Hỏi đáp Thực Nghiệp Là Gì?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi Chiên Min's, 29 Tháng chín 2021.

  1. Chiên Min's I purple you!

    Bài viết:
    555
    Chào m. N mình đang tham gia chương trình chào tân sinh viên, có một đề bài tìm hiểu về thực nghiệp. Mọi người cho mình hỏi "Thực Nghiệp là gì?" ạ. Càng nhiều thông tin càng tốt. Mình cảm ơn.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. Chiên Min's I purple you!

    Bài viết:
    555
    Các cao nhân vào giúp mình đi:((
     
    Ngọc Thiền SầuQuán Lười thích bài này.
  4. Phan Kim Tiên Hiệp sĩ mộng mơ

    Bài viết:
    2,080
    Từ điển tiếng Việt giải thích: Nghề:

    1. Công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội (nghề dạy học, nghề nông)

    2. Giỏi, thành thạo (trong một việc làm nào đó). Như vậy, nghề có mấy yếu tố cấu thành: Làm chuyên, làm lâu bền, thành thạo; muốn đạt được các yếu tố đó thì phải được đào tạo (được học), phải gắn bó lâu dài và phải nỗ lực rèn luyện để có những kỹ năng nhất định.

    Khi đặt vấn đề thực học để thực nghiệp thì gần như nhiều người mặc định rằng người học phải chủ động học tập chăm chỉ, có chất lượng để có đủ kiến thức, kỹ năng ra nghề. Nhưng đó chỉ là một vế, vấn đề cơ sở đào tạo thế nào cũng hết sức quan trọng. Chẳng hạn, một số cơ sở giáo dục ĐH đào tạo ra cử nhân, kỹ sư, vậy là họ được dạy để trở thành "thầy" hay thành "thợ"? Nếu họ là "thầy" thì họ có thể làm "thợ" được không? Nếu học là "thợ" thì họ có thể vững vàng về mặt kiến thức như "thầy" không?

    Đặt ra câu hỏi này, bởi thực tế lâu nay vẫn tồn tại hiện tượng "thầy nhiều hơn thợ" hoặc "thầy không ra thầy, thợ không ra thợ". Đồng thời, trong nhiều trường hợp, có người đã được đào tạo thành "thầy" nhưng vẫn phải "ép mình" đi làm "thợ" vì công việc cho người làm "thầy" ít quá.

    Thí dụ, một kỹ sư cơ khí có thể được nhận vào quản lý một dây chuyền, một bộ phận, nhưng vì không tìm được việc như vậy, đành phải trở thành một người thợ trong dây chuyền đó, phải trực tiếp đứng máy làm các công việc tiện, phay, bào, hàn, cắt.. Nhưng nếu kỹ sư đó làm được việc thì là rất quý. Chỉ e là khi đứng theo dõi, chỉ huy thì được nhưng khi trực tiếp đứng máy thì lại lóng ngóng, vụng về. Bởi thực tế có không ít doanh nghiệp sau khi tuyển dụng được những người có trình độ cử nhân đã phải tổ chức đào tạo lại thì mới có thể thích nghi với công việc.

    Không chỉ vậy, một số cơ sở dạy nghề hiện nay có phương pháp dạy lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ, trình độ giáo viên hạn chế, thì những người học nghề dẫu mang tiếng là "thợ" nhưng cũng chưa thành thợ. Thực tế đó đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải tự cải tiến, đổi mới một cách quyết liệt mới mong có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

    3. Về phía người học, dù học ở một cơ sở giáo dục chưa tốt thì vẫn phải chủ động học cho thật tốt để có thể có được nghề nghiệp tốt nhất. Bởi hơn ai hết, bản thân người học phải ý thức được rằng học là để cho mình; trường lớp có thể còn khiếm khuyết nhưng nhất định nó cũng cung cấp được những kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm, ý tưởng nào đó để bản thân người học có thể thành nghề. Có mấy vấn đề mà người học không thể bỏ qua nếu muốn trở thành người có thể làm được nghề đó.

    Thứ nhất, phải xác định rõ mình có hợp với nghề này không. Tức là về điều kiện, năng lực, sở thích, bản thân thấy có thể đáp ứng được việc học nghề này không, việc làm nghề này không.

    Một người có sức khỏe kém hẳn khó học ngành cơ khí; một người có khiếm khuyết về dáng đi, giọng nói thì học ngành sư phạm và làm giáo viên sẽ rất khó khăn; một người thiên về các môn khoa học xã hội mà bị buộc học kỹ thuật thì không những không hiệu quả mà còn là một cực hình..

    Nếu sớm thấy không hợp thì nên thay đổi, tìm học và làm nghề khác. Thứ hai, đã xác định học thì phải học nghiêm túc. Cả lý thuyết, thực hành, kỹ năng hay gợi mở những hướng phát triển mới nghề nghiệp cần được quan tâm đầy đủ.

    Nên tâm lý học cho hết môn, qua kỳ thi, xong khóa.. là rất tai hại, bởi khi đó chỉ chú ý đến tấm bằng mà không chú trọng kiến thức, tay nghề và khả năng không đáp ứng được công việc thực tế là rất lớn. Thứ ba, chú trọng khả năng phát triển từ nghề nghiệp này. Đó là có thể từ công việc này chuyển sang công việc khác trong cùng nghề nghiệp đó, hoặc từ nghề nghiệp này chuyển sang nghề nghiệp khác có liên quan, trên tinh thần là có vị trí cao hơn, có thu nhập tốt hơn, có khả năng thăng tiến lớn hơn. Muốn vậy, bản thân phải học không ngừng, học trường lớp, tự học, học trong ngay công việc..
     
    Chiên Min's, TRANG SACHGill thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...