Nguồn gốc Tết hàn thực: Tết Hàn thực là ngày gì?

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi Linh hi, 17 Tháng tư 2020.

  1. Linh hi

    Bài viết:
    34
    Ngày 26/03/2020 (03/03 âm lịch), chắc hẳn có rất nhiều người thấy tò mò khi thấy bạn bè của mình đăng lên trang cá nhân của mình hình ảnh những chiếc bánh trôi kèm status về Tết Hàn thực. Vậy Tết Hàn thực là gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

    Theo nghĩa chữ Hán: "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn, "Tết Hàn thực" có thể được gọi là "Tết đồ ăn lạnh"

    Việt Nam thì "Tết Hàn thực" còn được gọi với cái tên dân dã là "Tết bánh trôi"

    I, Nguồn gốc của Tết Hàn thực: bắt nguồn từ một điển tích ở Trung Quốc:

    Chuyện kể rằng vào đời Xuân Thu (770 - 221 trước Công nguyên), vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sỹ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế.

    Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng 19 năm, cùng nhau "nếm mật nằm gai". Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.

    Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi xưa, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi.

    Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo phò vua là chuyện nên làm. Ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói nên đã về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng.

    Vì muốn thúc ép Tử Thôi quay về, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng. Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.

    Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ. Hàng năm, đến ngày 3/3 là ngày chết cháy của 2 mẹ con Tử Thôi thì cấm dùng lửa nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước, đây được coi là ngày Tết Hàn thực.

    II, Ý nghĩa của Tết Hàn thực:

    [​IMG]

    Tết Hàn thực ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi so với Tết Hàn thực ở Trung Quốc để phù hợp hơn với văn hóa người Việt: Đó là thường không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó, người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường.

    Trong ngày này, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng, bày tỏ lòng thành.

    Tại sao lại lựa chọn bánh trôi, bánh chay?

    Ở Việt Nam, bắt nguồn từ tích truyện "bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ", bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển. Chính vì thế, bánh trôi, bánh chay của người Việt mang trong mình đặc sắc riêng của nền ẩm thực Việt Nam, là kết tinh của văn hóa, bản sắc của người Việt, thể hiện rõ nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt Nam.

    [​IMG]

    Nhìn chung, mặc dù bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng Tết Hàn thực đã được Việt hóa, gắn liền với nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt. Và có nhiều người dân Việt Nam, dù ở cả quê nhà hay xa xứ, vẫn đang duy trì phong tục làm bánh trôi, bánh chay trong ngày lễ này để gợi nhớ về sự bình dị, dân dã, hương vị quê hương đặc trưng thân thuộc và thêm yêu quê hương mình nhiều hơn.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...