Nhận định văn học của Vợ Chồng A Phủ và vận dụng - Ngữ văn 12

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 19 Tháng chín 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    629

    A. Thông tin tác phẩm

    1. Tác giả


    Tô Hoài (1920-2014) có tên khai sinh là Nguyễn Sen quê ở tình Hà Đông, nay là Hà Nội.

    Ông là một nhà văn lớn với số lượng tác phẩm kỷ lục - hơn 200 đầu sách đa thể loại như: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941) ; O chuột (tập truyện, 1942) ; Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953) ; Miền Tây (tiểu thuyết, 1967) ; Ba người khác (tiểu thuyết, 2006)..

    Phong cách sáng tác của ông nghiên về diễn tả sự thật đời thường, vốn hiểu biết phong phú về phong tục tập quán tại các địa phương, lối trần thuật của ông mang màu sắc hóm hỉnh, sinh động. Đặc biệt, từ ngữ của Tô Hoài vô cùng phong phú, giàu có.


    2. Tác phẩm

    2.1 Hoàn cảnh sáng tác:

    Vợ chồng A Phủ được sáng tác vào năm 1952 dựa trên kết quả của chuyến đi thực tế dài 8 tháng khi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc cùng năm.

    Tác phẩm được in tập "Truyện Tây Bắc" (1953).

    Đoạn trích trong sách giáo khoa được trích từ phần 1: Mị và A Phủ ở Phiềng Sa.


    2.2 Bố cục

    Phần 1 (từ đầu đến "bị đánh vỡ đầu") : Cuộc sống và diễn biến tâm trạng của Mị khi ở nhà thống lí Pá Tra

    Phần 2 (tiếp đó đến "đánh nhau ở Hồng Ngài") : Hoàn cảnh của A Phủ và cuộc xử kiện ở nhà thống lí Pá Tra

    Phần 3 (còn lại) : Mị cởi trói cho A Phủ và hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài


    2.3 Nội dung

    Phản ánh cuộc sống khổ cực của những người nghèo bị áp bức ở miền núi Tây Bắc trước Cách mạng Tháng 8 đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, khả năng vùng dậy đấu tranh từ tự phát đến tự giác, thay đổi cuộc sống, tìm đến tự do dưới ánh sáng của cách mạng.

    2.4 Nghệ thuật

    Lối trần thuật hấp dẫn, linh hoạt.

    Giọng văn nhẹ nhàng, đượm màu sắc và phong vị dân tộc.

    Ngôn ngữ giàu tạo hình, giàu chất thơ.

    Nghệ thuật miêu tả tâm lí và hành động; miêu tả nội tâm bằng thủ pháp đối lập giữa hiện tại quá khứ, bên trong và bên ngoài theo phép biện chứng tâm hồn.

    Nghệ thuật miêu tả phong tục tập quán đặc sắc, cụ thể và chi tiết.


    2.5 Giá trị nội dung

    *Giá trị hiện thực

    Vợ chồng A Phủ Phản ánh chân thực số phận của người dân nghèo miền Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn cường quyền, thần quyền phong kiến tàn bạo. Từ đó làm nổi bật lên nét độc ác của cha con nhà thống lí Pá Tra, nêu lên tội ác của chúng - những kẻ đã hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần của những người lao động nghèo miền núi.

    *Giá trị nhân đạo:

    Giá trị nhân đạo của vợ chồng A Phủ thể hiện ở sự cảm thông sâu sắc của người đọc với nỗi thống khổ về cả thể xác lẫn tinh thần của những người lao động nghèo bị cường quyền, thần quyền áp bức như Mị và A Phủ. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp quý giá ẩn sâu trong con người Mị và A Phủ, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt phá tan xiềng xích cường quyền, thần quyền.

    B. Nhận định văn học và vận dụng

    ".. Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt" - Tô Hoài

    Nhận định này có thể dùng trong những bài đề cập đến giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ, hay những bài nói về sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, nhất là các bài đề cập đến Mị.

    Vận dụng:

    Với một cuộc đời tối tăm đầy nghiệt ngã của Mị và A Phủ trong Vợ chồng A Phủ, người ta vẫn nhìn thấy một chút tia sáng le lói cho một ngày tự do. Nhân vật Mị được Tô Hoài gây dựng với một sức sống mãnh liệt, một sức mạnh tiềm tàng không sao xóa nhòa được. Dẫu đã trải qua những ngày tháng dài đằng đẵng, tưởng chừng như đã quá chai lì trong cuộc sống thì bỗng chốc một ngày, ngọn lửa khát vọng về tự do, hạnh phúc trong Mị lại bùng cháy. Sức sống ấy mãnh liệt đến mức mà chính cha đẻ của tác phẩm này cũng đã phải nói rằng: ".. Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt". Thế mới thấy được sức sống tiềm ẩn trong Mị, dẫu cho cuộc đời đầy khắc nghiệt với biết bao ngăn trở thì cũng chẳng thể nào ngăn lại làn nhựa sống đang dần căng tràn trong lồng ngực Mị.


    (còn tiếp)
     
    Chỉnh sửa cuối: 5 Tháng mười một 2022
  2. Đăng ký Binance
  3. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    629
    [​IMG]

    "Qua truyện ngắn" Vợ chồng A Phủ ". Tô Hoài đã dựng lên một bức tranh hiện thực về đời sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc. Đồng thời nhà văn chỉ ra con đường giải phóng cho người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận bi thảm". - chưa rõ tác giả là ai.

    Vận dụng:

    Vợ chồng A Phủ là một tác phẩm viết về cuộc sống của những người lao động nghèo tại Tây Bắc, những con người phải chịu đựng gông xiềng của cường quyền và thần quyền của bọn phong kiến vùng cao Tây Bắc. Dù sống trong những tháng ngày bị đày ải, khổ nhọc, chịu đủ mọi sự hà hiếp của bọn thực dân chúa đất, nhưng họ không bỏ cuộc mà vùng dậy phản kháng, đi tìm con đường hạnh phúc cho mình. Có ý kiến cho rằng: "Qua truyện ngắn" Vợ chồng A Phủ ". Tô Hoài đã dựng lên một bức tranh hiện thực về đời sống của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc. Đồng thời nhà văn chỉ ra con đường giải phóng cho người lao động có cuộc đời tăm tối và số phận bi thảm". Thật sự mà nói, ý kiến này đã một phần nào đó phản ánh nên giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Nó đã khắc họa nên một bức chân dung thực tế đầy tàn khốc về phong tục, về cuộc sống của những người dân miền Tây Bắc, những số phận thảm thương chìm mãi trong đêm dài khổ cực.

    (còn tiếp)
     
    Tiên Nhi, Bughams, nntc676117 người khác thích bài này.
  4. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    629
    Nhận Định Văn Học Của Vợ Chồng A Phủ Và Vận Dụng - Ngữ Văn 12



    Thật khó để tìm được một nhà văn thứ hai vừa có thể miêu tả chân thật, tinh tế những cung bậc cảm xúc của cô Mị yêu sống nhưng bị giam cầm trong cảnh tù túng của "Vợ chồng A Phủ" - (Phan Anh Dũng)


    [​IMG]

    Vận dụng:

    Cuộc sống của Mị trong những năm tháng làm con dâu gạt nỡ ấy gần như đã lột tả một cách trần trụi sự tàn bạo của chế độ phong kiến chua đất vùng cao, cũng như sự bốc lột đến cùng tận của những tên như nhà thống lí Pá Tra. Tô Hoài đã diễn tả vô cùng chân thật của cuộc sống của những con người vùng cao, của người dân Hồng Ngài với những sự khổ đao cùng tận. Thậm chí, có nhiều nhận định đã nói rằng, Tô Hoài thật sự là một nhà văn dám viết, dám tả dám thể hiện sự thật trần trụi ấy. Phan Anh Dũng cũng đã từng nhận xét rằng: Thật khó để tìm được một nhà văn thứ hai vừa có thể miêu tả chân thật, tinh tế những cung bậc cảm xúc của cô Mị yêu sống nhưng bị giam cầm trong cảnh tù túng của "Vợ chồng A Phủ" . Thế mới biết được, cái kiếp sống khổ đau của một đời người ấy, không phải ai cũng dám viết, dám vạch trần nó một cách mạnh mẽ như vậy.
     
    Admin, Abe - Yamite, meomeohh12 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...