Thế như phá trúc có nghĩa là gì?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Một con mèo lười, 9 Tháng hai 2020.

  1. Một con mèo lười Các bạn có thể gọi mình là Rin hoặc Mèo ^ ^

    Bài viết:
    124

    Thế Như Phá Trúc có nghĩa là gì?


    Thế Như Phá Trúc là một thành ngữ Trung Hoa quen thuộc, còn được hiểu là:

    Thế như chẻ tre

    Nghĩa của câu:

    Ý nghĩa của câu thành ngữ này là nói đến tình thế giống như là bổ đứt trúc vậy, sau khi những đốt trúc đầu bị bổ thì tự khắc những đốt sau sẽ tách ra.

    Dùng để so sánh với tình thế không gì cản nổi, chắc chắn giành thắng lợi. Như các cậu chơi game đánh trụ mà quân địch hôm đó không có nhà, không ai on vậy đó. Lúc đó thì chúng mình chẳng hăng hái xông thẳng, đập tan bành ^^

    [​IMG]

    Xuất xứ của Thế Như Phá Trúc?


    Sau khi Thục Hán bị diệt vong, vẫn còn Đông Ngô của họ Tôn cát cứ Giang Đông. Năm 269, Tấn Vũ Đế lệnh cho thượng thư Dương Bộ trấn giữ Tương Dương, tổng đốc Kinh Châu giữ binh mã. Dương Hộ trấn giữ Tương Châu mười năm, khai phá đồn điền, tích quân lương tích cực chuẩn bị tiêu diệt Ngô. Tướng quân Vương Tuấn cũng làm mấy trăm chiếc thuyền ở Ích Châu, lúc nào cũng ở tư thế sẵn sàng tiến quân vào nước Ngô. Tấn Vũ Đế mặc dù từ lâu đã có dã tâm tiêu diệt Đông Ngô nhưng gặp phải sự phản đối của một số lão thần như Giả Thống, bởi vậy mà trì hoãn chưa quyết định.

    Sau đó, Dương Hộ bị bệnh nặng. Ông ta biết rõ chỉ có Đỗ Dự mới có thể kế thừa được ý nguyện của mình, gánh vác nhiệm vụ nặng nề là diệt Ngô, bởi vậy khi lâm chung, ông đã tiến cử Đỗ Dự thay thế chức vụ của mình. Tấn Vũ đế lập tức phong cho Đỗ Dự làm đại tướng quân trấn Nam, để cho ông ta đến Kinh Châu. Sau khi Đỗ Dự đến Kinh Châu, ông chọn ra những tướng lính tinh nhuệ, tập kích bất ngờ vào trấn Tây Lăng của Đông Ngô, cuộc chiến nhanh gọn đầu tiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho một cuộc tấn công lớn vào Đông Ngô. Đỗ Dự đích thân ra tiền tuyến quan sát diễn biến để hiểu thêm về tình hình của Đông Ngô. Ông đã phân tích tình thế của cả hai bên một cách khách quan, cho rằng thời cơ tốt nhất thảo phạt Đông Ngô đã tới, ông liên tiếp dâng lên Tấn Vũ đế hai tấu chương, xin được xuất chinh. Nhưng Vũ đế không quyết đoán. Trong thời gian này, hai bên liên tiếp xảy ra tranh chấp ở biên giới. Trong thời gian đó, Đỗ Dự lần thứ ba dâng tấu chương lên Vũ đế, chỉ ra rằng: Đông Ngô đã thấy được rằng chúng ta muốn tiêu diệt họ, nếu như không nhanh chóng tấn công, đến khi họ đã bồi dưỡng được một đội quân tih nhuệ, đông đảo, thì chúng ta hối hận cũng đã muộn. Khi Vũ đế nhận được tấu chương này cũng là lúc ông ta đang chơi cờ với thượng thư lệnh Trương Hoa. Sau khi Trương Hoa nghe Đỗ Dự phân tích tình hình một cách kĩ lưỡng, thì đánh lẫn lộn hết các quân cờ, khẩn cầu Vũ đế nhân thời cơ đó quyết đoán. Lúc đó, Vũ đế mới hạ quyết tâm, tiếp nhận chủ trương của Đỗ Dự và Trương Hoa, lập tức hạ lệnh chuẩn bị lương thảo, điều động quân đội thực hiện kế hoạch đánh Ngô.

    Đỗ Dự thống lĩnh hai mươi vạn quân Tấn phân làm sáu lộ, tấn công vào Đông Ngô. Đỗ Dự đem theo một lộ quân tấn công vào Giang Lăng, một trấn quan trọng ở Hồ Bắc với một sức mạnh nghiêng trời.

    Tuy nhiên, đúng vào thời khắc quan trọng đó, trong triều lại xuất hiện ý kiến phản đối chiến lược "nhất cử diệt Ngô". Đỗ Dự kiên quyết nói: "Giờ đây thanh thế của quân ta vô cùng lớn, nhân cơ hội này, nhất cử diệt Ngô, cũng giống như việc dùng dao mà chẻ trúc vậy, chẻ được những đốt phía trên, thì những đốt trúc ở phía dưới sẽ thuận theo đường dao xẻ mà tách ra thôi, không cần dùng nhiều sức lực." Cuối cũng Đỗ Dự đại thắng, buộc Ngô vương Tôn Hạo phải dâng biểu tấu xin hàng.
     
    Last edited by a moderator: 19 Tháng chín 2020
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...