Thực hành Tiếng Việt lớp 6 trang 44 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 20 Tháng chín 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024

    Thực hành Tiếng Việt lớp 6 trang 44 – Kết nối tri thức với cuộc sống.

    Tri thức Tiếng Việt

    Nghĩa của từ là gì?

    -Nghĩa của từ là nội dung (sự việc, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị.

    Ví dụ: Từ "lá":

    - Hình thức: là một tiếng, một từ đơn.

    - Nội dung: chỉ một bộ phận của cây, có hình dáng mỏng, dẹt (nghĩa của từ "lá").

    Biện pháp tu từ:

    [​IMG]

    So sánh là gì?

    - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

    - Ví dụ:

    Những bạn nào nhút nhát

    Thì là giống thỏ non.

    Nhân hóa là gì?

    - Nhân hóa là biện pháp tu từ gán thuộc tính của người cho những sự vật không phải là người nhằm tăng tính hình tượng, tính biểu cảm của sự diễn đạt.

    -Ví dụ:

    Vì bắt nạt dễ lây

    Vì bắt nạt rất hôi...

    Điệp ngữ là gì?

    - Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại một từ ngữ (đôi khi cả một câu) để làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh.

    - Ví dụ:

    Đừng bắt nạt người lớn

    Đừng bắt nạt trẻ con

    Đừng bắt nạt nước khác...

    Trả lời câu hỏi Ngữ văn 6 trang 44

    Nghĩa của từ

    Câu 1.

    Mắt trẻ con sáng lắm

    Nhưng chưa thấy gì đâu!

    Mặt trời mới nhô cao

    Cho trẻ con nhìn rõ.

    a. Giải thích nghĩa của từ "nhô":

    Động từ "nhô" có nghĩa là "đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc ra phía trước, so với những cái xung quanh" (theo Từ điển tiếng Việt).

    Trong câu thơ "Mặt trời mới nhô cao", từ "nhô" có nghĩa là mặt trời đang dần dần vượt lên trên những sự vật xung quanh như mái nhà, bụi tre, cánh đồng...để lên cao hơn. Từ "nhô" vừa mang nét nghĩa của từ "lên" lại vừa gợi lên sự tinh nghịch, đáng yêu như trẻ thơ của hình ảnh mặt trời.

    b. Trong đoạn thơ trên, nếu thay từ "nhô" bằng cho từ "lên" thì nghĩa của câu thơ không đổi, nhưng sẽ mất đi cái hay của câu thơ, không gợi được sự tinh nghịch, đáng yêu của hình ảnh mặt trời. Vì vậy không nên thay từ "nhô" bằng từ "lên".

    Cách sử dụng từ ngữ của Xuân Quỳnh rất tinh tế, giàu biểu cảm.

    Câu 2. Trong bài thơ có các từ như "trụi trần", "bế bồng"... Trong tiếng Việt cũng có những từ ngữ như "trần trụi", "bồng bế"...

    Những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa trong bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người" là: trẻ con (con trẻ), thơ ngây (ngây thơ), bóng rợp (rợp bóng), khao khát (khát khao)...

    Những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa ngoài bài thơ là: hoa cỏ (cỏ hoa), nhà cửa (cửa nhà), sông suối (suối sông), bờ bãi (bãi bờ), nước non (non nước), ước mơ (mơ ước), bay xa (xa bay)...

    Biện pháp tu từ

    Câu 3. Những dòng thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh:

    + Cây cao bằng gang tay

    Lá cỏ bằng sợi tóc

    Cái hoa bằng cái cúc

    Tiếng hót trong bằng nước

    Tiếng hót cao bằng mây.

    Cây, lá cỏ, cái hoa, tiếng hót (vế A) được so sánh với gang tay, sợi tóc, cái cúc, nước, mây (vế B).

    - Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ:

    + Hình ảnh thiên nhiên (vế A) được so sánh với những hình ảnh nhỏ, xinh, gắn với thế giới con người (vế B). Thiên nhiên như nhỏ lại, gần gũi và thật dễ thương trong đôi mắt trẻ thơ.

    + Tiếng hót của chim – âm thanh được so sánh với sự trong veo của nước, độ cao của mây trời làm tăng ấn tượng về sự trong trẻo, cao vút của tiếng chim...

    Như vậy, việc sử dụng phép tu từ so sánh làm tăng hiệu quả biểu đạt cho lời thơ.

    Câu 4. Trong câu thơ: "Những làn gió thơ ngây", nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ: nhân hóa: "thơ ngây".

    - Tác dụng:

    Thơ ngây – là tính từ thường dùng để nói về đặc điểm của con người, đặc biệt là trẻ em. Khi biểu đạt "Những làn gió thơ ngây" sẽ khiến làn gió mang vẻ đẹp của trẻ thơ, hồn nhiên, đáng yêu như trẻ thơ.

    Câu 5. Những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ từ "Nhưng còn cần cho trẻ" đến "Từ bãi sông cát vắng" là:

    Từ cái bống cái bang

    Từ cái hoa rất thơm

    Từ cánh cò rất trắng

    Từ vị gừng rất đắng

    Từ vết lấm chưa khô

    Từ đầu nguồn cơn mưa

    Từ bãi sông cát vắng...

    Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu thơ trên là:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Xem thêm bài tiếp theo:

    Soạn Bài Mây Và Sóng Lớp 6 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng mười 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...