẫn còn non, Dương thị thấy rất là tiếc. Nhà nông như bọn họ đâu ăn đồ quý giá như những người trong thành, chỉ thích đặc biệt ăn những thứ non, mềm mại và tinh tế.

    Đỗ Tam Nương nói: "Nương, ngày mai con sẽ vào thành, chuẩn bị đưa đồ cho khách hàng kia."

    Dương thị hơi sững sờ, đắn đo nói: "Tam Nương, Nhan phủ kia là gia đại nghiệp đại, sợ là sẽ chán ghét đồ của chúng ta. Con đừng có đi nữa."

    Đỗ Tam Nương vỗ ngực nói: "Nương, người yên tâm đi, ta tự biết rõ ở trong lòng."

    Thấy nàng đã tính toán trước, Dương thị chỉ có thể thở dài một tiếng, không đành lòng giội nước lạnh vào nàng: "Nếu con muốn đi thì cứ đi đi."

    Đỗ Hoa Thịnh vắt khô khăn đưa cho thê tử, Dương thị nhận lấy, rồi nói: "Tam Nương, có muốn nương đi chung với con không?"

    Dương thị sợ nàng chọc giận Nhan gia, bà còn có thể cầu xin không cho Tam Nương ăn thua thiệt.

    Đỗ Tam Nương lắc đầu: "Nương, người cứ ở nhà nghỉ ngơi đi. Chút chuyện nhỏ này, một mình con có thể làm."

    Vốn dĩ Tứ Nương đang chơi bùn nghe thấy, vội vàng chạy tới, nói giòn giã: "Nương, tỷ mới bắt được con cá lớn, tỷ nói sẽ đổi tiền mua kẹo đường cho con ăn."

    Đỗ Tam Nương cười nhéo nhéo khuôn mặt nhỏ của muội muội, Dương thị kinh ngạc hỏi: "Tam Nương, con bắt cá ở đâu vậy?"

    "Trên núi kia có một đầm nước, nương, ăn cơm trước đi, con đói bụng rồi."

    Nhìn thấy hôm nay ăn mì, Dương thị thấy đau trong lòng, năm tháng đói kém mới trôi qua không bao lâu, bây giờ mới từ từ trở lại bình thường được, nhìn vẻ mặt cười của nữ nhi, bà không nỡ nói thẳng với nàng, chỉ đành lòng nói: "Tam Nương, ngày khác nếu bán được tiền, thì lại mua ít mì ngũ cốc."

    Đỗ Tam Nương nghe xong thì biết nương cảm thấy mình quá lãng phí, nàng chỉ mở miệng cười rồi dạ một tiếng.

    Đỗ Hoa Thịnh cầm bát lên, nhìn thê tử của mình: "Mau ăn đi, còn phải xuống ruộng."

    Ăn cơm xong, phu thê Đỗ Hoa Thịnh ngồi nghỉ ngơi trong nhà chính.

    "Tam Nương, phải luôn thay nước cho cá, nếu không nó chêết thì người ta sẽ không muốn lấy đâu." Đỗ Hoa Thịnh sợ nàng không biết, nên nói một câu.

    Đỗ Tam Nương gật đầu, cười nói: "Con biết rồi, phụ thân cứ yên tâm đi."

    Buổi chiều Đỗ Tam Nương tìm y phục bẩn ở trong nhà, cầm ra chỗ sông nhỏ ở đầu thôn đi giặt, hai đứa trẻ đi theo nàng, Đỗ Tam Nương dặn dò: "Không được nghịch nước đó."

    Đỗ Phong cười hắc hắc: "Tỷ, bọn đệ sẽ không nghịch nước đâu."

    Đến bờ sông, thấy 2, 3, 5 người thiếu phụ, Đỗ Tam Nương chào hỏi hỏi, rồi tì chỗ ngồi xuống.

    Đỗ Phong đã dẫn Tứ Nương chạy đi ra ngoài, Đỗ Tam Nương nhìn hai đứa nhỏ rồi dặn Đỗ Phong đừng có đi xa.

    "Tam Nương đến giặt quần áo hả?"

    Đỗ Tam Nương nhìn thoáng qua, thấy là nàng ta, nàng chỉ nhàn nhạt đáp lại: "Thôi Yêu Thẩm".

    Thôi thị đi đến bên cạnh Đỗ Tam Nương, nhìn thấy nàng đánh y phục thật là nhanh. Năm đói kém đã đi qua, vẻ đẹp của nàng càng ngày càng thể hiện ra ngoài, mặc dù còn chưa phát triển hết, nhưng nhìn gương mặt trái xoan kia, đôi mắt to tròn, đúng là một mỹ nhân bại hoại.

    Bây giờ Thôi thị đi theo bà tử, đã có thể phân biệt ra như thế nào mới là hàng tốt, biết các lão gia trong thành kia thích dáng vẻ nữ nhân như thế nào.

    Bình thường Đỗ Tam Nương rất là thanh tú, bây giờ được nuôi dưỡng tốt làn da trở nên trắng hơn, vẻ đẹp này ở trong thôn cũng coi được là xuất sắc.

    Trong lòng Thôi thị có suy nghĩ kia, nên thỉnh thoảng đánh giá nàng.

    Đỗ Tam Nương bị bà ta nhìn cảm thấy cực kỳ không thoải mái, nhíu mày lại, cách xa bà ta chút.

    "Tam Nương, lúc trước thím cùng nương của ngươi từng nói qua chuyện cái chân của phụ thân ngươi, kêu là hãy tìm một đại phu đến khám, Đỗ nhị ca trước giờ lành lặn, bây giờ lại trở thành một tên què."

    Đỗ Tam Nương mở miệng nói: "Thôi Yêu Thẩm, năm đói kém đến cả ăn cũng không có, nhà ai làm gì có tiền mời đại phu chứ?"

    Thật là đứng đấy nói chuyện không đau èo sao!

    Thôi thị ngượng ngùng nói: "Thẩm chỉ nói một chút thôi, nói qua nói lại cũng là chuyện tiền."

    Đỗ Tam Nương cúi đầu liếc mắt nhìn.

    "Tam Nương, thẩm hỏi ngươi, ngươi có muốn đi ra ngoài giúp đỡ mọi người không, giống các cô nương trẻ đẹp, một tháng cũng có thể kiếm trên 100 văn tiền, chân của phụ thân ngươi giờ bị tàn tật, trong nhà chỉ đành dựa vào nương ngươi, đệ đệ và muội muội của ngươi còn nhỏ, thời gian này thật sự đúng là rất khó khăn."

    Hai lông mày Đỗ Tam Nương cau lên, nàng biết rất rõ cả nhà Thôi Yêu Thẩm làm cái nghề gì! Không nghĩ đến nữ nhân này lại đánh chủ ý trên người nàng?

    "Nhà nông ai mà chẳng vậy, sẽ không chết đói đâu." Đỗ Tam Nương cứng rắn chặn lại.

    Thôi thị nói: "Cũng không thể nói như vậy, có câu nói rất hay, người cũng chia đủ nhiều loại, ngươi nhìn những nông dân này đi, cả một đời đều lăn lộn trong buồn đất, thì sẽ có tiền đồ gì chứ! Dáng vẻ lớn lơn của ngươi rất là đẹp, nếu vào gia đình giàu có, chắc chắn sau này sẽ đeo vàng đeo bạc, và hưởng không hết phúc. Còn có thể giúp đỡ trong nhà, chẳng những làm cha mẹ ngươi thoải mái, chính là đệ đệ và muội muội ngươi sau này sẽ có một cuộc sống tốt. Chắc ngươi biết Trần Ngũ Nương trong thôn chúng ta, trước đó quay về, cón mang theo hai nha hoàn bên người."

    Nói đến đây Thôi thị liền cười lớn.

    Đỗ Tam Nương vừa nghe xong gương mặt liền lạnh như băng, vị Trần Ngũ Nương kia là làm thiếp cho người ta, Thôi thị nói lời này, chẳng lẽ ai cũng muốn đi làm thiếp cho người ta sao? Nàng ngẩng đầu lên, đôi mắt hạnh nhân tỉnh táo nhìn Thôi thị: "Như Yêu Thẩm nói như vậy, nếu sống tốt như vậy, sao không cho Viên tỷ tỷ đi, ta đã quen sống khổ cực, nên sẽ không tham gia chuyện vui này."

    Viên tỷ tỷ là nữ nhi của Thôi thị, cũng đã mười lăm mười sáu tuổi, chỉ là bình thường bộ dạng không được tốt, đến nay vẫn chưa hứa hôn với ai. Nếu không phải Thôi thị nói những lời này, Đỗ Tam Nương cũng không muốn kéo Viên tỷ tỷ xuống để cãi nhau.

    Sắc mặt Thôi thị cứng đờ, dáng vẻ của con gái nhà mình kia, chính là làm nha hoàn việc nặng cho người ta cũng không thèm.

    Cũng không biết rốt cuộc nàng có nghe hiểu không, Thôi thị lại nói: "Tam Nương, thím cũng là muốn tốt cho ngươi. Ngươi nhìn cái cơ hội này tốt bao nhiêu, sau này trở thành chủ tử của nhà giàu, muốn ăn cái gì thì ăn cái nấy, muốn mặc gì thì cứ mặc cái đó, còn tốt hơn là gả cho người đàn ông trong thôn."

    Đỗ Tam Nương hận không thể múc một xô nước đổ lên đầu bà ta

    Không muốn tiếp tục nói chuyện với bà ta, Đỗ Tam Nương kêu đệ đệ của mình: "Đỗ Phong, dẫn Tứ Nương lại đây."

    Đỗ Phong vội vàng kéo Tứ Nương đi đến, ngồi xổm trên mặt đất nhìn nhìn Đỗ Tam nương giặt quần áo.

    Thôi thị còn muốn nói thêm, nhưng Đỗ Tam Nương không thèm quan tâm bà ta, còn kêu hai đứa trẻ đến đây, bà ta cũng không tiện nói rõ, nhưng cũng phải nói những chuyện như nhà giàu nuôi mấy nô bộc, gia đình lớn bao nhiêu.

    Một lát sau, Đỗ Tam Nương bỏ y phục vào trong chậu, kêu Đỗ Phong đến phụ khiêng lên. Đi đến phía sau Thôi thị, Đỗ Tam Nương cố ý trẹo chân, bưng cái chậu ở trong tay không vững, ngay lập tức rớt xuống, và cả người nàng đụng thẳng vào Thôi thị. Thôi thị vốn dĩ đang ngồi xổm, Đỗ Tam Nương đụng bà ta như thế, cả người bà ta đều nghiêng người về phía trước, cơ thể lập tức mất đi cân bằng, liền ngã nhào vào trong nước.

    Nước sông cũng không sâu, nhưng do cả Người Thôi thị nhào tới, nên nằm thẳng vào trong nước, làm cho y phục ướt hết.

    Đỗ Phong kêu: "Tỷ, tỷ không sao chứ."

    "Không có chuyện gì, chỉ là chân của tỷ bị đau thôi." Đỗ Tam Nương nói, mắt nhìn vào Thôi thị đang ở trên sông: "Thôi Yêu Thẩm, thật sự là xin lỗi, chân của ta bị đau, người không sao chứ."

    Đỗ Phong nhìn Thôi Yêu Thẩm ở trên sông, liền bật cười. Tròng mắt thằng bé chuyển động, mở miệng kêu lên: "Thôi Yêu Thẩm rơi xuống sông, mau đến cứu mạng a."

    Một tiếng kêu của thằng bé này, làm cho mọi người ở xung quanh chạy đến. Thôi thị bất ngờ uống vài ngụm nước lạnh, bị dọa sợ nên đạp nước thịch thịch. Mặc dù sông kia không sâu, nhưng Thôi thị đang sợ hãi, đầu óc trống rỗng, bị dọa đến mức kêu lên.

    Mấy người đàn ông nông gia nghe tiếng chạy đến, nhìn thấy Thôi thị đang ở torng sân đang đạo giãy dụa, một người cười nói: "Sông này còn chưa đến bắp đùi, ngươi mù hay sao mà giãy dụa cái gì"

    Vứa nói xong lời này, mọi người xungq uanh đều bật cười.

    Đỗ Tam Nương nói: "Thúc, đều là lỗi của ta, ta bị trật chân, không có đứng vững nên đụng vào Thôi Yêu Thẩm."

    Một bên giải thích, một bên nàng nhặt y phục lên.

    Bên kia Thôi thị nghe nước sông không sâu, vội vàng bò lên, cả người ướt sũng.

    Nhìn Đỗ Tam Nương, Thôi thị duỗi ngón tay ra chỉ nàng, thở hồng hộc: "Mày.. Mày.. Đỗ Tam Nương, mày dừng lại cho lão nương."

    Thôi thị vô cùng tức giận, vẻ mặt hung dữ đi về phía nàng, bộ dạng giống như muốn ăn thịt nàng luôn.

    Bên cạnh có người nói: "Nàng cũng là do không cẩn thận, ngươi là người lớn hơi đâu mà so đo với đứa trẻ chứ?"

    Thôi thị mở mồm nói: "Cái gì mà không cẩn thận, ta thấy là nó cố ý! Trật chân chỗ nào mà chẳng được, cứ phải trật sau lưng của ta. Đỗ Tam Nương mày giỏi lắm, đi tìm nương của mày đến đây, ta phải hỏi nàng một chút, rốt cuộc dạy dỗ nữ nhi mình như thế nào vậy!"

    "Ngươi cũng đâu có bị thương gì, cũng đừng tính toán với đứa nhỏ nữa."

    Thôi thị tức giận nói: "Cái gì mà không bị thương? Ngươi không nhìn thấy y phục của ta bị ướt hết sao!"

    Bà ta không nói lời này còn tốt, vừa nói xong, xung quanh đều là một trận cười to. Mặc dù mùa này mặc y phục dày hơn mùa hè, nhưng có điều cũng chỉ là 1 2 lớp mà thôi. Thôi thị lăn lộn ở trong nước, dường như bộ y phục kia dính sát vào da bà ta, đều lộ cơ thể ra ngoài.

    Y phục bên ngoài Thôi thị là màu xanh lục, bên trong lại là màu đỏ chót, thậm chí có thể thấy rõ hình dáng của nội y, là cái yếm, bộ ngực theo âm thanh của nàng run lên một cái, thật sự rất là to.

    Đỗ Tam Nương cúi đầu xuống, giả vờ bộ dạng ngoan ngoãn khi làm sai, trong lòng lại là mừng thầm, nàng chính là cố ý, ai bảo tâm tư của Thôi thị lại ác độc như vậy? Thế mà lại khuyến khích nàng đi làm thiếp!
     
  8. THAI YEN NHI

    Bài viết:
    70
    Chương 17: Không có nam nhân tốt

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bộ dạng này của Thôi thị làm cho mọi người càng cười to hơn.

    Phu thê Đỗ Hoa Thịnh đang làm việc rất gần ở dòng sông, hơn nữa giọng của Thôi thị lại rất lớn, đương nhiên vừa rồi bọn họ nghe thấy tiếng của Đỗ Tam Nương.

    Dương thị vội vàng dừng công việc trong tay lại, lên bờ chạy về phía bờ sông.

    "Cái con nha đầu chết tiệt kia, mày có dám nói là mày không phải cố ý không?" Ngón tay của Dương thị dường như chọ thẳng vào mặt nàng.

    Thôi thị không biết vì sao mọi người lại cười, chỉ nghĩ là do bà ta rơi xuống nước nên người ta cười, đương nhiên bà ta hận Đỗ Ta Nương đến mức nghiến răng nghiến rợi.

    Dương thị chạy đến, thấy Thôi thị đang mắng nữ nhi của mình, bà hút một hơi thật sâu và nói: "Thôi Yêu Thẩm, có chuyện gì thì nói với ta là được rồi. Nếu đứa trẻ không hiểu chuyện, ta sẽ để cho nó nhận lỗi với ngươi."

    Thôi thị thấy Dương thị đến đây, ngay lập tức giống như đã tìm được mục tiêu chiến đấu, trong nháy mắt lấy hết sức mắng Dương thị không ngừng nghỉ.

    Đỗ Tam Nương mím môi một cái, để hai đứa trẻ đi lên trước, nàng nói: "Thôi Yêu Thẩm, chân của ta đúng là đau thật, chứ không có cố ý đâu."

    Thôi thị không chịu buông tay, vẫn đứng chửi rủa, mọi người xung quanh khuyên nhủ: "Được rồi, nó chỉ là một đứa trẻ, mỗi người lui một bước là được rồi, đừng có tính toán như vậy."

    "Ta tính toán? Dù sao cũng không phải là gươi rơi xuống nước, còn đứng đấy nói chuyện không đau eo." Thôi thị hùng hổ dọa người, nhìn Dương thị nói: "Hôm nay ngươi không cho ta một lời giải thích, thì cũng đừng hòng đi!"

    Dương thị nhìn nữ nhi của mình: "Thôi Yêu Thẩm nhi, con bé cũng không cố ý, ngươi đại nhân bỏ qua kẻ tiểu nhân, tha thứ con bé lần này đi."

    Thôi thị ưỡn ngực, giọng nói ngày cang lớn: "Tha thứ? Ngươi trái lại nói rất đơn giản nhẹ nhàng, bồi thường tiền, ngươi phải bồi thường tiền!"

    Gặp thấy bà ta càng vô lý, mọi người xung quanh đứng nhìn đều nhao nhao lắc đầu.

    Thấy bà ta không hề nói lý lẽ, thật đúng là hết cách với bà ta. Dương thị nhíu nhíu mày, nói: "Thôi Yêu Thẩm, đều là hàng xóm với nhau, chúng ta cũng đã giải thích với ngươi, ngươi còn muốn thế nào hả?"

    Dương thị cũng bị làm cho tức giận, bà rất hiểu tính tình của nữ nhi, bà tin nữ nhi của mình không có cố ý.

    Đỗ Tam Nương đi đến bên người Dương thị, nói: "Nương, vừa rồi Thôi Yêu Thẩm nói rất nhiều lời vô sỉ với con, còn nói Ngũ Nương của Trần gia, lúc trở về còn có hai nha hoàn đi theo bên người, đeo vàng đeo bạc, đều mang theo cả nhà đi hưởng phúc, kêu con là hãy học thep nàng ấy. Nữ nhi không muốn nghe những lời này nữa, nên mới gọi đệ đệ và muội muội chuẩn bị về nhà, chỉ là mới đến sau lưng thì bỗng nhiên chân bị trật một cái đụng phải thẩm ấy."

    Trong thôn ai chẳng biết Ngũ Nương Trần gia đi làm thiếp cho người khác, nam chủ của nhà đó cũng đã 50 tuổi rồi. Mà Trần Ngũ Nương do chính tay Thôi thị lo liệu bán đi, bây giờ mọi người trong thông đều khinh thường cả nhà Thôi thị.

    Thôi thị nghe Đỗ Tam Nương nói lời này, mí mắt giựt một cái, bà ta lớn tiếng nói: "Mày là con nha đầu thối tha, mày mà dám nói lung tung thì ta sẽ xé nát miệng của ngươi!"

    Dương thị lạnh lùng nói: "Lần trước ngươi chặn ta lại, xúi giục ta đem bán Tam Nương đi. Lúc đó ta đã nói là, muốn bán thì bán nữ nhi của ngươi đi! Ngươi cũng là người làm nương, bộ trái tim của ngươi bị chó ăn hay sao? Ngươi dùng những đồng tiền bẩn thỉu đó, bộ không sợ nửa đêm quỷ đến gõ cửa sao? Trong mười đạm tám thôn quanh đây, vào năm đói kém đã có bao nhiêu cô nương trong nhà bị ngươi lấy đi, bây giờ đã tốt hơn rồi, ngươi lại chạy đến nói những lời bẩn thỉu này với nữ nhi của ta!"

    Trong đám người vây xem, cũng có người vào năm đói kém không chịu đượng được, nghe lời của Thôi thị bán nữ nhi của mình, lúc này nhớ lại chuyện cũ, trong lòng cũng không phải không có cảm xúc gì, nếu không phải Thôi thị làm dao động thì sao lại bán nữ nhi của mình chứ.

    "Thôi thị ngươi là kẻ đáng chết ngàn đao, ngươi mau trả Nhị Nương lại cho ta! Ngươi nói mau, ngươi bán con bé ở đâu! Ngươi sẽ chết không được yên, ngươi nói là đi làm công cho nhà giàu, lừa gạt chúng ta ký vào. Trong thành làm gì có nhà giàu nài họ Đới, ngươi quả thực không phải là người!" Một người nữ nhân vừa mắng vừa đánh Thôi thị, ngay lập tức đẩy bà ta ngã xuống đất, còn nữ nhân đó ngồi trên người Thôi Thị, bóp, cắn và đánh, ra tay cực kỳ nặng.

    Thôi thị cũng kịp phản ứng lại, hai người ở trên mặt đất đánh nhau. Cái này giống như là chọc tổ ong vò vẽ, Thôi thị xúi giục bọn họ bán nữ nhi, bây giờ Thôi thị còn dám đi bắt nạt người khác, trong nháy mắt những nhà cũng bán con đi vây quanh Thôi thị đánh bà ta.

    Tuy bộ dạng Thôi thị mập béo, rốt cuộc cũng không đỡ nổi mấy người nữ nhân đó, không bao lâu liền thua trận.

    Nhìn thấy một đám đánh nhau, Dương thị vội vàng đem 3 đứa trẻ nhà mình đến chỗ an toàn. Bên kia Đỗ Hoa Thịnh cũng chạy đến, nhìn thấy mấy phụ nữ xúm lại đánh Thôi thị, ông có chút không hiểu ra đang xảy ra chuyện gì.

    Chuyện ở bờ sông, rất nhanh đã kinh động đến lý chính trong thôn.

    Lý chính cũng họ Đỗ, trong thôn này có rất nhiều người họ Đỗ, phần lớn đều là có quan hệ thân thích. Nói đến đây, người đàn ông Thôi thị cũng phải kêu lý chính một tiếng thúc.

    Thật vất vả mới kéo mấy người phụ nữ đó ra, lúc này Thôi thị tóc tai bù xù, trên mặt còn có mấy vết máu, y phục bị xé rách một mảng, thậm chí có thể nhìn thấy cái yếm đỏ chót ở bên trong.

    Nhìn thấy lý chính đến, Thôi thị khóc lóc nói: "Lục thúc a, người phải làm chủ cho cháu dâu. Bọn họ bắt nạt ta.."

    Chẳng qua lý chính cũng mới hơn 60 tuổi, dáng người nhỏ gầy, râu ria xồm xoàm, ông ta nghiêm mặt nói: "Đều đến từ đường nói chuyện rõ ràng cho ta!"

    Đến từ đường, lý chính ngồi trên ghế, nhìn mấy người nói: "Còn không mau nói là xảy ra chuyện gì?"

    Người đàn ông Thôi thị, Đỗ Hoa Lâm cũng đến, hắn ta đang ngủ ở trong nhà, người ta chạy đến kêu, nói là thê tử của hắn ta đang đánh nhau với người khác, kêu hắn ta mau đến từ đường.

    Thôi thị lau nước mắt nói: "Đều là do Tam Nương của Đỗ nhị ca, tất cả là do con nha đầu xấu xa gây họa."

    Dương thị xì một tiếng khinh miệt: "Ngươi làm chuyện gì, ở trong lòng ngươi tự hiểu rõ, đừng hòng hất nước bẩn lên người Tam Nương nhà ta. Bọn họ vì sao đánh ngươi, trong lòng ngươi tự hiểu, đừng có trách trên đầu Tam Nương nhà ta."

    Lý chính cực kỳ đau đầu, hai nhà đều là người Đỗ gia, ông ta nhìn lướt qua Đỗ Tam Nương, nói: "Tam Nương, ngươi đến đây nói đi."

    Đỗ Tam Nương cũng không sợ, kể lại đầu đuôi câu chuyện, thậm chí nàng nhắc lại lời nói của Thôi thị nói với nàng, chỉ cần liếc mắt một cái có thể nhìn rõ mọi chuyện. Rất rõ ràng, Thôi thị nói cái gì mà đi làm công trong nhà giàu, chẳng qua là khuyến khích nàng đi làm thiếp cho nhà giàu thôi.

    Dương thị trừng mắt nhìn Thôi thị, nếu không phải đang ở trong từ đường, thì bây giờ hận không thể xé nát người bà ta!

    Đỗ Hoa Thịnh nhìn Đỗ Hoa Lâm: "Hoa Lâm, đều là người của Đỗ gia, nếu theo huyết thống mà nói, hai chúng ta vẫn chug một ông cố nội!"

    Lý chính cũng biết nhà Đỗ Hoa Lâm làm những chuyện thất đức này, chỉ điều là đều là người của Đỗ gia, hơn nữa hắn ta cũng không gây ra họa lớn, nên lý chính cũng đánh nhắm mắt làm ngơ!

    Trong đó cũng có một người phụ nữ đánh nhau, bà ta vỗ ngực nói: "Ngay cả cháu gái mình cũng muốn bán đi làm thiếp, đúng là lòng dạ độc ác. Không chừng nữ nhi của ta đã bị bán đi chỗ nào đó, nữ nhi mệnh khổ của ta.."

    Ngay lập tức trong từ đường vang lên tiếng khóc rung trời, xen lẫn còn có tiếng chửi rũa của phụ nữ.

    Đỗ Hoa Lâm chỉ cảm thấy đã mất hết mặt mũi, hắn ta làm những chuyện này, cũng biết mình tổn hại âm đức, lúc trước làm chuyện này cũng là vì bất đắc dĩ, hiện tại thế đời tốt hơn, hắn ta cũng không định làm nữa. Thật không nghĩ đến vậy mà thê tử hắn ta lại đi xúi giục Tam Nương nhà nhị ca đi làm thiếp!

    Đỗ Hoa Lâm vội vàng nói: "Nhị ca, ta thề với trời, ta tuyệt đối không có nghĩ đến bán Tam Nương nhà huynh đi làm thiếp, nhị ca, ngươi phải tin ta. Đều là chú ý của mình thê tử ta."

    Dương thị nói: "Ta nhổ vào! Lúc trước gặp họa, Thôi thị liền muốn kêu ta bán nữ nhi đi, ta không có đồng ý, Đỗ Hoa Rừng, ngươi dám nói là ngươi không biết chuyện này không?"

    Lý chính bị làm cho đau đầu, ông ta nói: "Khóc cái gì mà khóc, im hết đi! Cái này chuyện bán người này, cũng là do chính các ngươi đồng ý, ký tên ấn tên, và cũng lấy được tiền, cho dù là nháo đến quan phủ, cũng không thể nào thay đổi chuyện này được."

    Nói xong ông ta nhìn về Đỗ Hoa Lâm: "Hoa Lâm, đều là hàng xóm với nhau, ngẩng đầu không thấy cúi đầu gặp, ngươi nhìn thử ngươi đã làm chuyện gì, bây giờ lại ngay cả người nhà mình cũng không chịu buông tha!"

    Đỗ Hoa Lâm vội nói: "Lục thúc, ta cũng là bị người ta lừa, năm đói kém, có người hỏi ta là trong thôn có ai bán vợ con không, ta cũng chỉ ở giữa làm người trung gian thôi, cái giá tiền cũng là do người môi giới nói chuyện với bọn họ, ta không hề dính dáng chút nào. Ta cũng hối hận, và không định làm chuyện này nữa. Những người môi giới kia nói thật là hay, nói là trong thành chỗ nào chỗ nào cũng có nhà giàu, ta thì lại không biết những thứ đó, cũng vì thế bọn họ nói cái gì thì ta tin cái đó, bọn họ nói thế nào, thì quay về ta cũng nói như vậy. Ta cũng chỉ là người chạy việc mà thôi!"

    Lý chính nói: "Hoa Lâm, ta thấy thê tử của ngươi cũng phải là thứ gì tốt, suốt ngày đi buôn chuyện, còn gây chuyện nữa! Nữ nhân như vậy, ngươi còn giữ nàng ta lại làm gì!"

    Đỗ Hoa Lâm vội nói: "Đúng đúng, bình thường nàng đều ở bên ngoài nói lung tung, chính là cái chuyện mua bán này đều là nàng ta nói cho ta biết. Đều là nữ nhân này giở trò quỷ, Lục thúc, ta sẽ hưu nàng ta, ngay lập tức hưu liền!"

    Thôi thị khiếp sợ nhìn hắn ta: "Đỗ Hoa Lâm, ông dám hưu ta sao?"

    "Đều là vì ngươi, hủy hoại thanh danh của ta." Đỗ Hoa Lâm lớn giọng nói, giống như chỉ khi giọng nói lớn hơn nàng ta mới có thể hiện ra bản thân cũng là người bị hại.

    Thôi thị cực kỳ tức giận, ngươi đàn ông mình không nói giúp mình coi như xong đi, vậy mà còn muốn hưu bà ta! Làm gì có chuyện tốt như vậy! Thôi thị xông lên đánh nhau với Đỗ Hoa Lâm. Tuy vừa nãy bị mấy người phụ nữ vây đánh, nhưng lúc này đánh Đỗ Hoa Lâm cũng đủ xài, dường như là thượng cẳng tay hạ cẳng chân lên người Đỗ Hoa Lâm.

    Lý chính vội vàng kêu người kéo bà ta ra, tai của Đỗ Hoa Lâm bị cắn đến chảy máu, trong miệng hắn ta nói: "Ta phải hưu ngươi, cái đồ ác phụ này!"

    Đỗ Tam Nương nhìn Đỗ Hoa Lâm càng không vừa mắt, Thôi thị ở trong thôn lo liệu, thì làm sap không có Đỗ Hoa Lâm ở sau lưng dạy bảo, nhưng một khi chọc nhiều người giận dữ, hắn ta liền đem nữ nhân làm bia đỡ đạn, loại nam nhân này, cũng thật sự bỉ ổi!

    Đỗ Hoa Lâm hưu bà ta, hai đứa nhỏ của Thôi thị nghe tin tức này, vội vàng chạy tới từ đường, trong nháy mắt tiếng khóc rung trời, hai đứa bé cầu cha đừng hưu nương, Đỗ Hoa Lâm đang rất là giận nên căn bản sẽ không nghe lọt vào tai.

    Chuyện này ồn ào đến mức tất cả tông tộc Đỗ gia đều đến, có người tán thành, có người nhìn hai đứa nhỏ nói cho nàng ta cơ hội để sửaa chữa sai lầm, ồn ào đến tối như vậy, cuối cùng Đỗ Hoa Lâm đưa Thôi thị về nhà, cũng tại ở trước mặt tổ tiên Đỗ gia xin thề, sau này sẽ không làm những chuyện trái lương tâm như vậy nữa.
     
  9. THAI YEN NHI

    Bài viết:
    70
    Chương 18: Đi nhờ xe

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trời đã tối, Đỗ Hoa Thịnh dẫn vợ con về nhà.

    Đỗ Tam Nương nhìn cha mẹ mình, nàng nói: "Cha, mẹ, chuyện hôm nay, là do con không tốt, không nhịn được cơn tức giận."

    Dương thị nói: "Chuyện này không phải là do con, cái loại người lòng dạ hiểm độc kia, bị người ta đánh chết cũng xứng đáng!"

    Vừa nghĩ đến vừa rồi Thôi thị xúi giục nữ nhi của mình đi làm thiếp, thì Dương thị đã vô cùng tức giận trong lòng!

    Bà nhìn nữ nhi của mình, nói thẳng: "Tam Nương, nương nói cho con biết, việc đi làm thiếp kia không phải là một chuyện tốt, cái người vợ cả kia gây khó dễ ngươi như thế nào thì ngươi cũng phải chịu, chi dù đem bán con đi, cũng không ai dám nói một chữ không. Thiếp mà sinh con, thì đứa trẻ cũng sẽ không gọi mình là nương, nói đến nha đầu Trần gia kia đi, đừng nhìn nàng ta quay về đeo vàng đeo bạc trên người, nghe nói ở trong phủ cũng chịu đựng rất nhiều tra tấn, trước đó còn bị sảy thai."

    Sợ nữ nhi không hiểu, Dương thị liền đem chuyện mà mình đã nghe kể ra. Nhìn gương mặt của nữ nhi, không phải bà mạnh miệng, với dáng vẻ nữ nhi của mình, người bình còn có chút kém hơn nàng, chẳng trách Thôi thị đánh chủ ý lên người nàng.

    Tiếp theo lại nghĩ tới lần đi nhìn chàng trai trẻ kia, trong lòng quyết định nếu như có tin tức gì, thì bà sẽ đồng ý chuyện này.

    Đỗ Tam Nương đi ngủ sớm, ngày hôm sau trời chưa sáng nàng đã rời khỏi giường.

    Nàng cõng chiếc sọt lớn, bỏ con kỳ nhông và thùng nước vào sọt, xung quanh bỏ thêm rau vào, cuối cùng ở phái trên đặt một cái sàng, bên trong cũng đựng nhiều rau quả của nhà mình, sau đó lại dùng dây thừng của cha buộc chặt lại, cứ như vậy, người khác cũng không biết đồ trong cái sọt của nàng.

    Hôm nay là ngày họp chợ, trong làng cũng có xe bò, chỉ là nếu muốn tiện đường đi nhờ, thì một chuyến là ba văn tiền. Trước kia Đỗ Tam Nương chưa bao giờ đi nhờ xe, hôm nay nàng cắn răng, quyết định sẽ chi ra.

    Cái xe bò này là của Đan gia, cũng coi là một phú hộ, lúc trước vào lúc năm nạn đói, Đan gia cũng còn có thể ăn thịt.

    Đan gia ở đầu thôn, lúc Đỗ Tam Nương cõng sọt đi ra, Đan gia đang thu dọn đồ bỏ lên xe bò, nhìn tư thế kia thì hôm nay bọn họ cũng muốn vào thành đi chợ.

    "Tam Nương, đi bán đồ ăn hả?" Đan lão đầu nhìn thấy nàng đi ngang qua, nên mở miệng kêu lên.

    Đỗ Tam Nương nhẹ nhàng gật đầu: "Ở nhà không ăn hết rau, nên đem vào thành để bán kiếm ít tiền. Đan gia gia, mọi người cũng muốn đi vào chợ hả?"

    Không biết ở bên trong khung chứa cái gì, dùng hai miếng vải che lại, Đỗ Tam Nương chỉ nhìn lướt qua chứ không nhìn kỹ.

    "Tam Nương, ngươi chờ, chờ một lúc thúc chở ngươi một đoạn đường." Đan Trường Quý cầm sợi rơm quấn lên dây thừngđể cố định đồ, ông ấy vừa cười vừa nói với Đỗ Tam Nương.

    Đỗ Tam Nương mím môi một cái: "Đan Nhị thúc, thực ra ta.."

    "Trường Quý, đồ nhà mình nhiều như vậy, ông định để Tam Nương ngồi chỗ nào vậy." Vợ Đan Trường Quý là Thu thị đứng ở bên cạnh nói.

    Đỗ Tam Nương nghe lời này của bà ta, thì biết người ta không muốn cho nàng đi nhờ xe.

    "Nương, chờ lúc nữa con và phụ thân chen nhau một chút, đương nhiên sẽ có chỗ ngồi cho Tam Nương." Con trai lớn của Thu thị ở bên cạnh cười hì hì.

    Ngay lập tức vẻ mặt của Thu thị trở nên khó coi, bà ta trừng mắt đứa con trai của mình, đưa tay chọc ót của hắn ta: "Cái xe bò này lớn như vậy, hai người các ngươi đàn ông cao lớn ngồi xuống chỗ đó, thì làm gì còn có chỗ cho nàng ấy chứ?"

    Đỗ Tam Nương nhìn bà ta, Thu thị là đang sợ nàng chiếm tiện nghi nhà bọn họ.

    Nàng cười cười, lấy ba văn tiền từ trong ngực ra, Đỗ Tam Nương nói: "Thẩm thẩm nói đúng lắm, cái xe bò này không đủ chỗ ngồi, vậy thì quên đi."

    Thu thị nhìn trong tay nàng có ba văn tiền, thì biết nàng đang cố ý chờ đi nhờ xe, trong nháy mắt Thu thị nở nụ cười, nói: "Cái đứa nhỏ này, trên lưng đeo nhiều đồ như vậy, thì đến bao giờ ngươi mới đến thành, ta nói thúc của ngươi xê chuyển một chút, chắc chắn còn chỗ cho ngươi."

    Nói xong không chờ Đỗ Tam Nương thu ba văn tiền về, bà ta liền vươn tay ra lấy ba văn tiền trong tay nàng.

    Ban đầu xe bò của Đan gia chỉ dùng để chở đồ của nhà mình, chỉ là sau này người trong thôn biết ông ta có xe bò, nên thường đến mượn, Thu thị cũng không bằng lòng chở miễn phí cho người ta, nếu tiện đường đi vào trong thành, thì thu mỗi người ba văn tiền, không tính đứa nhỏ.

    Tuy là phải thu tiền, nhưng ngày hôm đó có vài người phải đi chợ sáng, nên cũng bằng lòng đi xe bò của nàng ta.

    Đan Trường Quý nhìn thê tử của mình, thầm trách ngay cả tiền của đứa nhỏ mà bà ta cũng lấy, chỉ là lúc này lại có người đến, nên Trường Quý cũng không có trách ra khỏi miệng.

    Lại có người đến hỏi còn chỗ không, đương nhiên Thu thị trả lời vẫn còn.

    Đan Trường Quý lấy đồ của nàng cột trên xe, nói với mấy người khác: "Các ngươi ngồi xe lừa đi, chỗ của at không còn chứa được nữa, còn phải vội vào thành."

    Lúc này Đỗ Tam Nương mới biết, thì ra Đan gia chẳng những có xe bò, còn có xe lừa, lại nhìn mấy gian nhà ngói lớn của Đan gia, xem ra nói Đan gia là nhà giàu số một, số hai trong thôn, cũng là không phải là khoác lác.

    Đan Thu Thực mở miệng nói: "Tam Nương, cần phải đi rồi."

    Nàng yên lặng ngồi ở giữa hai cái sọt, Đan Thu Thực đứng ở chỗ khoảng trống hai cái sọt, khom người xuống, hai tay nắm hai cái sọt để giữ thăng bằng.

    "Tam Nương, muội một mình đi bán đồ hả?" Đan Thu Thực hỏi.

    Hắn ta nói xong cười cười, Đan Thu Thực cũng mới mười lăm tuổi, bộ dạng cũng giống Đan đại thúc, rất là thật thà.

    Đỗ Tam Nương ừ một tiếng: "Gần đây rất là bận rộn, nên nương cũng không có đi theo."

    Ánh nắng sáng sớm chiếu trên người nàng, gương mặt trắng nõn của cô gái giống như đang phát sáng, Đan Thu Thực vội vàng nhìn đi chỗ khác, ngược lại còn có chút xấu hổ.

    Xe bò làm cho mông của nàng đau nhức, còn nữa nàng vùi người ở giữa hai cái sọt, cả động cũng không dám động, Đỗ Tam Nương thầm kêu khổ, đây đúng là dùng tiền để chịu khổ.

    "Thúc, chút nữa mọi người sẽ dừng xe ở đâu?" Đỗ Tam Nương hỏi.

    Đan Thu Thực không chờ phụ thân mình trả lời, hắn ta đã nói: "Chúng ta đi chợ phía Tây, muội xuống chỗ nào? Nếu không để ta cõng qua đó cho muội?"

    Đỗ Tam Nương lắc đầu: "Không cần đâu Thu Thực ca, chút nữa cho ta xuống ở cổng thành, không cần phải làm chậm trễ thời gian bỏ hàng của nhà huynh."

    Chỉ sợ bên trong sọt này toàn là thịt. Nghe người trong thôn nói, mấy đời Đan gia đều làm công việc mổ heo.

    Đan Thu Thực bị nàng từ chối ý tốt, trên mặt có chút mất mác. Hắn ta lại nói: "Tam Nương, chờ lúc nữa ta và phụ thân phải đi bán thịt, có muốn ta chừa lại ít cho muội không?"

    Đỗ Tam Nương mở miệng cười nói: "Thu Thật ca không cần giữ lại cho ta đâu, cũng chưa chắc hôm nay ta bán đồ được, mà có bán được cũng chỉ có mấy vài đồng tiền."

    "Chúng ta là hàng xóm láng giềng với nhau, chắc chắn sẽ không lấy giá cao cho muội đâu, muội cứ đưa một chút tiền vốn là được. Heo này là phụ thân ta lấy ở bên ngoài, nên chắc chắn không sao."

    Đan Trường Quý ho khan hai tiếng, nói: "Thu Thực, Tam Nương phải đi bán đồ ăn, con đừng có làm chậm trẻ con bé."

    Đan Trường Quý nói lời này cũng không có ý gì khác, chỉ là mấy rau quả này mua cũng rẻ, đừng có quay về kiếm mấy đồng tiền, bị con trai nhà mình làm dao động mua đồ nhà mình. Vậy sau này gặp Đỗ Nhị ca và Dương đại đẩu, ông ấy không đủ mặt mũi mà gặp họ.

    Đơn Thu Thực bị phụ thân nói như vậy, cũng không dám lên tiếng nữa, trong lòng lại có chút oán trách phụ thân mình.

    Hắn ta đã mười lăm tuổi rồi, nương hắn ta cũng đang tìm nàng dâu cho hắn. Nương đều không thèm suy nghĩ đến các cô nương trong thôn, chỉ để ý đến mấy thôn bên ngoài, nhưng Đan Thu Thực lại coi trọng Đỗ Tam Nương, bộ dạng xinh đẹp, lại còn chịu khó.

    Bình thường đám tiểu tử bọn họ ở chung một chõ đều sẽ nói đến nàng. Chỉ là Đỗ Tam Nương ít khi đi ra ngoài, cho dù là đi chợ cũng chưa từng từng ngồi qua xe bò nhà hắn ta, hôm nay nhìn thấy nàng đi nhờ xe, trong lòng Đan Thu Thực sướng đến nỗi muốn bay lên.

    Đan Trường Quý không biết tâm tư của con mình, ông ta chỉ là người mổ heo. Chỉ nghĩ đến làm sao để kiếm tiền, chứ không để ý đến mấy đứa trẻ.

    Trên đường đi, Đỗ Tam Nương hận không thể vào thành thật nhanh, nàng cảm thấy cái mông không còn là của mình nữa, đường không bằng phẳng, lắc lư dữ dội, Đỗ Tam Nương nắm chặt ván dỗ ở dưới mới không để cho mình té xuống.

    Đỗ Tam Nương mím môi một cái, nghĩ đến lúc nữa nếu bán được tiền, nàng sẽ mua hai cân thịt về nhà.

    Rõ ràng xe bò đi nhanh hơn so với lần trước vào thành. Đan Thu Thực nói rất là nhiều, cơ bản đều là hắn ta nói, còn nàng thì lâu lâu nói một hai câu.

    Ở trên đường người thiếu niên đó chưa từng dừng nói lại, Đỗ Tam Nương không biết hắn ta lấy đâu ra nhiều chuyện để nói vậy, trước kia chỉ nghe nói một nữ nhân cũng bằng ba con vịt, theo nàng thấy vị Thu Thực ca này cũng không hơn bao nhiêu.

    Thật vất vả mới đến cửa thành, Đỗ Tam Nương vui vẻ nói: "Đan Nhị thúc, thúc bỏ ta xuống chỗ này là được."

    Đan Trường Quý nói: "Tam Nương, lúc này sắp vào thành, ta cũng phải đi chợ phía Tây, ta sẽ chở ngươi đi qua đó."

    Đỗ Tam Nương nói: "Đơn Nhị thúc, thật sự là không cần. Ta không có đến đó bán, ta đến chỗ khách hàng cũ bán."

    Đan Trường Quý cười nói: "Nếu ngươi đã nói như vậy, ta sẽ bỏ ngươi xuống ở đây."

    Xe bò dừng lại, Đan Trường Quý kêu con trai mình lấy sọt cho Tam Nương. Đan Thu Thực nhìn cửa thành trước mặt, thầm nghĩ sao lại đến nhanh như vậy.

    Đan Thu Thực có hơi không nỡ, vẫn nói như cũ: "Tam Nương, hay để ta cõng giúp muội qua đó."

    Đỗ Tam Nương lắc đầu và nói: "Không cần đâu, Thu Thực ca, ta có thể tự mình làm."

    Nói xong nàng cõng cái sọt và đi thẳng về phía trước, trong lòng Đan Thu Thực chua xót, nói: "Tam Nương, nếu muội muốn mua thịt, thì hãy đến chỗ ta."

    Đan Trường Quý quay đầu lại gõ trán hắn ta một cái, nghiêm mặt nói ra: "Người ta kiếm hai văn tiền cũng không hề dễ dàng gì, con còn kêu người ta đến mua thịt của mình? Sau này thúc thẩm ngươi thấy người liền mắng chết ngươi!"

    Thịt heo cũng không hề rẻ, chính là hắn ta cũng thu heo và giết, trong nhà cũng không phải là thường ăn, mỗi lần chỉ để lại một ít để ăn thôi.

    Đan Thu Thực sờ đầu: "Phụ thân, chúng ta bán rẻ cho muội ấy, thúc thẩm nhi mới không mắng con."

    Đan Trường Quý lười lý luận với con trai mình, ông ấy lái xe bò đi chợ phía Tây. Ông ta thuê một cửa hàng ở đó, việc làm ăn của ông ta cũng coi như là tốt.
     
  10. THAI YEN NHI

    Bài viết:
    70
    Chương 19: Gặp lại

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đỗ Tam Nương cõng cái sọt đi thẳng đến Nhan phủ.

    Nàng chỉnh sửa y phục rồi lau mặt, đi đến chỗ cửa phụ lần trước gõ cữ.

    Rất nhanh người gác cổng đi đến mở cửa, Đỗ Tam Nương thấy người mở cửa là người lần trước, nàng nở nụ cười nói: "Hình thúc, lại gặp mặt rồi."

    Lão Hình rất có ấn tượng với tiểu nha đầu này, đây lần đầu tiên hắn ta thấy có người bán được tiền mà còn cho tiền hắn ta đi mua rượu uống.

    "Là ngươi sao?"

    Hắn ta nhìn lướt đồ trong sọt của nàng, thấy phía trên toàn là rau quả nên nói: "Cô nương, những đồ này của ngươi chỉ sợ không lọt nổi vào mắt của những người trong phủ."

    Lời hắn ta nói đều là thật, bây giờ năm đói kém đã qua, người trong phủ cũng bắt đầu thích những thứ rau xanh này, nhưng trong thời gian dài cũng cảm thấy ngán.

    Đỗ Tam Nương cười nói: "Hình thúc, không phải là những thứ này đâu, trong phủ gia đại nghiệp đại, ta cũng sẽ không đưa những đồ này đến đâu. Nhà ta tìm được đồ hiếm trong núi. Hôm nay ta cõng đến đây. Hình thúc có thể báo cho vị Triệu thúc kia một tiếng không?"

    Tính theo thời gian quản gia lần trước đi ra ngoài, lúc này nàng đến, có lẽ quản gia kia chưa đi ra ngoài.

    Lão Hình nhìn nàng một cái, cười nói: "Ngươi còn biết Triệu quản gia của chúng tôi sao?"

    Đỗ Tam Nương cười yếu ớt. Bên miệng còn xuất hiện lúm đồng tiền nhỏ: "Triệu thúc là một người tốt, lần trước ngài ấy nói nếu nhà ta có đồ mới gì thì có thể đưa đến cho ngài ấy nhìn thử."

    Rồi nàng lại nói tiếp: "Nếu bây giờ mà ta bán được tiền, quay về ta sẽ đưa ít tiền cho thúc mua rượu."

    Lão Hình rất thích nghe lời này, hắn ta nói: "Được rồi, ta sẽ đi hỏi một chút, nhưng ta không thể cam đoan là có được hay không, ngươi cứ chờ ở đây trước đi."

    Nói xong hắn ta đóng cánh cửa lại, để cho Đỗ Tam Nương đứng ở ngoài canh giữ. Ngẩng đầu nhìn cái tường cao vời vợi, trong lòng nàng cũng có chút thấp thỏm, không biết mình có thể bán đồ được không.

    Rất nhanh cửa lại mở ra, trong nháy mắt Đỗ Tam Nương lên tinh thần, nhìn người trước mặt đúng là vị quản gia trước kia, Đỗ Tam Nương liền đi thẳng vào vấn đề và nói: "Triệu thúc, nhà ta kiếm được một đồ quý hiếm."

    Triệu quản gia rất có ấn tượng với nàng, lúc này cười nói: "Để cho ta xem là đồ hiếm gì. Nếu làm cho lão gia vui, đương nhiên sẽ có thưởng."

    Đỗ Tam Nương vội vàng gật đầu, lấy cái đồ trong sọt ra, rồi cởi lá chuối che chắn phía trên xuống, nói: "Triệu thúc, đây là con kỳ nhông, mà tên cũng là kỳ nhông, đây là con nổi bật nhất trong loài cá, bình thường sẽ không dễ dàng tìm thấy đâu, cũng do phụ thân ta tốn nhiều công sức mới tìm được."

    Nói xong Đỗ Tam Nương mò ở trong nước, ngay lập tức con kỳ nhông kia kêu vài tiếng, gã sai vặt đi theo Triệu quản gia ra ngoài nói: "A, sao tiếng này giống tiếng trẻ con vậy."

    Đỗ Tam Nương vẫn luôn nhìn Triệu quản gia, trong lòng căng như sợi dây cung, nếu hắn ta mà không muốn, thì hôm nay nàng đã làm một chuyện vô ích. Nhưng nàng không dám hỏi hắn ta, trong lòng chỉ chờ mong hắn ta có thể mua đồ của nàng.

    Triệu quản gia nheo mắt lại nhìn đồ trong tay nàng, cũng không mở miệng nói chuyện.

    Hắn ta im lặng làm cho trong lòng Đỗ Tam Nương loạn tung tùng phèo, nếu không phải linh hồn của nàng đã trưởng thành, chỉ sợ lúc này nàng đã không còn kiên trì nổi.

    Bên tai chỉ có tiếng kêu của kỳ nhông, tay của nàng ôm nó đã mềm nhũn, trong lòng nàng có chút uể oải, chẳng lẽ nàng đã thất bại rồi sao?

    Nhưng Triệu quản gia lại đang suy nghĩ chuyện khác, nghe nói huyện lão gia ở trong thành sắp mở tiệc mừng thọ, trong phủ đang suy nghĩ nên chọn đồ gì để tặng. Đương nhiên hắn ta biết cái con kỳ nhông này, tnhưng cái đồ đặc biệt này rất là hiếm. Triệu quản gia mím môi một cái rồi nói: "Ngươi muốn bán cái này như thế nào?"

    Đỗ Tam Nương nghe xong, cuối cùng cũng có thể thở phào nhẹ nhõm, nàng nói: "Tiểu nữ cũng không hiểu về mấy cái thứ này, chỉ là nghe người lớn nói thứ này rất là hiếm, ăn vào còn có thể kéo dài tuổi thọ! Ngài cứ nhìn rồi ra giá đi."

    Nàng thật sự không biết thứ này có giá trị bao nhiêu. Hơn nữa, nàng định giao thiệp lâu dài với Nhan phủ, với chuyện giá tiền này, dĩ nhiên đối phương đưa ít hay nhiều nàng cũng sẽ thu.

    Đỗ tTam Nương chỉ đồ trong cái sọt: "Mấy loại rau quả trong nhà sẽ đưa cho trong phủ. Tiểu nữ đều chọn những quả mềm nhất. Còn có quả dương đào dại, mùi vị cũng không tệ, những đứa nhỏ rất thích ăn, và những người thai phụ rất là thích, nên đưa cho Triệu quản gia nếm thử."

    Đỗ Tam Nương nhặt được những cái to nhất, bề ngoài tốt nhất, còn những cái kém hơn thì để ở nha. Nói xong nàng đưa cái lớn cho Triệu quản gia: "Triệu thúc, ngài nếm thử đi, nếu không ngọt thì sẽ không đưa cho ngài."

    Triệu quản gia cười tủm tỉm nhận lấy, lột vỏ cắn một cái, vừa chua vừa ngọt, nhưng mà vị ngọt nhiều hơn, chắc chắn bọn nhỏ sẽ thích.

    "Cầm lấy đi."

    Hắn ta nói vừa xong, có hai gã sai vặt đi ra cầm đồ của Đỗ Tam nương vào, nàng yên lặng chờ ở cửa, lão Hình nói: "Cô nương ngươi thật là lợi hại, đến cả Triệu quản gia cũng bị ngươi thuyết phục."

    Đỗ Tam Nương mở miệng nói: "Triệu thúc là một người tốt."

    Khoảng một khắc đồng hồ, Triệu quản gia tự mình đi đến đưa hầu bao cho nàng, Đỗ Tam Nương nhận lấy ước lượng ở trong tay, trọng lượng không nhẹ, sờ hình dạng thử, cũng không biết là cái gì. Triệu quản gia vuốt râu và nói: "Đây là thưởng ngươi hầu bao. Đúng rồi, quả kia ngươi gọi là gì, trong nhà còn không, phu nhân nhà ta rất thích ăn."

    Đỗ Tam Nương vội vàng gật đầu nói: "Trong nhà còn có chút, chỉ là bề ngoài không được tốt, có điều trên núi có, ta có thể đi hái một ít."

    Triệu quản gia nhẹ nhàng gật đầu, một lúc sau gả sai vặt khác chạy đến, trong tay còn cầm cái túi, Triệu quản gia nói: "Đổi cho ngươi chút bạc vụn."

    Đỗ Tam Nương vội vàng cười nhận lấy: "Tạ ơn Triệu thúc."

    Triệu quản gia nheo mắt cười nói: "Sau này có đồ tốt thì cứ đến đây đưa."

    Nói xong hắn ta lại nhìn người gác cổng: "Sau này mà cô nương đây đến, ngươi cứ dẫn nàng ấy vào thẳng."

    Nói xong những lời này, Triệu quản gia liền rời đi.

    Đỗ Tam Nương nở cười yếu ớt, nàng lấy một nắm tiền đưa cho Lão Hình, khoảng mười văn tiền, nàng phải tạo mối quan hệ. Người canh cửa kia được cho tiền đương nhiên rất là vui vẻ, vỗ ngực nói: "Sau này cô nương đến đây, lão Hình ta đây chắc chắn sẽ chạy việc ngươi"

    Nàng cất kỹ hầu bao vào trong người, rồi một hầu bao bạc vụn thì nhét vào dưới đáy sọt, đặt thùng gỗ và những đồ khác ở phía trên, trong túi tiền ở bên hông còn có mấy văn, xem chừng khoảng hơn trăm văn.

    Nhà nông đều dùng những tiền đồng, đây chính là một khoản tiền lớn a. Nàng phải trở về cân một chút, xem nặng bao nhiêu. Dựa theo một lượng đổi thành một nghìn tiền đồng, vậy mà lần này nàng lại kiếm nhiều hơn thu nhập cả năm của một nhà.

    Cha mẹ ở nhà trông coi vài mẫu đất cằn cõi kia, chẳng qua một năm chỉ kiếm được hai ba xâu tiền thôi, còn chưa nói đến việc chi tiêu của cả nhà, thì phải tặng đồ qua lại các loại.

    Trong lòng cao hứng, Đỗ Tam Nương khẽ hát một bài từ con hẻm nhỏ đi ra ngoài đường, chuẩn bị chờ lúc nữa sẽ mua hai cân thịt.

    Đi đến một cửa tiệm bánh ngọt, Đỗ Tam nương nhìn những đồ ăn vặt kia, hỏi giá cả một chút, vậy mà còn đắt hơn thịt, Đỗ Tam Nương giật mình. Nghĩ đến hai đứa nhỏ trong nhà, chỉ mua sáu khối nhỏ bánh ngọt nhân đậu đỏ, cầm giấy dầu gói kỹ lại, chỉ có nhiêu đó mà đã là mười hai văn tiền, điều đó đủ làm nàng đau như cắt thịt.

    Lại đến cửa tiệm lương thực mua gạo và bột mì, sau đó Đỗ Tam Nương đi về chợ Tây.

    Đi rất lâu, mới tìm được cửa tiệm thịt heo của Thu gia, Đan Thu Thực nhìn thấy Đỗ Tam Nương đến, vội vàng mở miệng kêu: "Tam Nương, muội đã đến rồi."

    "Thu Thực ca." Đỗ Tam Nương kêu một tiếng, cúi đầu nhìn thịt heo đang bày biện, nàng chỉ vào khối thịt ba chỉ: "Thu Thực ca, cho ta một khối."

    "Được!" Đơn Thu Thực cắt một đường xuống, Đan Trường Quý thấy con trai mình cắt một khối lớn như vậy, sợ là nặng đến bốn, năm cân, ngay lập tức ông ấy gõ trán con trai mình, tên ngốc này cũng không hòi nàng muốn mua bao nhiêu.

    "Tam Nương, con muốn lấy bao nhiêu? Thúc sẽ cắt một dao cho con." Đan Trường Quý nheo mắt cười nói, sáng nay thấy chẳng qua cõng đồ ra chợ bán, có thể bán được mấy văn tiền chứ? Giá của thịt này cũng không hề rẻ, Đan Trường Quý cầm dao lên, chờ nàng mở miệng.

    Đỗ Tam Nương nói: "Đan Nhị thúc, người không cần cắt đâu, cứ cân thẳng cho ta là được rồi."

    Đan Trường Quý nói: "Tam Nương, thịt ba chỉ này nhị thúc tính cho con mười lăm văn một cân, cái này sợ là nặng bốn, năm cân."

    Ông ấy sợ nàng không có tiền, Đỗ Tam Nương hiểu rõ ý tứ của Đan Trường Quý, người ta khéo léo nhắc nhở nàng như vậy, sợ chút nữa nàng không nhiều tiền để trả làm cho nàng mất mặt.

    Đỗ Tam Nương gật đầu nói: "Ta biết, Đan Nhị thúc, người cứ cân cho ta là được rồi."

    Đan Trường Quý thấy nàng vẫn kiên trì, chỉ có thể cân cho nàng, ông ấy: "A, là năm cân hai lượng, thúc sẽ không tính tiền hai lượng này cho con."

    "Bảy mươi lăm văn!" Đỗ Tam Nương nói, ngay lập tức mở túi tiền ra, lấy bảy mươi lăm văn tiền đưa cho ông ấy, chiếc hầu bao ban đầu phồng lên ngay lập tức đã bị xẹp xuống.

    Đơn Trường Quýcười nói: "Vậy mà Tam Nương còn biết tính sổ sách!"

    Ông ấy vừa nói vừa kêu con trai mình gói kỹ thịt vào: "Khi nào con về? Nếu không đứng ở cửa thành chờ, ngươi chờ Thu thẩm nhi đến, ta kêu bà ấy tiện đượng chở ngươi đi luôn."

    Đỗ Tam Nương cười lắc đầu, "Không cần đâu, Đan Nhị thúc, con đi dạo một vòng rồi mới về nhà."

    Bên kia Đan Thu Thực lấy hai cái xương heo đứa cho nàng, Đỗ Tam Nương vội nói: "Thu Thực ca, ta không có mua cái này."

    Đan Trường Quý nhìn con trai của mình, Đan Thu Thực cười hì hì nói: "Chỉ là hai cái xương thôi, phía trên cũng không có thịt gì. Muội lấy về nấu canh."

    Đan Trường Quý cũng nói: "Tam Nương, ngươi cứ lấy đi."

    Đỗ Tam Nương có hơi xấu hổ: "Vậy thì cám ơn Nhị thúc."

    Nàng lấy thịt được bọc kỹ trong lá chuối bỏ vào trong sọt, Đỗ Tam Nương quay người rời đi, chờ nàng đi xa, Đan Thu Thực còn rướn cổ lên nhìn nàng.

    Mới vừa đi một đoạn đường, đột nhiên Đỗ Tam Nương nhìn thấy một người đứng ở phía trước, nàng ồ lên một tiếng, ngay lập tức chạy đuổi theo!
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...