Tết ở quê Tác giả: Hiền Cận Thể loại: Truyện ngắn Còn ít thời gian nữa, là tết đến xuân về rồi. Bây giờ, không khí đón xuân đã ngập tràn khắp phố thị, đường xá, ngỏ ngách, len lõi vào tầng ngôi nhà.. Và nhà Ông Bà Anh, cũng không là ngoại lệ. Ông Anh đi từ nhà trong đi ra, mặt có vẻ đăm chiêu: - Nay 20 rồi đấy! - Bà xem cái gì cần mua thì mua trước đi - Không đến bữa lại chen chúc - Mình lớn tuổi rồi, không đu theo được bọn trẻ đâu. Bà Anh đang loay hoay dọn dẹp nơi bếp, nghe ông nói vậy, liền quay người lại: - Thì tui, cũng đang định bàn với ông đây - Những thứ đồ khô, chắc mua hết đi ông nhỉ? - Thiếu gì, bữa nào tụi nhóc về chúng muốn chúng mua. - Ừ! - Nay đồ đạc cũng lên giá rồi! - Chứ sao nữa, 20 rồi mà! - Tui mà nhiều tiền, tui mua trước hơn nữa rồi - Cái bà này! - Như bà thì còn đâu là tết! - Mà hai đứa, sao giờ vẫn chưa thấy điện về thông báo bao giờ nghỉ tết bà nhỉ? Teng teng.. teng teng.. - Ồ, nhắc tào tháo, tào tháo có liền! - Thằng Anh hả ông? - Ừ! - Alo! Bố à! - Ừ bố đây! - Ở nhà có không khí tết chưa bố? - Tao với mẹ mày, cũng đang bàn đây - Thế hai đứa mày bao giờ về? - Cái Dung chưa điện về cho bố mẹ à? - Chưa! - Con thì 27 mới về được - Muộn thế hả con? - Vâng! - Nay công ty nhiều việc bố à - Để chiều, con ra gửi tiền về cho bố mẹ mua sắm nhé - Bố mẹ mua, rồi còn thiếu gì, bữa sau con với em Dung về mua tiếp cho bố ạ - Chờ đến lúc anh chị về, chắc chúng tôi khỏi đón tết quá - Thế năm nay, đã cho bố thấy con dâu tương lai chưa? - Bố.. con còn trẻ mà! - Còn trẻ.. anh sắp 30 rồi đấy! - Tôi với mẹ anh, nôn bế cháu lắm rồi. Bà Anh đang chăm chú làm việc, nhưng nghe chồng nói với con trai như thế, liền đáp lại bênh con trai: - Kìa ông! - Sao tết nào ông cũng thế! - Ông phải để cho con nó thoải mái chứ! - Bà cứ chiều, riết chúng hư. Thời tiết bắt đầu có những thay đổi, se se cái lạnh, lất phất mưa phùn. Thôn xóm rợp những cờ, rộn ràng cùng tiếng nhạc vang ngân. Một không khí lâng lâng, ngập tràn trong lòng mọi người. Một chiếc taxi màu trắng, chở hai anh em về, và dừng từ ngoài ngõ: - Tụi con về rồi đây! - Ơ, sao hai tụi bây về cùng nhau - Anh bảo con chờ, về cùng anh cho vui - Chứ công ty con nghỉ trước anh - Bố mẹ sắm được gì rồi? - Mày nhìn đấy, chưa có gì hết! - Thằng Anh, chiều lên thành phố mua thêm cây đào đi - Còn cây mai ngoài vườn, thì tỉa bớt rồi bưng vào cho bố - Vâng, thưa bố! - Còn cái Dung, nghỉ ngơi đi, rồi dọn dẹp nhà cửa thay mẹ nhé! - Vâng, mẹ cứ để con! Hương vị tết là như thế nào, là những mùi vị mà ngày thường không hề có. Chuyện cũ bỏ qua, u sầu ta để lại. Mọi người chỉ chúc nhau, những lời hay ý đẹp. Là màu và mùi vị của hoa đào, hoa mai, của đồ mới được sắp đặt khắp cả gian nhà. - Mẹ ơi, con với em đi thành phố đây - Mẹ có cần tụi con mua thêm gì không? - Mua cho mẹ thêm ít ống giang - Rồi về sớm sớm, để rửa lá bánh cho mẹ nhé! - Còn bánh và mứt các thứ thì sao ạ? - Đồ của thanh niên, thanh niên tụi con lo - Mẹ chỉ lo đồ cúng thôi! - Vâng, thế bọn con đi đây - Nhớ ra gì thì mẹ gọi điện nhé! Phiên chợ quê huyên náo hơn thường ngày, người mua người bán tấp nập, chen lấn xô đẩy nhau. Các gian hàng, nào là bánh kẹo trái cây.. đặc biệt là hoa quả tươi, được chở từ vườn nhà ra, còn nguyên cành và lá xanh mướt, trông cực kỳ đẹp mắt. Nhìn nhà cửa có vẻ yên ắng, ngó qua ngó lại không thấy hai mẹ con đâu. Ngó lên nhà trên chỉ thấy mình cậu con trai, đang hý hoáy chỗ bộ loa mới mua về, ông hỏi: - Em Dung và mẹ đâu con? - Em chở mẹ đi chợ rồi bố à! Vậy để bố gọi điện cho mẹ mày, dặn cái này: - Alo! Alo! Alo? - Cái gì? Cái gì? - Ông nói to lên, chợ ồn lắm tui không nghe rõ. - Bà mua thêm su hào, củ kiệu và cà rốt về làm dưa món cho cha con tôi nhậu với.. i.. i.. i.. i.. - Ờ.. ờ.. tôi biết rồi! Đứa con gái đứng bên cạnh, nhưng cũng không nghe rõ bố mẹ vừa nói gì, liền đưa cái vẻ mặt nghi vấn về phía bà Anh: - Bố gọi gì vậy mẹ? - Bố mày bảo mùa đồ về làm dưa món - Mẹ mua rồi về con làm, chứ mẹ bận lắm không làm nổi đâu. Bà Anh vừa hí húi chọn hàng, vừa nói với đứa con gái đang đi bên cạnh tay xách nách mang cho mẹ: - Con không biết muối đâu - Con muối không ngon - Không ngon thì phải học - Mày như thế rồi ai mà rước mày - Con ở với bố mẹ - Tao nuôi có thời hạn thôi, không nuôi dài hạn. Sáng Dung chở mẹ đi chợ, chiều hai anh em lại rủ nhau đi phố. Thanh niên mà, cứ ưa hào nhoáng, hiện đại. Không giống người già, họ chỉ thích cổ truyền, những gì mang đậm chất truyền thống. Thấy con đi phố, Bà Anh lật đật chạy ra dặn dò: - Hai đứa đi cẩn thận điện thoại, ví tiền nhé! - Tết nhất, người mua bán đông đúc, chen lấn, dễ bị móc túi lắm. - Dạ, tụi con biết rồi mẹ! Ông Anh đang lau dọn bàn thờ, nói vọng ra: - Đi nhanh về phụ bố nhé! - Tết nhất bố bận trăm việc, hai con cứ dắt nhau đi hết như thế - À, anh nè! - Dạ bố! - Con mua thêm dàn bóng nháy nữa nhé - Mỗi cây mai, còn thiếu của cây đào nữa kìa. - Vâng, con biết rồi. - Tụi con đi đây! Nhà nhà đón tết, người người đón tết, loa đài đập rộn ràng khắp thôn xóm. Người lớn, mỗi người một việc, bận bịu đến mức cơm nước không kịp ăn, ăn vội ăn vàng. Trẻ nhỏ được nghỉ học, tụ tập nhau lại một đám đông, chạy reo hò khắp nẻo đường quê. Đi cả buổi, nhá nhem tối trời lấm tấm mưa bay, hai anh em Anh mới về đến nhà. - Mua gì nhiều vậy con? Ông Anh lên tiếng, khi thấy hai đứa vào đến sân. - Lại quần áo! - Mặc bao nhiêu, mua bấy nhiêu, mua cho lắm rồi ai mặc cho tụi bây. - Được bao nhiêu tiền, không biết dành dụm, phá hết. Bà Anh nhăn nhó, khó chịu khi hai anh em xách hai bịch đồ vào phòng. - Cả năm mới có một cái tết! - Cả năm, chúng con mới về nhà một lần mà mẹ. Dung nhẹ nhàng đỡ lời mẹ. - Cái gì đây? Bố lại hỏi - Pháo bông hả? - Con mua rồi, có bị xóm phạt không? - Người ta mua đầy mà bố! Anh đáp - Tết không có pháo, ai gọi là tết bố - Nhưng mà con nên cẩn trọng - Dạ! Cái gì có thể thay đổi, có thể giảm bớt, nhưng chắc chắn tết là không. Có chăng đi nữa, là nó khác ở hình thức, nó phong phú hiện đại hơn xưa. Tết là thời gian nghỉ ngơi, sau một năm dài miệt mài làm việc. Tết là nơi để nhìn về, để đi về, để sum vầy và đoàn viên.. - Dung ơi, con đi lấy ít lá nữa, để tí nữa bố với anh gói bánh xong sẽ qua gói cua và dò luôn. - Cua, dò thiếu lá hả bố? - Ừ, bố nghĩ chừng ấy không đủ - Mình gói thêm cho cậu nữa! - Cậu nhờ hả bố? - Ừ, con đi đi! - Vâng! Đang nói bổng ông dừng lại, chăm chú nhìn đứa con trai, đang loay hoay với mấy cái bánh đầu tiên: - Con gói như thế, thì sao mà ăn điểm được với bố vợ hả con? - Bố nữa, con gói đẹp rồi mà - Tập nhiều lên nữa, mới lấy được vợ con ơi. Khác với thường ngày, cứ đến 9h hơn 9h là ai nấy tắt điện đi ngủ. Chỉ còn lại bóng đèn đường, hoặc những đám cưới thì được hoạt động hát hò đến 10h hoặc 10h hơn. Còn nay, thì già trẻ gái trai, chẳng ai bảo ai cứ thế là thức, người làm người chơi, không thấy ai nhắc đến chuyện đi ngủ. Đêm của bình thường, là chỉ có màn đêm tĩnh mịch yên ắng, đến mức người ta sợ cảm giác phải bước ra đường. Giờ ngoài tiếng nhạc, thi thoảng còn nghe tiếng pháo nổ, cứ lâu lâu lại đùng.. đùng.. lên một cái. Khiến lũ trẻ đang mãi chơi giật thót tim, hét ầm lên. Mấy chú cún, thường ngày hùng hổ đến là vậy, nay cứ hễ nghe tiếng pháo là đem nhau chạy tút xuống gầm giường trốn. - Hai anh em con, tối nay canh nồi bánh chưng cho mẹ nhé! - Mẹ mệt quá không canh nổi nữa. - Không được mãi chơi điện thoại, mà quên thêm nước nhé. - Cháy bánh là coi chừng mẹ đấy. - Mẹ ngủ xíu, tí mẹ thay cho. Bà Anh ngủ được vài tiếng, giật mình bật dậy. Chạy ra, thì thấy hai anh em đứa ngủ đàng này, đứa tựa đàng kia. Nồi bánh chưng vẫn đang sôi sồng sộc, lữa cháy phập phồng ti tách những tàn tro bay lên. Cũng may, cả hai thêm nước đầy đủ rồi mới ngủ quên. Hôm nay là 30, là ngày cuối cùng của năm. Ở quê, người ta hay có một tín ngưỡng, là tắm vào ngày cuối năm. Để gội rửa đi hết tất cả những bụi bặm, muộn phiền, khổ đau, thất bại.. để đón một năm mới, tràn ngập vinh quang và hạnh phúc.. - Bố đi tắm cái đã - Hai đứa, bưng cỗ sang họ trước cho bố nhé! - Bà dọn đủ cỗ chưa? - Rồi! Đủ cả rồi! Con cháu khắp các miền Nam Bắc, đã tụ họp về đông đủ. Sau khi cúng tổ tiên ông bà xong, là tiếng hò reo: - 1.. 2.. 3 nâng ly! - 1.. 2.. 3 zô! - 1.. 2.. 3 uống! Trước là dâng cúng tổ tiên, ông bà, sau là màn sum họp vui vầy của con cháu. Tiếng nói chuyện, tiếng zô hò, ầm ĩ vang một góc trời. Xong tiệc rượu no say ở họ, thì mọi người ai nấy về nhà chuẩn bị đón giao thừa. Pháo bắt đầu được nổ càng lúc càng dày hơn, tiếng đùng.. đùng.. rải rác cả bốn góc trời. Cuối cùng, thì thời khắc đếm tầng giây của năm cũ cũng đã đến: - Anh hai ơi, ra bắn pháo kìa! Nhỏ Dung chí choé, khi thấy chỉ còn vài giây đồng hồ nữa. - Em mang pháo ra trước đi! - Anh đang tìm cái bật lữa! Ông Anh đang bày biện mâm cỗ để đón giao thừa, thấy hai con í ới nhau ông bảo: - Con nổ xa xa mấy cây cảnh của bố nhé! - Không té lữa, hỏng mất cây của bố - Vậy chắc phải ra ngoài ngõ bố nhỉ? Cái Dung đáp. - Ừ, ra ngõ cho thoải mái! Cả hai kéo nhau ùa ra ngõ, hòa chung không khí với thanh niên cả xóm. Nhỏ Dung cầm cái điện thoại và hét theo: - 5.. - 4.. - 3.. - 2.. - 1.. Đùng.. đùng.. tiếng pháo vang rộn, sáng rực lên cả bầu trời. Đám thanh niên, còn gom một đống củi to thiệt to, để ngay giữa sân bóng và đốt. Dưới ánh lửa bập bùng.. tiếng nhạc hòa ca, xen lẫn tiếng hò hét zô ta, nhảy múa cụng chúc nhau. Một năm mới bình an, thịnh vượng, tràn đầy hạnh phúc.. Không khí giao lưu, hò reo bên ánh lữa được kéo dài nguyên đêm. Hết