Thực hành đọc hiểu: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thùy Minh, 3 Tháng ba 2021.

  1. Thùy Minh Đọc bài trong phần "Thông tin" nha!

    Bài viết:
    2,024
    Thực hành đọc hiểu: Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

    Câu 1. Nhan đề cung cấp những thông tin ban đầu nào về nội dung văn bản? Vì sao tác giả không đưa tên gọi của lễ hội (Ka-tê) vào nhan đề?

    Câu 2. Qua văn bản Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận, tác giả đã đem đến những thông tin cơ bản nào về lễ hội Ka-tê của người Chăm ở Ninh Thuận?

    Câu 3. Theo em, phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng như thế nào đối với việc truyền tải thông tin ở văn bản này?

    Câu 4. Tìm điểm giống nhau giữa phong tục của người Chăm (qua lễ hội Ka-tê) và phong tục của người Kinh (qua Tết âm lịch truyền thống). Nêu nhận xét của em về điểm giống nhau đó.

    Câu 5. Nếu viết một văn bản thông tin tổng hợp giới thiệu ngày Tết âm lịch ở quê hương mình, em sẽ giới thiệu những thông tin cơ bản: Thời gian diễn ra ngày Tết âm lịch, các hoạt động có trong ngày Tết, các nghi lễ trong ngày Tết. Em sẽ sử dụng hình ảnh: Ảnh hoạt động ngày Tết, ảnh thờ cúng tổ tiên.

    [​IMG]

    Gợi ý thực hành đọc hiểu

    Câu 1. Nhan đề cung cấp thông tin về đề tài (lễ hội dân gian), phạm vi nội dung của văn bản (lễ hội dân gian của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận) và thái độ đánh giá của người viết (đặc sắc). Tác giả không đưa tên gọi của lễ hội (Ka-tê) vào nhan đề vì muốn tạo ra sự tò mò cho độc giả, vả lại phần sapo sẽ cung cấp thông tin đó ngay dưới nhan đề.

    Câu 2.

    - Thông tin chung về lễ hội Ka-tê (đoạn sapo)

    - Thời gian và địa điểm lễ hội Ka-tê (phần 1)

    - Các nghi thức, hoạt động của con người trong phần Lễ (phần 2)

    - Các hoạt động người Chăm trong phần Hội (phần 3)

    - Ý nghĩa của lễ hội Ka-tê đối với người Chăm (phần 4)

    Câu 3. Phương thức miêu tả và tự sự có tác dụng cụ thể hóa thông tin được thuyết minh ở văn bản này, ở đây là cụ thể hóa, chi tiết hóa, làm rõ điểm đặc sắc, riêng có của lễ hội Kate của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, đồng thời giúp việc trình bày thông tin, nhất là thông tin về văn hóa, lễ hội trở nên sinh động hơn, không khô khan.

    Câu 4. Điểm giống: Tổ chức các trò chơi dân gian; làm mâm cúng tế thần linh; thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên; trở về mái ấm gia đình vui Tết đoàn viên; đến thăm họ hàng, bè bạn.. Qua các nghi thức của phần lễ và các hoạt động vui chơi của phần hội trong lễ hội Ka-tê và Tết âm lịch truyền thống (Tết Nguyên Đán), cả người Kinh và người Chăm đều thể hiện nét phong tục đẹp đẽ:

    - Thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho mình;

    - Dành thời gian thăm hỏi, chung vui, cùng nhau tận hưởng những giây phút bình an, hạnh phúc bên họ hàng, bè bạn.

    Câu 5. Tết âm lịch được xác định ở đây là Tết Nguyên Đán (Tết Cổ truyền).

    Các thông tin cơ bản cần giới thiệu:

    1. Thời gian, địa điểm.

    2. Các hoạt động phổ biến, đặc trưng trong phần Lễ.

    3. Các hoạt động phổ biến, đặc trưng trong phần Hội.

    4. Ý nghĩa, giá trị của Tết âm lịch đối với những người dân ở quê hương.

    Hình ảnh minh họa có thể bao gồm: Hình ảnh về phần lễ (VD: Cúng bái tổ tiên giao thừa hoặc ngày mùng 1; ông bà mừng tuổi con cháu;) ; phần hội (ông đồ viết chữ, gói bánh chưng, trò chơi dân gian; gia đình quây quần).
     
    Chỉnh sửa cuối: 4 Tháng mười hai 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...