Thành Phần Hóa Học Của Tế Bào - sinh 12

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ngudonghc, 30 Tháng bảy 2021.

  1. Ngudonghc

    Bài viết:
    138
    I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC

    1. Nguyên tố hóa học

    A. Nguyên tố đa lượng :(≥ 0, 01%) C, H, O, N, P, S, Ca, K, Na, Cl, Mg → Cấu tạo nên phân tử hữu cơ

    B. Nguyên tố vi lượng: F, Cu, Fe, Mn, Mo, Se, Zn, Co, B, Cr.. → thành phần enzim, vitamin..

    2. Nước: Chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống, là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt động sống. Thiếu nước sẽ tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa vật chất và duy trì sự sống.

    II. CACBONHIDRAT VÀ LIPIT

    1. Cacbonhidrat

    - Các loại: Đường đơn: Glucozo, fructozo; Đường đôi: Saccarozo, mantozo, lactozo; Đường đa: Xenlulozo, kitin, tinh bột, glicozen.

    - Chức năng: Dự trữ năng lượng và cấu trúc nên tế bào.

    2. Lipit

    A. Mở: Glixeron + 3 axit béo no →dự trữ năng lượng cho tế bào.

    B. Photpholipit: Glixeron + axit béo + 1 nhóm photphat →Cấu tạo nên màng tế bào.

    C. Steroit: Cấu tạo nên màng sinh chất, hoocmôn (testosteron, ostrogen)

    D. Sắc tố vitamin: Carotenoit, vi tamin A, D, E, K.

    III. PROTÊIN

    1. Cấu trúc Được cấu tạo từ 20 loại axit amin. Gồm 4 bậc

    A. Bậc 1: Là sự sắp xếp các axit amin tạo nên chuỗi polipeptit

    B. Bậc 2: Cấu trúc bậc 1 co xoắn hoặc gấp nếp tạo cấu trúc bậc 2.

    C. Bậc 3: Cấu trúc bậc 2 co xoắn tạo cấu trúc không gian 3 chiều →cấu trúc bậc 3.

    D. Bậc 4: Cấu trúc bậc ba liên kết với nhau tạo nên cấu trúc bặc 4.

    2. Chức năng: Cấu trúc, xúc tác, bảo vệ, vận chuyển, thụ thể, dự trữ các axit amin..

    IV. AXITNUCLÊIC

    Có 2 loại là ADN và ARN (mARN, tARN, rARN).

    1. ADN (axit đêôxi ribô nuclêô tit)

    A. Cấu tạo: Theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nucleotit.

    - Mỗi nucleotit gồm 3 thành phần (1 Đường 5C, 1 Nhóm

    Photphat, 1 trong 4 loại Bazo nito A, T, G, X).

    - AND là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch xoắn quanh 1 trục.

    - Các nu trên 1 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị

    - Các nu trên 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hidro theo (NTBS) A liên kết với T bằng 2 liên kết. G liên kết với X bằng 3 liên kết.

    - Một chu kì xoắn dài 34 (Å) = 3, 4nm

    B. Chức năng: Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. (ADN → ARN → Protein →Tính trạng)

    Công thức tính adn

    - N = A + T+ G +X. Theo nguyên tắc bổ sung (NTBS) : A = T, G = X.

    => N = 2A + 2G = 2T + 2X = 2 (A+ G)

    - Số nu mỗi loại của ADN là số nu loại đó ở cả 2 mạch:

    A =T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2

    G =X = G1 + G2 = X1 + X2 = G1 + X1 = G2 + X2

    A + G = N/2. Tổng 2 loại nu khác nhóm bổ sung luôn luôn bằng nửa số nu của ADN hoặc bằng 50% số nu của ADN. Vì vậy, nếu biết:

    + Tổng 2 loại nu = N/2 hoặc bằng 50% thì 2 loại nu đó phải khác nhóm bổ sung (A+G, A+X, T+G, T+X)

    + Tổng 2 loại nu khác N/2 hoặc khác 50% thì 2 loại nu đó phải cùng nhóm bổ sung (A+T, G+X)

    - %A +%G =50%N

    %A = %T = (%A1 + %A2) /2 = (%T1 + %T2) /2

    %G = %X = (%G1 + %G2) /2= (%X1 + %X2) /2

    - Một chu kì xoắn gồm 10 cặp nu = 20 nu. C = N/20 => N = C × 20

    - Một nu có khối lượng trung bình là 300 đvC. => M = N × 300đvC

    - Phân tử ADN là 1 chuỗi gồm 2 mạch đơn chạy song song và xoắn đều đặn quanh 1 trục, vì vậy chiều dài của ADN là chiều dài của 1 mạch và bằng chiều dài trục của nó. Mỗi mạch có nuclêôtit, độ dài của 1 nu là 3, 4 Å

    => L = (N/2) × 3, 4 Å

    => N = (L/3, 4) × 2 nu

    - Đơn vị thường dùng: 1m =103mm=106µm (micrômet) =109 nm (nanômet) =1010 Å (angstron)

    - Theo nguyên tắc bổ sung

    + A của mạch này nối với T ở mạch kia bằng 2 liên kết hiđrô

    + G của mạch này nối với X ở mạch kia bằng 3 liên kết hiđrô

    Vậy số liên kết hiđrô của gen là: H = 2A + 3G = 2T + 3X = N + G = N + X

    - Số liên kết hóa trị Đ – P trong cả ADN

    Trong mỗi mạch đơn:

    + 2 nuclêôtit nối với nhau bằng 1 liên kết hóa trị

    + 3 nuclêôtit nối nhau bằng 2 liên kết hóa trị..

    => N/2 nuclêôtit nối nhau bằng N/2 - 1 liên kết hóa trị

    => Số liên kết hóa trị nối các nuclêôtit với nhau trong cả 2 mạch là 2 (N/2 -1) = N - 2

    Trong mỗi nuclêôtit: Nhóm phôtphat và đường nối với nhau bằng 1 liên kết hóa trị

    => Số liên kết hóa trị nối nhóm phôtphat và đường trong mỗi nuclêôtit có trong 2 mạch là N

    => Số liên kết hóa trị Đ – P trong cả ADN là: HT = (N – 2) + N = 2 (N – 1)

    2. ARN (axit ribô nuclêôtit)

    - MARN mạch đơn thẳng →làm khuôn tổng hợp protein, mang bộ ba mã hóa (cođon).

    - TARN mạch đơn có đoạn xoắn kép →mang bộ ba đối mã (anticođon), người phiên dịch, chỉ mang 1 aa.

    - MARN mạch đơn có những đoạn xoắn kép kết hợp với protein tạo nên riboxom nơi tổng hợp protein.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...