Tết Là Gì? Ý Nghĩa Tết Nguyên Đán

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Hany, 26 Tháng một 2020.

  1. Hany

    Bài viết:
    77
    Ý NGHĨA TỪ TẾT

    Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ gọi đơn giản là Tết) đây chính là dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa bậc nhất ở Việt Nam. Được diễn ra vào tháng Giêng - thời điểm nông nhàn, tức lúc mọi người rảnh rỗi, nghỉ ngơi, đi chơi. Theo truyền thống, người dân Việt xưa chủ yếu làm nông, mang tính thời vụ nên vào những lúc nhàn hạ thường có tâm lý ăn chơi bù đắp những ngày đầu tắt mặt tối. Trước ngày Tết, người Việt có các phong tục như "cúng Táo Quân" (23 tháng chạp âm lịch) và "cúng Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch).

    Chúng ta luôn gọi "Tết" thế mấy ai biết nguyên nghĩa của từ đó là gì? Nguyên nghĩa của từ "tết" là "tiết", tại sao lại như thế? Thế phải nhìn lại nền văn hóa Đông Á - nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Do nhu cầu canh tác, người ta đã chia thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau. Trong khoảng thời gian này, Bắc bán cầu dần dần dịch chuyển đến gần mặt trời hơn, thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc. Và ứng với mỗi tiết này có một thời khắc gọi là "giao thời", trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán, sau này được gọi là Tết Nguyên Đán (được dịch là khoảng thời gian đầu của một năm mới. Dần dần được gọi vắn tắt là Tết). Hai chữ "Nguyên Đán" xuất phát từ chữ Hán: "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm.

    Tết Nguyên Đán có từ thời Ngũ Đế, Tam Vương. Đó là kết luận cuối cùng của các nhà khoa học sau nhiều lần tranh luận và bàn cãi. Tết Nguyên Đán là lễ đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc và độc đáo, thể hiện tinh thần hòa hợp giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ.

    "Dù là Tết lớn nhất trong năm, nhưng tùy theo mỗi vùng miền của đất nước hoặc theo những quan niệm về tôn giáo khác nhau mà mỗi địa phương có các phong tục, tập quán khác nhau." Tuy nhiên phong tục của người Việt Nam hằng năm lại không hề thay đổi, mỗi khi đến Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, ăn bữa cơm đoàn viên.

    Nguồn: Phong tục đón năm mới ở Việt Nam và Nga của Nguyễn Phan Huy - 10 R1

    Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nga

    Tết Nguyên đán người Việt: Vì sao có Tết và ý nghĩa văn hóa tâm linh thế nào?

    [​IMG]
     
    Hạ Quỳnh LamCá Đẹp Trai thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng một 2020
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...