Review Giới Thiệu Về Tháp Bánh Ít - Kiến Trúc Văn Hoá Quy Nhơn

Thảo luận trong 'Địa Điểm' bắt đầu bởi thegioidaodien, 5 Tháng mười một 2021.

  1. thegioidaodien

    Bài viết:
    20
    Ngọn đồi nhỏ giữa non cao

    Hàng cây xanh bóng lao xao gió chiều

    Dù không phải đẹp mỹ miều

    [​IMG]

    Tháp xưa vẫn khiến lòng người đắm say.

    Chúng tôi đặt chân đến Bình Định - nơi mà có đầy nắng và gió lựa chọn đầu tiên cho chuyến hành trình tham quan này chắc chắn tôi không thể nào bỏ qua đó là Tháp Bánh Ít. Nhắc đến cái tên Tháp Bánh Ít chắc hẳn không ai không tò mò về cái tên này nhỉ. Tháp Bánh Ít gây ấn tượng đối với khách du lịch không chỉ bởi tên gọi ấn tượng mà còn bởi sự đặc biệt trong kiến trúc của tháp. Không những thế, nơi đây còn là nơi lưu giữ những thăm trầm lịch sử của vương quốc một thời hùng mạnh. Thật đáng tiếc nếu tới Bình Định mà bỏ qua điểm đến này, phải không nào? Sau đây tôi sẽ chia sẻ sự độc đáo cũng như cái tên gắn liền của tháp nhé.

    Tháp Bánh Ít là một trong những cụm tháp lâu đời nhất và là điểm dừng chân mà khách du lịch Bình Định nhất định không thể bỏ qua.

    Tháp Bánh Ít là một cụm tháp cổ Chăm – pa. Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI – đến đầu thế kỷ XII. Nằm trên ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20km. Với vị trí không quá xa trung tâm thành phố. Sẽ giúp cho mọi người cảm thấy thuận tiện hơn khi di chuyển tới địa điểm tham quan, từ trung tâm thành phố Quy Nhơn, bạn chạy xe theo về phía Bắc Nam. Tiếp đó, đi qua cầu Bà Di để đến địa phận của thôn Đại Lộc. Cứ đi thẳng tiếp, bạn sẽ nhìn thấy một tòa tháp cổ nằm ngay bên phía tay trái. Vậy là bạn đã đến được với tháp Chăm Bánh Ít – địa điểm du lịch độc đáo và cực nổi tiếng của tỉnh Bình Định rồi.. Đồng thời không gian cũng trở nên thoáng đãng, phù hợp cho mọi lứa tuổi tới check- in và thư giãn tại nơi đây.

    Nhắc tới tháp Bánh Ít là nhắc tới một quần thể gồm bốn tháp, mỗi tháp lại mang trong mình một vẻ đẹp riêng, tiêu biểu cho nét đẹp kiến trúc Chăm-pa xưa. Tuy chia thành bốn ngọn tháp nhưng lại có sự gắn kết mật thiết với nhau.

    [​IMG]

    Ngọn tháp chính cao nhất và bao quanh là các ngọn tháp phụ nhỏ hơn, có kiến trúc riêng biệt nhưng mang đậm tinh hoa của sự kết hợp văn hóa Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ.. Bắt đầu hành trình du lịch Bình Định tại đây, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh của tháp chính. Tháp chính là tháp lớn và cao nhất trong bốn tháp, được tạo bởi bốn cửa, trong đó có một cửa chính và ba cửa giả. Đây cũng là góc check-in được nhiều bạn trẻ lựa chọn cho khung hình chất lừ.

    Đi khoảng 30m về phía Đông của tháp chính, xuất hiện tháp cổng cao khoảng chừng 13m. Tháp xây bằng gạch đá ong, trên bình đồ hình vuông, mỗi cạnh 7m, chân cổng dường như đã có dấu vết của sự đổ vỡ.

    Tiến gần hơn đến tháp cổng, bạn sẽ ngỡ ngàng nhận ra đây là một hình ảnh thu nhỏ của tháp chính.

    Ở phía Nam, một tháp cổng khác cao chừng 10m khiến du khách mãn nhãn. Nổi bật là kiến trúc Posah giống tháp cổng phía Đông với các trang trí hình mũi giáo. Tuy nhiên, bộ mái của tháp này khá đặc biệt và gây chú ý. Các tầng mái nhỏ dần về phía trên. Mỗi tầng đều có hàng cột thể hiện theo lối thắt giữa, phình ra ở hai đầu trông như những quả bầu nậm, tạo nên nét riêng biệt.

    Tháp thứ tư là tháp nhỏ nhất, ở hướng Đông Nam nhưng thu hút du khách bởi vẻ đẹp "độc nhất vô nhị". Tháp có độ cao 10m, dài 12m, rộng 5m, bình đồ hình chữ nhật. Cửa chính mở ra phía Đông, dẫn sâu vào lòng tháp và thông với các cửa khác.

    Tháp được gọi với cái tên thân thuộc là tháp "Bánh Ít", một loại đặc sản của quê hương Bình Định, tôn vinh về giá trị truyền thống của quê hương Bình Định, đồng thời giúp gợi ý cho du khách một món ăn truyền thống nên nếm thử khi ghé thăm mảnh đất bình dị nơi vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

    [​IMG]

    Có thể thấy toàn thể kiến trúc tháp Bánh Ít đều mang phong cách kiến thiết, xây dựng tiêu biểu và đặc trưng của thời kì văn hóa Chăm pa. Lối kiến trúc Gopura, Posah, Kalan đã làm nổi bật lên nét đẹp kiến trúc của tháp Bánh Ít, tín ngưỡng quan trọng của người dân Chăm pa xưa (tín ngưỡng thờ thần), và đồng thời cũng làm tôn nên giá trị lịch sử của điểm tham quan. Thật không nên bỏ lỡ điểm tham quan thú vị này khi ghé thăm Bình Định. Chúng tôi tham quan Tháp từ tháng 3/2021 giá vé lúc đó là 15.000vnđ và thời gian hoạt động là 7h sáng đến 6h chiều. Và đặc biệt bạn đừng quên mua quà mua đặc sản bánh ít ở đây về làm quà nhé, chắc chắn là món bánh tuyệt vời đó ạ

    Những thông tin trên là những trải nghiệm của chúng tôi khi đặt chân đến mảnh đất Bình Định này, đó là những gì chúng tôi cảm nhận bằng trực giác của mình. Hãy cùng nhau trải nghiệm nhé!
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...