Thủ đô là gì? Thủ đô của các nước có gì?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi TânSinh27, 15 Tháng hai 2020.

  1. TânSinh27 Nơi cần bắt đầu!

    Bài viết:
    264
    Thủ đô là gì?

    Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính của một quốc gia, là nơi đặt phần lớn hoặc tất cả trụ sở của các cơ quan trung ương và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Trung tâm hành chính của một đơn vị nhỏ hơn quốc gia, ví dụ như một tỉnh hay một tiểu bang, được gọi là thủ phủ.


    [​IMG]

    Ngày xưa, trung tâm kinh tế lớn của một quốc gia hoặc khu vực thường cũng trở thành trung tâm chính trị, và trở thành thủ đô thông qua sự chinh phục hoặc hợp nhất Thủ đô sẽ thu hút những người ham thích chính trị và những người mà tài năng của họ rất cần thiết để quản lý hiệu quả chính quyền như luật sư, nhà báo, và những nhà nghiên cứu chính sách công cộng. Luân Đôn và Moskva.. là một trong những trường hợp như vậy.

    Không nhất thiết các sức mạnh chính trị và kinh tế hay văn hóa phải tụ về một nơi. Các thủ đô truyền thống có thể bị mờ nhạt về mặt kinh tế so với các tỉnh khác, như Bắc Kinh so với Thượng Hải. Sự sụp đổ của một vương triều hoặc một nền văn hóa cũng có thể đồng nghĩa với sự diệt vong của kinh đô của nó, như đã xảy ra với thành Babylon và Cahokia. Nhiều thành phố thủ đô hiện nay, như New Delhi, Abuja, Brasília, Canberra, Islamabad, Ottawa và Washington, D. C. Là những thành phố được quy hoạch, cố tình đặt xa những trung tâm dân số vì nhiều lý do khác nhau, và cũng được phát triển nhanh chóng thành trung tâm kinh tế hoặc thương mại mới.

    Thủ đô của các nước có gì đặc biệt?

    Hầu hết quốc gia trên thế giới đều có thủ đô. Tuy nhiên, một đảo quốc trên Thái Bình Dương không hề có thủ đô chính thức nào, thậm chí không có thành phố, đó là Nauru. Theo World Atlas, Yaren là thủ đô của quốc đảo này, nhưng trên thực tế Yaren chỉ là một quận tập trung các cơ quan chính phủ mà thôi. Không quá nhiều người biết về Nauru hay thậm chí là sự tồn tại của nó. Đảo quốc nhỏ nhất địa cầu này chỉ có khoảng 10.000 người sinh sống, xếp sau Vatican về kỷ lục dân số thấp nhất thế giới. Quốc kỳ của Nauru không khác gì một tấm bản đồ, để xác định vị trí của nó giữa Thái Bình Dương: Một đường kẻ màu vàng biểu thị Xích đạo, và một ngôi sao trắng chính là hòn đảo Nauru.

    Quốc gia thứ hai trên thế giới không có thủ đô có thể khiến nhiều người bất ngờ là Thụy Sĩ. Thành phố Bern chỉ là thủ đô không chính thức của đất nước này.

    Thủ đô Nhật Bản tạm thời được coi là Tokyo. Tuy nhiên, xứ sở hoa anh đào không chính thức thừa nhận vì một số lý do. Theo thông lệ cũ, nơi Thiên Hoàng ở chín là thủ đô của đất nước. Từ năm 794 đến năm 1868, nơi ở của Thiên Hoàng đặt tại Kyoto. Sau năm 1968, trụ sở chính phủ và nơi ở cửa Thiên Hoàng chuyển về Tokyo. Năm 1950, chính phủ Nhật từng ra quyết định đặt thủ đô hành chính tại thành phố này. Tuy nhiên sáu năm sau, các nhà lãnh đạo lại bãi bỏ quyết định. Vì vậy, đến nay, Nhật Bản vẫn không có thủ đô.

    Ngoài ra còn có một số nước không có thủ đô chính thức như: Besnin, Bolivia, Chile, Cooted'lvoire, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, Malaysia, Myanma, Hà Lan, Sri lanka, Nam Phi, Tanzania.

    Vài nước có tới hai thủ đô như Bolivia với La Paz - nơi đặt trụ sở chính phủ, và thủ đô lập hiến Sucre - nơi đặt trụ sở tối cao pháp viện của quốc gia này. Thậm chí, Nam Phi có tới ba thủ đô, lần lượt là Pretoria - thủ đô hành chính, Cape Town - thủ đô lập pháp và Bloemfontein - thủ đô tư pháp.

    Một số quốc gia nhỏ bé khác còn coi toàn bộ lãnh thổ là thủ đô như Vatican, Monaco, Singapore, Luxembourg, Androrra, Monaco, Mexico, Panama, Sanmarino, Goatemala, Brazil, ElSanvado.

    [​IMG]

    Thủ đô được công nhận là di sản văn hóa thế giới và được ca tụng là một trong những thủ đô đẹp nhất chính là thủ đô của Brazil, thành phố tọa lạc trên cao nguyên bán sa mạc Seado. Còn theo sách "Lịch sử văn minh thế giới", thủ đô của La Mã, Rome của Ytaly ra đời từ hơn hai nghìn năm trước được mệnh danh là "thành phố vĩnh cửu" hay "thành phố vĩnh hăng".

    Theo BBC, Bhutan là quốc gia hiếm hoi trên thế giới không sử dụng đèn xanh, đỏ dể điều tiết giao thông nơicông cộng. Thủ đô Thinphu của nước này cũng là thành phố duy nhất trên thế giới không có đèn tín hiệu giao thông.

    Thủ đô Việt Nam hiện nay là thành phố Hà Nội, cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ.

    Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với hơn 8 triệu người (năm 2019), tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2019 là gần 10 triệu người. Mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km², mật độ giao thông là 105, 2 xe/km² mặt đường. Hiện nay, Hà Nội là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hiện tại, Hà Nội giáp với tám tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nam, Bắc Ninh và Bắc Giang. Hà Nội còn được Unesco công nhận là "Thành phố hòa bình", một điều đáng tự hào của người dân Việt Nam.

    [​IMG]
     
    Always think positiveMi An thích bài này.
    Last edited by a moderator: 17 Tháng hai 2020
Trả lời qua Facebook
Đang tải...