1. Tết Đoan Ngọ Tết Đoan Ngọ hoặc Tết Đoan Dương (ở Việt Nam có tên gọi dân gian là tết diệt sâu bọ). Đây là một ngày lễ của một số nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản. Theo định nghĩa "Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là giờ ngọ - là khoảng thời gian từ 11 giờ đến 13 giờ cho nên người ta thường cúng và ăn Tết Đoan Ngọ vào buổi trưa. Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 (Âm lịch) hàng năm. Ngày Tết này là ngày người dân phát động diệt sâu bọ, tiêu diệt các loại côn trùng gây hại. 2. Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam bắt nguồn từ đâu? Theo truyền thuyết xưa vào một ngày sau vụ thu hoạch, người dân đang tổ chức ăn mừng vì được mùa thì sâu bọ lại kéo đến ăn mất trái cây, thực phẩm đã thu hoạch. Người nông đang không biết làm gì để tiêu diệt được hết lũ sâu bọ phá hoại này thì có một ông lão đi đến tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho người dân mỗi nhà lập một đàn cúng gồm bánh tro và trái cây. Người dân làm theo lời ông, chỉ một lúc sau sâu bọ đã chết rũ rượi. Ông còn dặn thêm: Hàng năm vào ngày này sâu bọ rất hung hăng vậy nên mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo lời ta là sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn và để tưởng nhớ nên đã gọi ngày này là Tết "diệt sâu bọ" 3. Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa gì? Ở Việt Nam ngày Tết này được coi là ngày để tiêu diệt sâu bọ trong giai đoạn chuyển mùa, tưởng nhớ tổ tiên, con cháu sum vầy và hi vọng sẽ có thêm nhiều vụ mùa bội thu. Vào ngày này người ta thường chọn những loại trái cây vào mùa bội thu để dâng lên tổ tiên, thần linh để mong được phù hộ. Bên cạnh đó còn tùy vào tập tục của từng địa phương mà có những loại đồ cũng khác nhau.