Thậm xưng là gì? Ví dụ về biện pháp tu từ thậm xưng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 26 Tháng chín 2023.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Thậm xưng là gì? Ví dụ về biện pháp tu từ thậm xưng

    Có bao giờ bạn nghe nói đến từ "thậm xưng" hay chưa?

    Trong môn ngữ văn, có lẽ bạn sẽ thi thoảng bắt gặm từ "thậm xưng" trong chương trình học của mình. Đây được xem là một biện pháp tu từ thường được sử dụng trong văn học Việt Nam, thế nhưng không phải ai cũng biết và hiểu rõ về phép tu từ này. Bài viết này sẽ giới thiệu khái quát về thậm xưng trong văn học.

    Phép tu từ thậm xưng là gì?

    Theo từ điển tiếng Việt thì thậm xưng có nghĩa là nói ngoan, mang ý nghĩa hài hước. Nói một cách dễ hiểu thì thậm xưng là biện pháp tu từ thổi phồng lời nói về một sự vật, sự việc hoặc hiện tượng đang được đề cập đến.


    [​IMG]

    Thật ra chúng ta đã từng tiếp xúc rất nhiều lần với biện pháp tu từ này, chỉ là dưới một cái tên khác. Thậm xưng có lẽ xa lạ, như biện pháp phóng đại, nói quá, cường điệu.. thì đã quá quen thuộc với học sinh.

    Vâng, thậm xưng chính là các phép tu từ trên. Việc phóng đại hay nói quá một sự việc, hiện tượng trong văn học thường giúp câu văn sinh động, mang tính hài hước và tính cường điệu về vấn đề trọng tâm. Chúng ta dễ dàng bắt gặp lối thậm xưng trong ca dao, tục ngữ, trong sử thi, truyện kể dân gian.. Hầu như các tác phẩm được xây dựng từ chất liệu dân gian đều có sự xuất hiện của phép thậm xưng, dù là ít hay là nhiều.

    Thậm xưng có rất nhiều tên gọi, trong văn học người ta gọi nó là phép phóng đại, nói qua hay cường điệu. Trong một vài trường hợp, người ta gọi thậm xưng là ngông. Đơn cử như trong bài thơ của Victor Hugo:

    Jeanne ơi, em có biết điều chi

    Đang bận lòng anh không nhỉ?

    Đó là điều anh mê đóa hoa nhỏ nhoi

    Trên váy em hơn tất cả tinh tú trên trời

    Lối thậm xưng trong bài thơ này được người ta nói đến như cái ngông, như lời tán tỉnh đầy khoác lác. Lối thậm xưng còn có một cách gọi dân gian là nói ngoa, hay là "nổ". Như trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã lồng ghép những màn nói ngoa đầy khéo léo: "Nàng đà biết đến ta chăng/ Bể trầm luân lấp cho bằng mới thôi."

    Dù là xuất hiện dưới hình thức, cách gọi thế nào thì thậm xưng luôn mang một công dụng đặc biệt, đó là gia tăng được mức độ tình cảm bên trong câu thơ, lời văn. Lối thậm xưng khiến người đọc cảm nhận rõ rệt ý tứ mà tác giả muốn gửi gắm vào trong từng câu chữ của mình. Nhờ lối thậm xưng mà người ta thấy được rằng lời nào tình thì tình đến tận tim, mà câu mỉa mai cũng khắc đến tận dạ.

    Ví dụ về thậm xưng

    Ví dụ về thậm xưng thì có rất nhiều, bởi thậm xưng không chỉ có trong văn học mà nó hòa quyện vào cả đời sống con người. Nói cho gần, thì trong cuộc sống, bạn dễ dàng bắt gặp được thậm xưng trong đối thoại bình thường, chẳng hạn: "Đi nắng thì đội nón vào, kẻo nắng to nổ cả đầu nha con."

    Có nắng nào mà nổ được đầu người ta đâu bạn nhỉ? Nhưng cha mẹ, người lớn trong nhà vẫn hay ví von thế để răn con mình, có đi đường trời nắng thì đội thêm nón.

    Hay trong ca dao, tục ngữ cũng hay dùng thậm xưng, nhất là những câu mang ý mỉa mai, điển hình như: "Làm trai cho đáng sức trai/Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng."

    Trong văn học, thậm xưng cũng xuất hiện rất nhiều.

    Thậm xưng trong bài Bình Ngô Đại Cáo


    [​IMG]

    Trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, khi đề cập đến bản án tàn độc của giặc Minh, Nguyễn Trãi có ghi rằng:

    "Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

    Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

    Lẽ nào trời đất dung tha,

    Ai bảo thần nhân chịu được?"

    Đây là câu đã sử dụng biện pháp thậm xưng nhầm gây ấn tượng mạnh cho người đọc, khắc sâu nội dung vào trí nhớ về tội ác mà giặc Minh đã gây ra cho chúng ta. Đấy là những thứ ghê sợ đến mức dù có đốn hết trúc ở Nam Sơn để làm giấy cũng không ghi được hết tội mà giặc Minh gây ra. Dù có dùng sạch nước biển không rửa sạch hết sự dơ bẩn, tham lam, tẩy được hết mùi máu tanh nồng mà chúng gieo cho dân ta.

    Đây không phải là câu duy nhất có phép thậm xưng trong Bình Ngô Đại Cáo, ta còn có thể bắt gặp phép tu từ này trong câu: "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.."

    Có thể nói, biện pháp thậm xưng là một trong những phép tu từ phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất trong văn học và đời sống của ta.
     
    LieuDuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...