Có bao giờ cậu cảm thấy buồn bã, bế tắc, mệt mỏi muốn "than thở" với ai đó nhưng sợ phiền hà? Thật ra "than phiền" cũng chỉ là nhu cầu chia sẻ đáng có ở mỗi người, nó như liệu pháp "trút bỏ" gánh nặng tâm lý! Vậy hôm nay hãy cùng tớ ghi nhớ bí kíp "than sao cho không phiền" nhé! "Chủ động" hỏi ý kiến người nghe Hãy cho người nghe được quyền quyết định có nên lắng nghe "cơn bão" than thở này hay không? Thật ra hầu hết mọi người đều rất khó từ chối tình huống này! Chúng mình hỏi để thể hiện sự tôn trọng cảm xúc của người nghe! Và họ cũng cảm thấy thoải mái khi được lắng nghe và chia sẻ nỗi buồn cùng cậu! "Nhất định" phải nghĩ thật kĩ trước khi nói! Đặc biệt trong môi trường công sở, lời nói vu vơ của cậu đôi khi có thể làm ảnh hưởng đến cả công việc. Dù ở bất kì môi trường nào, để tránh những phát ngôn sai lầm trong lúc buồn chán và nóng nảy. Hãy cố gắng kiểm soát ngôn từ! Nghe thì hơi kì quặc nhưng cậu có thể thực hiện để dần hình thành thói quen. Tránh để lời nói ảnh hưởng đến người khác, cũng tránh điều đáng tiếc cho bản thân! Chú ý đến thời lượng nói Cảm xúc là thứ rất dễ lan tỏa và cảm xúc tiêu cực cũng là một loại "vi rút" đặc biệt dễ lây lan. Hãy cố gắng kiểm soát thời gian cậu ngồi than một vấn đề gì đó. Cho bản thân khoảng thời gian giới hạn và sau đó đổi những chủ đề khác để cân bằng buổi nói chuyện. Thật lòng mà nói, chẳng ai muốn lắng nghe sự than thở hàng tiếng đồng hồ cả. Luôn nhớ nói lời cảm ơn Sẽ rất dễ để nói những câu "Cảm ơn chị đã lắng nghe em" "Cảm ơn mày, đã cho tao lời khuyên.." Đừng ngại nói ra những lời này, vì thực sự rất cần thiết để "gửi tặng" người đã tôn trọng và dành thời gian lắng nghe cảm xúc của cậu! Tìm kiếm những phương thức xả "tiêu cực" khác nhau Viết nhật kí, viết Blog.. dù trên điện thoại, máy tính hay trên giấy, chỉ cần cậu viết và đọc lại cảm xúc của chính mình. Cậu sẽ thấu hiểu tâm trạng của mình tường tận hơn và nhận được sự vỗ về, cảm thông từ chính bản thân!