Kinh Dị Thây ma trỗi dậy - C. Sơn nguyễn

Thảo luận trong 'Truyện Drop' bắt đầu bởi C. Sơn Nguyễn, 16 Tháng tám 2019.

  1. C. Sơn Nguyễn Nguyễn Công Sơn

    Bài viết:
    5
    [​IMG] Tên truyện: Thây Ma Trỗi Dậy

    Tác giả: Nguyễn Công Sơn "Firehawk"

    Thể loại: Kinh dị, phiêu lưu

    Văn án:

    Một đại dịch đã xảy ra khắp đất nước, con người trở thành những sinh vật thú tính và ăn thịt lẫn nhau. Giữa sự hỗn loạn đó là một chàng thanh niên, giống như tất cả mọi người trong đám đông, chưa ai kỳ vọng gì nơi anh cả. Anh đã từng là sinh viên, rồi trở thành giáo viên, đã từng yêu và có những ước mơ như bao người; nay anh phải trở thành chiến binh để sống sót giữa biển xác chết đang hoành hành trên quê hương mình.

    Link thảo luận: [Thảo Luận - Góp Ý] - Các Tác Phẩm Sáng Tác Của C. Sơn Nguyễn
     
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng một 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. C. Sơn Nguyễn Nguyễn Công Sơn

    Bài viết:
    5
    Mùa 1 - Chương 1: Tôi Là Ai

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tôi cầm chiếc điện thoại Nokia bằng bàn tay run rẩy, ngón cái đẫm mồ hôi miết đi miết lại trên các phím bấm. Màn hình bóng nhẫy phản chiếu khuôn mặt tôi, khuôn mặt của một kẻ thất bại. Tôi biết thừa rằng nếu làm việc này, tất cả những gì mình nhận được sẽ là sự xấu hổ và tội lỗi. Nhưng đây là đường cùng rồi, chẳng có gì để mất nữa. Tôi mở danh bạ trong máy, tìm chữ "Bố" và nhấn nút gọi.

    "Tút.. tút.." Tín hiệu kêu một hồi, nhưng sao với tôi thì như vô tận. "Alô." Tiếng nói trầm và ngắn gọn, tôi không thể không giật mình dù đã nghe rất nhiều lần.

    "Alô, bố ạ?" Tôi cất tiếng. "Có việc gì?" Đáp lại là một câu hỏi phủ đầu quá đỗi vô tình, không hề có dù chỉ là một chủ ngữ.

    "Con chào bố ạ. Bố ơi, con cần.. cần nhờ bố giúp một việc.." Giọng tôi như có một cục đè nặng trong cổ họng, và các sợi thanh quản hình như cũng run rẩy.

    "Mày xin tiền hả?" Toi rồi, bố đã bắt bài tôi, một điều có phần nhẹ nhõm vì tôi không phải tự mình nói ra cái chủ đề nhạy cảm.

    "Vâng ạ, chỉ một khoản nhỏ để qua nốt tuần này. Con xin bố..

    " Khi cần cái gì mày mới gọi cho tao hả, thằng ranh con ích kỉ kia? Mày có biết mày làm tao nhục nhã đến thế nào không? "

    Những lời đó bình tĩnh, không quát thét nhưng tuôn ra như đã dồn nén rất lâu rồi. Áp lực đè nặng trong lồng ngực khiến ngay cả hơi thở của tôi cũng khó khăn. Đây chính là cơn giận tôi hình dung bố sẽ thể hiện, nhưng ngàn lần tệ hơn.

    " Suốt từ vụ phát ngôn của mày, cả làng xóm đối xử với tao không ra một cái gì. Khu chợ quen không chịu bán hàng cho tao, các cuộc họp hành không mời tao, bà con không ai dám đến gần tao! Ban đầu tao chẳng hiểu chuyện gì, rồi tao thấy cái tên mày trên khắp các tờ báo! Hai tháng trời, tao cố gọi cho mày để van xin mày hòa giải xong chuyện đi, mà mày không bao giờ nhấc máy một cuộc. Bây giờ mày lên phường rồi thì xong việc mày, còn mày đã nghĩ xem thân tao thế nào chưa? Đến giờ, chỉ có MÀY là đứa duy nhất liên lạc cho tao, và mày lại còn gọi để XIN TIỀN! "

    Tôi chết lặng vì những hậu quả mình đã vô tình gây ra. Trong thời gian vụ tai tiếng, trung tâm đã thuê người liên tục gây sự hòng bắt tôi im miệng. Tôi phải thường xuyên chạy trốn và chuyển nơi ở, cùng lúc đó không ngừng đăng lại những bài vạch tội mà họ đã xóa. Để mai danh ẩn tích, tôi phải bỏ cả sim điện thoại cũ, không liên lạc được với bố nên không biết rằng chính ông cũng bị hại.

    Ruột gan tôi quặn thắt. Tôi vừa căm tức những kẻ côn đồ với miệng lưỡi vu khống, vừa thương bố và ăn năn tội mình. Bố tôi ở cái dốc bên kia của cuộc đời, lẽ ra được hưởng tuổi già bình yên nhưng vẫn phải vô vàn cay đắng và thất vọng về đứa con trai duy nhất. Để tránh cơn quát lác, tôi đã đưa điện thoại ra xa, nhưng vẫn cảm nhận được sự căm phẫn từ trong ống nghe. Đó là nỗi bất lực của một người đàn ông đơn độc, vì gia đình mà bấy lâu nay nén đau đớn cá nhân để gồng lên. Tôi nín thinh, chờ cơn giận tiếp tục giáng xuống.

    " Từ bé đến giờ, tao đã dạy mày về chữ 'biết thân biết phận'. Mày hẳn cũng biết vị thế của nhà mình rồi; đã chẳng dư dả, đã không có quan hệ thì im cái mồm mà sống. Đằng này mày cứ ẩm ẩm ương ương, cư xử một mình một kiểu, tưởng mình là anh hùng trượng nghĩa. Mày định kiện cáo cái trung tâm ấy, mà không có tiền và quyền thì ai nghe? Mấy đứa học sinh con nít của mày thì làm được gì? Bây giờ thì tự mày làm mất thu nhập ổn định, mất địa vị xã hội, mày làm xấu mặt gia đình. Thế thì mày chẳng đáng gì là anh hùng. Chỉ là một đứa ăn thừa, dở ông dở thằng, làm việc quét dọn ba cọc ba đồng. "

    Dừng lại để lấy hơi, rồi ông hầm hừ một cách chán nản:

    " Tao không có thằng con mất dạy như mày. Mày là thứ rác rưởi.. "

    " BỐ THÔI ĐI! "

    Chiếc bàn trước mặt tôi vừa hứng chịu một cú đấm giận dữ. Tôi đáp trả lại, giọng lạc đi và nước mắt tuôn ra.

    " Con xin lỗi, được chưa? Tại sao cứ mỗi lần mắng con, bố lại xúc phạm con cay độc như thế? Bố nói lý lẽ thôi là đủ rồi, còn phải thêm một hai câu chửi con như kẻ thù mới chịu được à? Thù hằn chỉ dẫn đến nhiều thù hằn hơn thôi! Thái độ đó của bố khiến cho con không bao giờ học cách tự tin được. Thái độ đó là lý do khiến cho MẸ PHẢI BỎ ĐI! "

    " MÀY ĐỪNG CÓ NÓI ĐẾN MẸ VỚI TAO, THẰNG RANH CON. "

    " Còn cái gì mà con không được làm nữa không? Bố toàn bảo con không được làm thế này, không được làm thế kia, toàn dạy con không bao giờ được làm khác số đông. Thành tích của con thì bố lờ đi, mà chỉ giỏi kể tội - bạ ai bố cũng kể, từ đồng nghiệp đến khách ghé chơi nhà. Để bây giờ hai mươi bảy tuổi rồi mà con vẫn không thoát nổi cái bóng của bố, chẳng tìm được hướng đi riêng cho mình nữa! "

    " Thế mày muốn tao phải tâng bốc mày lên tận trời thì mới được à? Sao mày không chịu hiểu tao làm thế là vì tao muốn mày tốt hơn? "

    " LẠI CÁI CHỮ 'TỐT HƠN'! BAO GIỜ CON MỚI ĐỦ TỐT CHO BỐ? "Câu đó thoát ra khỏi miệng tôi với sự đanh thép và phẫn nộ chưa từng thấy. Trước sự bộc phát đó, âm thanh hầm hừ, dữ tợn trong ống nghe đã im bặt. Sau vài phút, chủ nhân của nó lên tiếng.

    ".. Oắt con vô ơn, hỗn láo, mất dạy. Tao nuôi dạy mày để rồi mày trả ơn tao như thế này đấy hả? Mày đừng xin tao một đồng nào và cũng đừng gọi tao bằng bố nữa. "Ông dập máy.

    Tôi thở hắt ra và quẳng chiếc điện thoại lên giường. Đến giây phút này, tôi chẳng còn lạ gì với những cuộc gọi chì chiết, mặt nặng mày nhẹ từ bố. Nhưng nếu nói tôi không tổn thương vì chúng nữa thì là một lời nói dối trắng trợn. Bố tôi là một người tốt, một người tài giỏi, và tôi thừa nhận điều mình đã làm với ông vô cùng đáng tội, nhưng cách ông nuôi dạy tôi khiến cha con chưa từng thực sự thân nhau.

    * * *

    Tôi bóc một gói mì tôm ra và ăn sống với nước lọc. Đằng nào cũng sắp đi ngủ, tôi tranh thủ làm cái thú vui là mở máy tính, ngồi đọc lại thư điện tử và tin nhắn cũ của học sinh. Chủ yếu là tin nhắn hỏi bài, tin nhắn đăng ký học.. nhưng cùng với đó cũng là lời cảm ơn của những học viên đạt kết quả cao. Chính những lời đầy chân thành của các em đã giúp tôi bớt nặng nhọc khi đi làm về, và tạo động lực cho tôi cầm phấn ngày hôm sau - tất nhiên đó là hồi chưa bị đuổi việc. Có ngày hôm nay cũng là tại tôi thôi, ai biểu dám nói ra sự thật.

    Trong số những bức thư, có một bức tôi luôn nhớ mãi:

    " Kính gửi thầy Sơn,

    Em xin được sự tư vấn của thầy, vì em không còn ai để nhờ nữa ạ.

    Từ nhỏ đến giờ em luôn là một đứa kém cỏi, không ai mong đợi gì ở em cả. Trong trường, xung quanh em toàn là những bạn nhà giàu, không thì cũng có hoạt động ngoại khóa hay đi du học. Ngay tại lớp của thầy cũng vậy, em luôn làm xong bài luận chậm nhất và kỹ năng nghe kém nhất so với các bạn. Em luôn cảm thấy như người ngoài và không biết mình là ai giữa cuộc đời.

    Xin thầy hãy cho em biết, làm sao để trở nên phi thường ? "

    Tôi vẫn nhớ rõ người viết thư này. Một cô bé lớp mười, tóc đen dài, đôi mắt luôn thâm quầng và mệt mỏi. Cô chứng kiến bố mẹ ly hôn năm mười một tuổi, đúng cái giai đoạn một đứa trẻ rất cần gia đình ở bên. So với đám học sinh đồng trang lứa lúc đó tôi dạy, cô học trò ấy khép kín nhất nhưng cũng sâu sắc hơn cả. Kết quả học tập của cô bé thì đáng lo ngại như trong thư đã nói, và đến khi thi IELTS, cô dự tính 7 điểm nhưng chỉ được 5.5. Sau đó tôi không gặp lại cô bé nữa, và đã hai năm trôi qua rồi. Nhưng tôi vẫn thực sự đồng cảm với cô, về cảm giác lạc lõng giữa những con người phi thường. Đọc lại dòng cuối bức thư, tôi buột miệng" Thầy cũng không biết, em à. "Và nén tiếng thở dài.

    " Sơn ơi! "Tôi chợt nghe tên mình vang lên. Đó là giọng anh Long, hàng xóm ở phòng hai trăm linh một.

    " Gì ạ? "Tôi gọi với ra cửa.

    " Mai dậy sớm ăn phở bò không mậy? Tao trả tiền. "

    " Thế ổn không ạ? Em sợ làm phiền anh. "Tôi trả lời một cách khách sáo. Dù đang đói rã ruột và nhắc đến phở là ứa nước miếng, tôi vẫn còn danh dự.

    " Có phiền đâu! Phiền thì trước giờ tao đã chẳng rủ mày mấy lần liền. Ăn cùng anh em cho vui, chị Liên cũng đi đấy. "

    Chị Liên là một hàng xóm khác của tôi. Chị đã ngoài ba mươi tuổi, từng có một đời chồng nhưng ông ta đã ly dị sau khi chị bị sảy thai. Từ đó chị sống một mình, làm công việc dệt may để sống qua ngày đoạn tháng. Dù mưu sinh vất vả nhưng chị luôn yêu đời, hiền dịu, không bao giờ to tiếng với ai. Tôi quý chị vô cùng, nếu chị đi thì tôi cũng chẳng có lý do gì để không đồng ý.

    " Vâng, thế thì em cũng đi. Cảm ơn anh nhiều. "

    " Ơn nghĩa gì! Được mày kèm chút ngoại ngữ cho bằng anh bằng em, mà không chiêu đãi ông giáo của nhà mình, tao cứ áy náy mãi. Với lại, lâu lắm mày cũng không được ăn một bữa đủ no.. "

    Nghe câu đó, lòng tôi buồn vui lẫn lộn. Buồn vì đôi khi cảm thấy mình là gánh nặng cho mọi người. Anh Long biết biến cố của tôi, nhưng anh vẫn luôn đối tốt với tôi, gọi tôi đầy ngưỡng mộ là" ông giáo của nhà mình ". Không phải anh, tôi mới là người cần áy náy. Nếu tôi buồn một phần vì mất việc, thì buồn mười phần vì không thể giữ hình tượng người thầy như anh và mọi người đã kỳ vọng. Nhưng trên nỗi buồn đó vẫn là niềm hạnh phúc, vì xung quanh vẫn còn những người bạn tốt bụng đã hiểu và thông cảm cho tình cảnh của tôi. Tôi làm chân phụ việc ở tiệm tạp hóa: Không ăn cho khỏe, ngủ cho đủ giấc thì chân tay yếu xìu, bê vác lẩy bẩy, đổ vỡ thì đền bù đến khốn khổ. Nhắc mới nhớ, tôi cần đi ngủ sớm để lại sức.

    * * *

    Đêm khuya. Tôi trằn trọc trên chiếc ghế gập thô ráp, vì giường đã phải bán đi. Những chiếc ô tô phóng trên xa lộ, tiếng rít lốp cao su văng vẳng vào khu trọ cũ. Phải rồi, trên những chiếc xe bận rộn là những con người bận rộn. Ai cũng chạy đua với thời gian để làm những công việc thú vị, có ích cho đời. Còn mình chắc chết dí ở nơi này..

    Tôi sinh vào những năm 2000, lứa của chúng tôi có tên gọi khoa học là" Thế hệ Z ". Nếu tôi tự kiêu hơn một chút, tôi sẽ gọi mình là" công dân hiện đại "của thế kỷ hai mươi mốt. Nhưng tính tôi không vậy, nên chỉ nói rằng sự giáo dục của mình" hơi "tiến bộ hơn những thế hệ trước. Sướng thì sướng rồi, chỉ khổ một nỗi là kỳ vọng của cộng đồng đè nặng lên vai lớp trẻ chúng tôi. Chúng tôi có ăn có học, được tạo điều kiện tốt hơn ngày xưa bao nhiêu, thì phải cống hiến lại cho xã hội những điều lớn lao bấy nhiêu, và ai không khởi đầu sớm thì sẽ bị tụt hậu. Chẳng trách tôi thấy các bạn trẻ thời nay ôm đồm quá nhiều công việc, vào cái độ tuổi mà đáng ra họ vẫn được hưởng niềm vui cuộc sống.

    Cũng vì kỳ vọng này mà người ta càng ngày càng đặt định nghĩa cao hơn về thành công và thất bại. Là học sinh, bạn buộc phải đạt được IELTS 8 chấm, đỗ các trường đại học danh tiếng, giành học bổng du học toàn phần mới không thất bại. Sau này bước chân vào thế giới của người lớn - thế giới việc làm, bạn phải có công việc lương tháng hàng chục, hàng trăm triệu đồng, được nhiều người kính nể trọng vọng, bằng không sẽ bị coi là kẻ thất bại. Ban đầu nghe có vẻ hợp lý, nhưng sự so sánh đúng là thủ phạm tước đi niềm vui, và tước đi cả động lực. Thú thực, thấy xung quanh ai cũng chạy đua càng ngày càng gần đến sự vĩ đại, tôi mệt mỏi rồi.

    Nghĩ về mình chán, tôi nghĩ về di sản. Xưa nay, nam nhi luôn bị áp lực phải tạo dựng cơ đồ, một giá trị vững bền cho thế hệ mai sau, và nhất là phải làm vậy mà không được than vãn. Chỉ cần biểu lộ một chút cảm xúc cũng sẽ bị coi là yếu đuối, thế nên họ buộc phải giấu nước mắt để gồng lên. Tôi tự hỏi đã ai quan tâm chính nam nhi đó muốn gì chưa? Di sản to tát cũng chẳng hay ho đến thế, biết đâu có những người muốn một cuộc đời bình lặng? Thôi bỏ đi. Tôi hỏi thế chỉ có ý" cáo chê chùm nho xanh"thôi, chứ thực lòng cũng rất muốn di sản. Cảm giác mình có thể tạo nên sự khác biệt, và mãi về sau vẫn được người ta nhắc đến, chắc là hạnh phúc lắm.

    Trong nhà trọ cũ bóng tối bao trùm, tôi chìm vào giấc ngủ không bình yên. Bầu bạn với tôi là sự cô đơn, nỗi buồn và những ước mơ không trở thành sự thật.

    • Hết tập 1
     
    Thiên hi thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng tám 2020
  4. C. Sơn Nguyễn Nguyễn Công Sơn

    Bài viết:
    5
    Mùa 1 - Chương 2: Phát Tác

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mười một giờ đêm, một tiếng va chạm lớn khiến tôi choàng dậy. Hình như có một chiếc xe đã bị đâm.

    Tôi rời khỏi chiếc ghế gập, hai mắt kèm nhèm và đầu óc vẫn còn nửa tỉnh nửa mơ. Đến chỗ cửa sổ, tôi căng mắt nhìn ra con phố ngoài kia để tìm nguyên nhân. Khu trọ chúng tôi nằm trong ngõ khuất, từ trong này chỉ thấy một khe rất nhỏ của đường phố giữa hai tòa chung cư sang trọng thôi. Tuy nhiên khe hở đó cũng đủ cho tôi thấy nguồn gốc của tiếng ồn. Quả thực, một chiếc xe tải chở hàng đã mất lái và đâm sầm vào cửa một tiệm tạp hóa, gạch vụn rơi vãi và những thùng các tông lăn lóc trên mặt đường.

    Bỗng dưng tôi nghe những tiếng hét thất thanh, và thấy hàng chục người dân chạy tán loạn. Họ dẫm đạp lên nhau, vấp ngã vào những chiếc thùng, nhưng ai nấy lóp ngóp đứng dậy và chạy như ma đuổi. Liền sau đó là các cảnh sát cơ động mặc giáp phục đen, cầm khiên và gậy baton. Một cuộc biểu tình bạo động đang diễn ra chăng? Các chiến sĩ vừa rút chạy, vừa liên tục phóng về phía sau lựu đạn khói và lựu đạn cay, nhưng tòa nhà đã chắn tầm mắt nên tôi không thể biết họ đang bắn vào thứ gì.

    Vài phút sau, bỗng có những tiếng đập liên hồi lên cửa căn hộ tôi, và một giọng thất thanh:

    "Sơn! Sơn! Mày ơi, dậy mau. Nguy rồi!" Mở toang cánh cửa, tôi nhận ra chị Liên. Vốn dĩ ngày thường chị điềm đạm bao nhiêu, mà ngay lúc này, chị đang thở hổn hển, tóc tai xõa xượi và nét mặt hoảng loạn.

    "Chị Liên! Có chuyện gì đấy?"

    Giọng chị lắp bắp, nước mắt rơm rớm:

    "Xuống giúp bọn tao. Bà Sáu.. Bà Sáu bị bệnh!"

    Như thể có một luồng điện chạy qua từng tế bào cơ thể, tôi vọt vào phòng, chộp lấy ví tiền để nếu cần thì bắt xe ngay đến bệnh viện. Phóng ra khỏi cửa và chạy hộc tốc xuống cầu thang, lòng tôi đầy hoảng sợ và lo âu. Bà bị bệnh gì, bệnh xương khớp hay bệnh tim mà bà đã có tiền sử? Bà còn tỉnh không, có đứng vững được không? Đã ai gọi cấp cứu chưa? Từ dưới tầng một vọng lại những tiếng đổ vỡ và tiếng thở nặng nhọc. Trí óc tôi cứ dồn dập hiện lên những câu hỏi, cùng với lời cầu trời khẩn thiết cho bà được an toàn.

    Xuống đến phòng bà chủ nhà, tôi thấy bàn ghế đổ ngổn ngang, trên sàn lăn lóc những vỉ thuốc và bông băng. Anh Long - người hàng xóm khác của tôi - cố hết sức để ghìm chặt bà Sáu đang quằn quại dữ dội. Trông thấy tôi và chị Liên chạy đến, bà lại càng giãy giụa mạnh hơn, đến mức chiếc giường gỗ muốn sập. Cánh tay bà vươn về phía chúng tôi, chới với như người đuối nước bám cây sào, bàn tay già nua như móng vuốt của một con thú đang vồ mồi. Bà liên tục rền rĩ, nôn ọe và sùi bọt mép, thứ bọt đen ngòm hôi thối chảy dài trên chiếc chiếu tre. Trên cổ chân bà, có một vết răng cắn rất to be bét máu.

    "Sơn, lấy thuốc an thần cho bà!" Anh Long giục.

    "Là loại nào?" Tôi luống cuống nhặt những thứ thuốc men rơi vãi dưới sàn.

    "Viên màu xanh nước biển ấy!"

    Tôi nhặt vỉ thuốc và bóc ra hai viên nén. Vừa đưa thuốc đến miệng bà Sáu, bà đã bất thình lình vùng ra cắn. Tôi rụt tay lại trong đúng một phần nghìn giây để tránh hàm răng lao tới rất nhanh. Bộ răng móm mém cạp liên hồi, nhe rộng ra để lộ phần lợi hóa màu đen, mấy chiếc răng vốn đều thì không hiểu sao đã thuôn lại thành những răng cưa nhọn hoắt. Cổ họng bà phát ra những tiếng như người hen suyễn, khò khè và kéo dài.

    "Bà không chịu uống!" Tôi run rẩy.

    "Để tao! Mày đưa thuốc vào nhanh nhé Sơn!"

    Chị Liên nhanh chóng bước tới, một tay nắm chặt cằm bà Sáu, tay kia trấn đầu, và cố gắng giữ khuôn miệng mở toang để hàm răng không khép lại được. Tranh thủ thời cơ, tôi thả hai viên an thần vào miệng bà, rồi chị Liên lay lay cằm cho chúng trôi xuống họng. Một hồi vật lộn nữa diễn ra, nhưng bà đã dần buông lỏng, và cuối cùng ngồi yên.

    "Nước - lấy nước cho bà."

    Vớ lấy chai nước lọc ở đầu giường, tôi đặt kề vào miệng bà Hoan để đưa xuống từng ngụm. Tiếng khò khè đã dừng lại. Lúc này không cần đến hai người trông chừng nữa, chị Liên nói với tôi và anh Long:

    "Hai anh em giữ bà bình tĩnh nhé. Tao gọi xe cấp cứu."

    "Vâng, vâng." Tôi vừa đáp vừa thở mệt mỏi. Chị Liên cầm máy điện thoại bàn lên và bấm phím.

    Cơn sợ hãi vừa qua đi, bỗng dưng nước mắt tôi ứa ra. Bà Sáu ngồi tựa vào thành giường, nom như đã mất hết sinh khí, tròng mắt không đen mà xám xịt như một tượng đá vô hồn. Trong ba người khách trọ của ngôi nhà này, tôi là người bà thương nhất. Những hôm tôi túng thiếu, bị chủ quán quỵt tiền lương, bà lại đem cho tôi một chõ xôi đầy. Xôi lạc bà Sáu dẻo và thơm biết bao, hệt như mẹ tôi đã từng nấu. Bà có tội tình gì mà phải chịu khổ thế này. Tôi đến bên bà, khẽ gọi:

    "Bà ơi.. bà nghe con không? Con là Sơn nè."

    Nghe thấy tên tôi, bà ngước đầu lên, cố gắng nhận ra chàng trai đang ngồi trước mình. Mừng quá, tôi tiếp tục:

    "Con Sơn của bà đây, bà Sáu ơi. Bà nhận ra con không? Bà.."

    Có lẽ, cử chỉ đó là tất cả những gì bà làm được. Đầu bà vẫn nghiêng, ánh mắt mông lung, lơ đãng. Thân bà tại đây, nhưng tâm bà đã không còn nhận thức, như một chiếc máy ghi âm không còn bộ nhớ nữa. Càng tuyệt vọng hơn, tôi lật bật tìm chiếc ví trong túi, lấy ra bức ảnh mà mình luôn trân quý. Đó là ảnh cả bốn bà cháu chúng tôi, trong một buổi khu trọ liên hoan cuối năm.

    "Bà nhìn đi.. Bà đây, con đây, chị Liên, anh Long đây.. Cả nhà mình đang liên hoan, bà nhớ không?" Tôi khóc rấm rứt, lay lay thân mình gầy guộc của bà. "Con xin bà, bà đừng bỏ con."

    Trông thấy mình bị lắc mạnh, như bị kích động, bà Sáu chợt túm chặt lấy tay tôi và nhào tới. "KHÔNG ĐƯỢC!" Anh Long đã kịp thời kéo bà ra khỏi tôi, khi hàm răng đó chỉ còn cách mặt tôi đúng vài xăng ti mét. Bà quay phắt lại, tóm chặt lấy anh Long và bất thình lình - cắm phập răng vào cổ họng anh.

    * * *

    "ANH LONG!"

    "AAAAAA!.."

    Tiếng thét của tôi và anh Long xé rách không trung. Bà Sáu cắn vào bên cổ anh, nghiến chặt hơn và giật mạnh. Máu đỏ tươi xối xả phun ra, sợi cơ, sợi thịt, mạch máu bị rứt một miếng lớn khỏi cổ anh Long. Anh giãy lên đành đạch, cố gắng chống cự nhưng bị đẩy ngã lăn ra đất, tiếng hét nghẹt đi vì nghẹn trong chính máu của mình. Trước ánh mắt kinh hoàng của tôi, bà Sáu bắt đầu.. nhai, nhai ngốn ngấu những sợi dây thần kinh như thức ăn.

    "KHÔNG, BỎ RA, BỎ RA!"

    Chị Liên lao mình vào giữa hai người, đẩy bà Sáu ra khỏi anh Long. Tôi cũng kéo tay bà thật mạnh từ phía sau. Bà lại xông vào tôi, nhưng chị Liên ghì bà lại như muốn rời sự chú ý của bà khỏi tôi. Chị vừa giằng co, vừa hất mặt ra hiệu cho tôi nhìn về phía góc tường, nơi có chiếc gậy chống bằng sắt của bà Sáu. Tôi chợt hiểu: Chị đang câu giờ để tôi tấn công bà bằng cây gậy. Một việc quá đỗi tàn nhẫn, sao tôi nỡ làm thế chứ..

    Trước khi tôi kịp trở tay, bà Sáu đã cắn lần thứ hai vào bả vai chị Liên, chị la hét đau đớn khi xương thịt của mình đang bị ăn sống. Tôi cầm cây gậy đứng đó, vừa hoảng loạn vừa mếu máo. Không được, tôi không cho phép ai làm hại chị ấy! Tôi đập mạnh đầu gậy vào lưng bà Sáu. Bà choáng váng, nhìn tôi và gầm rú hoang dại. Một sức mạnh bất ngờ sục sôi trong huyết quản khiến tôi vung gậy một lần nữa. Nhát đánh trúng vào đầu bà Sáu, máu đen bắn ra và bà gục xuống. Tôi giơ gậy thật lực, quật xuống một lần cuối cùng khiến bà nằm bất động.

    * * *

    Tôi buông rơi cây gậy và gào lên thảm thiết. Những người bạn của tôi - gia đình thứ hai của tôi - trong một đêm đã không còn nữa. Tại sao? Tại sao bà Sáu lại trở nên điên loạn và giết chết anh Long? Sao tai họa cứ mãi giáng xuống đầu tôi? Mẹ tôi đã bỏ đi, bố từ mặt tôi, giờ là những người bạn xóm trọ.. Sao những người tôi yêu thương luôn rời bỏ tôi?

    "Sơn.. Sơn ơi.." Một giọng thì thào gọi tôi. Tôi vội chạy đến đỡ chị Liên ngồi dậy, lấy khăn chậm dòng máu trào ra từ vết thương. Tôi lắp bắp:

    "Cố lên, chị Liên, chờ thêm một chút nữa."

    "Không được, mày à. Chắc tao chết ở đây thôi.."

    "Chị đừng có nói chuyện chết với chóc", tôi gắt. "Xe cứu thương sắp đến, chị không sao cả!"

    "Đường dây điện thoại hỏng rồi," chị thở dài, "không ai đến kịp đâu."

    Tôi định chạy đi kêu cứu, nhưng quanh căn nhà là đồng cỏ, gào mãi cũng không ai nghe. Tôi dáo dác nhìn bốn phương, cố gắng tìm một giải pháp, một lối thoát, một hy vọng, nhưng tất cả đều vô ích. Mồ hôi chị Liên túa ra, vầng trán nóng như lửa đốt, hơi thở đứt quãng và nặng nhọc. Trên khuôn mặt nhợt nhạt đẫm máu, chỉ có ánh mắt chị vẫn hiền từ nhìn tôi như ngày nào. Tôi cố gắng quay đi, song không kìm được, mếu máo:

    "Chị Liên.. em xin lỗi.."

    "Không sao. Em phải mạnh mẽ, nhé? Quên chị đi.." Trước giờ chị Liên chỉ xưng hô bỗ bã với tôi bằng "mày, tao", tiếng "em" thân thương làm nước mắt tôi cứ trào ra. "Không, em không quên được." Tôi lắc đầu quầy quậy. "Chị như người mẹ thứ hai của em. Mọi người.. mọi người kỳ vọng em phải phi thường, nhưng chị thì không; chị nói với em rằng ở đời này bình thường cũng không sao. Em mất việc, chị vẫn luôn tin tưởng em."

    "Em đáng giá hơn chị nhiều mà." chị Liên vuốt nhẹ tóc tôi. "Em là một thầy giáo, có kiến thức, em sẽ làm được những điều ý nghĩa lắm. Chị phải bỏ học từ sớm, phận hẩm hiu, đành chấp nhận sống lay lắt thế này, thấy ai có sức đi xa hơn mình thì ủng hộ thôi.. Chị chỉ là Liên thôi, em à."

    "Không," giọng tôi lạc đi vì tiếng nấc. "Chị đừng nói thế, công việc không làm cho ai đáng giá hơn ai cả. Em tự chuốc vạ vào mình, có việc mà có biết quý đâu. Nếu giúp được chị sống, em sẵn sàng đổi học thức của cả đời em cho chị."

    "Đấy, em lại thế rồi." chị Liên yếu ớt cười, xen lẫn một tràng ho khù khụ. "Xưa nay em chỉ biết cho hết đi mà chưa bao giờ nhận lại. Chị biết đó là vì em để tâm quá nhiều đến lời lẽ của người khác, nhưng chị thương mày nhất vì thế đó, biết không Sơn. Sơn cứ mãi lương thiện như thế nha, nhưng cũng phải tự thương lấy mình cho chị. Đừng nhạy cảm quá, đừng bị áp lực phải trở nên phi thường, đừng xấu hổ về chuyện quá khứ hay về con người của em. Cố gắng hòa giải với bố em, dù sao bác ấy vẫn là gia đình. Và hãy sống tốt hơn chị, em nhé.."

    Tôi không kìm được nữa mà òa khóc. Lời của chị Liên đã sưởi ấm trái tim tôi, trái tim một đứa nhóc kẹt trong thân thể người lớn. Chị dịu dàng xoa đầu tôi và dặn:

    "Em đi tìm người giúp nhé, điện thoại mất sóng cả rồi. Để chị ở đây, không sao đâu."

    "Vâng.. Em cảm ơn chị. Em sẽ không bao giờ quên chị." Tôi vừa đáp, vừa hôn lên bàn tay chị Liên, những giọt lệ chan hòa. Chị từ từ khép mắt lại. Tôi lau sạch máu trên mặt chị Liên và đặt chị nằm lên chiếc giường, hai bàn tay đặt trên ngực, trông chị yên bình như một thiên thần đang ngủ. Tôi cũng làm tương tự với thi thể của anh Long và bà Sáu, như một lời tiễn biệt cuối cùng để họ về với bầu ánh sáng vĩ đại.

    Tắt đèn và đóng cửa căn phòng lại, tôi chùi nước mắt trước khi chạy đi.

    • Hết tập 2

     
    Thiên hi thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng tám 2020
  5. C. Sơn Nguyễn Nguyễn Công Sơn

    Bài viết:
    5
    Mùa 1 - Chương 3: Chạm Trán Lần Đầu

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Trở lại căn phòng, tôi khẩn trương đóng gói đồ đạc. Như lời chị Liên dặn, tôi phải đi tìm bố mình. Cuộc nói chuyện gần nhất của hai cha con đã để lại dư vị thật đắng đót, nhưng ông là gia đình duy nhất còn lại của tôi, và đã là gia đình thì phải bảo vệ lẫn nhau. Dựa vào cuộc hỗn loạn vừa xong, tôi đoán thành phố đang gặp nguy hiểm, không rõ có phải một cuộc bạo động không nhưng quy mô khá lớn. Tôi sẽ bắt một chiếc taxi đường dài về làng quê và trú ẩn tại nhà của bố đến khi mọi việc lắng xuống.

    Tôi gom tất cả tiền tiết kiệm đang có lại và cho vào ví, vì lộ phí chắc chắn sẽ rất cao. Điện thoại và chìa khóa cất trong túi quần bên phải. Vơ nhanh mấy đôi vớ, ba bộ quần áo và khăn mặt, tôi xếp tất cả vào chiếc ba lô du lịch, không quên mang thêm mấy gói mì tôm. Trong nhà có chiếc đèn pin, tôi cầm trên tay để nếu cần thì ra hiệu cho xe trong đêm tối. Tôi ra khỏi căn hộ, đóng cửa lại và chạy xuống cầu thang giữa ánh đèn điện trắng lờ mờ. Bước qua phòng bà Hoan, tôi vội quay mặt đi, khóe mắt vừa khô lại một lần nữa cay xè.

    Khi chuẩn bị rời khỏi nhà, trong lòng tôi chợt trỗi dậy bao nhiêu thương nhớ, xót xa. Tôi ngước lên, cố gắng thu hết vào tầm mắt căn nhà hai tầng với những bức tường tróc sơn vàng vọt. Ngôi nhà này đã cưu mang tôi trong suốt những năm tháng tôi ra trường, kiếm việc và tập tành làm người lớn. Ba con người tuyệt vời sống trong nó không chỉ là bà chủ hay hàng xóm, mà còn là gia đình tôi chưa bao giờ có được. Tôi chợt cảm thấy chùn bước về việc bỏ đi. Biết đâu khi gặp lại, bố đã không còn thương tôi nữa, và tôi chỉ có những kỷ niệm mà nghiền ngẫm cho đến mãi sau này?

    Chợt nhớ về thực tại, tôi giữ nguyên quyết định của mình. Vì một biến cố bí ẩn, những người bạn đều đã đồng loạt rời bỏ tôi, rời khỏi cõi giới trần gian. Họ đang yên nghỉ trong căn nhà đó. Tôi không biết liệu mình có bao giờ trở lại ngôi nhà, mà kể cả có, cũng không chắc mình đủ dũng khí để nhìn nó không. Bất luận gì, tôi cũng không thể vấn vương với nó nữa. Có những lúc buộc phải chọn giữa hai quyết định đau đớn ngang nhau, thì tốt nhất là đi theo con đường mới, nhiều cơ hội hơn và không gợi lại cho ta về ký ức đau buồn.

    Túi trên vai, đèn trong tay, tôi vĩnh biệt nhà trọ.

    * * *

    Tôi tất tả chạy ra đường chính để gọi xe. Muộn thế này, tìm được taxi còn hoạt động đâu phải dễ, nhưng biết đâu áp lực cơm áo gạo tiền khiến cho một hay hai người còn cầm lái đến tận đêm khuya. Áp lực đó là lý do tôi dạy hai ca, có khi là ba ca mỗi ngày, hẳn nó cũng phải thúc đẩy những người khác nữa.

    Đường phố trơ trọi như thể một cơn bão đã quét qua. Nhiều ô tô, xe máy nằm chỏng chơ, có lẽ đã bị đâm hoặc bị bỏ lại. Những cửa hàng tạp hóa hai bên đường bị phá cửa kính tan tành, giỏ đựng lăn lóc trên phố và các tủ bày hàng thì trống trơn. Tôi buồn bã khi thấy bản tính tham lam của một số người đã được phô bày rõ như thế nào trong cơn hỗn loạn.

    Càng bước đi, tôi càng thấy cảnh tượng hãi hùng hé lộ. Không khí rựng lên một mùi thối hoăng thối hủy từ những thi thể, rải rác trên cả vỉa hè lẫn con đường. Đôi mắt mở to của họ chất chứa nỗi kinh hoàng. Máu tươi chảy ra thành suối từ những vết cắn trên vai, trên tay hoặc cổ họng họ - giống hệt như vết mà "bà Hoan" đã cắn anh Long. Những cái xác là đàn ông, là phụ nữ, là những đứa trẻ chết khi vẫn đang nắm chặt bàn tay mẹ. Một vài chiến sĩ cơ động cũng chịu chung số phận, khiên và gậy của họ lăn lóc trên mặt đường bê tông.

    Tiếng rền rĩ trong bóng đêm khiến tôi giật thót. Khi chĩa đèn pin vào nguồn phát, tôi chợt bụm miệng, gục xuống nôn ọe.

    Một xác người đã bị moi ruột. Ông ta nằm thẳng cẳng, bụng đã bị xé rách một lỗ lớn. Những đoạn ruột non đỏ lòm dài lòng thòng vương vãi be bét xung quanh nom như sợi dây rốn, nhưng cái bào thai thì lại là một gã đàn ông gầy guộc, tóc hoa râm, và kinh khủng nhất là còn sống . Hai tay ông ta chới với như người đuối nước tìm cây sào, cố gắng túm lấy tôi, miệng liên tục phát ra những tiếng gầm gừ. Trạng thái ông ta giống chính xác những gì đã xảy ra với bà Hoan.

    * * *

    Tôi vội vã chạy vào một mái hiên gần đó để định thần lại, và cố gắng đoán xem chuyện gì đã xảy ra.

    Ai - hay chính xác hơn là thứ gì - có thể làm điều này? Giả thiết về một cuộc bạo động lập tức bị loại bỏ, vì dù có bất mãn đến đâu, không đời nào con người lại đến mức man rợ với nhau như thế - hay ít nhất đó là điều tôi tin. Liệu có phải do thú dữ xổng chuồng? Cũng không thể, vì Thảo Cầm Viên duy nhất của thành phố nằm khá xa trung tâm, động vật không tài nào chạy xa đến vậy mà chưa bị bắt. Hơn nữa, sở thú lắp đặt hệ thống súng hơi trên diện rộng, chỉ cần bắn lên trời là khói thuốc mê sẽ bao trùm trong phạm vi mười mét, đến con voi cũng phải ngã quỵ.

    Đang mơ hồ trong suy nghĩ, chợt tôi thấy một bóng người đang đứng quay lưng lại ở phía trước, cách tôi chừng chục bước chân. Ôi may quá, hóa ra tôi không đơn độc giữa không gian tràn ngập tử khí. Biết đâu anh ta có thể cho tôi vài lời giải thích chăng. Tôi gọi to và vẫy vẫy tay:

    "Này, anh gì ơi! Giúp tôi với! Có chuyện gì ở đây thế này?"

    Khi người đó quay mặt lại, tôi ngay lập tức hối hận hành động của mình. Quần áo gã ta rách toạc, miệng dính nhoe nhoét máu, hai mắt trắng dã y hệt bà Hoan và tên bị moi ruột. Gã khập khiễng sấn sổ tiến đến tôi - người đang chết đứng như con nai trước đèn xe hơi. Chẳng mấy chốc gã đã tiến sát, hai tay vươn ra định vồ lấy. Tôi nắm chặt hai cổ tay hắn để ngáng, cố gắng ngăn hắn lại.

    "Bỏ tao ra!" Tôi quát.

    Hắn chẳng nghe thấy, hàm răng cạp cạp liên hồi cứ chực cắm thẳng vào mặt tôi. Nghĩ đến việc chính mình cũng sẽ bị cắn chết như chị Liên và anh Long, cơ thể tôi như bị kích thích mạnh. Tôi đẩy bật gã quái dị ra, đập thẳng đèn pin trong tay vào mặt hắn. Ánh đèn pin trắng sáng bất chợt bị nhuốm một màu máu đen. "Chết mày chưa!", tôi nghĩ thầm. Hắn choáng váng vài giây, rồi bất chợt gầm ghè lên một tiếng ám ảnh và lại nhào vào tôi.

    "Mày là cái quái gì vậy?" Tôi bối rối. Rồi lại hét lên, hét như muốn cháy thanh quản. "CỨU TÔI VỚI!.."

    Không biết từ đâu, một người thanh niên chợt xông tới. Anh kéo gã đó ra khỏi người tôi và bắt đầu thủ thế. Hai tay anh đeo một đôi găng dày cui màu đen, ở các đốt tay bịt những miếng kim loại cứng. Anh đấm hai cú nhanh như chớp lên mặt, bụng rồi móc hàm tên quái vật khiến cho hắn lảo đảo. Ngay sau đó, anh xoay người, tung một cú đá vòng hoàn hảo trúng vào đầu khiến hắn ngã lăn ra đất, miệng không ngừng gầm rú. Sẵn có cục gạch nằm trơ trọi, anh vớ lấy và giáng một nhát quả quyết. Hộp sọ của hắn vỡ tung, óc và máu đen bắn toét ra. Anh chỉ tay vào con hẻm gần đó, nói thầm một câu ngắn gọn:

    "Vào trong mau."

    Ngay lập tức tôi chạy theo anh vào đêm tối.

    * * *

    Sau duy nhất một lần quẹo trái, anh thanh niên dẫn tôi đến một ngôi nhà một tầng nhỏ nhắn, nằm giữa chỗ giao ba con ngõ. Hai chậu cây xinh đẹp nằm hai bên cánh cửa gỗ nâu, và cạnh chiếc chuông cửa gắn chiếc biển nhà ghi số "38". Người lạ mặt vòng sang sườn nhà, mở một ô cửa sổ và ra hiệu cho tôi trèo. Quái lạ, cửa chính không mở mà lại bắt người ta đi cửa sổ là sao? Leo vào trong, ánh đèn pin đã cho tôi thấy câu trả lời. Một thanh gỗ lớn nằm chình ình trên cánh cửa, được bắt chặt lại bằng đinh, chặn dưới đó là một chiếc ghế chạm trổ rồng phượng trông rất nặng. Nhìn chung quanh, tôi thấy có một phòng tắm, một phòng khách rộng (bàn ăn và bếp đặt ngay trong đó, chỉ cách nhau bằng một bức tường mỏng cho có thôi), phòng thứ ba đặt chung cả giường ngủ, tủ sách và máy tính.

    Người thanh niên kéo hết rèm cửa của căn nhà lại. "Tắt đèn đi", anh bảo tôi, rồi thắp lên một cây đèn dầu bé sáng lung linh. Xong việc, anh tháo đôi găng tay đen và điềm tĩnh hỏi tôi:

    "Anh có sao không?"

    "Không sao. Cảm ơn anh nhiều lắm, tôi tưởng lúc đó chết rồi chứ." Câu đó tuôn ra khỏi miệng tôi như đã thuộc làu. "Anh có biết chuyện gì xảy ra ngoài kia không? Ghê quá.." Đang liến thoắng như sợ bị ai tranh mất phần, tự dưng tôi dừng vì rát cả cổ. Sự kích thích từ vụ xô xát vừa nãy đã qua, nhường chỗ cho cảm giác hụt hơi và khát khô họng.

    "Từ từ đã. Uống nước cho bình tĩnh lại."

    Người lạ mặt thảy cho tôi một chai Lavie, tôi cầm cả chai tu một lèo. Đã cơn khát rồi, tôi chợt nhận ra uống hết thì sẽ rất thiếu lịch sự, nên dừng lại khi mực nước chỉ còn một phần ba và nói tiếp. "Người ta bị cắn chết đầy đường, bị moi cả nội tạng ra nữa. Anh nghĩ có phải do thú dữ xổng chuồng không?"

    "Không, chắc chắn là không. Tôi nghĩ nó là một dịch bệnh."

    "Dịch bệnh?"

    "Đúng. Ngồi xuống đây đã." Nãy giờ chúng tôi cứ đứng nói suốt mỏi cả chân, nên ngồi vào một chiếc ghế bành rồng phượng khác. Sau đó, anh ta tiếp tục nói thầm, ra chiều bí mật:

    "Tôi có người quen làm trong ngành. Mới vài tiếng trước, họ thông báo Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm xảy ra một vụ hỏng hóc. Một số mầm bệnh đã bị phát tán ra ngoài môi trường, có thể đó chính là tác nhân gây ra vụ tấn công. Lưu ý: Họ đã kịp giấu kín vụ này, không cho phép lộ lên bất cứ báo đài nào cả."

    "Nhưng thứ gì đang mang mầm bệnh đó?"

    "Tôi không nhìn rõ vì khi hỗn loạn xảy ra, tôi phải ẩn nấp, nhưng tôi nghĩ chúng là.. con người. Đúng hơn, tôi nghĩ chúng từng là vậy. Cơ thể vẫn y nguyên, còn bên trong là một thứ khác - tôi không biết là cái gì - nhưng nó rất phi nhân tính, loại bỏ phần" người "và để lại phần" con ". Chúng như những con chó mắc bệnh dại vậy, tóm lấy người ta, cắn da cắn thịt họ và ăn ngấu nghiến. Tôi sợ lắm, cảm giác sau khi bị cắn, họ không còn nhớ mình là ai nữa."

    Điều này vô tình gợi nhớ tôi tới bà chủ nhà. Bà cũng đã bị một vết cắn ở chân, và tấn công chúng tôi, tấn công tôi mà không còn ký ức gì về những người mình thương yêu. Bà Sáu ơi.. Nghĩ đến tên bà, nước mắt tôi lại rơm rớm.

    "Sao khóc vậy?" người thanh niên hỏi. "Không có gì đâu." tôi đáp. "Một người thân quen của tôi bị cắn."

    "Thật sao? Tôi chia buồn. Xin lỗi anh, lẽ ra tôi không nên hỏi thẳng như thế." anh vội vã sửa chữa.

    "Không, anh không có lỗi." Tôi cố gắng nói chuyện khác để tránh chủ đề nặng nề. "Chỉ là mỗi người có một sức chịu đựng khác nhau nên đôi lúc cần nói giảm nói tránh thôi. Tôi cũng chú trọng dạy học sinh của mình về việc lựa lời."

    "Học sinh? Anh là giáo viên à?"

    "Ừ, tôi từng là giáo viên tiếng Anh cho trường cấp ba tư nhân ABC được hai năm."

    "Trường ABC? Đợi đã." Người thanh niên chợt đứng bật dậy, chạy quanh căn nhà và sục sạo các ngăn tủ. Anh quay lại, trên tay cầm một tờ báo, và hỏi:

    "Anh là thầy giáo Sơn phải không?"

    "Đ.. đúng." Thấy anh ta hỏi như hỏi cung, tôi giật mình trả lời.

    "Trời ơi!" Vẻ điềm đạm của người thanh niên chợt biến mất. Anh ta nắm lấy - gần như chộp lấy - tay tôi và bắt rõ chặt, thiếu điều muốn bóp gãy bàn tay cầm phấn của tôi. Nếu là những giáo viên khác, họ sẽ thấy vô cùng vinh dự, nhưng riêng tôi lại ẩn chứa thêm một nỗi sợ hãi. Anh ta biết đến tôi vì điều gì, tiếng tốt hay tiếng xấu?

    "Tôi rất hâm mộ điều anh làm đấy."

    Anh ta chìa ra tờ báo - chính cái tờ báo chết tiệt mà tôi không bao giờ muốn nhìn lại nữa. Ánh đèn dầu lờ mờ soi tỏ gương mặt tôi trên trang nhất, với những dòng tít cỡ chữ to đùng "GIÁO VIÊN CHỐNG LẠI BỘ MÁY". Bài báo miêu tả rất dài và chi tiết "cuộc chiến" trường kì sáu tháng của tôi, vạch trần tất cả những việc làm sai trái của chính trường tư mình đang dạy. Kết thúc vụ việc, tôi đã phải lên phường viết tường trình, xóa tất cả các bài đăng buộc tội và bị sa thải. Những kẻ ở ngôi trường dùng tiền và quyền làm ô uế tên tuổi của tôi, khiến cho tôi mất sạch uy tín và không thể đi dạy ở đâu nữa. Thật chua chát, định hạ gục người ta mà cuối cùng phản tác dụng lại chính mình. Tôi đã chôn chặt biến cố này trong quá khứ, và suýt thành công cho đến khi gã thanh niên kia đào xới nó lên, lại còn tung hô nó nữa.

    "Thôi, anh làm ơn cất đi." tôi đẩy tờ báo sang một bên. "Tôi không muốn nói lại về chuyện này."

    "Tôi lại thấy chuyện này rất đáng nói." anh ta cãi lại. "Anh có biết anh đã khởi xướng điều gì không? Tôi luôn biết cái trường đó hoạt động rất bẩn thỉu. Ai đời bắt phụ huynh đóng tiền phí mấy trăm triệu đồng, để con người ta học một năm trời mà nhận lại kết quả 5.5! Bọn chúng cứ nhơn nhơn ăn tiền như vậy, mà truyền thông chẳng ai dám động đến. Anh là người đầu tiên lên tiếng chống lại chúng, truyền cảm cho rất nhiều người khác, trong đó có tôi!"

    "Rồi như thế có giúp tôi lấy lại được công việc không? Có lấy lại được tên tuổi không?" tôi bực tức. "Anh không biết những câu chuyện đằng sau, không biết những điều tiếng - đôi lúc là thiệt hại - mà tôi và gia đình phải chịu đựng. Người đứng ngoài như anh đọc mấy bài đăng đó thì hả hê, còn giờ tôi nghĩ lại, chỉ thấy liều lĩnh và ngu ngốc. Tôi ngu ngốc khi cố gắng làm anh hùng!"

    "Tôi rất thông cảm cho anh. Nhưng anh phải hiểu là dù một cánh én không làm nên mùa xuân, anh vẫn truyền lại một thông điệp rất ý nghĩa. Như anh, tôi rất ghét những kẻ chèn ép mọi người bằng tiền bạc, quyền lực và xu nịnh. Tôi không nói chơi đâu, chúng ta sẽ cần đến những" anh hùng "nếu muốn thay đổi hiện trạng đó. Vậy anh có thừa nhận với tôi là điều này cũng có một chút tự hào không nào?"

    Những lời người thanh niên nói với tôi, tuy rất "cải lương", nhưng chính là những gì tôi cần nghe lúc này. Anh ta cùng chí hướng với tôi trong việc thay đổi thời đại, và có vẻ còn tâm huyết hơn nhiều. Tôi đáp:

    "Ừ, cũng tự hào. Ít nhất tôi đã cầm cự đến cùng."

    "Đấy, tôi bảo mà. Làm những gì mình thực sự tin tưởng là được."

    "À, tôi vẫn chưa biết tên anh." tôi hỏi. Tôi được anh chàng này cứu, lại còn đàm đạo suốt vài phút về lý tưởng với anh ta mà quên mất thông tin cơ bản nhất.

    "Tôi là Đăng - Trần Hải Đăng." anh nói và lại chìa tay ra, lần này thì tôi cũng bắt lại.

    "Nghe 'Hải Đăng' thôi đã cảm thấy con người sáng ngời rồi."

    "Tên đó do bố tôi đặt đấy. Ông muốn sau này tôi sẽ soi tỏ đường đi cho cuộc đời những người khác." Đăng đáp với một chút kiêu hãnh. Riêng việc anh được cha mình gửi gắm niềm tin đã đủ khiến tôi vô cùng ghen tị. Nhắc đến chủ đề này, tôi lại nhớ đến nhiệm vụ chính trước mắt. Tôi hỏi Đăng:

    "Tôi có thể trú tạm nhà anh một đêm không? Mai tôi sẽ tìm cách về quê, sống với bố cho đến khi thành phố được kiểm soát."

    "Được chứ. Giường trong phòng làm việc của tôi, anh vào mà nằm."

    "Thôi thôi, thế thì bất tiện cho anh quá. Tôi lạ chỗ nằm ghế này cũng được." tôi xua tay.

    "Tôi vốn tỉnh ngủ, để tôi ở ngoài này canh gác, hễ có tên bị bệnh nào lẻn vào thì còn đánh động." Đăng đưa ra lý do chính đáng khiến tôi không thể chối từ.

    Một tiếng "rè rè" chợt phát ra ở góc phòng. Đăng bật dậy, thốt lên:

    "Có tín hiệu rồi!"

    "Anh nhận tín hiệu kiểu gì? Không gọi điện được nữa mà."

    "Bằng cái này." Đăng cho tôi xem một chiếc bộ đàm màu đen. "Đây là bộ đàm quân dụng, tôi nhặt của một chiến sĩ cơ động bên ngoài. Để tôi thử chuyển sang các tần số khác xem."

    Đăng vặn nút bên cạnh chiếc ăng ten. Những tiếng điện rè rè phát ra, rồi bỗng nhiên: "Alô?" một giọng nói chợt cất lên từ đầu bên kia. Cả Đăng và tôi đều giật mình. Tôi giơ tay lên:

    "Giữ nguyên tần số đó. Hình như họ vẫn nói kìa."

    "Cấp cứu, cấp cứu! Có đơn vị nào nghe rõ không? Trung đội 197 đã thất thủ. Nhắc lại, trung đội 197 đã thất thủ. Các đối tượng bị nhiễm đã chiếm quận Bình An. Yêu cầu cứu trợ từ bất cứ đơn vị nào còn hoạt động.."

    Đúng lúc đó, tín hiệu bên kia bị ngắt quãng, xen những tiếng va chạm và gào thét. Có lẽ đưa viện trợ đến cũng không có ý nghĩa gì nữa. Đăng tiếp tục vặn qua các tần số khác:

    "Yêu cầu cứu trợ ở đường số 4, quận Hoàng Yến. Nhắc lại, quận Hoàng Yến!.."

    "Người bị nhiễm bạo loạn ở đường.. yêu cầu viện binh."

    "Sĩ quan bị đối tượng nhiễm cắn, đang mất máu ồ ạt. Yêu cầu trợ giúp!.."

    "Các đơn vị chú ý, đây là thượng tá.. Báo cáo, cơ sở của Phan Văn Điền đã chuẩn bị thành công thuốc khí. Yêu cầu rút lui và ở nguyên tại căn cứ để triển khai chiến dịch Bốc Khói."

    Sau đó, thông điệp kết thúc, chỉ còn để lại tiếng rè rè. Đăng và tôi trố mắt nhìn nhau, cả hai đều đầy câu hỏi và thắc mắc.

    "Quận Bình An với quận Hoàng Yến đều lân cận khu này, và có vẻ cả hai thất thủ rồi." Đăng suy đoán.

    "Nhưng còn Phan Văn Điền là ai? Chiến dịch Bốc Khói là gì?" Tôi hoang mang.

    "Anh hỏi tôi thì tôi cũng chịu, nhưng ít ra ta biết một điều là căn bệnh này đang được xử lý. Đến lúc đó, chỉ còn một cách là chờ đợi. Anh vào ngủ đi, có gì tôi thông báo tiếp."

    "Được. Chúc ngủ ngon." Tôi vào phòng làm việc của Đăng.

    * * *

    Nằm lên chiếc giường đệm êm ái, tôi mới biết thái độ khách sáo của mình đúng là thừa. Tôi giãn gân cốt một phát ra trò, khớp xương tôi như mềm ra, các chỗ cấn lưng mọi khi không còn đau nữa. Đã rất lâu rồi tôi không còn quan tâm nơi mình đặt lưng về đêm, không nhớ thế nào là cảm giác của chiếc giường êm, của chăn bông ấm áp.

    Trong đêm tĩnh mịch, thứ duy nhất còn sáng là đôi mắt thao láo của tôi. Sự im lặng tuyệt đối ong ong trong tai, xâm chiếm lấy tôi. Tôi bật điện thoại (nó vẫn còn pin), và thấy bây giờ đã một giờ sáng. Chỉ trong ba tiếng đồng hồ, vài biến cố đã đảo lộn cả cuộc đời tôi. Đầu tiên là một dịch bệnh quái quỷ nào đó, rồi những người bạn của tôi đều chết đi, rồi gặp một người quen mới tên Đăng..

    Một lần nữa, tôi lại chùn bước trước ý tưởng về quê. Không phải vì ràng buộc cảm xúc, mà là khả năng thực tế của việc không thể về được. Điện đóm mất rồi, tất cả các phương tiện liên lạc đã ngừng hoạt động, chẳng còn cách nào cho tôi gọi dịch vụ xe đường dài nữa. Kể cả có xe, họ cũng đã cao chạy xa bay khỏi đây rồi, nếu vẫn còn suy nghĩ thấu đáo. Và biết đâu tình trạng ở khu phố này cũng đang xảy ra ở rất nhiều nơi khác? Biết đâu cả thành phố đã bị lây nhiễm?

    Có lẽ tất cả những câu hỏi này nên để sáng hôm sau trả lời. Tôi đã chịu hành hạ thể xác và tinh thần đủ cho một ngày rồi.

    • Hết tập 3
     
    Thiên hi thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng tám 2020
  6. C. Sơn Nguyễn Nguyễn Công Sơn

    Bài viết:
    5
    Mùa 1 - Chương 4: Sát cánh​

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Khi tôi tỉnh dậy, trời đã tối mịt, chỉ còn một ngọn nến le lói lửa vàng. Tôi thấy thái dương mình đau nhói, định ngồi lên, nhưng phát hiện ra tay trái đã bị trói vào đầu giường bằng một tấm vải. Tôi nhìn quanh, thấy mình vẫn ở trong nhà nghỉ.

    - À may quá, anh đã tỉnh rồi.

    Tôi thấy một người thanh niên đi vào phòng. Anh ta tháo nút thắt ra và cởi trói cho tôi. Sau đó anh ta lấy một bình nước từ trong tủ đầu giường, mở nắp ra rót một ít nước vào đó và đưa cho tôi:

    - Đây, uống trà tam thất xạ đen đi.

    Tôi bưng chén lên nhấp từ từ, món trà nóng khiến tôi tỉnh táo hẳn lên. Khi uống xong, tôi nói với anh thanh niên:

    - Cảm ơn anh.

    - Không có gì, trà tôi vừa đun đấy.

    Tôi mở lời chào hỏi:

    - Xin chào. Anh tên là gì?

    - Chào anh, tôi tên là Trần Hải Đăng. -Người sống sót đáp.

    Tôi tự giới thiệu:

    - Chào anh Đăng, tôi tên là Sơn, 29 tuổi.

    - À vâng, thế tôi thua anh 2 tuổi. Rất vui được gặp anh Sơn!

    Đăng đưa tay ra và tôi bắt tay anh ấy.

    - Xin lỗi anh vì đã đánh anh; tôi nhìn nhầm anh là xác chết. -Đăng nói.

    - Không sao, cẩn thận là tốt mà. Nếu là tôi, tôi cũng làm thế thôi. -Tôi đáp. -Tôi cũng xin lỗi vì xem trộm bản đồ của anh.

    - Không sao đâu. Anh có xem những đồ khác không?

    Tôi lắc đầu. Đăng đáp:

    - Thế thì không sao.

    - Tôi không ngờ tình hình nước mình lại nghiêm trọng thế. -Tôi nói. -Chỉ khi xem bản đồ tôi mới biết.

    - Chuẩn. -Đăng gật đầu. -Lúc tai họa xảy ra, tôi cố gắng gọi về quê lắm mà không được. Không biết ông bà tôi có an toàn không.

    - Quê anh ở xa không?

    - Ở Hải Phòng. Còn quê anh?

    "Cả nhà tôi sinh ra và lớn lên ở Hà thành luôn." Tôi đáp. "Tôi nghĩ Hải Phòng chưa bị chiếm đâu, người dân nổi tiếng vì sở hữu súng 'hoa cải' cơ mà."

    "Tôi nghĩ là bị rồi. Mấy tuần nay, tôi cố gọi radio về nhà mà không được."

    "Thật tồi tệ. Cầu mong nhà anh đã trốn thoát kịp."

    "Cảm ơn anh."

    Đăng thấy chiếc cờ lê của tôi trên bàn, hỏi:

    "Vũ khí của anh đấy à?"

    "Đúng vậy. Anh có vũ khí không?"

    Đăng lấy từ trong thắt lưng ra một con dao:

    "Tôi chỉ có con dao này thôi. Được cái tôi biết cách lẩn trốn và chạy nhanh nên vẫn sống được đến bây giờ."

    "Sao anh làm thế được?" -Tôi tò mò.

    "Mẹ tôi là công an. Hồi tôi bé, bà luôn bắt tôi vận động vào sáng sớm, chạy nước rút, tập võ và đủ thứ khác. Bây giờ tôi có thể vận dụng để sống sót."

    "Thảo nào anh khoẻ thế, đấm một phát mà tôi ngất luôn!" -Tôi đùa.

    "Ừ, tôi hơi mạnh tay!" -Đăng cười lớn. - "Tôi phải trói anh lại vì sợ anh đã bị cắn. Xin lỗi."

    "Không, tôi không bị cắn đâu. Mà anh cẩn thận như vậy cũng là điều tốt. Anh có kế hoạch đi đến đâu, làm gì không?" -Tôi hỏi.

    "Giờ thì không." -Đăng nhíu mày. - "Tôi định lên vùng an toàn ở Điện Biên, nhưng chỉ nghĩ vu vơ chứ chưa thực hiện, vì đường đi hiểm trở lắm."

    Thấy vậy, tôi đề xuất:

    "Anh muốn đi cùng tôi không? Tôi cũng muốn đến vùng an toàn, nên tôi nghĩ chúng ta nên đi cùng nhau. Ở thành phố nguy hiểm lắm."

    "Anh chắc không?"

    "Có chứ. Anh có vẻ khoẻ mạnh và nhanh nhạy. Đi cùng nhau thì ta có thể hợp tác, hỗ trợ nhau; hai người thì tốt hơn một người mà."

    Đăng gãi đầu nghĩ ngợi. Một hồi sau, anh cất tiếng:

    - Anh nói có lý, tôi không muốn mạo hiểm quá lâu trong thành phố nữa. Vả lại, cứ cô đơn mãi không có người nói chuyện cũng không hay. Tôi đồng ý.

    - Thế thì tuyệt! -Tôi vui mừng, chìa tay về phía anh. -Từ giờ chúng ta sẽ là một nhóm.

    - Ok luôn! -Đăng cũng hồ hởi bắt tay tôi.

    - Đây là lần đầu tiên tôi gặp được người sống sót đấy. -Tôi nói đầy ngạc nhiên.

    - Tôi cũng vậy, tưởng chỉ còn mỗi mình tôi đối mặt với hàng nghìn xác chết.

    - Giờ thì anh thuộc một nhóm rồi, không phải xoắn.

    - Nhóm có 2 người hả? -Đăng phì cười.

    - Nhóm mới ra đời làm sao mà đông được! -Tôi cười đáp. -Nếu gặp thêm người sống sót mới, ta sẽ cho họ vào nhóm luôn. Càng đông càng an toàn.

    - Tôi không biết liệu còn được ai sống không cơ chứ.

    - Tôi cũng nghĩ thế cho đến khi gặp anh này. Vẫn còn hi vọng, chỉ là mình chưa tìm thấy nó thôi.

    Tôi đứng dậy, đi kiểm tra balô của mình. Tôi hỏi Đăng:

    - Anh có nhiều thức ăn không?

    - Tôi hết mất rồi. -Đăng chỉ vào mấy vỏ hộp dưới đất: -Chiều nay vừa ăn hết hộp cuối xong.

    - Thế à, thế để tôi chia cho. -Tôi mở balô. Có 2 hộp thịt, 1 chai nước, 5 cái xúc xích, 1 milo. Tôi lấy 1 hộp thịt và 2 cái xúc xích đưa cho Lộc.

    - Thôi, làm phiền anh quá. -Đăng xua tay từ chối.

    - Không phải khách sáo. Mọi người phải giúp đỡ lẫn nhau chứ.

    - Vâng, cảm ơn anh.

    - Tôi nghĩ bây giờ ta nên có một kế hoạch cho những ngày sau. -Tôi đề nghị.

    - Tôi có ý này. -Đăng nói.

    - Ý gì?

    - Bố tôi là có một xưởng ô tô cách đây không xa, tôi có thể dẫn anh đến đó. Ta sẽ tìm xem có vũ khí không.

    - Ý của anh hay đấy! Ngày mai đi luôn được không? -Tôi nói.

    - Nhất trí! Bây giờ ta đi ngủ để lấy sức đã. Phòng có hai giường, anh nằm giường bên kia đi.

    - Được. Chúc ngủ ngon.

    Và như vậy, trong ngày hôm đó, một nhóm 2 người sống sót đã được thành lập: Tôi và anh Đăng. Từ hôm nay, tôi không còn lo sợ phải đơn thương độc mã nữa, vì đã có một người đồng đội mới.

    * * *

    Sáng hôm sau, Đăng vỗ vai gọi tôi:

    - Anh Sơn, dậy thôi, chúng ta đi.

    Tôi ngồi dậy, ra khỏi giường. Tôi và Đăng đóng gói đồ đạc của mình vào hai chiếc balô. Tôi nhặt lấy cờ lê và Đăng cầm lấy dao, rồi chúng tôi rời khỏi nhà trọ.

    - Xưởng rèn đó ở đâu?

    - Ngõ 61 Phạm Tuấn Tài, chúng ta đi vài phút là đến.

    - Anh có thấy rất ít khi gặp thây ma vào ban ngày không? -Tôi hỏi.

    - Có. -Đăng đáp. -Ban đêm chúng năng động hơn, và nhạy bén hơn. Có lần, tôi chỉ kéo rèm vào thôi mà một con quay phắt lại nhìn, may mà không vấn đề gì.

    - Tôi thấy chúng như bị dại ấy nhỉ. Chỉ cần bị chúng cắn là nhiễm bệnh.

    - Gượm đã. -Đăng kéo tay tôi dừng lại.

    Một tên thây ma đang lơ đãng nhìn quanh, đứng chơ vơ trên vỉa hè. Tôi định lấy cờ lê ra nhưng Đăng nói:

    - Để tôi.

    Đăng rút dao ra. Anh huýt sáo một tiếng để con thây ma quay đầu lại. Nó nhìn thấy anh, khè lên một tiếng và xồ tới. Anh cầm dao chém vào họng nó một nhát để nó choáng, rồi lụi lưỡi dao thẳng vào đầu nó, và nó gục xuống.

    - Anh thạo dùng thứ đó nhỉ. -Tôi nói.

    - Ừ, tôi tập nhiều nên quen dần. -Đăng chùi dao vào quần áo của con xác sống.

    - Dao bằng thép không gỉ à?

    - Đúng vậy. Anh có dùng thành thạo cây cờ lê đó không?

    - Không thạo lắm. -Tôi nói. -Tôi phải đánh từ 3 đến 4 phát mới giết được một con.

    - Anh giết được bao nhiêu tên rồi?

    - Khoảng chục con gì đó. Chiều hôm qua, tôi bị 5 con tấn công trước khi đến được chỗ của anh.

    - Tôi nhớ ở xưởng có nhiều dụng cụ sắc bén lắm, và có cả lò rèn. Anh sẽ kiếm được một vũ khí tốt hơn.

    - Thế thì tuyệt!

    Đi được một quãng, tôi chợt trông thấy lá cây xào xạc ở đằng xa, và một đàn chim vút bay lên. Hình như tôi đã thấy cảnh này rồi.

    - Có địch kìa. -Tôi chỉ.

    Một xác sống lộ ra từ ngã rẽ, cách tầm 10m, đang khập khiễng chạy đến. Đăng lấy dao ra:

    - Để tôi xử nó.

    - Từ từ, còn nữa kìa.

    Đằng sau thây ma đó, một tên thứ hai hiện ra trong tầm mắt.

    - Mỗi người một con nhé. -Tôi bảo.

    Đăng chạy lên vài bước, nhìn về phía ngã rẽ. Anh kêu lên:

    - Chết thật. Chúng ta phải chạy nhanh!

    Không chỉ có hai, mà dần dần xuất hiện ba, bốn, năm, và đến cả chục con. Đằng sau chúng là 20 đến 30 thây ma nữa, một đạo quân xác chết thối rữa, đầy bùn đất và máu đang xông đến.

    - Rẽ vào đây!

    Tôi và Đăng đổi hướng, rẽ trái, bọn chúng đuổi theo chỉ cách có bốn mét. Chúng tôi vào trong ngõ, lại có thêm 4 hay 5 tên từ nhà dân đi ra. Đăng đâm chết một con, nhưng anh ấy bị con khác tóm lấy. Tôi đánh vào đầu nó, nhưng rồi hốt hoảng, quýnh quáng đánh rơi mất cờ lê.

    - Chờ đã! Tôi làm rơi rồi!

    - Kệ nó đi! Bám sát tôi kẻo lạc!

    Chúng tôi chạy hết tốc lực. Chúng tôi rẽ phải, đi thẳng, rẽ trái, lại tạt phải, rồi chạy thẳng. Tưởng rằng khi vào ngõ bọn thây ma sẽ bị rối, ai ngờ chúng định hướng nhanh không kém người. Hơi thở của tôi bắt đầu đứt quãng, tôi mướt mồ hôi.

    - Xưởng đây rồi. Vào ngay!

    Đó là một ga ra lớn với cổng trượt bằng sắt. Tôi và Đăng chạy vào, choãi chân kéo mạnh cổng lại, nhưng chưa kịp kéo hết thì một con xác sống thò tay vào chặn lại. Đăng cầm dao đâm chết nó, rồi đẩy tay nó ra ngoài. Chúng tôi đóng sầm cổng lại, cài then. Nhìn qua ô cửa sổ nhỏ, tôi thấy lũ xác sống bu lại đập cửa chát chúa ở bên ngoài.

    Tôi và Đăng thở hổn hển, chúng tôi vừa thoát chết trong gang tấc. Tôi đã mất vũ khí trong lúc rượt đuổi, giờ chỉ còn con dao của Đăng thôi. Và hai chúng tôi đang ở tình thế khốn cùng, bị thây ma bao vây trong không gian kín.

    - Giờ ta làm gì đây? -Tôi hỏi Đăng.

    - Tôi nghĩ ta kẹt ở đây lâu đấy. Đừng hấp tấp làm gì, hãy tìm kiếm xem ở đây có gì hữu ích không.

    (Còn tiếp)
     
    Thiên hi thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng năm 2020
  7. C. Sơn Nguyễn Nguyễn Công Sơn

    Bài viết:
    5
    Mùa 1 - Chương 5: Trốn thoát​

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Đăng nói với tôi:

    - Được rồi. Chúng ta phải bình tĩnh mới nghĩ ra lối thoát được.

    - Trong này có cửa sau không? -Tôi hỏi.

    - Có một cửa. Bố tôi còn lắp cả cửa sổ để lên mái nhà, nhưng cao lắm, nhảy xuống rất nguy hiểm.

    - Anh bảo xưởng này có thể có vũ khí phải không?

    - Ừ, có rất nhiều loại dụng cụ.

    - Vậy ta vừa tìm vừa suy nghĩ.

    Tôi và Đăng đi vào trong xưởng tối đen như mực. Đăng mò mẫm tìm công tắc, gạt thử nhưng đèn không lên.

    - Hình như bố tôi có đèn ở đâu đó.

    - Để tôi soi cho anh tìm. -Tôi lấy đèn pin ra.

    Đăng lục lọi trong một ngăn tủ, lấy ra một chiếc đèn bão vẫn còn mới. Anh vặn nút, một ánh đèn trắng sáng bừng căn phòng. Anh treo quai đèn lên một cây đinh gần đó để rảnh tay.

    - Được rồi, coi chúng ta có gì nào.

    Tôi và Đăng nhìn vào xưởng. Có một số máy móc cơ khí, một lưỡi cưa và rất nhiều dụng cụ đủ kích cỡ.

    - Anh chọn đi.

    Tôi nhìn lướt qua các dụng cụ trên bàn. Cờ lê thì tôi đã chán vì nó yếu quá. Búa đóng đinh cũng không vì đầu của nó quá nhỏ. Tua vít cũng bỏ qua, vì muốn đâm thủng hộp sọ cần nhiều lực. Cưa thì dễ đứt tay và không vung được.

    Tôi vào một nơi giống lò rèn. Trông thấy một cây búa để trên đe, tôi cầm lên xem. Búa này có cán hơi dài, chắc sẽ không dùng được. Tôi soi đèn lên tường, thấy có treo một số vật bằng sắt, chắc là do người thợ làm. Có một lưỡi câu liêm, xẻng đào đất, và..

    - Ôi!.. -Tôi mở to mắt kinh ngạc.

    - Gì vậy? -Đăng nghe thấy, tò mò bước vào.

    - Nhìn kìa!

    Treo trên bức tường kia, là một thanh kiếm sáng lấp lánh. Lưỡi của nó thẳng dài sắc lẹm, ở chuôi có bao một miếng kim loại vòng cung để bảo vệ. Loại kiếm này tên là Cutlass.

    Đăng cầm lấy thanh kiếm, ngắm nó đầy ngỡ ngàng và thích thú. Tôi nói với anh:

    - Anh dùng nó đi.

    - Nhưng còn anh?

    - Cứ dùng đi, anh có vẻ thích nó mà. Tôi có thể tự tìm thứ khác.

    Giờ đến lượt mình, tôi nhận ra là tìm vũ khí không dễ. Trong này chỉ có các loại máy cơ khí rất lớn không thể dùng được, và những dụng cụ kia thì không đủ mạnh. Tôi đi lục lọi xung quanh, không khỏi lúng túng.

    Chân tôi chợt va phải một vật, rơi xuống sàn đánh một tiếng sắc lạnh. Tôi soi đèn xuống, thấy một cây rìu đen, thanh mảnh, rất vừa tay. Đứng ra một chỗ an toàn, tôi cầm rìu bằng cả hai tay, vung mạnh. Bên tai tôi là một tiếng rít, như tiếng kêu thét của không khí bị chém đứt. Tôi nhếch cười nói thầm: "Ngon."

    - Tôi có hàng lạnh rồi. Chúng ta đi thôi.

    - Ok. Phải quan sát toàn cảnh trước đã.

    Đăng dẫn tôi đến chỗ một chiếc thang dẫn lên nóc, ra hiệu cho tôi đi trước.

    Tôi thận trọng nhìn xuống. Mẹ kiếp, có một thế giới chết ở dưới đó. Tám thây ma đang bâu kín cánh cổng, và xung quanh là vô số những con nữa. Để dễ tưởng tượng, chúng như lũ kiến lửa cỡ người, đông và khát máu.

    - Ta không thể trốn bằng vũ lực được. Chúng quá đông.

    Tôi nhớ lại lúc đánh nhau ở ngõ hẻm, đã ném giày của mình để đánh lạc hướng xác sống (Tập 3). Tôi đề nghị:

    - Hay là dùng âm thanh dụ chúng đi?

    - Bằng cách nào?

    - Tôi cũng chưa biết, nhưng phải dùng cái gì đó thật ồn.

    Đăng nảy ra một ý:

    - Đúng rồi. Trong xưởng có chiếc xe cũ mà bố tôi định bán. Ta hãy kích hoạt còi báo động để dụ chúng.

    - Và đi vòng cửa sau để trốn ra. -Tôi tiếp lời. -Ý anh hay đấy.

    - Xem cửa sau có địch không đã.

    Chúng tôi đi trên mái ra chỗ cửa sau nhìn. Ở đó có sáu đến bảy xác sống đang lờ đờ đi lại. Ở đây chúng ít hơn, nên chúng tôi có thể lo được.

    - Không đáng lo đâu.

    - Vậy thì tiến hành thôi.

    * * *

    Tôi đứng sẵn cạnh chiếc xe cũ, còn Đăng ở cửa chính. Tôi nói:

    - Tôi đã vào vị trí.

    - Khi anh đập vào chiếc xe, tôi sẽ mở cửa và ta chạy thật nhanh ra cửa sau. Ok?

    - Ok.

    Tôi lấy đà, vung mạnh rìu qua đầu. Lưỡi rìu xé nát cửa kính như tờ giấy, kèm theo một tiếng vỡ loảng xoảng. Còi báo động kêu liên hồi: "Pim.. pim.. pim.. pim.." Chỉ vài giây, tôi nghe thấy tiếng chân lũ xác sống dồn dập ở ngoài. Đăng cảnh báo:

    - Tôi mở cửa đây.

    - Đừng để tụi nó tóm được anh.

    Đăng tháo chốt, và choãi chân kéo mở cổng. Cuộc trốn thoát bắt đầu.

    - Đến đây nào, lũ khốn! Đến đây!

    Ba con thây ma đầu tiên lách qua cửa. Đăng sửa lại tay cầm kiếm, và chém mạnh. Lưỡi kiếm vọt qua và đứt đôi đầu một con quái, ngọt lịm. Nhưng bốn con nữa đã vào được, Đăng phải rút lui. Dần dần đã có hơn chục xác sống trong xưởng. Hầu hết chúng đi về phía còi xe, chỉ có ba, bốn con đuổi theo hai người sống sót.

    - Nhanh nào!

    Đăng mở chốt cửa sau và chúng tôi chạy ra. Ở đó có 5 zombie đang đi về phía tiếng còi. Thấy chúng tôi, chúng gầm lên, mắt đỏ sọc.

    - Chiến thôi.

    Tôi và Đăng đứng thủ thế, khi chúng hầm hè tiến đến. Tôi giương rìu ở tư thế sẵn sàng, nhắm con gần nhất đang gườm gườm nhìn mình. Khi nó đủ gần, tôi chém phạt ngang, thủng bên phải đầu của nó. Giứt vội rìu ra, tôi chém vào cổ con thứ hai. Nhưng đòn đó không hiệu quả, cổ nó chưa đứt hẳn, nó vẫn bước tới.

    - Bọn này khoẻ quá! -Tôi nói.

    - Chạy thôi, chúng đến thêm kìa! -Đăng giục, tiện tay đâm thủng sọ một tên.

    Thây ma đã bâu kín xưởng, và 3 con đang tràn ra ngõ theo chúng tôi. Tôi và Đăng vội vã chạy ra đường chính, đối mặt với khoảng 20 tên người chết.

    Cuộc tắm máu bắt đầu. Tôi bổ vào trán tên thứ nhất, chém đầu tên thứ hai, nhưng sọ chúng cứng quá chém không thấm. Hai bọn chúng chỉ ngã xuống đất thôi chứ vẫn còn sống. Tôi quay một vòng, thấy chúng đã bắt đầu áp sát; 2 tên bên trái tôi và 4 tên sau lưng.

    - Đăng, yểm trợ tôi với!

    - Có ngay!

    Lưỡi kiếm của Đăng xuyên không khí, chọc lòi mắt một con ở sát tôi. Anh cũng bắt đầu loạng choạng vì mệt khi có một tên khác chuẩn bị đánh lén anh.

    - Cẩn thận!

    Con thây ma đó ăn một nhát rìu của tôi vào giữa mặt, nhưng nó vẫn còn ngắc ngoải. Chúng tôi bị áp đảo quân số rất nặng: Khắp bốn phía đã có khoảng 15 thây ma và còn thêm nữa đang đến.

    - Mở đường máu thôi! -Tôi nói.

    Chúng tôi tập trung đánh vào một phía mỏng nhất. Lưỡi rìu và lưỡi kiếm cùng vung lên đập 2 tên một lúc. Một cánh tay xồ ra cào tôi, nhưng Đăng đã chộp lấy và giết chủ nhân xác chết của nó. Chúng tôi đã tạo được một khoảng trống nhỏ giữa vòng vây.

    - Đi nào!

    Tôi và Đăng cắm đầu chạy. Khi tôi đã vượt qua lũ xác sống và Đăng theo sát, chợt xảy ra một điều không hề ngờ tới. Một xác sống giơ chân của hắn ra, ngáng Đăng ngã uỵch xuống đất. Nó cố kéo chân Đăng lại vào cho lũ bạn nó.

    - Không! Sơn, cứu tôi với!

    Trong cơn luống cuống, tôi hoảng hốt không biết xử lý ra sao. Chợt nảy ra một ý, tôi cầm rìu chặt đứt cánh tay zombie đang kéo Đăng. Tôi phải chặt hai lần, ba lần, đến lần thứ tư cái tay mới đứt lìa, xương và máu đen lòi ra.

    - Cảm ơn anh!

    - Để sau. "Tàu lượn" nhanh!

    Chúng tôi chém hạ mấy con đang cản đường, cắm đầu chạy thục mạng khỏi lũ thây ma. Chúng đuổi theo khập khiễng, nhưng một sải chân của chúng bằng hai sải của chúng tôi. Chúng tôi phóng đi như những kẻ mất trí trong thế giới đầy chết chóc hỗn loạn.

    * * *

    Tôi và Đăng đang ngồi nghỉ ngơi ở một vỉa hè cách xa xưởng máy.

    - Đù má, sợ muốn chết. -Đăng nói.

    - Anh phải cầm cái này chém thử cơ. -Tôi giơ cây rìu đẫm máu. -Phê hơn dùng cờ lê nhiều!

    - Sát thương của anh cao hơn nhưng không đánh nhanh bằng tôi! -Đăng cười.

    - Cao hơn nỗi gì! Bọn này khó giết vãi ạ. Tôi chém mãi mà không chết hẳn.

    - Thật thế à?

    - Ừ. Khi tôi bổ rìu, thấy não chúng đặc và cứng lắm. Trong khi hồi trước tôi đánh ba phát cờ lê là đủ giết một con.

    - Có lẽ chúng đang dần tiến hóa. Tôi chịu.

    Đăng chợt nhớ ra:

    - Mà anh thấy quả vừa nãy không? Tôi bị một con ngáng chân đấy. Lạ quá.

    - Ừ, chuẩn! Hình như chúng vẫn còn một ít trí khôn của người sống. -Tôi đáp.

    - Tôi nghĩ nên tiếp cận chúng để tìm hiểu kĩ hơn.

    - Thôi! Có điên mới làm thế. Hôm nay tôi đã sợ lắm rồi.

    * * *

    - Nhưng tôi thấy cũng vui đấy.

    - Sao vui?

    - Vì biết là mình không phải chiến đấu một mình.

    - Ờ, không có anh chắc tôi không đời nào sống mà thoát khỏi đó.

    - Cảm ơn anh đã giúp đỡ. -Đăng nói.

    - Ừ, cảm ơn anh nữa vì tham gia với tôi.

    Tôi và Đăng bắt tay nhau. Nhóm chúng tôi đã sống sót cuộc tấn công đầu tiên của xác sống, và chắc chắn sẽ còn vượt qua nhiều thử thách nữa.

    Nghỉ ngơi xong xuôi, chúng tôi đứng lên đi tiếp. Đăng vừa chùi kiếm vừa nói:

    - Tôi nghĩ ta cần một kế hoạch.

    - Anh đề nghị làm gì?

    Nghĩ một hồi, Đăng đáp:

    - Tôi nghĩ nên tìm một chiếc xe và đủ xăng để lên được vùng trú ẩn.

    - Nghe hợp lý đấy. Mỗi tội ta không biết tìm ở đâu.

    - Lẽ ra chúng ta có thể dùng chiếc xe cũ trong xưởng. Nhưng giờ quay lại đó khác gì tự tử.

    - Đừng nên lo quá anh ạ. -Tôi nói. -Dù sao ta cũng vừa sống sót ngày hôm nay, thì tìm xe có khó gì?

    - Anh nói phải. Biết đâu gặp người tốt bụng có xe, ta sẽ xin đi nhờ..

    "AAA!.."

    Hai chúng tôi quay ngoắt lại. Một tiếng hét thất thanh của phụ nữ phát ra từ gần đó, kèm theo hàng loạt những tiếng gầm gừ của xác sống.

    - Có người đang gặp rắc rối. -Tôi nói.

    - Đi ngay!

    Chúng tôi xách vũ khí chạy về phía lối rẽ nơi có tiếng hét, sẵn sàng tâm thế chiến đấu.

    * * *

    Có một cô gái đang bị ba, bốn thây ma bao vây ở trên nóc ô tô. Cô ta vừa la hét, vừa cố giằng chân ra khỏi cánh tay của một tên. Nằm trên nóc xe là một khẩu súng lục đen, thứ mà cô đang chới với để nắm lấy.

    - Tôi đi trước nhé. -Tôi cầm chặt rìu.

    - Xin mời.

    Tôi vung rìu chạy tới, chặt nát bàn tay đang kéo cô gái, rơi bịch xuống đất. Lũ còn lại đã chú ý và đang vồ đến. Tôi cho một lỗ lớn lên đầu một con, nó vẫn còn sống. Tôi bồi thêm một phát nữa, nó mới khuỵu xuống bất động.

    Cô gái đã cầm được khẩu súng và nói to:

    - Tránh ra!

    Cô chĩa nòng súng vào một con và bóp cò. Sọ nó toé máu ra và nó ngã xuống. Cô cho một viên nữa vào đầu con thứ hai nhanh gọn. Con cuối cùng cũng đi theo nhanh chóng, bị cô hạ bằng một phát súng chát chúa.

    Xuống khỏi nóc xe, cô gài khẩu súng vào bao súng bên hông. Quay sang hai chúng tôi, cô mỉm cười tự tin:

    - Chào các chàng trai.

    - Còn tiếp-
     
    Trương Hoàng AnhThiên hi thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 19 Tháng năm 2020
  8. C. Sơn Nguyễn Nguyễn Công Sơn

    Bài viết:
    5
    Mùa 1 - Chương 6: Mối đe dọa​

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Cô gái cầm súng nhoẻn cười nói:

    - Chào các chàng trai. Cảm ơn nhé.

    - Không có gì. -Tôi đáp.

    Đăng lên tiếng hỏi:

    - Cô là ai?

    - Một người bình thường đang cố sống sót, như các anh thôi. Mấy anh làm gì ở đây?

    - Chúng tôi đang tìm một chiếc ô tô.

    - Thế thì các anh đen rồi. Quanh đây không còn xe cộ nào dùng được nữa đâu, bọn tôi đã tìm hết rồi.

    - "Bọn tôi"? Cô có bạn à?

    - À phải, tôi có một nhóm người đang trú ở gần đây.

    Đăng lên tiếng:

    - Nhóm cô có định đi đâu không?

    - Có, chúng tôi sắp đi, nhưng tôi không biết đi đâu. Vả lại thức ăn đã hết sạch từ hôm qua, nên chúng tôi không đủ sức làm gì cả.

    - Tụi tôi có thể chia cho các cô một ít. -Tôi lên tiếng.

    - Thật sao? -Cô ngạc nhiên.

    - Thật!

    - Đổi lại là gì?

    - Không, không đổi gì hết. Cô cứ coi như chút lòng tốt của tôi. Tôi muốn giúp những người sống sót như mình.

    - Cho chúng tôi hội ý một tí. -Đăng chen vào.

    - Ơ kìa.. -Tôi nói.

    Đăng kéo tôi ra một góc, nói:

    - Anh nghĩ gì vậy?

    - Có gì sai sao? -Tôi hỏi.

    - Chúng ta đang rất ít đồ ăn, làm sao chia được.

    - Nhưng đây là việc đúng đắn.

    - Chết đói là đúng đắn chắc?

    - Họ cũng như chúng ta mà thôi. Tôi không nỡ bỏ họ.

    - Ít ra anh cũng phải đề nghị cái gì đó đền đáp. Sao không xin cô ta cho ở cùng ấy? Chúng ta kiệt sức rồi.

    - Anh cũng có lý.

    Tôi trở lại, nói với cô gái:

    - Cô cho chúng tôi trú nhờ với nhóm cô đến khi tìm được xe được không? Chỉ khoảng một ngày thôi, chúng tôi hứa sẽ không làm phiền.

    - À, được chứ, không vấn đề gì. Chúng tôi ở ngay gần đây, đi theo tôi.

    * * *

    - Tôi thấy không ổn lắm. -Đăng thì thầm với tôi.

    - Sao không ổn?

    - Lời nói và hành vi của cô ta rất khả nghi.

    - Đừng suy diễn, Đăng ạ.

    - Tin tôi đi, trực giác của tôi không tệ đâu. Cô ta đang giấu gì đó đấy.

    - Cứ để xem thế nào đã. Nhỡ anh hiểu lầm thì sẽ xấu hổ lắm.

    - Thôi được, nhưng tôi vẫn khuyên anh đề phòng.

    - Các anh, đến nơi rồi. -Cô gái nói.

    Trước mặt chúng tôi là một thư viện nho nhỏ. Trên hai cánh cửa nâu là hai đĩa tròn mạ vàng, khắc hình quyển sách và cây bút.

    Cô gõ cửa theo cách rất lạ: Hai tiếng mạnh, ba tiếng nhẹ và ba tiếng mạnh. Ở cửa xuất hiện một chàng trai trẻ, thư sinh, gương mặt sáng sủa.

    - Chị Ngọc về rồi à! -Cậu vui mừng.

    - Kim đỡ chưa em?

    - Chưa có gì khác ạ, vẫn sốt cao lắm.

    Thấy tôi và Đăng ở sau, cậu trai thốt lên:

    - Ai đây chị?

    - Bình tĩnh, họ không xấu đâu. Họ cần nơi nghỉ nên chị đưa họ về.

    - À nghĩa là họ là khách ạ?

    - Ừ, họ đã cứu chị đấy.

    Cậu nhanh nhảu chạy vào trong gọi:

    - Anh Mạnh ơi, ra đây. Có người mới nè!

    Một người đàn ông trạc ba mươi tuổi bước ra từ bên trong. Anh cao lớn, mặc áo may ô trắng để lộ những cơ bắp lực lưỡng. Nhìn tôi, anh đưa tay ra và nói nhát gừng:

    - Xin chào anh. Tôi tên Mạnh.

    - Vâng, rất vui được làm quen. -Tôi bắt bàn tay rắn chắc và đầy vết chai sần của anh.

    Cậu thanh niên cười toe toét:

    - Em là Hiếu. Chào các anh giai!

    Cô gái cầm súng nói:

    - Còn tôi là Ngọc, Phạm Mỹ Ngọc.

    - Tôi là Sơn và đây là anh Trần Hải Đăng, bạn tôi. -Tôi giới thiệu.

    Mạnh: Sao các anh lại đến đây?

    Sơn: Chúng tôi cần tìm xe để tới Điện Biên, nơi có trại quân đội.

    Ngọc: Nơi đó xa đấy. Liệu các anh có đủ trang bị không?

    Sơn: Nếu thêm thời gian thì có. Chúng tôi sẽ trú ẩn ở Hà Nội một thời gian để tìm thêm lương thực.

    Ngọc: Vậy thì, hai anh có thể ở với chúng tôi. Có thêm người giúp càng tốt.

    Sơn: Vâng, cảm ơn rất nhiều.

    Ngọc: Hai anh vào trong đi đã. Không nên nói chuyện ở ngoài cửa.

    Ngọc dẫn chúng tôi vào một phòng đọc sách trải thảm xám. Những chiếc giá sách đã được chặn ở cửa sổ nên giữa phòng rất thoáng đãng, chỉ có một số bàn ghế. Góc nhà có một chiếc sofa và chăn gối, cùng với một chồng sách chất đống nằm ngổn ngang.

    Ngọc: Đây là nhà của chúng tôi. Tôi đã chọn nơi này để trú ẩn.

    Sơn: Nhóm cô ở đây được bao lâu rồi?

    Ngọc: Hai tuần.

    Đăng: Các cô có vũ khí gì không?

    Ngọc: Không. Cả bốn người chúng tôi chỉ có duy nhất khẩu súng này.

    (Cô cho chúng tôi xem một khẩu súng lục đen báng nâu)

    Ngọc: Đây là súng K54, có 8 viên một băng đạn. Kể cả băng đang dùng, tôi chỉ còn 1 băng và 5 viên.

    Đăng: Sao cô có được nó vậy? Người dân đâu có được dùng súng. Trước giờ tôi chỉ thấy mẹ tôi có nó thôi.

    Sơn: Mẹ anh có súng ở nhà à?

    Đăng: Không, bà cho tôi xem hình chụp. Mẹ tôi là công an.

    Ngọc lảng tránh vấn đề và nói:

    - Nói chuyện sau nhé, tôi phải vào chăm sóc em gái.

    - Em gái cô làm sao?

    - Nó đang sốt. Khổ lắm, mới 10 tuổi đầu mà suốt ngày ốm vặt. Hai anh ở đây làm quen đi nhé.

    - Cảm ơn cô.

    * * *

    Tôi đến chỗ cậu thanh niên vừa rồi. Trông thấy tôi, cậu rời mắt khỏi quyển tạp chí người mẫu.

    - Chào anh! -Cậu hồ hởi đứng lên.

    - Chào cậu. Cậu tên Hiếu à?

    - Dạ vâng anh. Em mới sinh viên năm hai, chắc anh lớn hơn em nhiều nhỉ?

    - Không, tôi mới có 29 tuổi thôi.

    - Ơ thế à, thế em gọi anh bằng anh được không?

    - Anh gì nữa, tôi sắp lên chú rồi. -Tôi cười.

    - Ui giời, bố em bốn chục tuổi trông vẫn trẻ phơi phới. Người ta cứ sợ mình già nhanh quá, hão huyền.

    - Cậu học trường nào?

    - Dạ em học Báo chí và Tuyên truyền anh. Ngành Quan hệ công chúng.

    - Thảo nào mồm mép nhanh nhảu thế.

    - Dạ, đặc thù ấy mà.

    - Cho tôi hỏi chút. Cô Ngọc dẫn đầu nhóm các cậu à?

    - Vâng. Lúc mọi chuyện bắt đầu, em đang bị một con quái đuổi thì được chị ấy cứu, và cho đi cùng.

    - Cậu biết tính cô ấy thế nào không?

    - Em không rõ. Chị ấy kín đáo lắm, chẳng bao giờ chịu nói gì về mình. Nhưng chị ấy quyết đoán lắm.

    - Thế anh Mạnh kia thì sao?

    - Anh ấy vào nhóm sau em ạ. Ảnh là thợ khuân vác nên khoẻ lắm, thường được chị Ngọc giao việc nặng.

    - Anh ấy cao lớn vậy liệu có khó gần không?

    - Không anh, ảnh chỉ ngại người lạ thôi chứ gặp người chung sở thích thì mở lòng nhanh lắm. Anh cứ chờ ít lâu là sẽ quen.

    - Ừ, cảm ơn cậu nhiều.

    - Mong là các anh ở cùng tụi em lâu, chứ em có ít người nói chuyện quá. Những người sống sót trước đây, đều chỉ ở nhóm em vài giờ rồi bỏ đi mất.

    - Vậy à.. Thôi, ta nói chuyện sau nhé.

    - Vâng, chào anh Sơn!

    Tôi ra phòng đọc lớn thì thấy Đăng và Mạnh đang nói chuyện râm ran:

    * * *không, tôi nghĩ dòng xe đó kiểu dáng đẹp nhưng hiệu suất kém. Bản cải tiến năm X tốt hơn nhiều..

    - Ê Đăng! -Nghe thấy tôi, anh ngừng nói để bước tới.

    - Đã kết bạn mới rồi à? -Tôi hỏi.

    - Anh bạn Mạnh này cũng hay phết.

    - Sao hay?

    - Thoạt đầu anh ta cứ im im, chẳng nói gì. Khi tôi suýt làm đổ chồng tạp chí thì anh ta nhảy dựng lên. Hóa ra đó là tạp chí xe hơi anh ta rất thích, giống tôi.

    - Thảo nào.

    - Có lẽ anh đúng, những người này không có vấn đề gì cả.

    - Đấy anh lại cứ suy diễn quá.

    Từ trong một phòng nhỏ, tôi chợt nghe tiếng hét:

    - Á! Cái con ranh này!

    Tôi thấy Ngọc bước ra, miệng đang hà hơi vào ngón tay, trông có vẻ đau đớn. Tôi hỏi:

    - Chuyện gì thế?

    - Không, tôi ổn mà, đừng lo.

    - Tay cô làm sao vậy?

    - Con bé vừa cắn tôi, nó không chịu uống thuốc.

    - Bình thường nó có hay thế không?

    - Lúc không ốm thì có.

    Từ phía trong phòng, tôi thấy một cô bé mặc váy cam đang ló mặt ra. Trông thấy tôi, nó ré lên một tiếng rồi chui rúc vào trong chăn.

    - Mong anh bỏ qua cho, nó nhát người lạ lắm.

    - Không sao. Tên cô bé là gì?

    - Thiên Kim.

    - Cái tên đẹp thật.

    - Ừ. Bố mẹ tôi coi con bé như vàng như bạc, nhưng bảo bọc quá nên giờ nó bướng lắm.

    - Bố mẹ cô đâu rồi?

    - Họ.. mất mạng trong những ngày đầu tiên. Họ bị tấn công khi bảo vệ Kim, và tôi phải cứu con bé ra khỏi đó.

    - Tôi xin chia buồn.

    - Không sao. Hai anh đi cùng nhau lâu chưa?

    - Chúng tôi quen nhau được hai ngày rồi. Đăng đã giúp tôi thoát khỏi một xưởng đầy xác chết.

    - Vậy à. Này, tôi nhờ anh một việc nhé.

    - Việc gì?

    - Có một hiệu thuốc gần đây, tôi vẫn thường ra đó nhặt nhạnh thuốc cho Kim. Bây giờ thuốc đó sắp hết, hai anh đi cùng tôi lấy thêm được không?

    - Được. Tôi sẽ gọi Đăng, chúng ta đi ngay nhé?

    - Vâng, cảm ơn anh.

    Một lúc sau, Đăng đồng ý và chúng tôi cùng Ngọc đi ra khỏi cửa. Hiếu thấy vậy liền hỏi:

    - Hai anh đi ra ngoài à?

    - Ừ, tụi tôi đi tìm thuốc. -Tôi đáp.

    - Anh cẩn thận đấy nhé. Những người sống sót trước đây cũng đi tìm đồ, xong rồi đều bị quái vật bắt. Chị Ngọc kể em thế.

    - Được, tôi nhớ rồi.

    * * *

    Tôi, Đăng và Ngọc ra khỏi thư viện. Hiệu thuốc không xa, chỉ cách hai ngã rẽ. Trong đó, các tủ kính ngã đổ lổng chổng, đè lên nhau.

    - Cẩn thận giẫm vào mảnh kính nhé. -Ngọc nói.

    - Cô cần thuốc gì?

    - Paracetamol và một ít Betagen. Kia, có một hộp trên kia kìa. -Cô chỉ tay lên giá. Tôi cũng nhìn thấy hộp thuốc đó.

    - Đăng, giúp tôi lên coi.

    Đăng đan hai bàn tay lại, tôi đặt chân lên đó và anh đứng thẳng lên. Tôi nhặt lấy hộp kháng sinh, ra hiệu cho anh ngồi xuống.

    - Lấy được chưa Sơn?

    - Rồi. Khoan đã..

    Tôi lắc lắc chiếc hộp nhưng không nghe thấy tiếng gì. Mở nắp ra, tôi thấy hộp thuốc trống rỗng.

    - Trong này không có gì cả. -Tôi nói.

    - Tất nhiên rồi.

    Ngay sau đó là một tiếng "CÁCH" sắc lạnh. Ngước lên, tôi thấy họng súng của Ngọc đang chĩa thẳng vào tôi và Đăng. Cô lạnh lùng nói:

    - Bỏ rìu và kiếm xuống.

    - Này, cô..

    - Tôi giống đang giỡn mặt lắm à? -Cô cao giọng.

    Biết rằng không thể phản kháng, tôi đặt rìu của mình xuống đất. Đăng chần chừ nhưng rồi cũng thả rơi kiếm xuống.

    - Đưa cái balo đây, rồi quay đầu đi và đừng bao giờ quay lại.

    - Cô lừa chúng tôi, đồ khốn nạn. -Đăng nghiến răng.

    - Thế nên chúng tôi mới sống được đến bây giờ chứ.

    Lúc ấy, tôi mới vỡ lẽ những lời Hiếu nói. Thằng bé tội nghiệp đã tin lời nói dối của cô ta. Tôi tức giận thốt lên:

    - Thảo nào những người từng gặp các cô đều mất tích trong vài giờ! Cô lừa họ y hệt thế này đúng không?

    - Thông minh đấy. Cái hộp rỗng chính là đạo cụ của tôi.

    - Con khốn kiếp! -Đăng chửi rủa.

    - Anh nên biết đàn bà có lưỡi rắn nha. -Ngọc cười khẩy.

    Tôi sững sờ trước sự lừa đảo bất ngờ. Lẽ ra tôi nên tin Đăng khi anh nói hành tung của cô ta đáng nghi ngờ, bây giờ tôi khiến cho cả hai người phải trả giá. Tôi đang run rẩy tháo balo, chợt có một tiếng thét.

    - ÁAA!..

    Tiếng kêu phát ra từ thư viện, là giọng một bé gái. Ngọc hoảng hốt hạ súng xuống và chạy đến đó. Không ai bảo ai, chúng tôi cũng nhặt vũ khí lên đuổi theo. Dù vừa bị phản bội, chúng tôi vẫn không thể để một đứa trẻ gặp nguy.

    Chạy về, chúng tôi thấy một đàn xác sống đến trên 20 con. Hai con trong đó đang đuổi theo cô bé Kim. Ngọc bắn hạ một con, tôi nhảy tới bổ vào sọ con còn lại, phải ba phát nó mới chết. Ngọc bế Kim lên và chúng tôi chạy vào trong.

    - Chuyện gì vậy? -Ngọc kêu lên.

    - Con bé không tìm thấy chị nên chạy ra ngoài, khóc thét lên! -Hiếu nói. -Đúng lúc bọn chúng đi ngang qua..

    - Và giờ chúng ta bị kẹt rồi, chết tiệt! -Đăng tức tối.

    Lũ xác sống đã mở được tay nắm cửa và xông vào. Mạnh chạy đến, đạp vào ngực một tên cho chúng lùi lại, và dùng thân mình chặn cửa. Anh giục:

    - Mọi người tìm cách bít cửa!

    Trông thấy một chiếc bàn lớn, tôi kêu lên:

    - Kia kìa!

    Chúng tôi hè nhau đẩy bàn chặn vào cánh cửa, cài then cửa vào và lùi lại. Lũ xác sống đẩy khiến cánh cửa rung chuyển rầm rầm. Lại một lần nữa, tình huống bao vây này xảy ra với chúng tôi. Tôi thở dài:

    * * *Chết tiệt.

    (Còn tiếp)
     
    Trương Hoàng AnhThiên hi thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng sáu 2020
  9. C. Sơn Nguyễn Nguyễn Công Sơn

    Bài viết:
    5
    Mùa 1 - Chương 7: Sự hòa nhập​

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Chúng tôi vừa bị một đợt xác sống tấn công và bao vây. Mọi người đang ngồi ở giữa phòng, lấy lại bình tĩnh.

    Ngọc hỏi Hiếu:

    - Nói chị nghe, tại sao lại có chuyện này?

    Hiếu đáp:

    - Sau khi chị đi, tự dưng cái Kim kêu đau bụng. Nó không thấy chị đâu nên khóc ầm ĩ, khiến bọn quái nghe thấy.

    Đăng hằn học:

    - Tại con ranh này mà ra cả.

    Anh cốc đầu Kim một cái. Con bé ré lên, nhe răng cắn mạnh, suýt nữa trúng tay Đăng. Đăng lại bực hơn nữa, tát vào má nó một cái rõ đau. Nó rúc vào người Ngọc khóc ầm ĩ.

    - Anh bị sao thế hả?

    - Nó suýt nữa cắn tôi này!

    - Tại anh đánh nó trước chứ! Sao anh dã man thế?

    - Vì cô chẳng biết làm chị gì cả!

    Như đổ dầu vào lửa, Kim nấp sau Ngọc, chỉ vào mặt Đăng và nói lí nhí: "Đồ khốn! Đồ khốn!"

    - Mày bảo ai là đồ khốn? -Đăng trợn mắt.

    - Kim, không được bắt chước bố mẹ nói bậy bạ! -Ngọc gắt.

    - Đấy, tôi nói có sai không? Con em chả khác gì chị nó! -Đăng hất mặt.

    - Con bé có hư thì cũng không đến lượt anh can thiệp.

    - Cô không dạy được thì để xã hội dạy nó.

    - Xã hội? Ý anh là cái đám người chết ngoài kia à?

    - Ừ, nhờ em cô mà chúng sắp vào xơi tái chúng ta đấy.

    Tôi bước vào giữa hai người:

    - Thôi thôi, tôi xin can. Anh Đăng, bọn mình vẫn là khách, phải biết giữ ý. Còn cô Ngọc, cô hãy tìm cách kiềm chế em mình hơn.

    Đăng bình tĩnh lại, quay ngoắt đi:

    - Anh giữ con tiểu quỷ tránh xa tôi ra là được.

    - Làm như nó muốn lại gần anh ấy. -Ngọc bực bội. Cô dẫn em đi thẳng vào văn phòng rồi đóng sầm cửa lại.

    Tôi nói với những người còn lại trong phòng đọc:

    - Mình không còn nhiều thời gian. Hãy nghỉ ngơi, tìm thứ gì đó có thể làm vũ khí. Chúng ta sẽ đợi thời cơ trốn thoát.

    - Anh nói đúng. -Hiếu nói.

    7 giờ 15 phút.

    Tôi đã làm cho tình hình tạm lắng xuống, nhưng mâu thuẫn vẫn căng thẳng.

    Tôi nhìn quanh thư viện. Anh Mạnh đang cầm một cây chổi, xem xét xem có làm vũ khí được không, còn Hiếu đang vác thêm ghế để chặn cửa. Họ đều có vẻ sợ sệt và không muốn nói chuyện, chắc do cuộc tranh cãi vừa rồi.

    7 giờ 20 phút.

    Không có gì làm, tôi đi xung quanh, cố tìm cách để bận rộn.

    Tôi tần ngần, nhìn qua khe những tấm ván đóng trên cửa sổ. Gần hai mươi xác sống đang bu vào cánh cửa gỗ, hai chiếc đĩa vàng dính đầy máu đen của chúng. Không thể tin đó từng là những con người giống hệt chúng tôi, họ có công ăn việc làm và gia đình, là những người tử tế. Thương thay những linh hồn xấu số.

    7 giờ 22 phút.

    Tôi đến chỗ Đăng, đang ngồi cau có ở một chiếc ghế.

    - Vừa rồi anh xử lý thiếu chuyên nghiệp quá. -Tôi nói.

    - Tôi đã bảo cô ta nguy hiểm mà.

    - Bình tĩnh. Cô ấy chỉ bảo vệ em mình thôi.

    - Cô ta định lừa hết đồ của chúng ta.

    - Chúng ta cũng sẽ làm y hệt thôi. -Tôi nói. -Không ai ác cả. Một số người chỉ khôn hơn những người khác.

    - Gì cũng được. Anh không về phe cô ta đấy chứ?

    - Tôi chẳng về phe ai cả. Muốn ở lại thì mình phải giữ hòa khí với họ.

    - Tôi bắt đầu nghi ngờ việc ở lại rồi.

    - Anh đừng nghĩ nữa, nghỉ ngơi và tìm việc để làm đi.

    - Được rồi. -Đăng lấy kiếm ra lau chùi vào tay áo.

    7 giờ 25 phút.

    Tôi không dám nói chuyện với Ngọc, sợ cô ấy sẽ mất bình tĩnh lần nữa. Tôi đi giữa những giá sách, lật giở những quyển sách ra xem. Tiếc là nơi giữ tri thức nhân loại không có hướng dẫn tiêu diệt xác chết sống dậy.

    7 giờ 30 phút.

    Tôi đến xem mục văn học Nga. Chợt thấy một quyển sách cũ bị mất bìa, tôi lấy xuống đọc thử, đó là tiểu thuyết "Chiến tranh và hòa bình". Vì không còn việc gì khác để làm, tôi cầm sách ra một chiếc bàn và đọc.

    Thật trớ trêu khi tôi đang đọc về đổ máu và chiến trận, mà quên rằng thế giới cũng đang rơi vào một cuộc chiến tranh quá sức kinh hoàng.

    * * *

    7 giờ 45 phút, Ngọc tập trung cả nhóm lại.

    - Ra đây nghe nào, tôi có kế hoạch.

    Tôi dừng đọc sách, cùng với Hiếu và Mạnh đến tập trung ở trước mặt cô.

    Sơn: Đăng, ra đây nào.

    Ngọc: Kệ anh ta đi. Nghe tôi này:

    Có một bãi đậu xe thuê cách đây 1 cây rưỡi, có thể vẫn còn xe ở đó. Tôi cần hai người trèo cửa sau ra đấy, tìm một chiếc xe để cứu cả bọn.

    Hiếu: Em sẽ đi, em chạy nhanh.

    Sơn: Để tôi đi cùng với cậu.

    Hiếu: Vâng, được thôi.

    Ngọc: Được. Ba người còn lại ở đây đợi, tiếp tục tìm vũ khí. 8 giờ Sơn và Hiếu sẽ đi.

    Mạnh: Đồng ý.

    7 giờ 50 phút.

    Ngọc ra hiệu cho tôi vào văn phòng:

    - Tôi cần nói chuyện riêng với anh.

    Tôi bước theo cô ấy vào, tranh thủ lên tiếng trước:

    - Tôi muốn xin lỗi thay cho anh Đăng vì thái độ của chúng tôi..

    - Không, anh không cần xin lỗi. Tôi cần phải nói điều này.

    - Sao vậy?

    - Sau khi trốn thoát, tôi không muốn các anh đi cùng với nhóm tôi nữa.

    Tôi sững người lại trước những lời vừa nghe. Nhưng rồi khi nhớ lại những gì Ngọc đã làm với tôi và Đăng, tôi hiểu ra cô ta không hề có thiện ý. Mãi lâu tôi mới có thể cất tiếng nói:

    - Tôi cũng đoán được rồi.

    - Khi thoát được, chúng tôi sẽ lấy xe và để hai anh bên đường, tự đi tiếp.

    - Rồi sao? Cô lại nói dối Hiếu là chúng tôi "bị xác sống ăn" à?

    - Tôi rất tiếc. Sơn ạ, tôi biết anh là người tốt, nhưng tôi phải ưu tiên em mình trước. Bạn anh nóng tính và nguy hiểm, tôi không thể để anh ta ở gần Kim.

    Tôi cố gắng vớt vát tình hình:

    - Cô hãy nghĩ lại. Anh ấy nóng tính, nhưng rất hữu ích cho nhóm.

    - Tôi đã gặp nhiều kẻ như anh ta trong quá khứ. Những kẻ thích giải quyết bằng nắm đấm, đã hại cuộc đời hai chị em tôi. Tôi không thể..

    Nói đến đây, giọng Ngọc nghẹn lại. Cô không nói thêm nữa và bảo tôi:

    - Mong anh đi Điện Biên an toàn. Xin lỗi vì đã lừa các anh.

    7 giờ 54 phút.

    Tôi đi sửa soạn đồ, đầu óc trĩu nặng vì những gì vừa nghe. Hiếu đã kể với tôi Ngọc rất quyết liệt, nhưng tôi không ngờ cô ta lại đến mức ấy.

    Đăng thấy tôi khoác balo, hỏi:

    - Anh để tôi lại với cô ta à Sơn?

    - Hợp tác giùm tôi, kẻo ta sẽ chết hết. -Tôi nói, không dám cho Đăng biết tin vì sợ lại có cãi vã.

    - Thôi được.

    Tôi hỏi mượn con dao găm của Đăng, và đến đưa nó cho Hiếu:

    - Đây, cậu sẽ cần vũ khí.

    - Cảm ơn anh. -Hiếu ngạc nhiên, nhưng rồi cũng cầm lấy.

    8 giờ tối.

    - Cậu sẵn sàng ra ngoài chưa? -Tôi cầm rìu lên, hỏi chàng trai trẻ.

    - Rồi, anh Sơn.

    Tôi và Hiếu trèo qua cửa sổ sau thư viện, đi về phía bãi gửi xe mà Ngọc đã vẽ chỉ dẫn. Tôi không biết ngoài đó có điều gì đang đợi, nhưng chúng tôi vẫn dấn thân vào chiến tranh để giành lại hòa bình.
     
    Thiên hi thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 1 Tháng sáu 2020
  10. C. Sơn Nguyễn Nguyễn Công Sơn

    Bài viết:
    5
    Mùa 1 - Chương 8 (Kết) : Đây là một đội

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tôi và Hiếu đến một bãi xe vắng đầy rác. Ba chiếc ô tô nằm trơ trọi tại đây, cũ nát và hỏng hóc. Hiếu mở mui xe ra để xem xét từng chiếc, rồi chỉ vào một xe Camry màu đen:

    - Chiếc này vẫn còn dùng được.

    Khi chúng tôi chuẩn bị vào xe, Hiếu hỏi:

    - Chị Ngọc có giận các anh không?

    "Có". -Tôi không dám nói rằng cô ấy muốn đuổi chúng tôi đi.

    "Em chưa thấy chị ấy tức giận thế bao giờ. Bình thường chị ấy luôn giữ cái đầu lạnh."

    "Tại Đăng mất bình tĩnh đánh em cô ấy."

    "Em thấy cũng dễ hiểu. Em không thích tính của con bé Kim, nó lúc nào cũng muốn mọi người phải quan tâm mình. Em nể chị Ngọc nên cố nhịn, nhưng nếu là em em cũng sẽ đánh."

    - Này.. giả sử chúng tôi ở lại nhóm, cậu có thấy bất tiện không?

    Tôi hỏi thế để dò xem cậu ấy nghĩ gì. Biết đâu có thể tận dụng ý kiến những người trong nhóm để khiến Ngọc nghĩ lại.

    "Không, có làm sao đâu. Em thấy tụi anh là những người khá tốt, ở lại thì nhóm sẽ mạnh hơn nhiều chứ."

    Lúc đó, đằng sau tôi vang lên những tiếng bước chân và tiếng gầm gừ. Không cần nhìn, tôi cũng biết những anh bạn ăn thịt sống lại đến. Mẹ nó.

    - Anh Sơn, chúng đến kìa!

    - Cậu có biết khởi động xe không?

    - Có! Cho em ba phút.

    - Ba phút có ngay. Tận dụng cho tốt vào đấy!

    Tôi thấy 2 thây ma mặc đồng phục xanh, đi ra từ trong phòng bảo vệ. Cùng đó là 2 tên nữa từ ngoài đường bước vào bãi xe. Tôi chưa sẵn sàng cho những trận đánh đông như thế này.

    Tôi chém vào đầu của một tên bảo vệ, nhưng sọ hắn quá đặc, nên chưa chết hẳn. Chúng đang vây cậu theo hình vòng cung, cậu phải lùi lại vì suýt nữa bị một tên cào vào tay. Tôi bổ tên thứ hai, ẩn hắn vào bọn còn lại.

    - Được chưa Hiếu?

    - Đây, em sắp đấu được dây rồi!

    Tôi cầm cán rìu đập vào mặt tên zombie gần nhất để làm choáng, rồi chém vào giữa đỉnh đầu. Nó ngã ra đất, nhưng vẫn ngắc ngoải. Tôi xử tiếp ba con còn lại. Nhắm tên bảo vệ lúc nãy, tôi chém đúng vào chỗ vừa rồi; lúc này nó mới chết thật. Vẫn còn hai tên vờn rất sát, tôi bắt đầu mất sức.

    - Được rồi, anh Sơn! -Hiếu đã nổ được máy xe, tiếng động cơ nổ giòn giã.

    - Đi thôi!

    Tôi bỏ chạy khỏi bọn chúng, nhanh chóng vào trong xe cùng với Hiếu. Hiếu nhấn chân ga, phóng ra khỏi bãi xe, tông cả vào cánh cổng sắt. Tạm biệt lũ xác chết khốn nạn.

    * * *

    Chiếc xe chúng tôi chao đảo tới lui, và phóng rất nhanh. Tôi hoảng hốt:

    - Cậu đi nguy hiểm quá đấy!

    - Em không kịp tập. Mới học lái xe được 1 tuần thì dịch bệnh đã xảy ra rồi!

    Tôi sợ quá, phải thắt dây an toàn. Trên đường đi, Hiếu còn trót tông thẳng vào một thùng rác. Chúng tôi đến cổng trước thư viện, nơi lũ xác sống vẫn đang bâu kín. Hiếu bấm còi inh ỏi, gọi to:

    - Mọi người ra cửa sau!

    Vài giây sau, bốn bóng người chạy ra từ sau tòa nhà. Đó là Đăng, Mạnh và Ngọc đang dắt Kim chạy theo. Đăng chém hạ một con bằng thanh kiếm của anh, và Ngọc bắn thủng đầu con thứ hai. Mạnh dùng tay đấm vào mặt một tên khiến nó ngã ra. Lũ xác sống còn lại bắt đầu đuổi theo phía sau.

    - Vào xe đi. -Tôi giục. Đăng và Mạnh mở cửa, ngồi vào ghế sau.

    - Thằng cu này biết lái xe à? -Đăng ngạc nhiên hỏi.

    - Anh đừng bao giờ coi thường người khác! -Hiếu câng mặt.

    - Không!..

    Nghe thấy tiếng hét, tôi quay phắt lại. Hai chị em Ngọc đang bị hai tên xác sống tóm, cố giằng Kim ra khỏi tay Ngọc. Tay cầm súng của Ngọc đang bị giữ, và cô không thể chống đỡ sức của cả hai bọn chúng. Trong phút chốc, tôi đã thấy mình nhảy ra khỏi xe, chạy đến.

    - Tránh xa họ ra bọn chó chết!

    Tôi bổ vào đầu một trong hai tên. Nó vẫn sống, túm lấy rìu của tôi và chúng tôi lâm vào thế giằng co. Trước sự ngạc nhiên của tôi, một lưỡi kiếm phóng đến giết nó, và chém chết con còn lại. Đăng cũng đã đến, anh kéo Kim khỏi bầy xác sống và nói:

    - Nhóc con, vào xe với chị mày đi!

    Ngọc và Kim vào xe, bọc hậu ở ngoài là Đăng. Tôi cũng vào ghế trước. Chỉ đợi có vậy, Hiếu rồ ga. Cả sáu người chúng tôi phóng xe rời xa thư viện tràn ngập thây ma đó.

    * * *

    9 giờ tối.

    Chúng tôi đang nghỉ chân ở ven đường, cạnh một quán trà sữa bỏ hoang. Hiếu và Mạnh rủ nhau đi vệ sinh, còn tôi và ba người kia đang ở ngoài hít thở để lấy lại bình tĩnh.

    Tôi đến chỗ Đăng nói chuyện. Anh hỏi tôi:

    - Anh không sao chứ?

    - Tôi ổn. Sao anh lại ra cứu con bé, tôi tưởng anh ghét nó mà?

    - Mẹ tôi muốn tôi nối nghiệp công an, bà luôn muốn một ngày tôi đứng ra bảo vệ người khác.

    - Thật tốt khi anh có được suy nghĩ đó.

    - Tôi có phải thú vật đâu mà để cho một đứa con nít chết. Dù tôi vẫn ghét nó đi chăng nữa.

    Ngọc chợt lên tiếng:

    - Sơn, tôi có thể nói chuyện được không?

    - Nếu cô ta thích gây sự, tôi sẽ xử lý. -Đăng thì thầm với tôi.

    Tôi và Ngọc đi ra một chỗ vắng. Tôi nói trước:

    - Giờ chúng tôi đi được chưa?

    - Không.. Có lẽ tôi đã sai về các anh.

    - Là sao?

    - Dù bị tôi lừa, nhưng hai anh đã không chần chừ để ra cứu chúng tôi. Tại sao?

    * * *Vì đó là việc đúng. -Tôi đáp. -Đăng cũng nghĩ như tôi, anh ấy không có ý xấu đâu.

    - Nghe này, tôi xin lỗi. Các anh không cần phải rời nhóm nữa. Ở lại với chúng tôi cũng được, cho đến khi điều kiện thuận lợi để các anh đi.

    - Nếu cô muốn thế thì được.

    - Mong anh đừng bực Kim quá nhé. Nó hơi bướng, nhưng nó là tất cả những gì tôi còn lại trên đời.

    - Được thôi.

    Tôi cảm thấy nhẹ nhõm và hào hứng khi được chấp nhận. Đúng lúc này Hiếu quay lại, tôi nghĩ thằng bé lạc quan này xứng đáng được biết tin:

    - Này, có tin vui. Ngọc cho bọn anh ở lại rồi đấy.

    - Hay lắm! -Hiếu reo lên. -Vậy là tụi mình là một đội hả?

    - Ừ. -Tôi cười. -Chú có thể gọi thế.

    - Vậy bây giờ đội đi đâu?

    - Cái đó Ngọc sẽ quyết định, nhưng phải để ai khác lái xe. Chứ cho cậu cầm lái không ổn chút nào. -Tôi lườm Hiếu.

    Đúng vậy, bây giờ chúng tôi đã là một đội sống sót. Chỉ có 6 người chống lại một thế giới chết thì không hề dễ dàng, nhưng nếu đoàn kết với nhau, chúng tôi sẽ vượt qua bất cứ điều gì. Thế giới đang lâm nguy, và dù con người đã làm nó tổn thương, họ cũng có thể cứu nó. Chúng tôi sẽ không dừng lại đến ngày tên xác chết cuối cùng trên trái đất gục xuống.
     
    Thiên hi thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 28 Tháng năm 2020
  11. C. Sơn Nguyễn Nguyễn Công Sơn

    Bài viết:
    5
    Mùa 2 - Chương 1: Chuyến săn thực phẩm​

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Tôi gặp những người sống sót mới đã được hai ngày.

    Hiện tại là buổi trưa, chúng tôi đang ở một cửa hiệu Circle K bỏ hoang, chuẩn bị vào kiếm thức ăn. Tôi, Hiếu, Đăng và Ngọc cầm vũ khí đứng ở trước cửa. Tôi nói:

    "Được rồi, anh em chờ một tí."

    Tôi lượm cục đá thảy nhẹ vào trong, nghe ngóng động tĩnh. Chỉ có tiếng va đập lạnh lùng trên nền gạch men. Tôi chưa kịp vẫy tay ra hiệu thì cả ba người đã đi vào, tôi phải vội vàng theo sau.

    Tôi bật đèn pin lên, soi sơ qua cửa hiệu. Đốm sáng trắng đảo một lượt qua những bức tường tối đen. Xem chừng ở đây khá an toàn. "Bắt đầu tìm đi." Tôi nói thầm, vì có thể những con đó đang ở trong góc khuất.

    Chúng tôi bắt đầu tìm theo cặp, vì có 4 người dùng chung hai cái đèn pin. Ở giá đồ ăn vặt, tôi giao cho Hiếu soi đèn còn mình tìm đồ. Không ngoài dự đoán, chỗ nào cũng bị lấy sạch. Tôi thì có kinh nghiệm làm vụ này rồi, nên cúi xuống thấp, nơi nhiều khả năng có đồ rớt lại hơn. Phần thưởng cho kinh nghiệm đó là hai thanh Kitkat dưới gầm giá.

    "Vị gì đấy?" Hiếu hỏi.

    "Trà xanh." Tôi hướng thanh kẹo vào ánh đèn và đáp.

    "Em thích ca cao hơn." Cậu nhún vai.

    Chúng tôi sang tìm một số giá nữa nhưng không thấy gì cả. Tôi chợt nghĩ ra một ý, bảo cậu nhóc:

    "Có chai rỗng không? Anh muốn thử lấy nước ở trong máy bán hàng."

    "Tưởng anh muốn chai đầy thì khó chứ chai rỗng thì nhiều lắm. Hết nước được nửa ngày rồi mà." Hiếu chìa cho tôi vỏ chai Lavie.

    Tôi đến chỗ máy để khách hàng tự phục vụ nước, nhưng xui xẻo, các bình chứa cũng không còn gì. Đang định múc một ít trà chanh mà.. Tôi mải nghĩ thì Hiếu cắt ngang:

    "Có bánh này anh Sơn!"

    Nơi cậu chỉ tay là sau quầy tính tiền, nơi có ba cái hot dog dưới sàn. Phải rồi, đây là chỗ làm bánh mì kẹp, và trong cơn hoảng loạn có thể mấy cái bánh bị rơi. Tôi đang định nói sợ nó bẩn không ăn được, nhưng bây giờ còn cái gì không bẩn đâu? Hiếu nhặt bánh lên và sẵn mang túi ni lông, đặt chúng vào trong.

    Coi như thế là tạm ổn, giờ chúng tôi ra cửa đợi xem Đăng và Ngọc tìm được gì. Nhìn quầy thu ngân trống rỗng, Hiếu chợt nhớ ra điều gì, nói:

    "Người ta lấy hết cả bao cao su ở trên này rồi."

    "Mày chỉ nghĩ được thế thôi hả cu?" Tôi lắc đầu. "Đầu óc đen tối quá đấy."

    "Đen tối gì chứ! Em chỉ buồn cười khi thấy thành phố gặp nguy mà một vài người vẫn nghĩ đến chuyện truy hoan khoái lạc được."

    Lát sau, Đăng và Ngọc ra, túi của họ nhìn nhẹ tênh không khác gì lúc đi vào, ai nấy mặt não nuột. Tôi cũng thở dài:

    "Không có gì à?"

    "Không. Những kẻ đã đến trước đúng là tham lam." Đăng đáp.

    "Là bọn mình thì cũng chôm sạch thôi, đấy không phải tham mà là triệt để." Ngọc nói, sự thật không hay ho gì nhưng cô đúng.

    Chúng tôi ra xe, thấy có một chút ồn ào trong đó. Ngọc hốt hoảng:

    "Nào, Kim, không được giựt tóc anh Mạnh thế! Anh Mạnh, sao cứ ngồi chịu trận vậy?"

    "Tôi đợi cho nó chán." Mạnh mệt mỏi nói.

    "Khổ quá.." Cô vừa lẩm bẩm vừa vào kéo đứa em tinh nghịch ra.

    "Còn các ông có gì không?" Đăng hỏi tôi.

    "Có hai thanh kitkat đấy, chắc trụ được đến tối nay luôn."

    "Thôi vào xe đi. Dạo này số ta hơi đen."

    Chúng tôi vào trong ô tô và phóng đi. Vấn đề lương thực chưa bao giờ là hết cấp bách. Hôm nay phải tìm thêm được chí ít là bốn thanh kẹo như vừa nãy mới mong không chết đói.

    - Còn tiếp-
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng sáu 2020
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...