Thể nhân là gì? Năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự của Thể nhân

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi truyệncủathảo, 10 Tháng bảy 2021.

  1. truyệncủathảo Vui vẻ

    Bài viết:
    156
    Thể nhân là gì?

    Thể nhân là một khái niệm của Luật học, với ý nghĩa là cá nhân,
    à một con người có thể cảm nhận được thông qua các giác quan và bị các quy luật tự nhiên chi phối, là cá nhân được pháp luật công nhận từ khi sinh ra cho đến khi mất đi với tư cách là một cá nhân trước pháp luật và xã hội, được hưởng các quyền lợi, nghĩa vụ và nhận được sự bảo vệ từ pháp luật, ngược lại với pháp nhân, là một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội.. Hay hiểu một cách đơn giản thì thể nhân chính là một trong các chủ thể trong pháp luật, có các đặc điểm pháp lý trái ngược lại với pháp nhân.

    Bộ luật Dân sự năm 2015, lại không sử dụng khái niệm thể nhân, mà thay vào đó là khái niệm cá nhân.

    Năng lực pháp luật của thể nhân

    [​IMG]

    Tại Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về năng lực pháp luật của thể nhân (cá nhân) như sau:

    + Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

    + Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.

    + Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

    Do đó, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, mọi cá nhân đều bình đẳng, không ai bị hạn chế, bị phân biệt đối xử, cho dù khác nhau về giới tính, dân tộc, tôn giáo, độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp.. năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra, không thay đổi với bất kỳ lý do gì, nó gắn liền với sự tồn tại của cá nhân đó và cũng không tự mất đi, trừ trường hợp cá nhân đó chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết. Tuy nhiên, việc trong trường hợp Tòa án tuyên bố chết thì vẫn có thể khôi phục lại khi người bị tuyên bố trở về và có yêu cầu Tòa án hủy quyết định tuyên bố chết.

    Nội dung năng lực pháp luật dân sự

    + Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

    + Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

    + Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.


    Năng lực hành vi dân sự của thể nhân

    Năng lực hành vi dân sự thì sẽ phụ thuộc vào những hành vi do cá nhân đó thực hiện trên thực tế các quyền và nghĩa vụ và được nhà nước thừa nhận, do đó năng lực hành vi dân sự của các cá nhân trong xã hội là khác nhau.

    – Cá nhân được coi là có đầy đủ năng lực hành vi dân sự khi thực hiện được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp luật quy định bằng các hành vi trên thực tế của mình.

    – Đối với cá nhân được coi là người thành niên khi từ đủ 18 tuổi trở lên, khi đó sẽ trở thành chủ thể của các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực dân sự.


    [​IMG]

    – Cá nhân được xác định là người chưa thành niên khi chưa đủ 18 tuổi. Khi đó năng lực hành vi dân sự của cá nhân sẽ được xác định theo hành vi thực hiện căn cứ vào độ tuổi của cá nhân.

    Ở độ tuổi dưới 6 tuổi thì các giao dịch dân sự có liên quan đến cá nhân thì đều phải do người đại diện theo pháp luật (bố hoặc mẹ) tiến hành thực hiện thay.

    Còn đối với độ tuổi từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi thì đã có một phần năng lực hành vi dân sự nên có thể tự mình thực hiện các giao dịch thông thường nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của bản thân.

    – Cá nhân bị hạn chế về năng lực hành vi dân sự là những thể nhân gặp các khiếm khuyết, khó khăn trong việc nhận thức và điều khiển hành vi của mình.

    Khi có đủ các điều kiện thì Tòa án sẽ tuyên cá nhân đó là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi đồng thời chỉ định người giám hộ cho cá nhân đó.

    – Cá nhận bị mất năng lực hành vi dân sự là các cá nhận hoàn toàn mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, đó là những người bị mắc tâm thần hay các bệnh liên quan khác làm mất khả năng nhận thức.


    (Nội dung được tổng hợp từ nhiều nguồn có chỉnh sửa)
     
    Hải Nguyệt Linh Thư thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...