Truyện Ngắn Thủy Quỷ - Nghề Vớt Xác Trên Sông Hoàng Hà

Thảo luận trong 'Truyện Ngắn' bắt đầu bởi Gill, 17 Tháng tám 2021.

  1. Gill

    Bài viết:
    6,243
    THỦY Q. UỶ - NGƯỜI VỚT X. ÁC SÔNG HOÀNG HÀ

    Dịch bởi: Vịt Om Măng

    Ảnh: WabiSabi

    [​IMG]

    Bạn đã từng nghe về nghề vớt xác chưa?

    Từ thời xa xưa, trên sông Hoàng Hà, những người làm nghề này thường được gọi là "Thuỷ Quỷ".

    Con sông này là chiếc nôi, thai nghén ra nhiều sinh mệnh, nhưng cũng là nơi chôn vùi m. Ạng sống của không ít người. Mỗi năm đều có vô số thi thể trôi dạt vào bờ, có kẻ tự sát, có tên trượt ngã, có người bị hại chết. Chính bởi những thi thể không gốc gác, trôi dạt vô định ấy mà nghề vớt xác đã ra đời.

    Ở vùng này, hễ nghe tin có người mất tích thì gia đình đành chắc mẩm họ đã bỏ mạng chốn sông nước rồi. Người thân của họ sẽ tìm đến những người làm nghề vớt xác, sau đó miêu tả đặc điểm ngoại hình của người mất tích để "Thủy Quỷ" dễ bề tìm kiếm. Sau khi vớt được thi thể, những người làm nghề này có thể được trả thù lao lên tới vài trăm tệ, thậm chí vài chục nghìn tệ.

    Dù cho tiền công hậu hĩnh, nhưng không phải ai cũng có thể kiếm cơm bằng nghề này, bởi nó không những đòi hỏi lòng gan dạ, mà còn cần một tinh thần vững vàng, một ý chí kiên cường.

    Khi không có thi thể cần vớt, để mưu sinh, những người này sẽ dọn dẹp rác thải trên sông. Nếu may mắn, có thể vớt được cả một thuyền đầy vỏ chai nhựa, bán chúng lấy chút tiền, cũng tạm đủ sống qua ngày.

    Tuy nhiên, dần dần, vớt xác lại trở thành một nghề bị ghét bỏ bởi tiếng xấu lấy người đã khuất ra để trục lợi, nhưng tuyệt nhiên người ta lại không thể loại bỏ nghề này ra khỏi vùng sông nước Hoàng Hà. Cái nghề bị đàm tiếu "không mấy đạo đức" ấy, lại ẩn chứa vô vàn điều thần bí.

    Tề Tuấn Phát là một người trục vớt xác trên sông Hoàng Hà.

    Ngày mùng 5 tháng 7 năm 1990, khi Tề Tuấn Phát vừa mới tròn 18 tuổi, anh đã nhận một người đàn ông trung niên ngoài 40 làm thầy, kể từ đó, chính thức chập chững bước chân vào nghề vớt xác. Nguyên nhân anh ấy tìm đến nghề này rất đơn giản, chính là bởi muốn kiếm thật nhiều tiền.

    Thầy của Tề Tuấn Phát tên là Tiền Quan Ngọc, tuổi nghề đã hơn 20 năm, vang tiếng một vùng.

    Lúc trước, khi Tề Tuấn Phát ngỏ ý muốn nhận ông làm thầy, Tiền Quan Ngọc không đồng ý ngay, mà bình thản hút một điếu thuốc, tựa lưng vào cửa, cau mày nói: "Muốn theo ta học nghề, thì trước tiên phải tìm thầy bói, xem bản thân thuộc mệnh gì trong ngũ hành đã."

    Mặc dù Tề Tuấn Phát không hiểu tường tận lý do, nhưng vẫn nghe theo, đến tìm thầy bói xem thử.

    Thầy bói nghe Tề Tuấn Phát nói muốn theo nghề vớt xác, liền xem đường chỉ tay cho anh, sau đó đưa anh một tờ giấy màu vàng.

    Sau khi Tề Tuấn Phát đưa tờ giấy này cho Tiền Quan Ngọc xem, lông mày của ông lúc bấy giờ mới chịu giãn ra.

    Thì ra, để trở thành một người vớt xác, không hề đơn giản như vậy.

    Đầu tiên, người đó phải thuộc bát tự thuần âm và mệnh Thuỷ.

    Đây là hai điều kiện cơ bản tuyệt đối không thể thiếu. Bởi nghe nói, chỉ những người có đủ hai điều kiện trên, mệnh mới đủ vững, khi chèo thuyền qua lại trên sông Hoàng Hà sẽ không bị linh hồn người đã khuất kéo xuống nước.

    Tiếp theo, người vớt xác bắt buộc phải là nam giới. Cơ thể nữ giới vốn thuộc tính âm, mà bản chất nghề này lại phải thường xuyên tiếp xúc với người c. Hết, do đó sẽ dễ bị âm khí xâm nhập và làm tổn hại, nhẹ thì bệnh tật đeo bám, nặng thì mất mạng.

    Sau khi xem xong mệnh lý của Tề Tuấn Phát, Tiền Quan Ngọc còn khen ngợi, nói anh sinh ra là để dành cho nghề này.

    Nhưng nếu muốn nhận anh làm học trò, chỉ mỗi điều kiện này thôi vẫn chưa đủ.

    Những người vớt x. Ác trên sông Hoàng Hà, cả đời chỉ có thể nhận một người để truyền nghề, tuyệt đối không thể nhận thêm ai khác. Do đó, sau khi chọn được học trò, phải lập tức đưa người đó đến "Hồ nuôi xác" và yêu cầu người đó "tiếp xúc gần gũi" với thi thể, để học trò loại bỏ hoàn toàn nỗi sợ hãi và sự nhút nhát trước cái chết.

    "Hồ nuôi xác" được nhắc đến ở đây không phải để nuôi thi thể hay tu luyện tà thuật. Thông thường, sau khi vớt xác lên bờ, người thân của n. Ạn nhân không thể đến nhận thi thể ngay, do đó, để thi thể không bị thối rữa, người vớt xác cần tạm thời bảo quản thi thể tại cái hồ này.

    "Hồ nuôi xác" thường được xây dựng ở những nơi âm u, cố tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời và luôn giữ nhiệt độ ở mức thấp nhất. Hơn nữa, những người vớt xác thực thụ còn chế tạo ra một loại chất lỏng nhằm tránh thối rữa, để đảm bảo thi thể được bảo quản tốt nhất có thể. Tuy không dám khẳng định cái xác sẽ còn nguyên vẹn hệt như lúc còn sống, nhưng ít nhất có thể giữ được trạng thái giống như lúc mới vừa được vớt lên.

    Khi Tiền Quan Ngọc đưa Tề Tuấn Phát đến cái hồ này, bên trong vừa hay đang chứa một cái xác của nam giới.

    Mặt Tề Tuấn Phát đột nhiên trắng bệch, cắt không còn giọt máu, cả người run cầm cập.

    "Con sẽ ở đây trong vòng 7 ngày, hàng ngày ta sẽ đem cơm đến cho con. Nếu con vượt qua được thử thách lần này, ta sẽ dạy con cách vớt xác. Còn nếu con không chịu được mà chạy ra khỏi đây trước thời hạn, thì đừng bao giờ quay lại gặp ta nữa."

    Trong 18 năm cuộc đời, đây là lần đầu tiên Tề Tuấn Phát tận mắt nhìn thấy người chết.

    Ngồi trong hồ, tiếp xúc với cái xác ở khoảng cách gần, nhiều lần anh ấy sợ hãi muốn rời đi, nhưng lần nào cũng cắn răng chịu đựng, an ủi bản thân phải tiếp tục kiên trì.

    Nỗi sợ hãi và tuyệt vọng không ngừng bủa vây lấy Tề Tuấn Phát.

    Anh đã ở trong cái hồ này hai ngày, ngày nào thầy cũng đem cơm đến cho anh.

    Ban đầu, anh không nuốt nổi một hạt cơm nào, thầy thấy vậy, cũng mặc kệ.

    Đến buổi tối, Tề Tuấn Phát mệt quá, đành ngả lưng xuống đất nằm nghỉ.

    Đêm tối không một bóng người, chỉ có một cái xác đồng hành, Tề Tuấn Phát sợ hãi đến tột độ, mồ hôi không ngừng toát ra lạnh buốt.

    Cũng không biết bản thân đã trải qua khoảnh khắc kinh hãi ấy bằng cách nào, nhưng 7 ngày sau, anh đã có thể thản nhiên ngồi cạnh xác chết, ăn uống ngon lành mà không cần bất cứ một người nào ở bên.

    Tiền Quan Ngọc thấy vậy liền tán thưởng, sắc mặt vô cùng phấn khởi, vui mừng nói: "Kể từ ngày mai, con có thể cùng ta đi vớt xác được rồi."

    Vậy là, chuyến đi vớt xác đầu tiên của Tề Tuấn Phát cuối cùng cũng đã tới.

    Chuyến đi lần này, không hề đơn giản như anh nghĩ.

    Rạng sáng ngày hôm đó, Tề Tuấn Phát chạy đến bãi bồi bên sông Hoàng Hà, nơi thầy Quan Ngọc đang ngồi trầm ngâm, miệng ngậm một điếu thuốc, thi thoảng lại nhìn về phía mặt nước xa xa, sương khói mờ ảo, ánh mắt ông chăm chú, ngắm nhìn dòng sông Hoàng Hà theo thói quen thường ngày.

    "Thưa thầy, khi nào chúng ta sẽ vớt xác ạ?"

    Thầy lắc đầu, đưa cho anh một điếu t. Huốc.

    "Con không hút thuốc ạ." Tề Tuấn Phát xua tay từ chối.

    "Một khi con đã làm nghề này, con phải hút!" Thầy trợn mắt nhìn anh, gằn giọng nói.

    Tề Tuấn Phát mơ hồ, miễn cưỡng nhận lấy điếu thuốc.

    Lần đầu hút, anh không ngừng ho sặc sụa, thầy cũng không quan tâm an ủi lấy một lời.

    Thi thoảng, thầy lại dõi mắt về phía mặt sông vô cùng điềm tĩnh.

    Tề Tuấn Phát bắt đầu có chút mất kiên nhẫn: "Không phải chúng ta đến vớt xác sao thầy?"

    "Con tưởng rằng chúng ta đến tìm x. Ác hay sao? Là cái xác tìm đến chúng ta."

    Thầy đột nhiên nói ra những lời này, khiến Tề Tuấn Phát không khỏi rùng mình, sởn tóc gáy.

    Nhưng thực tế, không hề đáng sợ như vậy.

    Sông Hoàng Hà rất rộng, hơn nữa, nhiều khúc sông chảy xiết. Muốn vớt xác, nhất định phải tìm nơi nước chảy yên ả, không gợn sóng.

    Nơi thầy đứng, chính là một nhánh hạ lưu rất quan trọng của sông Hoàng Hà, gọi là khúc Hồi Long, x. Ác nổi và rác thải đều sẽ trôi dạt về nơi này.

    Quả nhiên, chỉ một lúc sau, thầy đã bắt đầu khua mái chèo.

    Tề Tuấn Phát ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

    "Ngồi chắc vào", thầy dặn.

    Thầy chèo thuyền về hướng xa xa.

    Rất nhanh sau đó, Tề Tuấn Phát đã thấy rõ một cái xác mặc đồ trắng đang nổi lềnh phềnh, trôi dạt theo dòng nước.

    Thầy thuần thục giơ tay với lấy một cái lưỡi câu dài được chế tạo chuyên biệt.

    Sau khi nắm chắc lưỡi câu trong tay, thầy thả nó xuống, móc vào cổ chân của thi thể.

    Tề Tuấn Phát nhoài người ra, định giúp một tay, lúc toan nhấc cái xác lên, bỗng bị thầy quát: "Không cần, mau đưa đoạn dây gai cho ta!"

    Sau khi phủ một tấm vải bố trắng lên trên, thầy dùng đoạn dây gai có trộn lông chó đen, buộc vào thắt lưng của tử thi, sau đó từ từ chèo về. Từng động tác của thầy, thoăn thoắt không có nhịp dừng.

    Tề Tuấn Phát cúi đầu, căng thẳng và bất an lặng nhìn cái xác trôi theo con thuyền, cứ như vậy về đến bờ sông.

    Cập bờ, Tề Tuấn Phát lôi cái xác lên theo lệnh của thầy.

    Liếc nhìn cái xác, anh nhận ra đây là thi thể của một người phụ nữ. Cô mặc một bộ đồ màu trắng, da đã thối rữa, nhìn được cả phần thịt bên trong, cả người úng nước, trương phình lên.

    Anh có chút sợ hãi, không nói được lời nào, chỉ biết lặng lẽ cúi đầu, cùng thầy đưa thi thể người phụ nữ vào hồ nuôi xác.

    Trưa ngày hôm đó, có một cặp vợ chồng già đến nhận thân nhân.

    Ông bà run rẩy, lặng mình bước đến bên thi thể, vừa nhìn đã nhận ra đây chính là con gái của mình.

    Người mẹ thấy thế, không kìm được mà khóc lớn.

    Bà ấy không ngừng đập vào chân của mình, nước mắt rơi lã chã, đau khổ hét lên:

    "Trời ơi là trời ơi, con gái của mẹ, sao con lại bỏ mẹ mà đi như vậy? Sao con lại nghĩ quẩn thế này cơ chứ? Con ơi là con ơi!"

    Không ngừng gào khóc, nỗi đau quá lớn khiến bà ngã khuỵu xuống đất. Người cha già đứng bên cũng chìm trong đau khổ, tuyệt vọng, c. Hết lặng trân trối nhìn con.

    Nghe lời than khóc thảm thiết của đôi vợ chồng già, Tề Tuấn Phát mới biết, cô gái này chết do tự sát.

    Lý do là vì, cô bị nhà trai huỷ hôn.

    Thời điểm đó, ở nông thôn, bị huỷ hôn là nỗi nhục rất lớn, người ngoài nhìn vào đồn đoán, gièm pha, chịu tiếng xấu cả một đời.

    "Con gái, về nhà với ba mẹ nào." Tiếng than khóc thảm thiết của người mẹ nhuộm một màu tang thương bao trùm cả núi rừng hôm ấy.

    Người cha già lấy tấm vải trắng bọc thi thể con gái lại, sau đó vác lên vai.

    Nhìn bóng lưng dần khuất xa của họ, Tề Tuấn Phát bỗng thấy lòng mình chùng xuống, thậm chí nhói lên một tia nhức nhối, dấy lên cảm giác tội lỗi trong anh.

    Người thầy ngược lại rất bình thản, những việc sinh ly tử biệt như vậy, ông ấy đã chứng kiến quá nhiều, không còn cảm giác gì nữa.

    Sau khi đưa thi thể của con gái đi, cặp vợ chồng già trả thầy 100 tệ.

    Ở thời điểm ấy, đây là một khoản tiền không hề nhỏ.

    Thầy nhận lấy số tiền ấy, rút ra 40 tệ, bảo Tề Tuấn Phát đi mua thuốc.

    Vớt xác trên sông Hoàng Hà mấy chục năm nay, trên tay thầy không lúc nào thiếu một điếu thuốc.

    Mặc dù có chút không thoải mái, bởi bản thân Tề Tuấn Phát không thích hút thuốc, nhưng vẫn đành đi mua theo lời thầy.

    Ai ngờ khi vừa mới bước chân vào quầy bán hàng, chủ tiệm nhìn thấy liền đuổi anh ra ngoài, thậm chí còn quát m. Ắng thậm tệ: "Cút về nhà tắm rửa đi, người m. Ày toàn mùi hôi t. Hối, đừng vấy bẩn cửa hàng của tao!"

    Tề Tuấn Phát cúi đầu, tự ngửi lại bản thân, sắc mặt liền tái nhợt. Trên người anh quả thực ám toàn mùi hôi thối, nó bám vào khi anh di chuyển cái xác ư?

    Nhận thấy tình hình có chút khó xử, anh vội vã quay về tắm rửa, nhưng tiếc rằng mùi thối ấy có kỳ cọ thế nào cũng không hết.

    Vừa bước ra ngoài, anh đã nhận lấy cái lườm nguýt cùng lời quát mắng của thầy: "Đừng rửa nữa, mùi này đã bám vào cơ thể thì sẽ theo con cả đời!"

    Tề Tuấn Phát từ lúc ấy mới biết rằng, đây chính là mùi thối rữa của thi thể. Huống hồ, giờ đây anh sẽ phải gắn bó với cái nghề này, thường xuyên tiếp xúc với xác chết thối rữa. Một khi mùi đã ám vào người, dù cho để đến cả vài tuần, chúng cũng sẽ không bay đi, giống như đã ngấm sâu vào tận xương tuỷ vậy.

    Khoảnh khắc này giúp Tề Tuấn Phát hiểu được lý do vì sao thầy mình lại n. Ghiện thuốc nặng đến thế.

    Vậy là, anh cũng bắt đầu hút thuốc.

    Mỗi ngày anh đều cùng thầy ngồi trên bãi bồi sông Hoàng Hà, chốc chốc lại nhìn về phía mặt nước xa xa, trông đợi một thứ gì đó.

    Chỉ cần có dấu hiệu xuất hiện thi thể, anh sẽ cùng thầy chèo thuyền ra vớt.

    Mấy ngày sau đó, hôm nào cũng có thi thể trôi nổi trên sông.

    Mặc dù không phải là lần đầu, nhưng lần nào Tề Tuấn Phát cũng cảm thấy ớn người, không dám ăn cơm cả mấy ngày trời.

    Nhưng lâu dần, anh cũng bắt đầu thích nghi được với cái nghề mình có lẽ sẽ gắn bó cả đời.

    Tuy là người vớt xác, nhưng trên thực tế, trước nay Tề Tuấn Phát chưa từng xuống nước một lần nào.

    Anh luôn ở trên thuyền, dùng móc câu kéo t. Hi thể, sau đó buộc vào thuyền, rồi cứ như vậy mà chèo ngược trở lại.

    Còn về những thi thể được vớt lên, phần lớn đều đã trương phình, biến đổi cả về cơ thể lẫn gương mặt, do đó trông vô cùng kỳ quặc và dữ tợn.

    (Những điều này đều đã được khoa học chứng minh, thông thường, một xác chết bị rơi xuống nước sẽ bắt đầu chìm ngay bởi nước tràn vào, chiếm thể tích lượng không khí có trong phổi, song song với quá trình thối rữa do bị sinh vật dưới nước r. Ỉa thịt của cơ thể, tình trạng trương phình cũng dần được hình thành, khiến gương mặt của thi thể trở nên hung dữ, môi tím tái, hé hờ. Lúc này, vi khuẩn trong nước cũng sẽ phân hủy xác chết. Đường và protein trong ruột, mô mềm, cơ bắp và các khu vực dễ p. Hân hủy khác của cơ thể người, bắt đầu phân hủy trong môi trường yếm khí và tạo ra các loại khí khác nhau như amoniac, hidro, metan và carbon dioxide..

    Các loại khí sau khi được giải phóng không có chỗ nào thoát ra, nó chỉ có thể tích tụ lại bên trong cơ thể con người và khiến cơ thể không ngừng giãn nở. Lượng khí trong cơ thể ngày càng nhiều, thi thể sẽ dần nổi lên mặt nước, hai chi trước sẽ nổi lên trước, tiếp đó là hai chi sau.

    Bởi vì xương chậu của nam và nữ không giống nhau, nên khi c. Hết đuối, còn có một đặc điểm phân biệt gọi là "nam sấp nữ ngửa". Chỉ trường hợp các thi thể chết đuối và nổi trên mặt nước, nếu nằm sấp thì là nam, ngửa thì là nữ)

    Vào một ngày nọ, khi thời tiết không chiều lòng người cho lắm, trời mưa lất phất, thi thoảng còn có sấm chớp. Tề Tuấn Phát dựng một chiếc lều, cùng thầy ngồi trú mưa bên bờ sông.

    Những hạt mưa tí tách rơi, bao phủ cả con sông Hoàng Hà rộng lớn, trong chốc lát, khoảng không trước mắt trở nên mịt mù vô cùng.

    Vào lúc này, Tề Tuấn Phát phát hiện ra điều gì đó.

    "Thầy ơi, ở đó có một cái xác, chúng ta chèo thuyền ra đó chứ ạ?"

    Thầy nhìn anh nghiêm khắc, ánh mắt tràn đầy sự tức giận.

    "Không phải ta đã nói với con rồi hay sao? Ngày mưa sấm chớp, không được đi thuyền, đây là quy tắc phải nằm lòng!"

    Mặc cho Tề Tuấn Phát không hiểu, thầy cũng chẳng buồn giải thích.

    Vậy là, họ cứ như vậy mà nhìn cái xác đó trôi qua trước mặt.

    Đối với người vớt x. Ác mà nói, quy tắc cực kỳ quan trọng, dù trong bất cứ tình huống nào, cũng không được tự ý phá vỡ, nhiều điều có vẻ rất hoang đường, nhưng thầy lại tuân thủ vô cùng nghiêm khắc.

    Trong nghề này, có 3 quy tắc quan trọng:

    Thứ nhất, không được xuống thuyền vớt xác trong cơn giông.

    Thứ hai, qua ba lần vớt xác, nếu đã không thành thì không được cố.

    Còn về quy tắc thứ 3, tuy thầy không hề nói cho Tề Tuấn Phát biết, nhưng lại tái mặt cầu nguyện cho anh: "Nếu có thể, hy vọng cả đời này, con cũng không phải gặp cảnh ấy."

    Ban đầu Tề Tuấn Phát rất mơ hồ, tuy nhiên sau đó, dần dần anh cũng hiểu ra.

    Tập tục cổ xưa này, vừa là để thể hiện sự kính trọng với sinh mạng và tự nhiên, vừa là để trấn an bản thân, giảm bớt sự sợ hãi.

    Một vài ngày sau đó, Tề Tuấn Phát và thầy lại vớt được một thi thể của một người đàn ông, cơ thể cũng đã thối nát, trương phình.

    Sau khi cất giữ thi thể này trong hồ nuôi x. Ác một tháng trời, không thấy ai đến nhận, thầy liền thở dài, trả lại cái xác cho sông Hoàng Hà.

    Dõi theo thi thể đang trôi ngày một xa, Tề Tuấn Vũ cảm thấy thắc mắc, quay sang hỏi thầy: "Không phải chúng ta làm nghề vớt xác sao? Tại sao lại trả t. Hi thể quay trở lại sông?"

    "Chúng ta chỉ lo việc vớt xác, chứ không giúp nó tìm người thân."

    Ngoài ra, nếu gặp phải một vài thi thể bị thối r. Ữa nghiêm trọng, thầy sẽ cố tình không vớt, để mặc cho nó trôi đi.

    Đương nhiên, ông ấy làm như vậy, suy cho cùng, cũng là bởi thời điểm đó, kỹ thuật xác nhận danh tính của nạn nhân còn rất lạc hậu.

    Một khi thi thể bị biến dạng, muốn tìm được người nhà, quả thực là rất khó.

    Bởi vậy, mỗi năm số lượng thi thể trôi nổi trên sông Hoàng Hà có thể lên tới con số chục nghìn người, thế nhưng được người nhà đến nhận lại không đến ⅓ con số trên.

    Hầu hết các thi thể vô danh tính đều sẽ trở thành thức ăn cho tôm cá.

    Mỗi lần vớt xác, Tề Tuấn Phát lại có thói quen lục lọi quần áo của người đã khuất, đương nhiên không phải moi móc của cải của họ, mà là để nghĩ cách xác định thân phận của nạn nhân.

    Thông thường, những người có ý định tự tử sẽ đem theo một vài món đồ cá nhân, nếu may mắn tìm được chứng minh thư thì rất nhanh sau đó sẽ có thể tìm thấy người nhà của nạn nhân.

    Có những lúc, Tề Tuấn Phát còn tìm thấy cả di thư trong túi áo của thi thể, tuy nhiên, do bị ngâm trong nước quá lâu nên chữ bị nhoè đi, không thể đọc được.

    Những lần như vậy, Tề Tuấn Phát lại siết chặt tay, thở dài đầy thương tiếc, tuổi còn trẻ, cớ sao nhất quyết phải tìm đến cái chết như vậy?

    Những lúc ấy, anh đều sẽ liên lạc với đồn cảnh sát, tìm nhiều cách nhất có thể nhằm xác định thân phận của người c. Hết.

    Kiểu công việc đặc thù như này cũng tôi luyện sức chịu đựng của anh, ngày càng mạnh mẽ hơn.

    Trong mắt của người đời, làm nghề "tăm tối" như vậy, tuy có thể kiếm được nhiều tiền, nhưng những đồng tiền kiếm được từ người chết cũng sẽ chẳng may mắn. Mặc cho người đời gièm pha, nghề vớt xác vẫn giữ vững vị trí và tầm quan trọng của nó.

    Trên sông Hoàng Hà, không chỉ có mình Tề Tuấn Phát và thầy anh làm công việc kì bí này.

    Còn có nhiều người nông dân khác bởi không có tri thức, nên khi bị dồn đến bước đường cùng cũng dựa vào nghề này mà duy trì cuộc sống.

    Thế nhưng, không giống Tề Tuấn Phát và thầy, những người dân này không tuân theo bất cứ một quy tắc nào, chỉ cần thấy thi thể là sẽ vớt lên. Không những vậy, họ còn thường xuyên mặt dày mặc cả, kì kèo người nhà của tử thi một khoản tiền lớn.

    Tề Tuấn Phát vô cùng phẫn nộ trước hành động này, nhưng thầy anh lại cực kỳ bình tĩnh, nói rằng họ không tuân theo quy tắc thì sớm muộn cũng sẽ gặp chuyện chẳng lành thôi.

    Thầy không hề để tâm việc bị người ta cướp mất mối làm ăn, chỉ đưa Tề Tuấn Phát đi vớt xác như thường lệ.

    Họ thường hay đến tế bái vua Hoàng Hà.

    Tuy Tề Tuấn Phát không tin chuyện có quỷ thần gì, nhưng thầy lại nói, việc này không phải mê tín dị đoan, mà là một tập tục cổ xưa, nhất định phải tuân theo.

    Thế nhưng, vài ngày sau, thôn nơi Tề Tuấn Phát ở bỗng xảy ra chuyện.

    Vương Úc Phân, cô gái cùng thôn nhảy sông tự tử.

    Bố mẹ cô ta ra giá rất cao, tìm đến thầy anh, hy vọng có thể nhờ ông vớt hộ.

    Thầy anh không hứa hẹn, chỉ nhận sẽ giúp họ tìm thấy thi thể.

    Không lâu sau đó, thầy và Tề Tuấn Phát cùng chèo thuyền ra sông tìm kiếm.

    Tề Tuấn Phát hét lớn: "Thầy ơi, thầy nhìn kìa!"

    Ông vội vàng nhìn theo, phát hiện trên dòng nước vẩn đục, có một thi thể nữ đang nổi lềnh phềnh.

    Như nhiều thi thể khác, cái xác này cũng đã bị trương lên, khuôn mặt biến dạng khiến họ nhìn không rõ ai với ai.

    Tề Tuấn Phát cầm móc, chuẩn bị kéo xác lên. Tuy đã móc được vào cánh tay của nạn nhân, cùng với sự trợ giúp của người thầy đầy kinh nghiệm ở bên cạnh, ấy thế mà anh lại trượt mất.

    Rõ ràng cần đã móc được vào cánh tay thi thể, nhưng không biết vì sao bỗng dưng rơi ra, tuột khỏi cái xác.

    Tề Tuấn Phát giơ tay, dùng cần kéo cái xác lại, nhanh chóng buộc vào mũi thuyền. Nhưng, đoạn dây gai đột nhiên bị đứt, thi thể lại hòa vào dòng sông một lần nữa.

    Lần này Tề Tuấn Phát phát cáu, anh giơ tay ra, nắm thẳng vào cánh tay của tử thi, sau đó lôi lên thuyền. Nhưng, cho dù anh có kéo mạnh đến cỡ nào, cái xác cũng không nhúc nhích.

    Dường như ẩn sâu dưới đáy sông, có một thế lực vô hình nào đó đang kéo cái xác ngược trở lại.

    Thầy anh cảm thấy điều bất thường, nói thẳng: "Đi thôi, chúng ta không vớt nữa."

    Tề Tuấn Phát có chút không cam tâm, nhưng nhìn ánh mắt có phần nghiêm trọng của thầy, Tề Tuấn Phát không làm trái được, đành từ bỏ.

    Họ chèo thuyền về đến bờ sông.

    Thầy liền đi tìm người nhà của nạn nhân, nói với họ địa điểm của thi thể, bảo họ tìm người khác đi vớt.

    Tề Tuấn Phát có chút bất mãn. Bởi, thời điểm này, vừa hay anh mới được bà mối giới thiệu cho một cô gái, nên rất cần tiền cưới vợ gấp.

    "Thầy à, tại sao mình không vớt tiếp?"

    "Không vớt nổi đâu!" Thầy lắc đầu một cách thần bí.

    "Chúng ta mới vớt có 3 lần thôi mà!" Tề Tuấn Phát hối hả.

    "Cô ấy không muốn đi cùng chúng ta." Thầy lắc đầu rồi thở dài.

    Tất nhiên, Tề Tuấn Phát hiểu được ngụ ý trong câu nói của thầy.

    Quy tắc bao đời nay của nghề vớt x. Ác chính là 3 lần vớt không thành, thì phải từ bỏ. Bởi những người làm nghề này cho rằng, cả 3 lần vớt đều không thành là do thi thể muốn ở lại dòng sông này, không được phép ép buộc, "làm phiền" đến họ, nếu không sẽ gặp nhiều tai vạ.

    Lần này, Tề Tuấn Phát lại không tin vào thứ gọi là tai vạ ấy, nhưng cũng không dám làm trái lời thầy.

    Thi thể của Vương Úc Phân được một người khác vớt lên. Hắn ta vớt mấy lần cũng đều thất bại, thế nhưng sau đó người này cố nghĩ đủ mọi cách để đưa được thi thể lên thuyền và cuối cùng đã thành công.

    Tề Tuấn Phát vốn tưởng rằng, chuyện này sẽ cứ trôi đi như vậy.

    Nhưng không ngờ rằng, ít lâu sau, người vớt xác đó thật sự đã xảy ra chuyện.

    Hắn ta có một người "bạn" tốt, sau khi kiếm được mớ tiền, anh ta liền đi tìm người "bạn" kia tâm tình. Là "bạn" thôi thì không sao, thế nhưng, mối quan hệ của hai người họ lại chẳng hề trong sáng như thế, hơn nữa, cô "bạn" kia lại là người đã có gia đình. Có thể nói, hai người họ chính là đang "vụng trộm" với nhau.

    Hôm đó, khi cả hai đang thân mật trong phòng thì bất ngờ thay, chồng của người phụ nữ kia bỗng chợt về nhà. Nhìn thấy cảnh tượng đó, ông ta tức giận chạy vào bếp, xách lấy một con dao, đ. Iên cuồng đuổi theo kẻ vớt xác đang tằng tịu với vợ mình. Hắn ta bị chém nhiều nhát ở lưng, suýt thì mất m. Ạng.

    Tuy rằng không chết, nhưng, kể từ đó, hắn ta phải nằm liệt giường, mất đi khả năng lao động.

    Sau khi biết chuyện, Tề Tuấn Phát vô cùng sửng sốt.

    Còn thầy anh lại bình tĩnh nói: "Chuyện này không liên quan gì đến thi thể kia đâu, là do anh ta tự chuốc lấy. Không cần phải nghĩ nhiều."

    Tề Tuấn Phát nghe xong, lại không hiểu nổi thầy mình.

    Làm nghề này càng lâu, anh càng cảm thấy nhân sinh khó lường.

    Mỗi lần đến nhận xác, người nhà đều sẽ khóc lóc thảm thương, không hiểu nổi rõ ràng đang yên đang lành, vậy mà tự dưng lại vô duyên vô cớ mất tích. Đến khi gặp lại, thì đã trở thành cái xác tím tái, trương phình được vớt lên từ sông Hoàng Hà rồi. Điều này khiến họ khó lòng chấp nhận nổi.

    Tề Tuấn Phát cũng vậy. Anh tự đặt câu hỏi, tại sao tuổi trẻ đang phơi phới, vì cớ gì lại gieo mình xuống sông Hoàng Hà tự vẫn?

    Nếu nói là không may trượt chân, cũng không thể nào có nhiều người c. Hết như vậy được.

    Theo chân thầy làm nghề đã được mấy năm, giờ đây Tề Tuấn Phát đã tậu nhà, lấy vợ rồi. Tuy rằng vợ anh luôn khuyên không nên làm cái nghề này nữa nhưng Tề Tuấn Phát lại không buông bỏ được, hơn nữa, cũng chẳng còn nghề nào cho anh chọn. Đồng tiền tất nhiên không hề dễ kiếm như vậy.

    Ngoại trừ việc ngày ngày cùng thầy ngồi bên bờ sông Hoàng Hà, quan sát thi thể vô tình trôi dạt về đây, Tề Tuấn Phát thích nhất được nghe ông tâm sự về những câu chuyện kỳ quái liên quan đến con sông này.

    Thầy kể rằng, ở những khúc sông cạn nước, lộ ra lòng sông, người ta thường xuyên trông thấy những vết chân in hằn xuống dưới đáy, từng bước từng bước hướng đến vùng nước sâu hơn, rồi vùi mình vào dòng nước, vết chân chuyển hướng như thể đang tản bộ dưới đó vậy.

    Nghe nói đây chính là linh h. Ồn những thi thể trôi nổi trên sông Hoàng Hà muốn lên bờ về nhà, nhưng bị vua con sông này ngăn cản, buộc người dân nơi đây thường xuyên phải cúng lễ cho vua Hoàng Hà, cầu mong tha tội cho linh hồn người thân họ.

    Nhưng, Tề Tuấn Phát lại không hề tin vào những câu chuyện mê tín từ tận thời phong kiến này.

    Ngày 10 tháng 6 năm 2005, cuối cùng Tề Tuấn Phát và thầy cũng gặp phải một thi thể mà ngày trước thầy từng cầu nguyện mong cả đời này anh sẽ không phải đụng mặt.

    Sự phát triển của thời đại công nghiệp biến màu nước xanh trên sông thuở nào giờ đây trở nên đục ngầu. Hôm đó hai người đang đi thuyền, lướt trên mặt sông lênh đênh đầy rác. Đột nhiên, Tề Tuấn Phát giật mình hét lên: "Thầy ơi, nhìn kìa."

    Anh chỉ tay vào một chỗ không xa, ánh mắt chất chứa đầy sự kinh hoàng.

    Thầy nhìn theo hướng tay anh chỉ, cách họ khoảng 20m, một nhúm tóc đen đang trôi trên mặt nước. Dưới dòng nước mát chỉ thấy thấp thoáng một bóng người.

    Đây là một bộ x. Ác trôi trong tư thế đứng thẳng!

    Chắc hẳn là một người phụ nữ, chỉ có phụ nữ mới có mái tóc dài như vậy!

    "Thầy ơi, ta mau mau vớt người đó lên đi." Tề Tuấn Phát hối thúc.

    Ngờ đâu thầy anh lại lắc đầu lia lịa, trên mặt hiện rõ vẻ hoảng hốt:

    "Mau, mau đi thôi!"

    Ông cầm chắc mái chèo, nhanh chóng rời khỏi vùng nước u tịch này.

    Tề Tuấn Phát không hiểu, liền hỏi ông: "Thầy à, sao ta lại không vớt?"

    "Hỏi ít thôi, mau chèo thuyền đi!"

    Tề Tuần Phát chưa từng nhìn thấy vẻ mặt sợ hãi này của thầy mình bao giờ, cũng cuống cuồng chèo theo lời thầy.

    Vào đến bờ, thầy anh rút ra một điếu thuốc, châm lửa hút.

    Thoáng qua cũng có thể thấy rõ tay thầy vẫn còn đang run lên cầm cập, khuôn mặt không giấu nổi sự kinh h. Ãi.

    "Thầy ơi, đây chính là xác đứng thẳng trôi ngược chiều nước mà thầy từng nhắc đến ạ?" Tề Tuấn Phát kinh ngạc hỏi.

    "Đúng, thật không thể ngờ, cuộc đời ta lại gặp cảnh này đến hai lần."

    Ánh mắt ông chứa đầy sự kinh hoàng.

    Dưới ánh mắt khó hiểu của Tề Tuấn Phát, thầy đành kể anh nghe một câu chuyện khác.

    Đó là khi Trung Quốc mới giải phóng không lâu, lúc đó ông đang cùng một người trong thôn tên Vương Phú Quý hành nghề vớt xác.

    Khi đang lênh đênh trên sông, đột nhiên cả hai bắt gặp cái xác của một người phụ nữ mặc áo đỏ nổi thẳng đứng, không như những thi thể khác.

    Sau khi nhìn thấy cái xác, ông vô cùng hoảng sợ, nhớ lại 3 quy tắc mà người làm nghề này tuyệt đối không bao giờ được phá bỏ, cho dù là bất kỳ ai đi chăng nữa. Điều đáng sợ nhất trong bộ quy tắc này, chính là điều thứ 3, không được vớt xác nổi với tư thế đứng thẳng.

    Chính là những thi thể chết trong tư thế thẳng đứng, chỉ có tóc nổi lên trên mặt nước. Gặp phải những thi thể như vậy, người vớt xác phải ngoảnh đầu đi luôn, không nên cố gắng đụng chạm vào cái xác. Bởi, theo quan niệm của nghề vớt xác, họ đi tìm người chết chứ không phải tìm ma quỷ, những tử thi nổi với tư thế thẳng đứng dưới nước này không phải là người, mà là một loại sát (hung thần). Người xưa giải thích rằng, ân oán những người này mang quá nặng, khiến họ không muốn rời bỏ nhân gian. Nếu người vớt xác cứ cố vớt tử thi này, sẽ tự chuốc lấy oán hận, mang vận xui vào người, thậm chí có thể mất mạng.

    Những cái xác như vậy sẽ luôn dựng thẳng, cứ thế trôi về phía trước, giống như đang chầm chậm đi bộ trong làn nước lạnh lẽo.

    Cảnh tượng như vậy, nghĩ đến đã khiến người ta rùng mình, lạnh buốt cả sống lưng!

    Khi thầy anh đang chuẩn bị rời đi, Vương Phú Quý đứng bên cạnh lại lưỡng lự.

    Ông ta nói, thi thể này mặc một bộ đồ màu đỏ, chỉ có thể là một cô dâu. Nếu vớt lên trả về cho người thân, chắc chắn sẽ kiếm được một khoản lớn.

    Nghĩ vậy, Vương Phú Quý liền lập tức muốn vớt cái xác lên.

    Tiền Quan Ngọc tất nhiên không đồng ý, thế là hai người họ cãi vã, giằng co một hồi.

    Vương Phú Quý vẫn kiên trì muốn vớt thi thể này lên.

    Tiền Quan Ngọc không còn cách nào khác, đành nghe theo ông ta.

    Vậy là hai người họ cùng nhau vớt cái xác lên.

    Nhớ đến đây, gương mặt thầy lấm tấm những giọt mồ hôi: "Vương Phú Quý vừa thò tay xuống, định kéo thi thể đó lên khỏi mặt nước. Nhưng không ngờ, ông ta bỗng hoảng sợ gào thét:" Sống! Cái xác này còn sống! "Sau đó Vương Phú Quý bị con ma nữ ấy kéo xuống, chìm vào dòng nước rồi mất tích."

    Tề Tuấn Phát cũng cảm thấy khiếp sợ, tò mò hỏi: "Vậy thì thầy ơi, cuối cùng mọi người có tìm thấy thi thể của ông Vương Phú Quý đó không ạ?"

    "Tìm thấy rồi." Thầy gật đầu, ánh mắt có chút hoảng hốt: "Sau đó, ta tìm người trong thôn giúp đỡ, cùng nhau vớt xác của ông ta. Nhưng kì lạ rằng, khi được vớt lên, thi thể của Vương Phú Quý và người phụ nữ mặc bộ đồ đỏ đó lại ôm chặt lấy nhau, hệt như một đôi vợ chồng thân mật. Cảnh tượng đó, quá đáng sợ!"

    Tề Tuấn Phát rùng mình, không ngờ rằng lại xảy ra chuyện như vậy.

    "Một thời gian sau ta còn nghe được lời đồn rằng, trước đây, cô dâu đó từng bị chồng đánh đập ngay trong đêm tân hôn, thế nên mới không nén được nỗi tức giận và sự tủi nhục mà nhảy xuống dòng sông để tự sát. Kết quả, Vương Phú Quý lại biến thành người thế thân, thay cho tên đàn ông tồi tệ kia kết hôn với cô dâu. Dưới sự sắp xếp của các bậc trưởng lão trong làng, hai người họ cuối cùng cũng được hợp táng."

    Tề Tuấn Phát lẩm bẩm gì đó, không nhịn được lại hỏi: "Vậy là, cái xác vừa nãy hai thầy trò mình nhìn thấy là bị hại chết?"

    "Đúng, cô ấy đang trôi đi tìm người thế thân!"

    Nghe hết câu chuyện, Tề Tuấn Phát đờ người, câm lặng như người mất hồn.

    Ngày hôm sau, cảnh sát dẫn theo một người đàn ông đến tìm thầy trò Tề Tuấn Phát.

    Hóa ra người này chính là hung thủ, thi thể đó bị hắn giết hại rồi ném xuống sông nhằm phi tang.

    Cảnh sát hy vọng có thể nhờ thầy trò anh vớt cái xác nạn nhân lên.

    Nghe vậy, thầy ngay lập tức từ chối, Tề Tuấn Phát cũng không đồng ý.

    Tuy nhiên, họ vẫn hợp tác và nói cho cảnh sát nơi mình đã phát hiện ra thi thể.

    Rất nhanh sau đó, đội cảnh sát đã điều động một đội trục vớt chuyên nghiệp, kéo vớt thi thể lên.

    Sau đó, Tề Tuấn Phát có đi hỏi thăm khắp nơi, nhưng cũng không hay tin liệu những người đó có xảy ra chuyện gì hay không.

    Điều khiến anh cảm thấy tò mò đó là, cớ vì sao đội trục vớt vớt lên thì lại không xảy ra chuyện gì cơ chứ?

    Thầy anh cũng không tiện giải thích thêm.

    Thầy ngày càng lớn tuổi, không thể thường xuyên cùng anh xuống nước mà phần lớn thời gian chỉ ngồi bên bờ câu cá, quan sát mặt nước yên tĩnh.

    Tề Tuấn Phát chỉ đành một mình chèo thuyền vớt xác

    Anh cũng muốn tìm học trò để truyền nghề, chỉ có điều, người trong thôn đều đã đi xa kiếm việc. Cho dù có người không đi, thì cũng chẳng có ai chịu làm cái nghề này với anh.

    Họ cho rằng, kiếm tiền của người c. Hết rất đen đủi!

    Tề Tuấn Phát nghe vậy, liền cảm thấy khó chịu.

    Làm nghề này bao nhiêu năm nay, anh cũng từng gặp không ít bi kịch.

    Có người bị hại, có người trượt chân không may ngã chết. Mỗi khi nghe thấy tiếng gào khóc của người thân họ, anh cũng cảm thấy đau lòng thay.

    Nhưng tất cả những điều này, đều chẳng liên quan gì đến anh, việc của anh, chỉ là chuyên chú vớt xác cho người ta mà thôi.

    Nghề có tính chất đặc biệt như vớt xác, đáng nhẽ ra nên nhận được sự tôn trọng của mọi người, cho dù anh có làm nghề này vì kế sinh nhai đi chăng nữa, thì, chính bởi có những người vớt xác như anh, những thi thể trôi nổi mới có cơ hội được trở về với gia đình, để người thân họ an táng.

    Tề Tuấn Phát kể lại chuyện này cho thầy, ông thở dài nhưng rồi lại cười lớn.

    "Đây là chuyện tốt mà. Nếu không phải không có cơm ăn, ai muốn làm Thuỷ Quỷ cơ chứ?"

    Tề Tuấn Phát gật đầu, trong lòng không khỏi xót xa.

    Thời đại ngày càng phát triển, cũng không ít người đã bỏ nghề, chuyển sang nghề khác.

    Những người từng khiến Tề Tuấn Phát bực mình chửi rủa vì lo họ cướp mối làm ăn, cũng đã đâu mất.

    Vùng nước trên sông Hoàng Hà anh ta hay ngồi, giờ đây chỉ còn mỗi hai thầy trò họ.

    Cảm giác này, thực sự rất khó có thể tâm sự được với người khác.

    Tề Tuấn Phát nuôi một con chó đen, thầy anh nói rằng chó đen có linh tính, nuôi nó để trông nom nhà cửa.

    Ngồi trên thuyền, Tề Tuấn Phát hút một điếu thuốc, mắt đảo quanh theo dõi dòng nước trước mặt.

    Không biết tự bao giờ, anh ta đã hút nhiều thuốc như thế này.

    Răng anh chẳng mấy chốc đã ngả vàng, trên người nồng nặc mùi thuốc. Nhưng cũng may thay, mùi thuốc này át đi mùi hôi thối của thi thể, khiến vợ anh đỡ cằn nhằn phần nào.

    Tề Tuấn Phát như một con rùa, đứng trên mũi thuyền, ngắm nhìn nhất cử nhất động cảnh vật xung quanh

    Thầy anh giờ đây đã già, con trai không đồng ý cho ông tiếp tục theo đuổi nghề này nữa. Ông cũng không phản đối, chỉ là dăm bữa nửa tháng, vẫn sẽ ra bên bờ sông Hoàng Hà, ngồi tâm tình cùng đồ đệ của mình.

    Tề Tuấn Phát neo thuyền, chuẩn bị ra về, trên mũi thuyền treo thi thể của một người đàn ông.

    "Về rồi hả?"

    "Vâng."

    "Được mấy?"

    "Có một thôi ạ."

    "Cũng được." Thầy anh nhoẻn miệng cười, ngậm điếu thuốc trong miệng, căn dặn: "Quy tắc. Con đừng quên nhé!"

    "Con không quên đâu thưa thầy." Tề Tuấn Phát vừa kéo t. Hi t. Hể xuống, cho vào hồ nuôi x. Ác, vừa cười nói: "Tí nữa thầy trò mình làm 2 chén?"

    "Được. Làm 2 chén."

    Sau khi nhấp chén rượu, thầy bắt đầu kể khổ: "Không làm được nữa, cũng không làm nổi nữa!"

    "Thế thì thầy đừng làm nữa, tận hưởng cuộc sống an nhàn. Nếu còn con đường kiếm sống khác, con cũng chẳng làm nữa." Tề Tuấn Phát tủi nhục nói.

    Thầy lắc đầu, đắc ý nói: "Nếu còn kiếp sau, ta vẫn sẽ làm cái nghề này, làm việc với người chết, không lo phiền toái."

    Tề Tuấn Phát cười, không đáp.

    Ngày 4 tháng 6 năm 2015, lúc này Tề Tuấn Phát đã hơn 40 tuổi.

    Vùng nước này, chỉ còn lại một mình anh.

    Vừa về đến nhà, đã thấy thầy vội vàng chạy sang hét lớn: "Nhanh, đi với ta, đi vớt xác!"

    "Cháu ta gặp chuyện rồi!"

    Tề Tuấn Phát không nghĩ ngợi gì nhiều, lập tức chạy theo ông.

    Trời đã tối, bên ngoài mưa lâm râm.

    Nhưng theo như quy tắc, hôm nay không phải ngày thích hợp để vớt x. Ác.

    Nhưng nhìn dáng vẻ vội vàng của thầy, Tề Tuấn Phát không thể nghĩ ngợi nhiều đến thế.

    Ông ấy năm nay đã 70 tuổi, đầu bạc trắng, tuy rằng vẫn còn khoẻ mạnh, nhưng đã không còn được như xưa nữa rồi.

    Thuyền của Tề Tuấn Phát đã được thay sang loại gắn động cơ máy, không cần mái chèo.

    "Thầy à, xảy ra chuyện gì vậy?" Tề Tuấn Phát hỏi.

    Thầy anh vỗ mạnh vào chân, khoé mắt đỏ lừ: "Sao lại khổ thế cơ chứ!"

    Hóa ra cháu ông cùng một cô gái khác nhảy sông tự tử cùng nhau. Nguyên nhân rất đơn giản, cô gái kia mang thai, cháu ông liền dẫn về nhà ra mắt, muốn kết hôn với nhau. Nhưng ngờ đâu, nhà gái vừa mở mồm đã đòi 300 nghìn tệ tiền sính lễ. Vào thời bấy giờ ở nông thôn, con số khổng lồ này chẳng khác nào kề dao đòi mạng sống người khác.

    Thấy nhà ông không chi được số tiền lớn như vậy, bố mẹ cô gái kia liền khóa chặt cửa, nhốt con trong phòng, không cho ra ngoài.

    Đã vài lần cô ấy cố trốn ra ngoài, nhưng đều bị bố mẹ bắt được, đánh cho nhừ t. Ử, trên người khắp nơi đều là vết thương.

    Không chỉ vậy, bố mẹ còn bắt cô phá thai và ép gả cho người khác. Bởi gia đình ấy đã đưa đầy đủ tiền sính lễ cho ông bà rồi.

    Mặc cho con gái không đồng ý, bố mẹ vẫn cố chở cô đến bệnh viện ép phá thai.

    Lúc này, trái tim cô đã nguội lạnh, liều mình trốn ra ngoài, chuẩn bị cao chạy xa bay với cháu trai ông, nhưng nhà ông sớm đã giới thiệu đối tượng mới cho anh. Anh không đồng ý, liền lôi cái c. Hết ra để đe dọa.

    Đôi tình nhân nhỏ này sau khi gặp được nhau, giãi bày tâm sự, bỗng chốc cảm thấy cuộc sống chẳng còn nghĩa lý gì nữa. Tuyệt vọng, cả hai cùng nhảy sông tự t. Ử.

    Mưa ngày một nặng hạt, Tề Tuấn Phát và thầy vẫn ở trên sông miệt mài tìm kiếm nhưng không sao tìm thấy.

    Trời tối dần, mưa càng lúc lớn hơn.

    Nhìn thấy dòng nước ngày một chảy xiết, Tề Tuấn Phát vội vàng nói:

    "Thầy ơi, đợi mấy ngày nữa đi, hai em sẽ nổi lên thôi."

    Thầy mệt mỏi gật đầu, mắt đỏ lừ, lặng lẽ quay về.

    Mấy ngày sau, thi thể nổi lên.

    Đôi nam nữ trẻ tuổi ôm chặt lấy nhau không rời.

    Đến cái c. Hết cũng không thể khiến họ rời xa.

    Nhìn thấy cảnh này, Tề Tuấn Phát câm lặng, không nói thành lời.

    Tiếng khóc của người nhà hai đứa trẻ xấu số càng khiến tâm trí anh rối bời.

    Bố mẹ cô gái giờ đây đã hối hận, nhưng điều khiến họ hối hận, chỉ là tự trách bản thân không trông nom con cẩn thận, khiến họ không kiếm được khoản tiền sính lễ kia mà thôi.

    Nhưng, cho dù hai nhà có hối hận thế nào và lý do hối hận là gì thì thảm kịch cũng đã xảy ra.

    Thầy mệt mỏi vỗ vai Tề Tuấn Phát, trên gương mặt vô vàn nếp nhăn vì trải qua sự khắc khổ của thời gian ấy, dường như giờ đây còn điểm thêm cả nỗi bất lực: "Con cố gắng làm cái nghề này nhé!"

    Nói xong ông quay người đi mất, nhìn bóng lưng dần xa của ông, trong lòng Tề Tuấn Phát xót xa vô ngần.

    Ngày 5 tháng 7 năm 2016, Chính quyền địa phương hỗ trợ và thành lập đội trục vớt chuyên nghiệp. Và, Tề Tuấn Phát cũng có tên trong danh sách.

    Giờ đây, Tề Tuấn Phát đã không còn phải làm việc này một mình nữa.

    Chiếc thuyền nhỏ của anh, cũng đã được đổi thành một con thuyền lớn hơn, đủ cho 10 người ngồi.

    Chỉ đáng buồn là năm đó, số lượng thi thể đã tăng lên một cách đột biến.

    Cứ cách một khoảng thời gian ngắn, sẽ có một hoặc vài thi thể trôi dạt xuống hạ lưu.

    Ngồi trên thuyền hút thuốc, Tề Tuấn Phát nói chuyện với Lão Lý bên cạnh.

    Lão Lý là người cùng làng anh, cũng làm nghề vớt xác được mấy năm nay rồi.

    "Mấy quy tắc mà thầy tôi căn dặn, qua nhiều năm hành nghề, cuối cùng tôi cũng nghiệm ra rồi.. Quy tắc ông bà ta truyền lại, quả thực luôn có đạo lý ẩn trong đó."

    "Đạo lý gì vậy?" Lão Lý tò mò hỏi.

    "Ngày mưa giông không được vớt xác, điều này rất đơn giản, dễ xảy ra chuyện chẳng lành, hại mình hại cả" người "."

    "Thế còn vụ x. Ác thẳng đứng thì sao? Tôi nghe cậu kể thấy khá kỳ bí mà." Lão Lý tò mò hỏi tiếp.

    "Điều này thì còn đơn giản hơn. Thi thể dựng thẳng trong nước, không nổi lên được, là vì sâu dưới lòng sông có dòng chảy ngầm. Dòng nước ngầm này hút lấy thi thể, nếu có người nào đột ngột kéo lên, rất dễ bị lực hút kéo xuống nước, sau đó bị cuốn vào vòng xoáy nước ngầm nên mới xảy ra tình trạng ôm chặt lấy nhau như ngày trước thầy tôi kể. Tuy nhiên, bây giờ, tình trạng này không xuất hiện nữa rồi, bởi giờ chúng ta chỉ sử dụng lưới bắt cá mà. Chẳng phải cách đây mấy hôm chúng ta cũng vớt được một thi thể dựng thẳng đó sao?"

    "Nói cũng phải." Lão Lý đứa cho tôi một điếu thuốc, cười nói: "Những gì ông bà ta truyền lại, quả thực đều rất hữu dụng."

    "Chỉ có một điểm tôi vẫn không hiểu." Tề Tuấn Phát hút một hơi thuốc, ánh mắt nhìn xa xăm, lẩm bẩm một mình: "Tại sao vớt xác 3 lần không được, đừng cố vớt tiếp? Rốt cuộc đó là chấp niệm của thi thể hay là của chính chúng ta?"

    Hoàng Hà trước mặt, vẫn luôn chảy cuồn cuộn ngàn đời như thế..

    HẾT
     
    Mèo Cacao, LieuDuong, Admin11 người khác thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng tám 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...