Thơ liên hệ mở rộng cho tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu Hình ảnh thơ nói về xuất thân của những người lính "Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá" Cặp thơ sóng đôi gợi ta nhớ đến những dòng thơ cũng ngậm ngùi của Chế Lan Viên: "Ôi, gió Lào ơi! Ngươi đừng thổi nữa Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ Những đồi sim không đủ quả nuôi ngươi" Kết nạp Đảng trên quê mẹ - Chế Lan Viên Họ là những người nông dân mặc áo lính, xuất thân của các anh đều từ những vùng quê nghèo khó, cằn cỗi Ngoài ra có thế so sánh tác giả đã vận dụng sáng tạo câu thành ngữ dân gian: "Chó ăn đá, gà ăn sỏi". Hình ảnh thơ về sự gặp gỡ, thân quen của những người lính "Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau" Liên hệ đến bài thơ "Nhớ" của Nguyên Hồng: "Lũ chúng tôi Bọn người tứ xứ, Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi Một hai" Nhớ - Hồng Nguyên Nếu ở trên "anh" và "tôi" đứng tách riêng ở từng câu thơ, thì đến đây "anh" và "tôi" đã đứng cùng nhau, kề sát bên nhau. Từ đó nhận thấy tình cảm khăng khít, gắn bó keo sơn của những người lính. Hình ảnh thơ về sự khó khăn, vất vả của những người lính Cụ Hồ 'Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ' Sử dụng hình ảnh tương đồng trong thơ Tố Hữu: "Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" Việt Bắc - Tố Hữu Thể hiện sự khó khăn, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Ở họ có niềm đồng cảm giai cấp, sau đó là tình bạn bè và rồi đến tình tri kỉ. Từ đó nâng cấp thành "tình đồng chí". Hình ảnh thơ về sự thấu hiểu những tâm tư tình cảm của nhau "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" Giếng nước gốc đa ẩn dụ cho những người thân nơi quê hương. Người lính quyết tâm ra đi nhưng vẫn biết người ở nhà nhớ thương mình. Vậy nên đây là tình cảm song song hai chiều, người thân nhớ người lính và người lính nhớ quê nhà. Gợi liên tưởng đến bài thơ Đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi "Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy" Nỗi niềm, tâm tư của anh cũng là của tôi. Là đồng chí họ thấu hiểu, sẻ chia lẫn nhau. Hình ảnh thơ về bệnh sốt rét rừng "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi" So sánh với cặp thơ trong Tây Tiến: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm." Tây Tiến - Quang Dũng Do địa hình hiểm trở cộng với thiên nhiên khắc nghiệt, Việt Bắc được coi là nơi rừng thiêng nước độ. Vậy nên các anh đều mắc căn bệnh quái ác là bệnh sốt rét rừng, thân nhiệt lên cao nhưng đắp bao chăn vẫn không hết rét=> tô đậm khó khắn của họ Hình ảnh thơ về sự thiếu thốn cơ sở vật chất "Áo ảnh rách vai quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày" Không chỉ phải đối mặt với bệnh tật, các anh còn thiếu thốn về cơ sở vật chất. Gợi nhớ đến hình ảnh những người lính chân không giày của Nguyên Hồng: "Áo vải chân không đi lùng giặc tới" Nhớ - Nguyên Hồng Hay chính tác giả Chính Hữu cũng từng tâm sự trong bài thơ Ngày về: "Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa" Thế nhưng dù thiếu thốn, khó khăn. Các anh vẫn nở nụ cười "miệng cười buốt giá". Đó là nụ cười thể hiện sự lạc quan, có niềm tin vững chắc về một tương lai tươi sáng. (Có thể liên hệ với "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha của Phạm Tiến Duật) Hình ảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc " Đêm nay rừng hoang sương muối " Cũng như trong miêu tả của Tố Hữu về Việt Bắc: " Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng. " Việt Bắc - Tố Hữu Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem *Lưu ý: Chỉ cần liên hệ từ một đến hai tác phẩm cùng đề tài tránh không đủ thời gian viết bài
Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" vừa đậm chất hiện thực, vừa thi vị trữ tình khiến ta nhớ đến câu thơ trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu: "Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan". Cả hai câu thơ đều xuất hiện hình ảnh "đầu súng" và hình ảnh "trăng", "sao" - đây vốn dĩ là những hình ảnh tương phản, xa cách vời vợi bỗng hòa quyện vào nhau thành một hình tượng gắn liền. Nhà thơ không phải tả mà chỉ gợi, chỉ đưa hình ảnh nhưng ta liên tưởng nhiều điều: Có phải đầu súng kia đang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để ánh trăng, ánh sao hòa bình mãi nghiêng cười trên đỉnh núi?