Thiền Tâm Tác giả: Nguyễn "Nhược hữu vô lượng, bá thiên vạn ức chúng sanh. Thọ chư khổ não, văn thị Quán Thế Âm Bồ Tát. Nhất tâm xưng danh, Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời quán kì âm thanh giai đắc giải thoát" Bên trên đạo tràng, một vị sư phụ đang ngồi giảng, phía dưới chỉ có một tiểu sư phụ ngồi nghe đến say sưa. "Nhược tam thiên đại thiên quốc độ, mãn trung dạ xoa, la sát, dục lai não nhân, văn kì xưng Quán Thế Âm Bồ Tát danh giả. Thị chư ác quỉ, thượng bất năng nhĩ ác nhãn thị chi. Huống phục gia hài, thuyết phục hữu nhân. Nhược hữu tội, nhược vô tội, nữ giới gia tỏa, kiểm hệ kì thân, xưng Quán Thế Âm Bồ Tát danh giả, dai tất đoạn hoại, tất đắc giải thoát." Tiểu sư phụ liền nói: "Chờ một chút, con không hiểu, trong cuốn kinh này chỗ nào cũng nói tới thần thông của Quán Thế Âm Bồ Tát. Phàm con người nếu gặp kiếp nạn, chỉ cần trì danh hiệu của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát thì sẽ nghe âm thanh mà cứu khổ, độ tất cả khổ ách." "Đúng." "Nếu như là người thương nhân thê nữ, người nỗ lực giết chóc, thì họ phạm tội bị quan phủ bắt, xử chém đầu. Có phải chỉ cần niệm thánh hiệu của Quán Thế Âm Bồ Tát thì sẽ thoát khỏi lưỡi đao trong tay đao phủ?" Tiểu sư phụ nghi vấn, "Nếu thật sự là như vậy, thì chẳng phải là dễ dàng cho tên ác nhân đó quá sao? Chẳng lẽ đây chính là đạo lí mà kinh phổ môn dạy chúng ta?" "Con hoàn toàn đảo ngược lại gốc ngọn rồi." Vị sư phụ từ tốn đứng dậy, "Ta hỏi con, phiền não lớn nhất của con người là gì?" Tiểu sư phụ trầm ngâm, "Tử vong đe dọa, nhất là tận mắt chứng kiến người thân của mình chết trong vòng tay của chính mình. Hoàn toàn không có cách nào khác." "Đúng. Con người bắt đầu từ khi sinh, tử vong đã theo mình như bóng theo hình. Mỗi người đều phải tự mình đối mặt với tử vong của chính mình. Cho dù gần như cha mẹ, thậm chí là phu thê ân ái, cũng không có cách nào thay thế sinh tử cho nhau. Nói ra thì đó là chuyện mà mọi người đều biết. Nhưng mà mọi người vẫn chấp trước, nghĩ không thông. Một dạng sinh tử, hai dạng tình. Khi phải đối mặt với sinh và tử, sẽ có tâm trạng hoan hỉ và đau buồn. Nhưng có lúc thì lại không. Ở đây có cái gì, con đã từng nghĩ qua chưa?" Tiểu sư phụ tiến tới phía sau vị sư phụ, "Là cái gì ạ?" "Trong ngày hôm qua ở Mạc Thành này có bảy đứa trẻ ra đời. Con có vui mừng vì sự ra đời của chúng không?" "Không có." Vị sư phụ lại tiếp lời, "Ngày hôm qua thật bất hạnh, trong thôn có năm người chết. Con có vì sự qua đời của họ mà đau buồn đổ lệ chăng?" "Không quen biết, tại sao phải rơi lệ chứ?" Vị sư phụ mỉm cười, "Phân biệt con người là sinh là tử, giữa cái thân sơ có sự nhận định chính xác khác nhau chăng?" Tiểu sư phụ thở dài, "Còn có chính xác gì chứ? Con người chết chẳng phải giống nhau? Một hơi thở ra không hít vào, có gì khác biệt đâu?" "Đã không có cái bất đồng, vì sao đối với sự qua đời của người thân lại vô cùng đau khổ. Đối với sự qua đời của người khác lại chẳng hề quan tâm?" Tiểu sư phụ gãi đầu không thể trả lời. "Do vô minh đăng hoành hành." "Vô minh? Vô minh là cái gì vậy thầy?" Vị sư phụ bước từng bước về phía trước, "Vô minh chính là không hiểu rõ. Không nhìn thấy rõ tướng chân thật của thế gian." Tiểu sư phụ tiếp bước theo sau, "Con không hiểu, mắt không bị mù, làm sao lại không thấy rõ?" "Bị chính mình che mất." Dừng một chút vị sư phụ nói tiếp, "Chính vì bị ngã chấp che mất tâm tính. Con người đối với chính mình có bốn loại chấp trước. Một, ngã si. Chấp trước thân thể của mình là thực sự tồn tại. Hai, ngã kiến. Chấp trước quan niệm của mình, cho rằng mình luôn luôn đúng. Ba, ngã mạn. Nhận định mình tài giỏi hơn người khác, xem thường người khác. Bốn, ngã ái. Yêu thương tất cả những gì tương quan với mình như người, việc, vật. Tất cả phiền não của con người, thị phi, đều phát sinh ra từ đây. Bởi vì ngã chấp, đã cấu thành nhân sinh quan sai lầm khiến cho tính người đọa lạc. Hướng ngoại tìm cầu tiền tài, danh vọng, tình ái. Chưa đạt được, không ngừng thủ đoạn để đạt được mục đích. Nhưng đã đạt được rồi, dùng mọi cách bảo vệ sợ nó mất đi. Tuế nguyệt của một đời người, đã sống trong sự lo được và lo mất này." Tiểu sư phụ khó hiểu, "Thầy nói nhiều như vậy, nhưng vẫn chưa giải thích được vấn đề của con." Vị sư phụ mỉm cười, "Tâm tính con người, nếu như mọi người đều coi mình quan trọng hơn những người khác. Người ta làm việc, nếu mình không vừa ý thì sẽ khởi vô minh phiền não bất an." "Đó là thường tình của con người mà." "Tuy là thường tình của con người, nghĩ thử xem. Nếu mọi người đều lấy lợi ích của chính mình làm lợi ích, thì thế gian này còn có người thuận tâm chăng?" Tiểu sư phụ liền nói, "Đương nhiên là không thể được rồi. Mình nhìn người khác không vào mắt, người khác nhìn mình không vào mắt. Có một câu chẳng phải nói như thế này sao? Hầu hết sự việc trên đời này đều không được như ý. Cính là không cho người ta thuận lòng sống qua ngày." "Đúng vậy. Gian thương, hải tặc giết người cướp của, cướp bóc tiền tài chẳng qua là coi mình quan trọng hơn người khác. Dân buôn bán thuốc giả chỉ là vì kiếm tiền không quan tâm sự sống chết của người khác cũng là vì mình thôi. Nhưng mà nói cho cùng, bọn họ hài lòng chăng? Không có. Tuy có được tiền tài, nhưng đã gieo xuống nhân bất an thì hậu quả phải sống che đậy, thậm chí còn bị nạn lao ngục." "Vậy thì con càng không hiểu những lời trong kinh phổ môn, nếu như những người ác làm ác, chỉ cần trì danh hiệu ngài Quán Thế Âm Bồ tát thì sẽ được giải thoát, có thể giải trừ được tất cả mọi tội nghiệp, Nếu thật sự là như vậy, thì linh cảm của Quán Thế Âm Bồ Tát cũng khó tránh được sự lạm dụng quá mức." Vị sư phụ mỉm cười, "Con sai rồi, Bồ Tát không thể giúp cho người làm tiêu trừ tất cả tội nghiệp. Bồ Tát chỉ có thể dẫn dắt con, khai phát tính thiện và huệ căn vốn có của con. Con nghĩ xem, con người nếu bỏ được ngã chấp, không còn đem tiêu chuẩn của mình làm thành một cái khuôn khổ để đi đo lường kẻ khác. Giống như chúng ta bước đi vậy. Con bỏ được bước chân sau thì tự nhiên sẽ bước về phía trước. Khi con phát tâm kiền thành đọc tụng thánh hiệu của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, vậy có nghĩa là trong tâm của con thay cho người và cũng thay cho mình và cũng có một khoảng trống. Phát tâm trì niệm thánh hiệu của ngài Quán Thế Âm chính là chấp nhận lòng từ bi của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, tinh thần xả mình vì người. Trì niệm không gián đoạn, chính là nhắc mình không gián đoạn trong cuộc sống với khoan dung, từ bi như Quan Thế Âm Bồ Tát. Nếu có thể niệm liên tục không gián đoạn, thể ngộ tinh thần Quán Âm sâu sắc thì con người ác, ác tính của họ cũng tiêu trừ được. Con phải nên biết, tạo nghiệp trùng trùng chính là tâm tồn ác niệm. Cho nên đốn ngộ cũng cần chuyển đổi từ tâm. Cho nên cái mà Bồ Tát và phàm phu không giống nhau là chính ở chỗ, Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả, nhưng không biết quả do nhân sinh. Tâm tính khai mở, để tâm của chúng ta có một khoảng không cho người khác thì sẽ tránh được việc trồng nhân ác. Xưng niệm thánh hiệu Quán Âm, tu tập pháp môn từ bi, đó chính là cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát cảm ứng đạo văn."