Thói quen trì hoãn: Vì sao chúng ta hay trì hoãn?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Zero, 22 Tháng năm 2021.

  1. Zero The Very Important Personal

    Bài viết:
    147

    Nguyên nhân dẫn đến sự trì hoãn công việc


    Rất nhiều người bị bệnh trì hoãn quấy nhiễu. Chúng ta thường tải rất nhiều tài liệu từ trên mạng về nhưng cuối cùng chỉ khiến chật ổ cứng chứ chẳng xem bao giờ.

    Chúng ta mua một đống sách, dự định sẽ đọc hết những tác phẩm kinh điển đó để hoàn thiện bản thân. Nhưng trên thực tế, số sách ấy sau khi được mang về nhà đặt lên giá sách song chẳng bao giờ được rút xuống, ngày này qua ngày khác bụi chồng bụi.

    Cho dù là thế, chúng ta vẫn vui vẻ tải hết tài liệu này tới tài liệu kia, mua hết cuốn sách này tới cuốn sách kia về không biết mệt mỏi, nghĩ rằng một ngày nào đó trong tương lai, lương tâm trỗi dậy sẽ xem/đọc hết chúng. Kết quả, ổ cứng càng lưu càng đầy, sách càng chất càng cao nhưng chẳng hề liên quan gì tới kế hoạch của bạn.

    [​IMG]

    Nguyên nhân dẫn đến thói quen trì hoãn là gì?

    Vậy tại sao mọi người đều có hành vi trì hoãn rất phổ biến như thế? Thông qua nghiên cứu, các nhà tâm lý học cho rằng, nguyên nhân gây ra bệnh trì hoãn có mấy loại sau:

    1. Áp lực quá lớn


    Công việc càng nhiều, áp lực càng lớn, càng dễ trì hoãn. Còn có người tin rằng, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn khi có áp lực về mặt thời gian; hoặc chần chừ lần nữa không chịu làm việc khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn một chút.

    2. Sợ thất bại


    Những người ưa trì hoãn sợ thất bại. Vì vậy, họ thà bị người khác nghĩ rằng chưa tập trung toàn bộ sức lực và ý chí vào công việc chứ không muốn bị người ta chê cười là kẻ thiếu năng lực.

    3. Chủ nghĩa hoàn mỹ


    Có những người luôn muốn mọi việc được làm ở mức hoàn hảo nhất, nghĩ ra đủ mọi kế hoạch nhưng mãi chẳng chịu hành động. Những người theo chủ nghĩa hoàn mỹ thường quá để ý tới cảm nhận của người khác. Anh ta hy vọng lấy lòng người khác nên luôn lo lắng rằng nếu mình chưa hoàn mỹ thì không có ai thích.

    4. Không biết cách tự khống chế cảm xúc cá nhân


    Ví dụ, khi đang viết kế hoạch năm thì dừng lại ăn đêm; sau đó thấy tủ lạnh hơi bẩn, đứng dậy lau rửa dọn dẹp; cuối cùng là quét dọn cả căn phòng luôn.

    5. Khuynh hướng cưỡng ép


    Những người có khuynh hướng này luôn tìm kiếm sự đối lập với nguyện vọng của mình một cách vô thức. Kết quả là càng muốn tiến lên phía trước, lại càng thụt lùi. Có những người ngày nào cũng hạ quyết tâm phải đi ngủ sớm nhưng thường xuyên thức tới nửa đêm canh ba, vừa mắc bệnh trì hoãn vừa mắc chứng cưỡng bức.

    6. Không tự tin, dễ trốn tránh


    Phân tích từ mặt tâm lý cho thấy có một số người không tự tin vào năng lực làm việc của bản thân. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới hành vi trì hoãn. Chuyên gia tâm lý cho rằng những người từng gặp thất bại nặng nề trong công việc, không có niềm tin vào bản thân dễ nảy sinh tâm lý trốn tránh, thường lấy cớ tâm trạng không tốt, thời gian không đủ để trì hoãn tiến độ công việc. Các chuyên gia còn cho rằng, thực tế những công chức này rất để tâm tới việc người khác đánh giá thế nào về mình. Họ thà để mọi người cho rằng do họ thiếu thời gian, không đủ cố gắng chứ không muốn bị đánh giá là người thiếu năng lực.

    7. Nhiệm vụ lặp đi lặp lại, thiếu động lực


    Trong guồng quay công việc, nhiệm vụ được giao bị lặp đi lặp lại, không có tính thử thách nhưng bản thân lại không thể tự do điều tiết hay quyết định mà bắt buộc phải làm. Vì vậy, khi làm bạn thấy không có cảm giác mới mẻ hay thỏa mãn mà lâu dần dễ xuất hiện tình trạng trì hoãn. Việc này thuộc vấn đề của động lực. Kiểu trì hoãn ấy, trên lý thuyết thì bị cho do là người không có ý chí; thực tế do họ không đủ động lực. Phải làm công việc mà mình không thích, vậy thì đợi tới lúc không thể trì hoãn được nữa mới làm.

    Trong vô số những nguyên nhân ở trên, nhiều khi chúng còn có tác dụng tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, một khi rơi vào vòng xoáy của sự trì hoãn thì rất khó thông qua việc giải quyết một vấn đề mà khiến bản thân quay trở lại trạng thái bình thường. Đây cũng là một nguyên nhân khiến những người mắc bệnh trì hoãn khó chữa được bệnh triệt để.

    [​IMG]

    Tác hại của thói quen trì hoãn công việc?

    Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, thậm chí thói quen trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân.

    Thói quen trì hoãn công việc còn làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao. Nếu duy trì thói quen xấu này, con người không chỉ khó khăn trong việc thực hiện những mục tiêu, bỏ lỡ cơ hội để phát triển, thăng tiến mà còn đánh mất đi uy tín, làm giảm đi giá trị của bản thân trong mắt đối tác cũng như mọi người xung quanh.

    Trì hoãn làm cho con người trở nên lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kĩ năng giải quyết, xử lí mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể. Trì hoãn là thói quen không tốt cần được nhận thức và thay đổi nếu như muốn phát triển và hoàn thiện bản thân, đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công các bạn nhé.

    Bài học về sự trì hoãn: Câu chuyện con ếch


    Nếu bạn đặt một con ếch thông minh mập mạp vào trong xô nước nóng, nó sẽ làm gì? Ngay lập tức nó quyết định: "Khiếp quá – mình đi thôi!". Và nó nhảy ra. Nhưng nếu bạn bỏ chính con ếch đó vào xô nước lạnh, đặt xô lên bếp và đun sôi từ từ. Điều gì sẽ xảy ra? "Thật thoải mái và dễ chịu". Con ếch thư giãn và còn tỏ vẻ thích thú khi nước ấm lên dần. Chỉ một lúc sau nó trở nên xụi dần và không còn leo ra khỏi chảo được nữa.

    Câu chuyện này nói lên điều gì?

    Khi sự thay đổi không diễn ra tức thì, con ếch sẽ không chú ý cho đến khi quá trễ! Nếu đột nhiên sáng mai thức dậy, bạn thừa 20kg, bạn có lo không? Dĩ nhiên là có! Bạn sẽ gọi đến bệnh viện: "Hãy giúp tôi với! Tôi bị béo phì!" Nhưng khi sự việc diễn ra dần dần, tháng này tăng 1kg, tháng tới 1kg, ta sẽ có xu hướng lờ đi cho đến một ngày thình lình lại thấy mình bị mập 20kg. Nếu hôm nay bạn tiêu quá mức 10 đôla, chuyện nhỏ. Nhưng nếu ngày nào cũng tiêu quá mức cho phép như thế, cuối cùng bạn sẽ bị cháy túi. Những người cháy túi, tăng cân, thi trượt.. thường hay bỏ qua những thay đổi. Họ cứ lờ đi mỗi dấu hiệu nhỏ cho đến một ngày "bùm" và họ tự hỏi: "Trời, sao mọi chuyện lại xảy ra?" Nhiều việc nhỏ sẽ thành việc lớn. Câu chuyện con ếch khuyên chúng ta nên để tâm đến các xu hướng thay vì trì hoãn. Cuộc sống không đứng yên, nó luôn thay đổi theo hướng tốt hơn hoặc xấu đi. Vì vậy mỗi ngày, chúng ta phải tự hỏi: "Mình đang hướng đến đâu? Mình có khỏe hơn, hạnh phúc và thịnh vượng hơn năm ngoái không? Mình có đang tốt hơn ngày hôm qua không?" Nếu câu trả lời là "không", ta cần phải thay đổi việc mình đang làm, thật cố gắng và bền bỉ, bạn nhé.

    [​IMG]

    "Mơ lớn, hành động nhỏ, nhưng hơn hết bạn phải bắt tay vào HÀNH ĐỘNG.

    Simon Sinek.

    Bạn đang muốn mình có điểm cao hơn trong học tập, hay thăng tiến trong công việc. Nhưng những thứ bạn làm là gì, ngồi lướt fb, xem phim.. xuyên đêm, bạn lười biếng, không kiên trì.. vậy bạn nghĩ bạn sẽ thành công sao?

    Xin lỗi, bạn đã sai rồi. Với sự lười biếng của bạn như vậy thì bạn sẽ không đạt được những gì bạn muốn đâu.

    Bạn phải làm gì?

    Tất nhiên rồi, ngoài bắt tay vào làm việc, không trì hoãn và đừng để sự lười biếng chiếm lấy con người bạn.

    Không có thành công nào là đến với những người nổi tiếng cả, thay vì làm những việc vô bổ, ham chơi nhưng lại muốn có được cuộc sống tốt đẹp, có được thành công. Thì bạn hãy bắt tay vào làm việc, chúng ta phải HÀNH ĐỘNG HÀNH ĐỘNG bạn phải luôn ghi nhớ nó.

    Dù bạn chỉ làm được một việc nhỏ trong ngày cũng tốt hơn ngày hôm đó không đạt được thứ gì cả. Chúng ta từ từ tiến lên, kiên trì, chăm chỉ, nỗ lực và điều quan trọng nhất là KHÔNG BAO GIỜ BỎ CUỘC thì thành công sẽ đến với bạn.

    Chúc bạn thành công!
     
    Haanh88 thích bài này.
    Last edited by a moderator: 15 Tháng bảy 2022
  2. Đăng ký Binance
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...