Thực hành tiếng Việt trang 9, 10 – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 9 Tháng mười hai 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Thực hành tiếng Việt trang 9, 10 – Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Tri thức tiếng Việt


    I. Từ ghép và từ láy

    [​IMG]

    Từ ghép là gì?

    Từ ghép là một loại từ phức được tạo thành bởi ít nhất 2 từ đơn với điều kiện là những từ này phải có nghĩa và có quan hệ về nghĩa với nhau.

    Có mấy loại từ ghép?

    Có các loại từ ghép: Chính phụ, đẳng lập.

    Từ láy là gì?

    Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ hai tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ một phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau.

    Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ một từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.

    Ví dụ: Lung linh, long lanh..

    II. Cụm động từ, cụm tính từ

    Cụm động từ là gì?

    - Khái niệm: Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

    Cấu tạo cụm động từ

    Một cụm động từ đầy đủ sẽ có cấu tạo ba phần:

    - Phần phụ trước: Thường bổ sung cho động từ ý nghĩa về:

    + Thời gian (đã, đang, sẽ)

    +Khẳng định/phủ định (không, chưa, chẳng)

    + Tiếp diễn (đều, vẫn, cứ) .

    + Mức độ của trạng thái (rất, hơi, quá)

    - Phần trung tâm: Là động từ

    - Phần phụ sau: Thường bổ sung cho động từ những ý nghĩa về:

    + Đối tượng (đọc sách),

    + Địa điểm (đi Hà Nội),

    + Thời gian (làm việc từ sáng)..

    Ví dụ cụm động từ

    + đang đi Hà Nội (phụ trước: đang ; trung tâm: đi ; phụ sau: Hà Nội )

    + không mặc áo rét (phụ trước: không ; trung tâm: mặc ; phụ sau: áo rét )

    + vẫn đứng co ro ở cột chợ (phụ trước: vẫn ; trung tâm: đứng ; phụ sau: co ro ở cột chợ )..

    Tác dụng cụm động từ

    Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.

    Cụm tính từ là gì?

    Khái niệm: Cụm tình từ là tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ làm rõ nghĩa cho nó tạo thành.

    Cấu tạo cụm tính từ

    Một cụm tính từ đầy đủ sẽ có cấu tạo ba phần:

    - Phần phụ trước: Thường bổ sung cho tính từ ý nghĩa về

    + Mức độ (rất, hơi, khá),

    + Thời gian (đã, đang, sẽ),

    + Tiếp diễn (vẫn, còn).

    - Phần trung tâm: Tính từ

    - Phần phụ sau: Thường bổ sung cho tính từ những ý nghĩa về:

    + Phạm vi (giỏi toán),

    + So sánh (đẹp như tiên),

    + Mức độ (hay ghê)..

    Ví dụ cụm tính từ

    + vẫn rét quá (Phụ trước: vẫn ; trung tâm: rét ; phụ sau: quá )

    + rất giỏi môn Toán (Phụ trước: Rất; trung tâm: Giỏi; phụ sau: Môn Toán)

    + chưa đẹp lắm (Phụ trước: chưa ; trung tâm: đẹp ; phụ sau: lắm )

    Tác dụng cụm tính từ

    Sử dụng cụm tính từ trong câu sẽ tạo nên ý nghĩa cụ thể hơn so với chỉ sử dụng một tính từ trung tâm.

    III. So sánh

    - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa chúng.

    [​IMG]

    Trả lời câu hỏi trang 9, 10 – Văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống


    Câu 1 . Giả trong sứ giả có nghĩa là người, kẻ . Hãy tìm một số từ có yếu tố giả được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

    Trả lời câu 1 trang 9 văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

    Một số từ có yếu tố giả được dùng theo nghĩa là người, kẻ:

    - Độc giả: Bạn đọc, người đọc sách.

    - Khán giả: Người xem phim, xem truyền hình, xem lễ hội..

    - Thính giả: Người nghe.

    - Tác giả: Người sáng tác tác phẩm nào đó.

    - Kí giả: Người làm nghề báo, nhà báo.

    Câu 2. Xác định từ ghép và từ láy trong những từ sau: Mặt mũi, xâm phạm, tài giỏi, lo sợ, vội vàng, gom góp, hoảng hốt, đền đáp.

    Trả lời câu 2 trang 10 văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

    - Từ ghép: mặt mũi, xâm phạm, tài giỏi, lo sợ, gom góp, đền đáp.

    - Từ láy: vội vàng, hoảng hốt.

    Câu 3. Chỉ ra cụm động từ và cụm tính từ trong những cụm từ sau: Chăm làm ăn. Xâm phạm bờ cõi, cất tiếng nói, lớn nhanh như thổi, chạy nhờ. Chọn một cụm động từ, một cụm tính từ và đặt câu với mỗi cụm từ được chọn.

    Trả lời câu 3 trang 10 văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

    - Cụm động từ:

    + xâm phạm bờ cõi (động từ trung tâm: Xâm phạm).

    + cất tiếng nói (động từ trung tâm: Cất tiếng).

    + lớn nhanh như thổi (động từ trung tâm: Lớn).

    + chạy nhờ (động từ trung tâm: Chạy).

    - Cụm tính từ: Chăm làm ăn (tính từ trung tâm: Chăm).

    - Đặt câu:

    + Lúc bấy giờ, giặc Ân sang xâm phạm bờ cõi nước ta.

    + Hai ông bà có tiếng hiền lành, phúc đức, chăm làm ăn.

    Câu 4. Nêu biện pháp tu từ được dùng trong những cụm từ sau: lớn nhanh như thổi, chết như ngả rạ . Vận dụng biện pháp tu từ này để nói về một sự vật hoặc hoạt động được kể trong truyện Thánh Gióng .

    Trả lời câu 4 trang 10 văn 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống

    - Biện pháp nghệ thuật so sánh.

    Cấu trúc: A như B

    - Vận dụng:

    + Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.

    + Quân giặc chết như ngả rạ.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...