Tên truyện: Tân Sinh Thập Niên 90 Tác giả: Tân Sinh Thể loại: Trọng Sinh Link thảo luận: [Thảo Luận - Góp Ý] - Các Tác Phẩm Của Tân Sinh Văn án: Sống qua một đời, đời này Tuệ Mai được ông trời ưu ái cho quay lại lúc còn nhỏ. Để tránh những đau thương đời trước, Tuệ Mai quyết định phải để gia đình mình luôn ấm áp, hòa thuận. Không có thân thích cực phẩm. Cô chỉ muốn có cuộc sống bình yên như bao người khác, cô có ba có mẹ, có anh em họ hàng, và quan trọng là cô muốn bù lại những tiếc nuối đời trước không có cho gia đình nhỏ của cô.
Chương 1: Trở về Bấm để xem Nhíu mày, đầu đau nhức lên từng cơn khiến Tuệ Mai không chịu được đưa tay xoa thái dương, làm như vậy cô sẽ bớt thống khổ bởi cơn đau đầu không dứt đang hành hạ. Cô mở đôi mắt mệt mỏi nhìn xung quanh, ngạc nhiên: Đây là ngôi nhà nàng kiếp trước lúc nhỏ sống. Sao cô lại ở đây? Chẳng lẽ nàng đang nằm mơ quay về ngôi nhà tuổi thơ? Cô đã trải qua sống rất nhiều ngôi nhà nhưng ngôi nhà này cô nhớ rõ nhất vì nó là ngôi nhà duy nhất cả ba mẹ cô dùng tiền xây lên, và cũng là ngôi nhà mẹ cô đã mất. Sau đó ba lấy vợ kế và nhà cô còn trải qua sống ở hai ngôi nhà nữa. Cuộc sống của bốn anh em cô đã thay đổi hoàn toàn sau cái chết của mẹ cô, ai cũng nói nếu mẹ cô còn sống thì nhà cô sẽ sống rất tốt, và ba của cô sẽ là người đàn ông tốt hơn. Cô không nhớ rõ khuôn mặt của mẹ cô nhưng cô biết bà là người rất kiên cường và bản lĩnh. Hồi nhỏ mọi người vẫn luôn nói mẹ cô mặc dù bị bệnh triền miên nhưng bà chưa bao giờ bỏ việc học hành, thậm chí sau này bà còn đi học cao trung, cả xã năm đó cũng chỉ có mỗi mình mẹ cô trúng cử ở lứa tuổi đồng lứa bấy giờ. Cô cũng rất bội phục bà, có đôi khi cô cũng nghĩ nếu bà không mất đi thì cuộc sống của cô chắc sẽ khác rồi. Nhưng điều cô nuối tiếc nhất không phải cái này mà là anh trai cô, chồng cô đều mất sớm, mặc dù có mấy năm gắn bó nhưng cô cũng đã rất yêu người đàn ông trách nhiệm đó mà quyết tâm ở lại nuôi con của hai người, cô luôn nghĩ nếu có cơ hội làm lại cô vẫn sẽ chọn người đàn ông này. Đang lúc Tuệ Mai ngẩn người thì nhìn thấy một cậu bé tầm sáu tuổi bước vào, nhìn thấy Tuệ Mai tỉnh liền chạy vụt ra ngoài la to lên: - Mẹ, Tuệ Mai tỉnh. Tuệ Mai miệng há to ngạc nhiên, đây không phải anh trai cô sao? Cô chắc chắn không nhìn lầm, tuyệt đối không nhận lầm, đây chính là anh trai phiên bản nhỏ của mình, từ bé đến lớn nói cô thân thiết nhất là ai thì đó chính là Tuệ Minh – anh hai của cô, người anh đã luôn che chở, đưa đón cô đi học. Sau này khi cô lập gia đình anh cũng luôn giúp đỡ cho cô. Anh luôn làm rất xứng chức anh trai trưởng trong nhà, chăm lo cho các em mình. Năm cô lập gia đình được sáu năm thì anh cô bị đột quỵ, không cứu được qua đời. Nỗi đau của cô cứ kéo dài đến năm sau chồng cô cũng đi theo. Từ đó cô luôn cảm thấy như bị trượt xuống địa ngục, nỗi đau như thể chưa bao giờ tới tận cùng, luôn hành hạ tâm thần cô. Hốc mắt đỏ lên, nước mắt chảy dài trên má, cô lặng lẽ khóc. Lúc Tiêu Nguyệt đi vào nhìn thấy con gái mình ngồi trên giường vẻ mặt đau khổ, nước mắt nhòe nhoẹt trên mặt. Bà vội vàng bước lại sờ trán con gái đỡ cô bé nằm xuống. - Tiểu Mai, con đau ở đâu? Nói cho mẹ biết, con không thoải mái ở đâu? Vừa nói, Tiêu Nguyệt lấy khăn lau nước mắt trên mặt con gái của mình, nhìn con bé mới ốm mấy ngày mà bị gầy đi một vòng rất đau lòng. - Mẹ? Nghe thấy giọng nói nhẹ nhàng mang theo quan tâm của Tiêu Nguyệt, Tuệ Mai mắt trợn trừng mắt kích động: Đây là mơ đi nhưng sao lại chân thực như vậy? Nếu là mơ cô muốn được đắm chìm trong mơ lâu một chút, cô rất tham luyến khoảnh khắc được mẹ quan tâm, lo lắng như thế. Kiếp trước một chút ký ức về mẹ cô cũng không có nhớ rõ ràng lắm. - Sao lại ngây ngốc nhìn mẹ thế hả? Tiểu Mai con thấy không thoải mái ở đâu? - Mẹ, con không thoải mái ở đâu cả, con chỉ muốn mẹ ôm con thôi. - Cái con bé này. Rất hiếm khi thấy con gái làm nũng giơ tay về phía mình, Tiêu Nguyệt vội bế con gái lên ôm vào lòng, chắc tại mấy hôm ốm mệt nên yếu đuối, bình thường con bé cũng rất hiểu chuyện đấy, cũng do lỗi tại mình con bé mới bao lớn đâu mới có bốn tuổi mà mình đã sinh em, không có thời gian quan tâm bọn trẻ. Đang lúc Tiêu Nguyệt tự trách thì Tuệ Minh dắt theo Tuệ Tâm đi vào. - Mẹ, em đói. - A Nghe thấy con trai bảo con gái thứ ba đói thì bà nhanh chóng đặt Tuệ Mai nằm xuống giường dặn dò. - Tiểu Mai con nằm nghỉ mẹ xống bếp lấy cháo cho ba anh em con ăn nhé. Tiểu Minh con dắt em vào ngồi lên giường trông hai em cho mẹ. - Dạ, con biết rồi ạ. Thấy con lớn hiểu chuyện, Tiêu Nguyệt mở cửa đi ra ngoài, trước khi đi không quên quay lại đầu xác nhận các con có nghe lời mình nói hay không? Trên giường, Tuệ Mai bình tĩnh nhìn hai anh em đang đi về phía mình, trong lòng là kinh hãi không ngừng. Đây không phải mơ đi? Cô đưa tay đi ngắt lấy tay mình. Ai nha, đau thật. Vậy đây không phải là mơ, là thật đấy. Từ kinh hãi, cô phục hồi lại là một hồi kinh hỉ. Chẳng lẽ cô trọng sinh trở lại hồi nhỏ? Nếu ông trời cho cô cơ hội, cô muốn dùng tất cả khả năng để cho gia đình cô luôn ấm áp, cô sẽ khuynh tẫn hết thảy để mẹ cô, anh cô được sống lâu hơn so với kiếp trước. - Anh hai, anh mau dắt Tâm nhi lên chơi với em. - Được. Tâm nhi lại đây em, anh bế em lên giường. Tuệ Minh vòng tay dưới nách nhấc em gái lên giường, sau đó cậu nhóc cũng leo lên ngồi. - Tiểu Mai, em thấy khó chịu ở đâu không? Tuệ Mai nghe thấy anh hỏi thì lắc đầu, sau đó sáu mắt nhìn nhau, mắt to trừng mắt nhỏ, ba anh em không nói chuyện gì. Lúc này, Tuệ Mai mới quan sát hai anh em. Cả hai người đều trắng trẻo mũm mĩm, da trắng, ngoại trừ Tuệ Minh có mái tóc xoăn ra thì nhìn sau này không khác nhau là mấy. Mắt Tuệ Minh to, cánh mũi hơi to, chắc do còn nhỏ mà mẹ cô Tiêu Nguyệt chăm sóc tốt nên lúc này mấy anh em cô đều trắng nõn, không có dáng vẻ gầy của mấy năm sau lớn lên. Mặc dù mẹ kế cũng đối xử với anh em cô cũng tương đối tốt, nhưng dù sao vẫn không phải mẹ ruột mình, hơn nữa trong lúc sống chung cũng không tránh khỏi va chạm, đặc biệt là sau khi mẹ kế sinh em trai nữa. Nếu có thể có mẹ ruột của mình ai lại nguyện ý đi tìm mẹ kế chứ. Nhìn thấy Tuệ Tâm, con bé lúc này chưa tới hai tuổi, như vậy mẹ cô còn chưa có em trai út đâu, liệu cô có thể ngăn không cho mẹ cô đẻ thêm em nữa không? Nghe mọi người nói, vốn sức khỏe mẹ cô đã không tốt sau lại sinh ra bốn anh em cô nên lại càng yếu hơn, sau đó cuộc sống bôn ba vất vả khiến mẹ cô sức cùng lực kiệt mà ra đi. Đời này cô muốn mẹ cô sống lâu hơn, cô muốn có đủ cả ba lẫn mẹ, cô muốn thay đổi để ba cô chăm lo đến gia đình hơn. Lúc này mẹ cô bê nồi cháo vào nhà, múc ra ba bát cháo cho ba anh em ăn. Tiêu Nguyệt quay ra hỏi đứa con gái đang bị bệnh: - Tiểu Mai mẹ đút cháo cho con ăn nhé? Hôm nay ba con không về, ba con ăn cơm trên xã. - Mẹ, con muốn tự ăn, con cũng lớn rồi. Anh hai bế em xuống. Nghe em gái mình gọi, Tuệ Minh nhanh chóng xuống giường bế em đặt xuống đất, sau đó cũng bế luôn Tuệ Tâm xuống, cho hai em xỏ chân vào dép rồi dắt tay hai em ra bàn ăn cháo. Tuệ Minh và Tuệ Mai ngồi một bên bàn, Tuệ Tâm ngồi cùng mẹ để mẹ đút cháo cho bé ăn, Tuệ Mai nhìn vào bát cháo trên bàn lấy thìa thành thục xúc ăn. Bát cháo mẹ cô nấu với xương ống và thịt băm, bát cháo đặc quánh do có gạo nếp, ăn đậm đà mà không ngấy, có mùi thơm của hành hoa. Không biết là do đói bụng hay do không khí hài hòa mà cô ăn hết bát cháo. Đã lâu rồi cô không ăn được bát cháo như này. Bây giờ bắt đầu thập niên chín mươi, có rất nhiều chế độ cải cách mới, ruộng đất hợp tác xã sẽ phân theo đầu người, không còn chế độ tem phiếu nữa. Cho nên khả năng được ăn thịt sẽ nhiều, có thể nói bây giờ gia đình cô cũng thuộc hàng trung đẳng trong thôn, mẹ làm kế toán hợp tác xã, ba làm công an xã, nói chung là có bối cảnh. Tiêu Nguyệt nhìn ba con của mình ngoan ngoãn hiểu chuyện nên cũng rất an ủi, đang định thu dọn cất cháo vào tối cho bọn trẻ ăn thì thấy con trai nhỏ chạy ra lấy bát to vào múc cháo ra đưa cho cô: - Mẹ, mẹ ăn nhiều vào, mẹ ăn cho em con ăn không thể để em đói bụng được, con muốn lần này mẹ sinh em trai cho con, con muốn em khỏe mạnh. - Được, con ngoan của mẹ. Thấy con trai kiên trì, Tiêu Nguyệt mỉm cười nhận cá bát múc cháo ăn, cô định để lại bồi bổ cho các con nhưng con trai cô nói đúng, bây giờ cô đang mang thai, cũng cần bồi bổ nếu không đứa bé sinh ra yếu ớt thì sao? Thôi, tối lại nấu trứng gà cho bọn trẻ ăn vậy. Nghe anh trai nói mà Tuệ Mai đầu óc trống rỗng, mẹ cô đã mang thai em út rồi? A A A cô không thể ngăn đứa em không cho xuất thế chứ? Mẹ cô sẽ không giống kiếp trước mà lại mất chứ? Càng nghĩ càng sợ, Tuệ Mai thân thể run lên, không được, nếu ông trời đã cho cô trọng sinh thì cô có cơ hội sẽ tìm mọi cách thay đổi vận mệnh của mẹ cô, còn một năm nữa cô sẽ tìm mọi cách, sẽ luôn để gia đình luôn ở bên nhau. - Mẹ con vẫn mệt con lên giường ngủ nha. Tiêu Nguyệt nghe con gái kêu mệt thì nhanh chóng cho các con xúc miệng rửa tay chân lên giường, dặn các con nhắm mắt ngủ trưa. Sau đó, cô ăn xong cất dọn đi làm sổ sách, vì cô nghỉ nhưng cả hợp tác xã có mỗi cô là kế toán nên việc này cô không thể nhờ ai làm giúp được, bắt buộc phải mang sổ sách về tranh thủ làm, nếu không công việc ùn lên không biết bao giờ mới làm hết, nghỉ một ngày việc ngày mai lại chồng chất lên luôn.
Chương 2: Nhà cũ Bấm để xem Nằm trên giường Tuệ Mai nhìn hai anh em nhà mình nằm ngủ ngon lành mà lòng chua xót, nếu việc cô quay về không thay đổi được vận mệnh của gia đình cô thì một năm sau các cô sẽ là đứa trẻ mồ côi mẹ, cô phải làm sao đây? Nhìn ra ngoài nhà cô thấy mẹ cô đang vùi đầu vào đống sổ sách, a, cái công việc này không biết đã chiếm giữ bao nhiêu thời gian của mẹ cô, nếu cô nhớ không nhầm, mẹ cô là bị tai biến, căn bệnh thời này rất hiếm mà lại quá khó chữa trị. Đây là dấu hiệu do làm việc gắng sức, không nghỉ ngơi hợp lý, cô lên làm gì để thay đổi đây? - Mẹ. Tiêu Nguyệt quay đầu lại nhìn thấy Tuệ Mai tay đang xoa mắt như vừa tỉnh ngủ, mồm vẫn còn há to để ngáp. - Con ngoan nằm xuống ngủ tiếp đi, vẫn còn sớm con. - Mẹ con muốn mẹ ôm con ngủ. Con muốn mẹ cho cả em trai ngủ nữa. Tuệ Mai ngây ngô nói, tay bụ bẫm vươn về phía mẹ mình. Tiêu Nguyệt nghe con nói hơi nhíu lại mày, cúi đầu nhìn lại sổ sách, thôi công việc thì là công việc, con của mình vẫn quan trọng hơn, con bé vừa ốm dậy. Bà đứng lên gập lại sổ sách lại rồi leo lên giường ru Tuệ Mai ngủ, có lẽ cũng do mệt mỏi nên một lúc sau bà cũng ngủ mất. Nằm trong lòng mẹ mình, ngửi mùi nắng trên quần áo của Tiêu Nguyệt mà trái tim thấp thỏm của Tuệ Mai dần yên ổn lại, cô ngước mắt lên nhìn mặt mẹ mình. Người phụ nữ này đã hi sinh hết tuổi thanh xuân của mình cho các chồng cho con, nhưng khi bà mất đi, vừa qua một trăm ngày mất của bà, người chồng bà đã yêu hết lòng cưới người phụ nữ khác, họ ân ái đến già, thỉnh thoảng có khó khăn vướng mắc chính người chồng ấy đôi khi còn buột miệng nói ra câu trách cứ bà đã đi sớm. Còn các con của bà lớn dần lên nhưng bà đâu biết chúng còn chẳng nhớ nổi khuôn mặt của bà nữa, thật xót xa, thương thay thân phận phụ nữ của bà. Tiêu Nguyệt không có sắc đẹp khuynh thành nhưng trên mặt bà có nét thanh tú, lông mày hình lá liễu gọn gàng, sống mũi không cao nhưng thẳng và gọn, làn da trắng mịn, mái tóc bà dài búi gọn trên đầu bằng mảnh vải buộc ngang lại cho khỏi tuột. Trên mặt lộ rõ nét mệt mỏi, có lẽ do mang thai cộng thêm các con còn nhỏ nên chăm sóc có chút vất vả. Quần áo trên người là vải thô, loại vải này tương đối phổ biến hiện nay, rất ít người có vải cao cấp hơn để mặc, Tuệ Mai nhớ chỉ cách khoảng mười năm sau thì loại vải thô này rất ít người mặc, tuy quần áo rất sạch sẽ nhưng không tránh khỏi có mấy miếng vá, miếng vá không phải vá bắng tay mà là bằng máy. Tuệ Mai nhớ nhà mình có máy khâu công nghiệp, không nhớ rõ là ba mẹ mua hay ai cho, nhưng nhìn cách ăn mặc của mẹ và các cô thì chắc chắn những bộ quần áo này đều được mẹ hoặc ba cô may, ba cô cũng rất khéo tay làm những đồ thủ công không thua kém mẹ cô. Chỉ tiếc kiếp trước ông sống như một con rùa đen rút đầu, luôn đổ tại cuộc sống khó khăn là do mẹ cô mất đi để lại, không chịu cố gắng chỉ rượu chè, lô đề, còn buông bỏ công tác ở xã nữa. Kiếp này sống lại, cô muốn thay đổi cả người ba không biết cố gắng của mình nữa. Tuệ Mai cứ nằm đó nhìn mẹ và hai anh em của mình, cảm giác sống lại thật tốt, một lần nữa nhìn thấy mẹ và người anh đã đi xa của mình. Nằm khoảng một lúc, Tuệ Mai động đậy thân thể định tìm một vị trí thoải mái hơn thì Tiêu Nguyệt tỉnh dậy. - Tiểu Mai, con khó chịu ở đâu? Nói cho mẹ nghe xem? Thấy mình làm mẹ tỉnh dậy mà Tuệ Mai thật ảo não, cô muốn mẹ cô ngủ thêm chút nữa, ai biết vừa động thì mẹ cô lại tỉnh, biết thế cô cứ nằm im một chút nữa, Tuệ Mai không biết rằng từ ngày mẹ cô đẻ anh hai cô đến khi có các cô bà chưa bao giờ để mình ngủ sâu giấc, lúc nào cũng luôn để thần kinh căng hết mức trông nom anh em cô, chẳng qua do mấy hôm nay phải chăm cô suốt đêm nên mới mệt mỏi ngủ thiếp đi một chút thôi. - Mẹ, con khỏe rồi ạ. Mẹ có mệt không? - Mẹ không, con cứ nằm trên giường mẹ phải dậy làm việc đã, con muốn uống nước chứ? - Con tự lấy được rồi. Vừa nói, Tuệ Mai vừa nhảy xuống giường đi đến cạnh bàn với cốc nhựa tự rót cho mình cốc nước uống. Tiêu Nguyệt thấy con gái tinh thần không tệ nên để cô bé tự túc, bà quay ra bàn làm việc tiếp, trong lúc bà đang chăm chú tính toán sổ sách thì thấy giọng con gái mềm nhẹ vang lên sau lưng. - Mẹ, mẹ uống nước đi. Tiêu Nguyệt quay đầu lại thấy con gái mình đang bê một cốc nước, bà rất cảm động cầm lấy cốc nước rồi xoa đầu đứa con gái bé bỏng. - Ngoan, tiểu Mai con lên giường nằm đi, con vừa ốm dậy đừng đứng lâu. Tuệ Mai liếc nhìn sổ sách trên bàn, thấy các số liệu chủ yếu về nông sản thu hoạch xuân hè vừa rồi, cộng thêm chi tiêu phân bón, mà thập niên chín mươi này chưa có máy vi tính chứ nói chi phần mềm kế toán nên mẹ cô toàn phải tính bằng thủ công, vừa lâu mà lại vừa mệt nữa. Mặc dù cô đã từng học qua kế toán nhưng bây giờ cô còn nhỏ nên không thể giúp mẹ cô làm sổ sách được, liệu có ai tin đứa bé hơn bốn tuổi chưa biết chữ lại biết tính toán sổ sách không? Nói ra không ai tin, thậm chí họ cho cô là yêu nghiệt thì chết. Thôi cô cứ làm một đứa bé vô lo vô ưu trước rồi sẽ tính toán sau. Tuệ Mai nghe lời mẹ quay đầu đi về phía giường nằm, trong lúc ngẩn người cô lại quan sát cẩn thận ngôi nhà của mình. Nhà cô hiện tại xây theo hình chữ L, nhà ngói năm gian, ba gian nhà ngoài kê ban thờ tổ tiên chính giữa cửa ra vào rồi kê cái bàn uống nước, bàn rộng một mét, dài hai mét, hai bên kê hai cái ghế dài, cô nhớ nếu nhà ai có công việc gì thì ở thôn sẽ đi từng nhà mượn bàn ghế. Bộ bàn ghế này cô không biết làm bằng gỗ gì nhưng cô biết nó rất tốt, đến khi cô mất mà nó còn chưa hỏng. Bên cạnh bàn thờ nhà cô là chiếc máy may kiểu tiên tiến đang được phủ lên bằng tấm vải dù, có lẽ là tấm vải lúc bố cô đi bộ đội mang về, tất nhiên nó chỉ tốt hơn so với thời thập niên chín mươi này thôi, nó vẫn là chiếc máy may dậm bằng chân chứ không phải máy may chạy bằng mô tơ điện của những năm về sau. Sát góc tường bên phải đi vào cạnh cái máy khâu chính là cái giường mà ba anh em cô đang nằm, nhìn cái giường còn mới tinh thơm mùi gỗ thì cô đoán cái giường này mới được đóng gần đây, có lẽ là do biết mẹ cô mang thai nên ba mẹ cô đóng thêm giường chăng? Đối diện với cái giường chính là cửa sổ kê cái bàn nhỏ khoảng một mét mà mẹ cô còn đang vùi đầu vào làm sổ sách. Nhà ba mẹ cô xây làm theo kiểu mới là gạch đóng bằng tay, ba mẹ cô vì để xây nhà này đã phải chuẩn bị rất lâu, hai người đều tranh thủ lúc nhàn rỗi đi cắt đất về sau đó nhào nặn. Ba cô buổi tối thường thức rất lâu để đóng từng viên gạch, từng viên ngóisau đó sáng dậy sớm bỏ ra phơi, trông mưa trông nắng. Đợi dịp cuối năm nông nhàn thì đi mua than về đóng vào khuôn, cũng xếp ra xếp vào, trông trời nhìn mây đợi cho khô ráo mới xếp lò lung gạch chuẩn bị xây nhà. Sau đó mua vôi về tôi, trộn đều với cát là xây nhà. Ở thôn quê, thập niên chín mươi này, nhà nào mà xây được nhà gạch mái ngói là cũng có của lắm, sau này, cô nghe bố cô kể lại cũng thấy tự hào. Gian nhà trong ba mẹ cô ngăn lại để một cái hòm đựng thóc sát tường, có thể để vào khoảng một tấn rưỡi thóc, cái hòm đựng thóc này rất to làm bằng gỗ có nắp to hai cánh trên mặt, ngày mùa khi phơi được thóc khô ráo, ba mẹ cô thường đổ đầy vào hòm chống chuột và gián. Sát vách tường bên trong là cái tủ đựng bát ba tầng, tầng ở dưới đựng xoong chảo, tầng thứ hai đựng bát, tầng thứ ba có cửa đựng dầu mỡ mắm muối và nếu còn thức ăn thừa cũng cất ở trên. Và bên cạnh tủ bát là cái chum đựng gạo và một cái chum đựng cám nấu cho lợn ăn, đối diện cửa ra vào gian phòng trong, ba mẹ kê chiếc giường, buổi tối mẹ cô và em gái cô sẽ ngủ trên giường đó. Sát cái phòng trong là gian phòng thò ra ngoài, hồi còn bé cô luôn gọi gian phòng này là phòng lồi, nó có một cánh cửa mở trực tiếp ra hiên nhà, vì nó nối liền với mái hiên nên bố mẹ cô đã đổ bê tông luôn, chính vì vậy vào ngày mùa bố mẹ cô sẽ khuân thóc lên trên phơi. Trong gian phòng lồi này ba mẹ cô cũng đặt một cái giường để cho cô và anh hai ngủ, cô nhớ khi mẹ cô sinh em út xong em gái sẽ qua ngủ với cô, còn anh hai sẽ ngủ với ba. Nếu so với các bạn cùng trang lứa thì cô cũng được xếp vào hàng khá giả lúc bấy giờ, bây giờ là một rưỡi chiều, nếu cô nhớ không nhầm thì mẹ cô sẽ chuẩn bị cho em gái cô đi nhà trẻ. Đang lúc Tuệ Mai hồn đi du ngoạn thì Tiêu Nguyệt quay ra gọi Tuệ Minh và Tuệ Tâm dậy. - Tiểu Minh, Tâm nhi dậy đi con. Tuệ Minh xoa đôi mắt buồn ngủ ngồi dậy, sau đó cậu quay qua gọi em gái dậy. Tiêu Nguyệt bê một chậu nước vào rửa mặt cho ba anh em, lau tay chân xong rồi dặn dò Tuệ Minh. - Tiểu Minh, con dắt em đi nhà trẻ cho mẹ nhé, hai anh em đi cẩn thận, nhớ đi sát vào lề đường nghe con. - Dạ, con nhớ rồi ạ. Không ngờ anh hai cô lại ngoan ngoãn mà hiểu chuyện vậy, cô nhớ hồi còn bé không thiếu bị những lúc ăn đòn của anh, mãi khi cô học lớp tám hai anh em mới hết gây gổ nhau, lúc đó anh cô đã bị bệnh nên cô đã thương anh hơn. Đúng là con nhà nghèo nên trưởng thành sớm, con gái cô kiếp trước lớp ba mà cô vẫn phải đón đưa đến lớp.
Chương 3: Người ba tiện nghi Bấm để xem Sau khi anh hai cô đưa Tuệ Tâm đi nhà trẻ, Tuệ Minh về nhà rất tự giác lấy sách ra học, à, anh hai cô đã học lớp một rồi. Tuệ Mai nhàm chán xoay người xuống giường đi đến gần anh hai mình, Tiêu Nguyệt thấy con gái đi về phía con trai đang học thì lo lắng cô bé sẽ quấy rầy anh nên nhẹ giọng dụ dỗ: - Tiểu Mai, con lên giường ngồi cho anh học đi con, lát nữa mẹ mua kẹo cốm cho con ăn nhé? - Mẹ con chỉ ngồi xem anh viết thôi, con sẽ ngoan. Thấy con gái kiên trì Tiêu Nguyệt không nói gì nữa, thỉnh thoảng bà quay sang nhìn hai anh em xác nhận Tuệ Mai không nghịch ngợm thôi, Tuệ Minh mỉm cười nhìn em gái rồi cúi đầu nghiêm túc viết chữ. Tuệ Mai nhìn vào vở thấy anh đang viết là loại vở bốn tám trang ngày xưa, bìa vở không đẹp như hiện đại, chỉ là in đen trắng và có chữ bốn tám trang to đùng, loại giấy này cũng không trắng mà hơi ngả ố vàng như để giấy đã lâu, lại còn mỏng nữa. Trên tay Tuệ Minh cầm cái bút dài như bút chì, ngòi cắm vào đầu bút, cứ viết khoảng hai ba chữ thì lại chấm mực một lần, đây là loại bút ta chỉ có ngòi không có ruột, ngày xưa lớp một cô cũng từng dùng, phải lên lớp hai mới được ba cô mua cho cái bút máy Trường Sơn. Chữ viết của anh hai cô tròn theo tiêu chuẩn nhưng không phải đẹp, nếu đặt chung với nhóm học sinh lớp một thì cái chữ này thực sự không thể nổi bật được. Ngồi ngẩn ngơ mấy tiếng đồng hồ, Tuệ Mai cũng thấy bội phục chính mình tự trôi qua một buổi chiều như thế, ai bảo cô lại trở về thân thể đứa bé chứ? Cô thấy không tự nhiên khi mẹ bảo cô ngồi chơi đồ chơi trẻ con, cái mặt già của cô đỏ lên khi mẹ cầm cái búp bê vải mẹ tự làm đưa cho cô. Thấy trời chiều ngả về tây sắp lặn, mẹ cô đã đi làm cơm chiều, anh hai cô đi đón Tuệ Tâm, Tuệ Mai thấy mình cũng khỏe lại cho lên cô vào nhà lấy chổi quét nhà, sau đó quét sân. Lúc Tiêu Nguyệt từ bếp đi ra cho lợn ăn thấy con gái của mình đang cầm chổi nghiêm túc quét sân thì rất ngạc nhiên. - Tiểu Mai, con để đấy để lát nữa anh hai con về quét, con lên mái hiên ngồi đi, con vừa ốm dậy mà. - Mẹ con khỏe rồi, con muốn giúp mẹ. Thấy con gái không lộ nét mặt mệt mỏi nên Tiêu Nguyệt cũng để con bé tự làm, thôi, dù sao cũng là con nhà nghèo thường đương gia sớm, lại là con nhà nông, mình cũng không thể nuôi con bé thành đại tiểu thư được. Một lúc sau Tuệ Minh dắt theo Tuệ Tâm về nhà, Tiêu Nguyệt đã vào bếp nấu cơm để ba anh em tự chơi với nhau ngoài sân. Sân nhà Tuệ Mai rất lớn được ba mẹ cô đổ bê tông, thường các nhà xây vào những năm cuối tám mươi thì đã đổ bằng bê tông rồi, chỉ có xây và trát tường thì vẫn bằng vôi pha cát thôi. Mép tây phía đông bắc là cánh cổng, thường thì các hộ nhà nông cổng thường không có khóa chỉ là những thanh gỗ ghép lại tránh cho gia cầm, gia khúc ra ngoài đường thôi, rất ít nhà phòng kẻ trộm, vì đa số dân quê rất thuần phát, ít phát sinh trộm lớn, thi thoảng chỉ là bọn trẻ con thiếu ăn thèm cây quả thì ăn trộm chút thôi. Lúc trời sẩm tối thì Tuệ Mai thấy ba cô dắt xe đạp đã trở về, cô ngó nhìn cái đồng hồ vặn dây cót tròn nhà mình thì thấy đã gần sáu rưỡi tối rồi. Ba cô thường năm giờ nghỉ, nếu tính từ xã đội về nhà ba cô đi xe đạp mất ba mươi phút vậy còn ba mươi phút ba cô đã đi đâu? Ba Tuệ Mai là nam trung niên năm nay cũng ba bảy tuổi, chiều cao của ông cũng chỉ tầm một mét sáu, người hơi nhỏ gầy, nhìn ông mặc bộ quần áo quân đội cũ tuy hơi bạc màu nhưng sạch sẽ, trên đầu đội chiếc mũ cối gắn sao vàng nhìn đặc biệt bắt mắt, đây là biểu tượng đặc trưng của quân đội, chỉ những quân nhân đã hoặc đang làm quân nhân mới có. Ba cô đã từng tham gia quân đội từ năm bảy sáu tới tám mươi, sau khi xuất ngũ về địa phương thì được trực tiếp được bổ nhiệm vào phó công an xã. Trên đôi chân quen thuộc là đôi dép cao su không thể quen hơn của quân nhân, ông dắt theo chiếc xe phượng hoàng được xã phân bước vào trong sân. Trên gương mặt ông là đôi mắt to hai mí đen nhánh nhưng không sắc bén mà chỉ mang theo sự nghiêm túc, nói thật ba cô chỉ có khuôn mặt ưa nhìn, không phải dạng bạch kiểm, cũng không phải tay to mặt đại nhưng nếu xếp vào trong đám dông thì cũng không lấy làm nổi bật nhiều. Ông dựng xe bước vào nhìn thấy ba anh em đang tự chơi với nhau thì hơi mỉm cười. - Ba, ba đã đi làm về. - Ừ, các con đang chơi gì? Tiểu Mai đã khỏi ốm rồi à? - Vâng, thưa ba. Anh hai đang dạy chúng con chơi cờ ba quân ạ Ông gật đầu để cac con tự chơi rồi bước vào nhà tự rót cho mình cốc nước để uống sau đó lấy quần áo đi tắm, Tuệ Mai nghe thấy ba mẹ nói chuyện lúc ba cô đi qua bếp. Thực ra gặp lại người ba tiện nghi này, Tuệ Mai trong lòng rất ngổn ngang, tiền kiếp có lẽ cô và ba cô bát tự không hợp, xung đột nhiều, cô không thân cận với ba cô mà thân cận nhiều hơn với mẹ kế, mà tất cả xung đột xảy ra thường thì đều do mẹ kế giở trò, lúc lớn cô cũng suy nghĩ cẩn thận nên cũng suy đoán ra nhưng biết làm sao khi từ bé đến lớn ba cô đúng là cũng không làm tròn trách nhiệm của người cha, đến tận lúc ba cô mất đi thì những khúc mắc cũ vẫn không được hóa giải. Cô luôn cảm thấy ba cô chưa một lần lắng nghe cô nói, cũng như chưa từng thân cận với đứa con nào, nếu có chuyện xảy ra ông luôn mượn lúc uống rượu để trách móc, cũng chưa bao giờ dạy các cô nên làm như thế nào, dần dần cô cũng mất dần niềm tin vào ba cô. Lúc này trọng sinh cô muốn quan sát ba cô đối xử với mẹ cô như thế nào? Nếu như ba cô vẫn sống như tiền kiếp vậy cô sẽ nghĩ thoát ly gia đình sớm hơn. Sau khi mẹ cô làm cơm xong thì bắt đầu tắm rửa cho các con, riêng Tuệ Mai thì được mẹ lau qua người thôi. Chính vì nhìn thấy mẹ cô bận trước bận sau mà ba cô đi làm về chẳng giúp mẹ cô làm gì khiến cô càng bất mãn với ba cô hơn, đây là mẹ cô còn đang mang thai nữa đấy. Lúc ra khỏi nhà tắm cô nhìn thấy ba cô đang ngồi trên bàn hút thuốc thì ánh mắt cô càng bất thiện, người nam nhân này chẳng lẽ không bao giờ biết thương xót vợ con? Hay cô đào tạo, phổ cập một ít kiến thức gia đình cho ba cô? Lúc nhìn thấy anh hai bê rổ bát ra chuẩn bị dọn cơm thì Tuệ Mai quyết định bổ nhào vào ngực ba cô - Lý Hàn Vượng làm nũng. - Ba, con khó chịu, ba đừng đốt, đốt cái này nữa nha. Vừa nói cô vừa nhăn mũi chỉ tay vào điếu thuốc ba cô đang hút dở, trong lòng thì không ngừng thét gào: Trời ơi, ông có nghĩ đến một đám con thơ nhỏ dại nhà ông không? Đứa lớn mới sáu tuổi, đưa nhỏ nhất còn đang trong trứng nước ở trong bụng vợ ông đấy. Dĩ nhiên lúc này Tuệ Mai đã quên tiền kiếp, các anh em cô đã lớn lên trong khói thuốc mà may sao chẳng có mống nào bị chết hay bệnh về khói thuốc mà toàn chết vì cái khác thôi. Nhìn thấy con gái lớn bổ nhào về phía mình lên án, Hàn Vượng nhanh chóng đưa một tay ra đỡ cô bé, một tay khác nhanh chóng dụi tắt thuốc lá. - Được, được ba không hút nữa, tiểu Mai con cẩn thận chút không lại ốm nữa bây giờ. Thấy ba cô nhanh chóng tắt thuốc trong lòng Tuệ Mai vui đến thẳng nhạc lên: Ha ha như thế này là ba cô cũng còn có thể cứu. Kiếp này cô không đào tạo được ba cô thành người chồng, người cha nhị thập tứ hiếu thì cũng sẽ cố đào tạo thành người có trách nhiệm. Xem đi, vừa thấy con gái nói khó chịu đã ngay lập tức dập tắt thuốc, đây là cũng quan tâm cô và các anh em cô phải không? Để bảo toàn cho kế hoạch đào tạo ba của mình, Tuệ Mai quyết định đào tạo từ những việc nhỏ nhất trong nhà. Cô ngưỡng khuôn mặt nhỏ bé về phía ba cô rồi dùng giọng điệu trẻ con như khoe công kể với ba cô. - Ba, hôm nay mẹ phải làm nhiều việc nha. Mẹ chăm sóc con ốm này, nấu cơm cho bọn con ăn này, nấu cám cho gà lợn ăn này, làm việc sổ sách này, tắm cho chúng con này, lại còn phải mang theo em trai trong bụng này. Nhiều mệt nha. Cô cho ba cô một ánh mắt: Cho nên ba à, ba nên giúp mẹ việc nhà đi. Nhận lấy ánh mắt con gái chăm chú nhìn mình, Hàn Vượng hiểu ý đứng lên, đặt con gái ngồi bên cạnh xuống bếp bê nồi cơm gang lên, tiện thể mang theo các nồi thức ăn lên bàn, sắp đồ ăn ra đợi vợ cùng con gái thứ ba ra. Trong lúc nhìn thấy ba cô xới cơm, Tuệ Mai lại nhìn ba cô với ánh mắt thăm dò hỏi ba cô: - Ba ơi, lúc tối con đợi ba mãi, con nhớ ba bảo hôm nay sẽ mua cho con kẹo cốm ăn mà con quét xong sân rồi vẫn chưa thấy ba về? Ba có nhớ mua kẹo cho con không? Hôm nay con ngoan nha, con uống thuốc này, ăn hết cơm này. Mà sao ba về muộn thế? - Ba đạp xe qua con đập xem nước về chưa để đêm nay đi quăng chài, định mai có cá cho các con ăn. Ba quên mua kẹo cho Tiểu Mai rồi, hay để ba bảo mẹ mai mua cho con nhé? - Ba, con muốn ba mua cơ. Ba đã hứa mà. Cô lắc cánh tay ba cô làm nũng trong lòng lại không ngừng xấu hổ tự thấy cái mặt già của mình đỏ lên. Hàn Vượng thấy Tuệ Mai làm nũng thì phá lên cười, giơ tay xoa đầu con bé đáp ứng sẽ mua cho bé. Tuệ Minh ngồi bên cạnh mang theo ánh mắt hâm mộ: Ai nha, em gái làm nũng ba, mình còn không dám đâu. Tuệ Mai tất nhiên nhận được ánh mắt của anh hai mình, thế là cô tưởng anh cũng muốn ăn kẹo cho nên cô lại đưa bàn tay lên bắt đầu đếm: - Ba cũng phải mua cho anh hai nữa, hôm nay anh trông Tâm nhi này, cho Tâm nhi đi học này, làm hết bài tập này, ba mua cho Tâm Nhi nữa, Tâm nhi không khóc nhè, mua cho mẹ nữa, mẹ làm nhiều việc, mua cho em trai.. a nhưng làm sao đưa cho em trai được a? Thấy con gái rối rắm về em trai trong bụng vợ mình, Hàn Vượng rất thích thú sảng khoái giảng: - Được rồi, ba sẽ mua hết cho mọi người. Của em trai con thì để mẹ con ăn, em con sẽ ăn được. Đừng rối rắm nữa. Ăn cơm thôi.
Chương 4: Lần đầu nấu cơm Bấm để xem Ai nha, giả vờ làm trẻ con thật khó mà. Tuệ Mai vui vẻ cười trộm, cô liếc mắt qua nhìn anh hai thấy anh hai cũng toe toét khoe ra hàm răng không cửa. Ha ha, nhìn trông ngộ ghê. Tiêu Nguyệt nắm tay đứa con gái nhỏ vào nhà thì thấy hai đứa con đang cười vui vẻ, nhìn chồng mình khóe miệng cũng nhếch lên, trên bàn cơm đã dọn đầy đủ thì rất ngạc nhiên: Chồng mình từ bao giờ đã biết dọn cơm giúp vợ vậy? Mặc dù trong lòng ngổn ngang trăm bề như thế nhưng cô cũng không nói gì mà dẫn con gái nhỏ về bàn ăn cơm. - Chuyện gì mà ba ba con vui vẻ vậy? - Nguyệt, ngồi đi. Cả nhà ngồi quây quần qua bữa cơm đạm bạc nhưng không khí đầm ấm, Tuệ Mai cảm giác được ba cô cũng yêu thương mẹ cô, không phải thái độ hời hợt với mẹ kế cô kiếp trước. Ăn cơm xong có lẽ do mệt mỏi vì vừa ốm dậy, cũng có thể do tuổi còn nhỏ mà Tuệ Mai đã lên giường ngủ trước, lúc đang mơ màng đánh cờ với chu công cô nghe thấy ba cô nói với mẹ cô đêm nay sẽ đi quăng chài vì nước sông về, mẹ cô nói gì đó nhưng cô không thể tỉnh táo nghe tiếp mà thiếp đi. Sáng hôm sau, Tuệ Mai nhìn thấy trong thùng để một con cá chép to, vây xung quanh cái thùng là anh hai cô và Tâm nhi, hai người có vẻ rất hứng thú. Cô đi vệ sinh cá nhân thì chợt phát hiện hiện giờ thập niên 90 này cả nhà cô chưa ai có bàn chải lẫn kem đánh răng, vậy phải vệ sinh răng miệng làm sao đây? Không có cách nào, Tuệ Mai quay lên phòng trong mở tủ đựng bát ra lấy lọ muối, cô lấy cây gậy ngắn để kéo khăn mặt xuống rồi ra vệ sinh cá nhân, sau đó cô gọi Tâm nhi ra để vệ sinh rửa mặt cho con bé. Cô cũng lấy cốc đựng nước sau đó hòa chút muối vào cốc hướng dẫn bé con cách làm, anh hai thấy cô vệ sinh khác ngày thường thì cũng tò mò qua hỏi, cô giải thích là sợ con sâu ăn mất răng giống Mai Hương hàng xóm (Bạn này bị sún răng kaka lại là bạn học của Tuệ Mai), nghe thấy vậy Tuệ Minh cũng làm theo em gái chỉ. Sau khi ba anh em rồng rắn làm vệ sinh xong lại quay qua xem cá. Tuệ Mai nhìn vào thùng ước lượng con cá chép này nặng khoảng một cân hai, đủ cả nhà cô ăn bữa cơm trưa, cô không nhìn thấy ba mẹ cô đâu thì đoán chắc đêm qua ba cô đi quăng chài về được nhiều cá nên mẹ cô mang ra chợ bán rồi, còn ba cô cũng ra quán bún ăn rồi về đi làm. Tuệ Minh dẫn hai em vào nhà rồi xuống bếp lấy cái bát to ra đựng mấy củ khoai lang bê lên nhà cho các em ăn, sau khi bóc vỏ cậu chia cho em mỗi đứa một củ cầm ăn, cậu nhóc sáu tuổi này đã có phong phạm của anh cả từ khi rất nhỏ rồi. Tuệ Mai đang ăn củ khoai thì nghe Tuệ Minh hỏi: - Tiểu Mai, hôm nay em có đi mẫu giáo không? Lát nữa anh đưa đi. - Anh hai, em muốn đi học, tối về anh dạy em viết chữ nhé? - Ừ, ăn nhanh lên, lát anh đưa hai chị em đi. Bữa sáng ở nông thôn chỉ đơn giản là củ khoai, bát cháo trắng hay là bát cơm nguội thôi, vì tối qua cả nhà đã ăn hết cơm mà sáng nấu cháo hơi lâu, mẹ cô sợ mấy anh em ở nhà múc cháo ăn không bê được sợ bỏng nên chỉ luộc mấy củ khoai cho các con. Sau đó bà tất tả mang cá ra chợ bán không sợ cá bị ươn, để nhà thì ăn không hết, chỉ để lại con cá chép to bồi bổ cả nhà, dù sao bọn trẻ cũng đang tưởi ăn tuổi lớn. Khi ba anh em ăn xong thì cũng sắp đến giờ đi học, vì còn nhỏ nên cả ba chỉ cho gà ăn còn lợn thì lực bất tòng tâm không cho ăn được, với phong phạm huynh trưởng, anh hai cô rót nước đun sôi để nguội trên bàn cho hai em gái uống rồi dắt hai em ra múc nước ao rửa tay cho chúng. Xong xuôi đâu đấy, anh hai cô vai khoác túi vải lên rồi hai tay dắt hai đứa em đi học. Tuy anh hai cô mới sáu tuổi nhưng nhiệm vụ đưa đón em hàng ngày đều do anh đảm nhiệm, thường thì mẹ cô buổi sáng rất bận khi vừa làm đồ ăn sáng, vừa chăm sóc ba đứa trẻ nhỏ, vừa cho lợn gà ăn xong lại nhanh chóng đi hợp tác xã làm việc, nếu hôm nào ba cô đi đánh cá thì mẹ cô còn phải vội vã đem cá ra chợ bán. Nói chung, mẹ cô là thần công việc, không lúc nào thấy bà nguôi chân nguôi tay, đảm đang có tiếng ở làng trên xóm dưới. Tuệ Minh đưa Tuệ Tâm vào nhà trẻ trước rồi dắt Tuệ Mai đi sang nhà mẫu giáo. - Con chào dì ba, con cho tiểu Mai đi học. - Con chào dì ba. Nghe thấy giọng của hai đứa trẻ chào, dì ba Tuệ Mai ngẩng đầu lên đáp; - Tiểu Minh, Tiểu Mai đấy à? Tiểu Mai khỏi ốm nên đi học phải không? Tiểu Mai vào lớp với dì để cho anh hai con còn đi học không muộn. Tiểu Minh đi học cẩn thận nghe con. - Dạ, chào dì ba, con đi học. Tiểu Minh xoa đầu đẩy nhẹ em gái vào lớp học rồi xoay người đi nhanh về phía trường học, Tuệ Mai vào lớp ngồi cạnh dì ba cô. Trong nhà ông bà ngoại cô có sáu anh chị em, mẹ cô là chị cả, sau đó đến cậu thứ Tiêu Phong là bộ đội công tác ở Nhà máy Z27 – bộ Công binh, dì ba Tuệ Mai tên Tiêu Quế, sau khi học xong cao trung cô quay về làm cô giáo làng dậy bọn trẻ mẫu giáo từ ba đến sáu tuổi, Dì tư là Tiêu Mẫn, dì út là Tiêu Ngọc đều lấy chồng làng làm ruộng, riêng cậu năm Tiêu Bình thì làm công nhân nhà máy in báo của tỉnh. Từ lúc ba tuổi, Tuệ Mai đã đi học mẫu giáo, lúc này thì cô cũng chỉ học múa học hát và làm quen dần với các chữ cái chứ cũng không phải học gì nhiều. Dì cô về dạy luôn đổi mới các hoạt động trò chơi cũng như ca múa hát nên được bọn trẻ con rất quý mến. Buổi trưa tầm mười giờ rưỡi thì tan học, lúc này Tuệ Mai sẽ theo các bạn trẻ trong làng dắt tay nhau về nhà. Thời buổi này, các bé nhà trẻ hay mẫu giáo đều tự túc về nhà ăn cơm chứ chưa có bữa ăn nội trú. Còn Tuệ Tâm sẽ đợi Tuệ Minh về đón, ba mẹ cô đi làm đến tận mười một rưỡi mới về. Lúc này về nhà, do cơ thể yếu nên Tuệ Mai cảm thấy rất mệt, cô ngồi nghỉ một chút rồi múc nước ở bể ra lấy khăn lau mặt cho mát. Ở nông thôn đa số dân quê không khóa cửa nhà mà chỉ khép lại thôi nên Tuệ Mai đẩy cửa vào nhà, cô nhìn cái bàn trên có cái xoong, cô đoán là cái xoong sáng mẹ cô luộc khoai, Tuệ Mai mở nắp vung ra thấy còn hai củ nên bẻ ra một nửa củ ăn cho đỡ đói. Tuệ Mai ngẫm nghĩ phải gần một tiếng nữa mẹ mới về nấu cơm thì mệt lắm, cô xoay ra ngoài tìm cái rá để vo gạo, cô múc một lon gạo ống bơ một cân lên rồi bê đi vo, rửa sạch nồi đổ gạo vào. Ùi cái nồi khá to, cô nhấc thử ướm ướm xem mình bê nổi không, thấy khá nặng nếu đổ nước vào thì có lẽ cô bê không nổi. Nghĩ Nghĩ, Tuệ Mai bê nồi cơm gang vào bếp rồi cô múc từng gáo bằng sọ dừa nước đổ vào nồi, cô múc thêm một nồi nước nữa để lát luộc rau muống. Sáng đi làm mẹ cô đã nhặt sẵn rửa rau rồi nên giờ chỉ đun nước sôi để luộc rau thôi, vừa đun cơm và luộc rau xong thì thấy Tuệ Minh dắt theo Tuệ Mai về nhà, Tuệ Minh thấy em gái thứ hai của mình mặt đỏ bừng từ trong bếp đi ra thì giật mình: - Tuệ Mai em lại ốm nữa sao, mặt đỏ thế kia, mau lên giường nằm, bố mẹ sắp về rồi. Kẻ được cho là đang ốm Tuệ Mai: . Đùa chứ, anh hai, cứ đang ốm là mặt đỏ bừng à? Em gái anh sợ anh và mẹ về muộn vất vả nên nấu cơm đó, có ai ốm mà tinh thần thoải mái như em không? - Anh hai, không phải, em nấu cơm, sợ mẹ về muộn vất vả - Ồ, em nấu cơm? Tuệ Minh giục em gái ba vào nhà rồi tò mò vào bếp xem em gái nấu cơm như thế nào, từ lúc lên lớp một, mẹ câu đã dạy cậu nấu cơm và luộc rau đơn giản, buổi trưa cậu về thường sẽ vo gạo nấu cơm, đa số đang nấu dở thì mẹ cậu về sẽ nấu tiếp cho cậu. Nhìn bếp gọn gàng, trên bếp là hai nồi cơm và rau đã hoàn tất, lần đầu em gái nấu cơm mà còn tốt hơn cậu, Tuệ Minh cảm thấy thật ngượng ngùng. Lúc này Tuệ Mai bước vào bê theo cái bát để đựng rau: - Anh hai, anh vớt rau ra hộ em không lại bị đỏ nhé. - Được, Tuệ Mai để anh, em đi lên nhà nghỉ chút đi. Tuệ Mai lên nhà nhìn vào cái xoong trên bàn, lấy ra nửa củ khoai lang dở bóc ra đưa cho Tuệ Tâm, sau khi cô bé cầm cô còn tiện tay bóp nhẹ khuôn mặt của Tuệ Tâm nữa. - Đau, chị beo em đau. - Haha Tuệ Mai đi về phía phòng trong, cô nhìn lên hòm thóc thấy hai cái nồi được úp vung, tò mò cô kê cao chiếc ghế rồi đứng lên xem đựng gì? Ồ nồi đầu tiên là mẹ đang đựng mớ khổ thái sẵn, chắc lúc sáng mẹ đi vội chưa kịp rán lấy mỡ, nồi thứ hai là con cá chép lúc sáng đã được làm sạch sẽ cắt khúc ướp muối, chắc lúc sáng về mẹ cô làm sẵn để trưa về chỉ việc nấu. Cô quay ra ngoài hét to gọi Tuệ Minh: - Anh Hai, anh bê nồi này xuống bếp cho em với, em không bê xuống được. Tuệ Minh nghe thấy em gái gọi mình vội vàng chạy vào nhà, nhìn thấy cô bé con đang kiễng chân nhòm vào cái nồi thì sợ hết hồn. - Tiểu Mai, em xuống dưới cẩn thận không ngã, anh bê cho. Tuệ mai quay đầu nở nụ cười tươi rói với Tuệ Minh vui vẻ nói: - Anh Hai, mẹ mua lá mỡ, em bê xuống anh đỡ bê xuống bếp cho em nhé. Không để Tuệ Minh phản ứng, Tuệ Mai đã nhấc cái nồi xuống, thấy vậy Tuệ Minh vội vàng chạy ra đỡ, chỉ sợ cả em gái lẫn cái nồi rơi xuống. Khi Tuệ Minh mang nồi vào bếp, Tuệ Mai đã nhanh chóng theo sau thúc dục anh hai đặt nồi lên bếp, nhóm lửa rán mỡ. - Tiểu Mai, em có biết làm không đó? Hay đợi mẹ về làm. - Yên tâm đi anh hai, em nhìn mẹ làm nhiều lần rồi, em biết làm. Anh ra lấy nước lau mặt, rửa tay chân cho Tâm nhi đi.
Chương 5: Chuẩn bị sinh Bấm để xem Lúc Tiêu Nguyệt vội vã chạy về nhà thì thấy hai anh em Tuệ Minh đang loay hoay rán mỡ trên bếp, Tuệ Tâm đang ngồi trên giường chơi con búp bê vải cô làm. - Tiểu Minh, Tiểu Mai các con đang nấu gì thế? Để mẹ nấu nốt cho các con ra rửa tay đi. Nghe thấy tiếng mẹ gọi, cả hai anh em đều ngẩng đầu lên nhìn, Tuệ Minh dấp không chờ được vui sướng khoe với mẹ: - Mẹ, mẹ về rồi ạ? Hôm nay Tiểu Mai nấu cơm đấy mẹ ạ, con về em đã nấu xong rồi, con và em đang rán mỡ cho mẹ này. - Tiểu Mai con biết nấu cơm rồi sao? Cẩn thận mỡ lại bắn vào người, sao không để đấy để mẹ về làm, các con còn nhỏ chưa làm được đâu. Hốc mắt Tiêu Nguyệt nóng lên đỏ hoe, vừa tự hào con gái thứ đã trưởng thành biết thương mẹ, vừa đau xót cho con còn quá bé mà phải làm việc. Tuệ Mai thấy sự chua xót trong ánh mắt của mẹ thì hiểu mình đã làm mẹ cảm động. - Mẹ, con lớn rồi nha, con sẽ làm giúp mẹ việc nhà cho mẹ đỡ mệt, mẹ mau vào nhìn con và anh hai đã rán mỡ này được chưa ạ? Tiêu Nguyệt vội để cặp tài liệu xuống đi vào bếp, thấy hai con còn nhỏ đã rán hết mỡ ra chỉ còn tóp mỡ thì rất vui mừng xoa đầu hai đứa con ngoan. - Các con giỏi lắm, đã xong rồi. Tiểu Minh con lên lấy cho mẹ cái bát to xuống đây để mẹ vớt tóp mỡ ra, còn mỡ để ở xoong cho nguội rồi lát mẹ cho vào hũ sành cất đi ăn dần nhé. Tiểu Mai con rửa tay lên chơi với em nhé. - Dạ, vâng thưa mẹ. Tiêu Nguyệt mỉm cười nhìn hai con đi ra nhà bếp, bà quay sang xem nồi cơm hôm nay con gái nấu lần đầu tiên ra, thấy cơm đã chín, không bị nhão hay khô, có lẽ con gái cô có thiên phú nấu cơm. Bạn đang đọc truyện được đăng trên dembuon chấm vn. Nếu Tuệ Mai mà biết trong lòng mẹ cô nghĩ như vậy thì cô sẽ trợn trắng mắt lên; Mẹ, không phải là thiên phú, linh hồn con gái mẹ còn lớn hơn tuổi mẹ bây giờ, nếu nồi cơm này con nấu không xong thì con nên đâm đầu vào đậu hủ cho xong. Nhưng mà tất cả Tuệ Mai đều không biết, lúc này cô đang vào nhà dạy Tuệ Tâm một số bài hát trẻ con, Tuệ Minh thì lấy chổi quét qua cái nhà. Một lúc sau ba Hàn Vượng về, cả nhà ăn cơm trong bầu không khí vui vẻ, Tuệ Minh ríu rít khoe em gái nấu cơm ngon, lại biết rán mỡ nữa, Tuệ Mai ngượng ngùng cười mặt già xấu hổ, hai vợ chồng Hàn Vượng cũng thúc đẩy khen con gái ngoan hiểu chuyện, chỉ có mỗi Tuệ Tâm ngồi im, vừ xúc cơm thỉnh thoảng gật đầu như kiểu gặp cái gì tâm đắc lắm. - Ngon, ăn ngon.. ngon. Giọng trẻ con ngây ngô khiến cả nhà bật cười vui vẻ. Cuộc sống cứ bình lặng trôi, mỗi ngày ba anh em Tuệ Mai vừa đi học, vừa giúp ba mẹ làm việc nhà, Hàn Vượng cũng đã quan tâm đến gia đình nhỏ của mình hơn, qua theo thời gian bụng Tiêu Nguyệt đã rất to chuẩn bị lâm bồn. Tuệ Mai đã biết kết quả lần này mẹ đẻ em trai nên không thấy khẩn trương, trái lại cô nhìn cả nhà lúc nào cũng căng chặt tinh thần nên luôn kể những chuyện lý thú khi đi học lẫn trêu chọc cho cả nhà đỡ khẩn chương hơn. Hôm đó là chủ nhật, ba cô tranh thủ mang chài đi bắt cá vì nước về dễ có cá to, ông cũng muốn bồi bổ cho vợ mình chuẩn bị vượt cạn, vì vợ sắp lâm bồn nên ông dặn các con ở nhà với mẹ không đi đâu chơi, ông đi bắt cá một lúc rồi về. Anh em Tuệ Minh vâng dạ, hứa sẽ ở nhà trông mẹ, Tuệ Minh lấy sách vở ra dạy Tuệ Mai đánh vần, Tuệ Tâm thì ngồi trên giường chơi búp bê vải. Tuệ Mai vì muốn giấu mình biết chữ nên đã quấn chặt Tuệ Minh đòi anh dạy đọc chữ, viết chữ, cô giả vờ rất viết chữ nguệch ngoạc nhưng khi Tiêu Nguyệt và Tuệ Minh cầm bảng chữ viết của Tuệ mai không tránh khỏi tâm thần trấn động, đưa ánh mắt quỷ dị về phía Tuệ mai khiến cho Tuệ Mai cảm thấy chột dạ không yên, tự suy nghĩ xem có phải mình viết chữ khá thành thục khiến cho mọi người nghi ngờ không. Bạn đang đọc truyện được đăng trên dembuon chấm vn. Tiêu Nguyệt ngồi trên giường sắp xếp lại đồ sơ sinh cho em bé, đây là số đồ bà đi xin của mọi người, ở quê người ta quan niệm khi trẻ mới sinh ra nên nặc lại quần áo cũ cho mềm vải, quần áo mới dễ làm da trẻ bị đau rát, đặc biệt là quan niệm trẻ con đã mới sinh mặc quần áo cũ dễ nuôi, khỏe mạnh. Tự dưng bụng Tiêu Nguyệt quặn đau, vì đã sinh ba đứa con nên kinh nghiệm đã nhắc nhở bà biết rằng sắp sinh. - Tiểu Minh, con sang gọi bà cả cho mẹ nhé, Tiểu Mai, con sang gọi bà Vu cho mẹ nhé. - Dạ, mẹ có sao không? - Không sao con, đi nhanh lên hai đứa. Nhìn thấy mẹ nhíu mày, hai anh em vội vàng đi gọi người, Tuệ Mai chạy sang nhà bà Vu ngay hàng xóm, Tuệ Minh thì đi xa hơn vì nhà bà cả (chị gái đầu trong nhà bà ngoại) ở cách mấy nhà. Bà Vu đang ở nhà nhặt vỏ đậu nghe thấy Tuệ Mai gọi bà chạy sang ngay. Dân quê thuần phác, ai có khó khăn gì thì mọi người thường chạy sang nhà nhau giúp đỡ. Vu bà vào sân thấy Tiêu Nguyệt đang mang quần áo đi ra: - Sao, đau bụng rồi à? Để tao đi nấu nước nóng, mày ngồi lên giường đi. - Bà Vu, cháu chưa đau lắm, cháu đi gội đầu tắm đã, đẻ xong phải kiêng lâu lắm. - Ừ, nhanh lên không lại đẻ rơi. Tuệ Minh đâu? - Cháu bảo cháu nó đi gọi bà cả rồi. Nghe gọi bà cả thì bà Vu không nói gì, bà vào bếp lấy xoong to nhất trong nhà ra để lên bếp nhóm lửa, Tuệ Mai thấy vậy thì nói: - Bà Vu, bà để con nấu nước cho, bà giúp mẹ con chuẩn bị đi, lúc nãy con thấy mẹ con nhíu mày. - A, ừ, thế con nấu nước cho sôi lên nhé. Bà vào nhà chuẩn bị đồ cho mẹ con. Mẹ con sẽ sinh được em bé mấp mạp cho con bế nhé. Bà Vu là hàng xóm nhà Tuệ Mai nên cũng biết bình thường cơm trong nhà toàn con bé nấu, dọn dẹp nhà cửa đâu vào đấy, bà thầm khen vợ chồng Tiêu Nguyệt biết cách dạy con, đứa nào cũng ngoan ngoãn, còn nhỏ nhưng đều quán xuyến hết việc trong nhà. Bà Vu ra sân thì thấy Tuệ Minh và bà cả Tiêu Nguyệt bước vào, thấy bà Vu, bà cả liền hỏi: - Có phải Nguyệt sắp sinh không? - Đúng vậy, bà đi gọi bà đỡ Tân đi, em thấy nó đau bụng rồi, em vào thu dọn giường cho nó đẻ đây. Nghe thấy vậy bà cả vội vã đi ra ngoài cổng, không quên dặn dò Tuệ Minh đi gọi bà ngoại và các dì của Tuệ Mai đến. Tiêu Nguyệt nhanh chóng bước ra khỏi nhà tắm, vào trong nhà ngồi trên giường. Bạn đang đọc truyện được đăng trên dembuon chấm vn. Tuệ Mai ở trong bếp đun nước, cô cố nhớ lại ngày mẹ sinh em thì chợt nhớ ra Tuệ Tâm ở trong nhà, sợ bé con sợ cô vội vàng gọi bé con xuống bếp, cô lấy cái ghế nhỏ ra cho Tuệ Tâm ngồi ngay bên cạnh mình trấn an. - Tâm nhi ngoan lát nữa chị Mai đi mua cho em kẹo cốm ăn nhé. - Không ăn kẹo cốm, chị mai làm kẹo lạc cho Tâm nhi ăn. A, con bé còn biết làm nũng cơ, Tuệ Mai mỉm cười gật đầu. - Được, làm kẹo lạc cho Tâm nhi ăn, chúng ta ở dưới này cờ mẹ sinh em trai cho chúng ta. Được một lúc thì nước sôi, Tuệ Mai nhìn thấy bà cả, bà ngoại, bà đỡ Tân, dì ba và dì út của cô bước vào sân. Mọi người vào trong nhà xem tình huống, Tuệ Mai không dám vào nhìn vì cô nhớ tiền kiếp cô và em gái thập thò xem mẹ đẻ nên bị dọa sợ, hai chị em khóc lóc náo loạn không cho mẹ đẻ em, cuối cùng bà cả đành phải dẫn hai chị em về nhà bà cho ăn đường nên hai chị em mới nín khóc, lúc về nhà đã thấy mẹ đẻ em xong rồi. Nước đun sôi rồi, Tuệ Mai thấy dì út mang cái thau nhôm nhỡ ra múc ít nước pha ấm mang vào nhà, Tuệ Mai lấy ra một nắm lạc rồi rang lên chuẩn bị làm kẹo lạc cho Tuệ Tâm. Kiếp này cô muốn được chứng kiến em trai út chào đời. Dì út thấy hai đứa cháu gái hiểu chuyện tự trông nhau thì rất vui mừng, vẫn là chị gái mình giỏi dạy ra bọn nhỏ đứa nào cũng hiểu chuyện, anh rể dạo này cũng thay đổi biết điều hơn ngày trước, biết quan tâm đến gia đình hơn. Cô tò mò nhìn cháu gái nhỏ lấy đường đen cho vào nồi đun nóng lên, bên kệ bếp để một cái sàng đã lót lá chuối (là dụng cụ khi đãi sạn ở gạo, có lỗ thưa nhỏ ở dưới để cho cám gạo rơi xuống, giữ gạo ở trên) - Hai con đang làm gì thế? - Chị đang làm kẹo lạc cho Tâm nhi, dì út ạ. - Con biết làm sao Tiểu Mai? Có cần dì làm cho không? - Không dì ạ, con làm được. Dì út thấy Tuệ Mai có chủ kiến thì không nói gì nữa mà chạy lên nhà xem chị sinh con, Tuệ Mai đun chảy đường đen rồi đổ ra sàng chuẩn bị sẵn, sau đó cô lấy lạc đã rang sát sạch vỏ rồi rắc lên, chỉ đợi nguội là bẻ ăn được. Bạn đang đọc truyện được đăng trên dembuon chấm vn. Tuệ Mai bê sàng ra ngoài hiên nhà đợi cho nguội, Tuệ Tâm nhấc theo ghế nhỏ đi ra cùng và ngồi cạnh canh kẹo lạc, Tuệ Mai mỉm cười nhìn cái đuôi nhỏ đang nhìn chằm chằm kẹo lạc tự chế của cô. Thật ra kẹo lạc cô làm không giống kẹo lạc hiện đại vì nó chỉ là một thanh đường đen lấy từ mật mía đun lên đóng thành cục như cục gạch, một cục đường đen đó là một cân. Đúng lúc này trong nhà truyền đến tiếng kêu của Tiêu Nguyệt, Tuệ Mai trong lòng run lên, đang ngồi chăm chú như Tuệ Tâm mà cũng sợ hãi, Tuệ Mai ké em lên an ủi: - Tâm nhi ngoan không sợ nha, em trai đang muốn ra chơi với chị em mình, lát nữa kẹo nguội, Tâm nhi có cho em ăn không? - Cho em trai. Không sợ chị. Tuệ Tâm quay qua nắm tay an ủi Tuệ Mai. Người được an ủi Tuệ Mai: . Sao có cảm giác mình còn nhỏ hơn Tuệ Tâm vậy.
Chương 6: Thành viên mới Bấm để xem Tuệ Mai thấy Tuệ Tâm không có vẻ sợ hãi nữa nên cô đi đến gần bên cửa nhìn vào trong phòng, nhìn mẹ cô nằm trên giường đau đớn, trái tim cô muốn nghẹn lại. Kiếp trước cô cũng biết mẹ cô cũng bình yên sinh hạ em trai, nhưng lúc đó cô còn nhỏ lại bị hình ảnh mẹ quằn quại trên giường kêu đau nên bị dọa sợ, nhưng vì đã trải qua sinh nở nên kiếp này cô muốn đứng ở ngoài nhìn mẹ và em bình an, đồng thời sẽ để Tuệ Tâm cùng chứng kiến em trai nhỏ chào đời. Ở thời đại này, các mẹ sinh con vẫn ở nhà, rất ít người đi bệnh viện, còn đẻ ở bệnh xá cũng phải hai năm sau mọi người mới quen đến, nếu cô nhớ không nhầm thì năm sau người dân mới được tuyên truyền sức khỏe sinh sản. Càng về sau xã hội phát triển thì người dân mới có cơ hội tiếp cận bệnh viện trung ương với đầy đủ khoa học kỹ thuật hiện đại, đương nhiên cũng kèm theo chi phí khám chữa cao giá, lúc đó đất nước hội nhập, cơ hội kiếm tiền càng nhiều. Khoảng hai giờ sau mẹ Tuệ Mai cũng thuận lợi sinh em út ra, là bé trai được ba cân, mọi người bận rộn bên trong dọn dẹp, hai chị em Tuệ Mai ngồi cạnh cửa nghe tiếng em oa oa khóc thì tò mò nhìn vào nhưng không nhìn thấy gì, người lớn đứng vây quanh giường, thấy thế Tuệ Mai lại dắt Tuệ Tâm quay lại ngồi trên ghế trông kẹo lạc tự chế. Đúng lúc này, Tuệ Mai nhìn thấy người ba hờ vác cái chài đánh cá và thùng cá chạy vào sân thở hổn hển hỏi? - Tiểu Mai, mẹ con sinh em phải không con? - Vâng, thưa ba, mẹ sinh em trai, bà đỡ Tân bảo em được ba cân, con muốn vào nhưng con và em Tâm không nhìn thấy mẹ và em, con ngồi đây đợi. - Con ngoan. Vừa nói ông vừa mang chài đặt xuống, xách thùng cá về phía bể nước mưa để đấy, rồi ông đi thay quần áo vào nhà xem vợ con, trong nhà truyền đến tiếng nói rôm rả. Một lúc sau thấy bà ngoại cô và hai dì tiễn bà đỡ Tân về, vừa đi vừa cảm ơn. Khi bà đỡ Tân về, mọi người bắt đầu phân công nhau ra làm cơm, dọn dẹp nhà cửa. Lúc này Tuệ Mai thấy Tuệ Minh đầu đầy mồ hôi đi vào sân, chắc cậu nhóc chạy đi tìm Hàn Vượng về, bởi vì nước sông về, Hàn Vượng mang chài đi quăng hi vọng bắt được cá to. Ra tới đập gần làng thì lại thấy có mấy người đều quăng chài ở đó nên ông quyết định đi bộ khoảng nửa giờ về phía đập nước xa hơn, Tuệ Minh chạy ra tìm thì không thấy Hàn Vượng đâu nên cậu nhóc đoán ba mình đã đi bên đập xa hơn, với chân ngắn cậu nhóc mất gần một tiếng đồng hồ mới tìm được Hàn Vượng. Hàn Vượng vừa nhấc mẻ chài lên gỡ thấy có mấy con cá chép hơn một cân thì vui vẻ cho vào thùng thì thấy bóng dáng Tuệ Minh vội vàng chạy về phía ông. Từ xa, Tuệ Minh nhìn thấy ba mình bèn hét to lên: - Ba, mẹ đau bụng, mẹ sắp sinh em rồi. - Tiểu Minh, ba biết rồi con đừng qua đây, chúng ta về nhà. Vừa nói ông nhanh chóng thu chài, xách thùng nhanh chân rảo bước về nhà, tới gần Tuệ Minh ông dặn dò cậu bé đi từ từ về cho đỡ mệt, còn ông một tay xách thùng cá nặng khoảng gần chục cân, trên vai khoác chài đánh cá chạy về nhà. Vì vậy, Hàn Vượng về nhà khoảng ba mươi phút sau thì Tuệ Minh mới về tới nhà. Tuệ Mai đứng lên bưng lấy thau nhôm đựng nước về phía Tuệ Minh để cậu nhóc rửa mặt, quay qua thấy ba Hàn Vượng đã làm xong con gà đưa cho dì ba nấu cơm. Dì út thì đi làm cá. Tuệ Tâm hưng trí bừng bừng khoe với Tuệ Minh về em trai béo bụ vừa sinh ra, cả ba anh em chạy vào phòng trong nhìn em. Vừa vào phòng trong, ba anh em lễ phép chào bà ngoại rồi đi về phía giường Tiêu Nguyệt, bà ngoại đã nhắc nhở ba anh em nhẹ nhàng thôi để mẹ và em út còn ngủ, cả ba đều mở trừng to mắt nhìn cậu em út. Nhìn trong bọc nhỏ, cậu nhóc được bọc kín kẽ chỉ lộ ra khuôn mặt nhỏ nhăn nhúm, làn da đen thật không dám khen tặng là đẹp, mắt hai mí rõ ràng đang nhắm chặt, cái môi mím lại thỉnh thoảng chép chép miệng. Tuệ Tâm nhìn không được buột miệng: - Thật xấu Tuy Tuệ Minh không nói gì nhưng nhìn cậu nhóc nhíu lại mày thì biết cậu cũng không hài lòng lắm, nhất là nghe xong Tuệ Tâm nói thì cậu cũng gật nhẹ đầu. Tuệ Mai vì sau này cũng biết dáng vẻ của cậu út rồi nên khi nghe thấy Tuệ Tâm chê xấu thì chỉ bật cười thôi. Ai, sau này lớn lên cậu út không phải là gái theo từng đàn đó sao? - Bây giờ em mới sinh ra nên nhìn vậy thôi, một hai ngày nữa các con sẽ thấy em trắng trẻo bụ bẫm, sẽ là em bé xinh đẹp nhất đấy. Sợ ba anh em có ấn tượng không tốt với em út, bà ngoại Tuệ Mai đành phải lên tiếng giải thích, bà không hi vọng vì lần gặp đầu tiên này mà để bóng ma cho ba anh em, sợ sau này ba anh em này đối xử không tốt với em út. Tuệ Mai thấy bà ngoại vội vàng giải thích thì cũng biết ý nghĩ của bà, vì thế cô làm luôn bảo đảm: - Bà ngoại, dù xấu hay đẹp thì em ấy là em út của chúng con, chúng con sẽ chăm sóc tốt cho em ấy. - Được, được, Tiểu Mai thật ngoan, các con là những đứa bé ngoan sẽ chăm sóc em trai thật tốt, bà ngoại thay mặt em trai con cảm ơn các anh chị tốt trước nha. Cả bốn người đều vui vẻ trong phòng nhìn tiểu sinh mệnh mới đến khi dì ba gọi mọi người ra nhà ngoài ăn cơm. Bà ngoại đánh thức Tiêu Nguyệt dậy để ăn cơm để nhanh có sữa về, Tuệ Mai nhìn thấy trong khay cơm của mẹ cô có bốn hai quả trứng và bốn miếng thịt gà đã bỏ da cùng một bát canh rau ngót. Cô thầm gật đầu, bữa ăn ở cữ của mẹ cũng tương đối có dinh dưỡng. Khi cả nhà ăn cơm xong, Hàn Vượng vội vàng đạp xe đi về phía thôn ông bà nội của Tuệ Mai, nhìn dáng vẻ có lẽ đi thông báo cho ông bà nội Tuệ Mai việc Tiêu Nguyệt đã sinh con. Ba anh em Tuệ Mai được bà ngoại dẫn vào gian buồng ngoài cho ngủ, hai dì của Tuệ Mai sau khi nấu cơm xong cũng đi về luôn vì còn phải nấu cơm trong nhà. Hàn Vượng đem mấy con cá bắt được chọn hai con to nhất cho hai dì của Tuệ Mai, cả hai người đều không khách khí cầm về, dù sao cũng là chị em, không có gì phải khách khí. Lúc ba anh em Tuệ Mai tỉnh dậy nhìn thấy ông bà nội đã tới, cả ba đều ra chào hỏi ông bà rồi đi rửa mặt. Tuệ Mai nhìn về phía ông bà nội của mình. Kiếp trước trong lúc cả gia đình cô khó khăn thì ông bà luôn giúp đỡ nhà cô, cả ông bà nội cô lúc này đều hơn sáu mươi tuổi, mái tóc hoa râm đã có một nửa là sợi bạc trắng. Tuy nhiên, nhìn làn da của hai người đều khỏe mạnh, cả hai còn rất nhanh nhẹn, ánh mắt vẫn sáng quắc, Tuệ Mai nhìn vào mắt của bà nội cô, cô thấy bây giờ bà vẫn còn nhìn rõ, cô ngẫm nghĩ hình như phải năm năm sau bà của cô mới bị hỏng một bên mắt khác. Ông nội cô vẫn hiền lành, hòa ái như ngày nào, ông là người cô kính trọng và luôn được các cháu thân cận, khác với bà nội cô luôn không được các cháu yêu quý cho lắm nhưng nếu xét về sự quan tâm thì bà nội cô cũng quan tâm các cháu không kém gì ông cô, chẳng qua bà cô nói nhiều và có vẻ chanh chua khiến cho các cháu không thích nói chuyện với bà lắm. Ba anh em Tuệ Mai vào nhà nhìn qua em út một lúc, thấy em út vẫn đang ngủ thì ba anh em ra gian buồng ngoài tự chơi với nhau, Tuệ Minh dạy Tuệ Mai viết chữ, Tuệ Tâm ngồi bên cạnh chơi đồ chơi. Ngoài nhà bà ngoại và bà nội đang nói chuyện với nhau, ông nội cô đã cầm dao ra ngoài bụi mây nhà cô chặt mây và lóc mây, Tuệ Mai nhớ tới kiếp trước ông nội cô sau khi nghỉ hưu đã luôn cầm dao đi tìm những bụi mây để lóc bán lấy tiền. Vì làng của ông nội cô là đan thúng, đan nia nổi tiếng trong huyện nên việc bán các sản phẩm thủ công về tre rất phát triển, khi cần cạp lại rổ, ra, thúng, nong, nia thì dùng dây mây dẻo dai cột lại cho chắc. Nhiều khi đi học trên trường trung học cơ sở cô gặp ông bà nội đi chợ bán những bó mây trở về, thường những lúc như thế, ông nội cô sẽ mua cho anh em cô những món quà vặt. Cũng nhiều khi trong nhà có giỗ ai đó, cô cũng sẽ trông thấy ông dắt xe đứng đợi anh em cô ỏ gần cổng trường, nhìn thấy anh em cô sẽ dặn dò buổi trưa trở về nhà ông bà ăn cơm. Cả một tuổi thơ thiếu thốn tình thương mẹ được lấp đầy tình cảm thương yêu của ông bà nội, ngoại. Để Tuệ Mai nói thì trong thâm tâm cô, cô sẽ tôn trọng ông bà nội nhiều hơn bà ngoại, bởi vì không biết có phải do mẹ cô mất, ba cô cưới mẹ kế hay không mà cô thấy tình cảm của bên bà ngoại dành cho các cô luôn có sự ngăn cách, đến cuối cùng dường như là tuyệt giao với bố cô luôn. Thật ra tình cảm rạn nứt xảy ra giữa hai nhà ngẫm nghĩ lại đều do các anh em cô mà ra. Đầu tiên, khi mẹ cô mất, bà ngoại cô muốn ba cô cưới một người phụ nữ mạnh mẽ, khỏe mạnh nhưng ba cô đều không đồng ý, ông lại cưới phụ nữ gầy gần nhà làm mẹ kế cho các cô. Vẫn biết cuộc sống không thể tránh khỏi va chạm, bát đũa còn có lúc xô lệch nhưng khách quan mà nói mẹ kế cô cũng là người có tâm cơ. Bà ấy không chỉ luôn châm ngòi thổi gió quan hệ giữa ba cô và nhà mẹ vợ trước, mà còn châm ngòi thổi gió quan hệ giữa anh em cô và ba cô khiến cho mối quan hệ của mấy cha con luôn lạnh nhạt, nhạt nhẽo vô cùng. Mãi đến sau này khi các cô lập gia đình hết thì mới hòa hoãn được, nhưng vẫn không tài nào thân thiết được nữa. Mà người vợ kế ấy luôn có danh tiếng tốt trong gia đình cũng như làng xóm.
Chương 7: Ông cậu về Bấm để xem Lần ở cữ này của Tiêu Nguyệt được chăm sóc kỹ lưỡng, vì anh em Tuệ Mai còn nhỏ nên bà nội Tuệ Mai đã ở lại chăm sóc con dâu và các cháu. Bà ngoại và các dì Tuệ Mai ở cùng thôn nên không ở lại nhưng họ luôn tranh thủ thời gian đến thăm nhà Tuệ Mai. Người dân trong thôn và họ hàng dần dần mang trứng gà đến thăm Tiêu Nguyệt, nhà ai có quan hệ thân thiết sẽ mua cân thịt lạc đến. Trong tháng ở cữ này, nhà Tuệ Mai luôn có người ra vào. Bà nội ở nhà Tuệ Mai được một tháng thì trở về, Tiêu Nguyệt cũng qua thời gian ở cữ, bà đã trở lại công việc. Ở nông thôn, phụ nữ ở cữ khoảng một tháng là nhà có điều kiện khá rồi. Cuộc sống khó khăn khiến người dân luôn chăm chỉ làm việc. Anh em Tuệ Mai có thêm nhiệm vụ trông em. Thời gian nhẹ nhàng trôi, em út của Tuệ Mai được năm tháng đã bắt đầu ăn bột thì Tết năm mới cũng tới dần. Từ hôm hai ba tháng chạp tới giờ, cả nhà Tuệ Mai rất bận rộn dọn dẹp nhà cửa. Năm nay vụ gieo trồng vụ xuân hè rơi vào trong Tết nên ba mẹ Tuệ Mai rất bận rộn. Buổi sáng tầm ba giờ, Hàn vượng đã dậy sớm ra ruộng nhổ mạ để mẹ Tuệ Mai cấy rồi, nhà có hơn mẫu ruộng chỉ dựa vào sức làm của hai người cho nên ba mẹ cô đều tranh thủ. Trong thôn nhà ai cũng bận rộn nên rất khó mượn người, may mà từ năm ngoái có máy cày bừa về làng rồi người dân bớt khổ một chút. Từ lúc Tuệ Mai nấu cơm ăn ngon, ba mẹ đã để cô phụ trách nấu cơm. Bạn đang đọc truyện được đăng trên Vietnam Overnight. Tuệ Mai tỉnh dậy lúc năm giờ sáng, như thường ngày cô dậy súc miệng rửa mặt rồi lấy rá vo gạo đổ vào nồi nấu cơm. Tuệ Mai vừa đun một ấm nước nữa để lát nữa rửa mặt cho các em nữa. Bây giờ nhà cô vẫn đun bếp bằng rơm rạ hoặc lá cây, Tuệ Minh tranh thủ nghỉ học đi nhặt lá mang về đun. Trong lúc Tuệ Mai nấu cơm, Tuệ Minh lại lấy đồ ăn mẹ chuẩn bị sẵn cắt rửa cẩn thận, để ngoài nhà bếp lát nữa cho em gái nấu. Sau đó cậu bé tranh thủ băm bèo trộn với cám cho lợn ăn, lấy thóc quăng về lũ gà miệng không ngừng kêu. - Chích.. Chích.. Chích.. Trời dần sáng, Tuệ Mai cũng nấu cơm xong, Tuệ Minh cũng làm xong việc nhà. Cô vào nhà gọi em gái dậy. - Tâm Nhi, dậy, dậy đi em, ngoan dậy ăn cơm đi học nốt hôm nay, mai cô giáo cho nghỉ chị cho ở nhà chơi nha. - Chị Mai. Tuệ Tâm mở đôi mắt tròn xoe mông lung nhìn chị gái mình, sau đó quay lưng định ngủ tiếp thì bị Tuệ mai đỡ dậy. - Ngoan, dậy đánh răng rửa mặt, lát nữa ba mẹ về mình cùng ăn cơm. Tuệ Mai nhanh chóng lật chăn ra sờ xuống xem em gái có "dấm đài" không? May quá chăn chiếu còn khô nguyên. Cô với cái áo len, tất, mũ nhanh chóng mặc cho em gái, xong xuôi mới dẫn Tuệ Mai ra ngoài hè (chỗ mái hiên hơi thò ra). Tuệ Minh bưng chậu nước ấm vào rửa mặt cho Tuệ Tâm, sau đó cậu đi ăn cơm còn đi học. Em trai út (tên Lý Tuệ Quân) vẫn còn đang say ngủ, Tuệ Mai không có ý định đánh thức cậu nhóc dậy. Tuệ Mai để yên nhưng Tuệ Tâm thì không phục. Bạn đang đọc truyện được đăng trên Vietnam Overnight. - Chị Mai, sao Tiểu Quân vẫn được ngủ vậy? - Tâm nhi ngoan, lát mẹ về mới gọi em dậy. Hai chị em mình dậy ăn cơm còn đi học. - Dạ. Sau khi hai chị em vệ sinh cá nhân xong thì ra nhà ngoài ăn cơm, lúc này Tuệ Minh đã xới sắn cơm. Từ đầu vụ mùa đến giờ buổi sáng Tuệ Mai đều nấu cơm không nấu cháo sáng nữa, đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Ba anh em ăn xong cơm, Tuệ Minh dọn dẹp đi học, Tuệ Mai lấy một muỗng bột và một quả trứng gà bỏ lòng trắng ra nấu cho Tuệ Quân ăn. Vừa nấu xong, chưa kịp đổ ra bát cho nguội thì vợ chồng Tiêu Nguyệt về. Tuệ Mai xách cái ấm đun nước ra cho ba mẹ rửa rồi quay lại bếp tiếp tục đổ bột ra bát bưng lên nhà. Tuệ Tâm thấy ba mẹ về thì bé nhanh chân vào phòng trong đánh thức em út dậy, Tuệ Mai lại múc chậu nước nhỏ ấm vào rửa cho em. Hai chị em phối hợp công việc nhà rất ăn ý, đến khi Tiêu Nguyệt vào nhà bắt đầu đón con trai nhỏ dậy vệ sinh cho bé. Xong đâu đấy, hai chị em bắt đầu dắt tay nhau đi học, Hàn Vượng cũng nhanh chóng ăn cơm rồi đi làm. Riêng Tiêu Nguyệt, bà ở nhà trông con nhỏ mang sổ sách về làm. Vụ mùa, hai vợ chồng bà đều tranh thủ làm từ ba giờ sáng đến bảy giờ sáng, buổi trưa từ mười một giờ đến một rưỡi chiều, buổi chiều từ năm giờ đến tám giờ tối. Vì hai vợ chồng đều làm nhà nước, giờ giấc nghiêm chỉnh nên việc nhà đều tranh thủ làm. May mà bọn nhỏ càng lớn càng hiểu chuyện, cúng đều tự lo được cho bản thân lại còn biết giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. Hôm nay đã là hai bảy tết rồi, sáng còn hai miếng ruộng, vợ chồng Hàn Vượng cấy cố cho xong còn dọn nhà sắm sửa đồ đạc cho năm mới nữa. Hôm nay là ngày học cuối của ba anh em Tuệ Mai rồi được nghỉ Tết khoảng mười ngày, buổi trưa Tuệ Minh được về sớm nên ghé qua lớp mẫu giáo đón hai em về luôn. Ba anh em đi về tới sân kho của thôn (sân chung để đồ vật của thôn) thì thấy một chiếc xe Jeep bốn chỗ đỗ ở sân. Tuệ Minh reo lên sung sướng, kích động. - Ông Nhận về, hoan hô, Tiểu Mai, Tâm nhi ông cậu về. Tuệ Tâm không hiểu ông Nhận là ai, nhưng thấy anh hai vui vẻ nên cô bé cũng nhảy lên vui sướng như anh, Tuệ Mai nhìn xe Jeep ánh mắt phức tạp. Nhưng để không mất hứng thú của hai anh em nên cô cũng tỏ ra vui vẻ. Tuệ Mai cũng rất vui khi gặp lại ông, đây là người đời trước vừa là ân nhân, vừa là người quan tâm cả nhà Tuệ Mai nhất. Chẳng qua Hàn Vượng càng ngày xử sự vô cùng quá đáng khiến cho hao hết kiên nhẫn, sự quan tâm của ông với gia đình cô. Bạn đang đọc truyện được đăng trên Vietnam Overnight. Ông tên Trần Nhận là em trai ruột của bà ngoại Tuệ Mai. Thời thanh niên, ông là một phần tử tri thức nổi tiếng không chỉ trong thôn mà còn ở toàn tỉnh. Sau này ông tham gia trong quân đội, thoát ly lên thủ đô dựng nghiệp, nhưng ông là người rất trọng tình trọng nghĩa. Trong làng không chỉ họ hàng mà ngay cả dân làng, ông đều tạo điều kiện cho thoát ly tìm việc trên Hà Nội. Đời trước, người làm cô kính trọng nhất, áy náy nhất chính là ông Nhận. Tuệ Mai nhớ năm nào cũng tầm hai bảy, hai tám Tết ông sẽ về quê thăm họ hàng quê quán, ai có việc gì chỉ cần trong tầm tay ông sẽ giúp đỡ. Lúc mẹ Tuệ Mai bị bệnh, khi ông nhận được điện thoại của bà ngoại cô, ông đã tức tốc đánh xe về đưa mẹ cô lên bệnh viện trung ương để chữa trị. Mẹ cô qua đời lúc cô sáu tuổi, ông đã không ít lần giúp đỡ cho ba cô xây đi xây lại tận ba cái nhà. Đời người ta chỉ tích cóp xây một cái nhà là đủ nhưng ba Hàn Vượng cô lại lấy lý do mẹ cô báo mộng để xây lại nhà những ba cái. Còn anh trai cô bị bệnh lúc học lớp chín, ông cũng không nói hai lời đón anh trai cô lên tuyến viện trung ương chữa bệnh tận năm năm. Có thể nói ông đã tận tình tận nghĩa với cả nhà cô rồi. Còn Tuệ Mai sau khi học cao đẳng trên Hà Nội, ông là người cung cấp tiền bạc cho cô, kể cả sau này cũng xin việc cho cô nữa, rất tiếc về sau cô lại không theo nghề ông chọn mà làm việc khác. Sau này, khi lớn một chút Tuệ Mai đã thắc mắc lý do ông đối xử quá tốt với nhà cô và lý do này hầu như cả làng đều biết. Vì thời còn trẻ mải mê gây dựng sự nghiệp nên ông không thể chăm sóc đấng sinh thành được, mà mẹ cô – Tiêu Nguyệt lại là người chăm sóc họ. Ba Hàn Vượng lấy mẹ Tiêu Nguyệt thì quyết định ở lại rể nhà ba mẹ của ông Nhận luôn. Rồi họ lần lượt qua đời, đặc biệt mấy năm lúc ba mẹ Tuệ Mai mới cưới nhau, bà ngoại Tiêu Nguyệt bị bệnh liệt giường, ba mẹ Tuệ Mai là người cận kề chăm sóc hàng ngày. Chính vì áy náy không ở bên chăm sóc ba mẹ, mà để cho vợ chồng cháu gái lo liệu hết nên sau này dù không có mẹ cô, ông Nhận đều tận hết sức thỏa mãn ba cô. Bạn đang đọc truyện được đăng trên Vietnam Overnight. Ba anh em Tuệ Mai vào nhà nhìn thấy người đàn ông đã ngoài ngũ tuần ngồi trên bàn uống nước, bên cạnh là Tiêu Nguyệt đang bế Tuệ Quân cười nói. Tuệ Mai không có ký ức về mẹ cô kiếp trước, cô không biết Tiêu Nguyệt ở bên cạnh ông cậu lại vui vẻ đến vậy, nhìn bà cười tươi nên rất đẹp. Tuệ Mai ngẩn ngơ trong nụ cười của mẹ, đến khi thấy Tuệ Tâm lắc tay mình mới tỉnh hồn. Lúc này Tiêu Nguyệt đang mỉm cười nhìn ba anh em Tuệ Minh. - Cả ba con vào chào ông cậu đi, đứng ngẩn người ở đó làm gì thế con? - Dạ, con chào ông cậu ạ. Cả ba đồng thanh chào ông rồi chạy sà về phía ông vui vẻ, ông cũng nhanh chóng giơ tay ôm bọn nhỏ vào lòng.. - Ồ, ông cũng chào các cháu. Lần này ông về mang rất nhiều bánh kẹo và đồ chơi cho các cháu nha. - Hoan hô ông, ông cậu muôn năm. - Yêu ông nhất trên đời. Tiêu Nguyệt nhìn các con ríu rít bên cạnh mà vui vẻ, ngay cả Tuệ Quân không hiểu mọi người nói gì nhưng thấy anh chị reo vui thì cũng toe toét theo. Để các con đỡ kích động xong, Tiêu Nguyệt dặn dò bọn nhỏ trông em, bà đứng lên chuẩn bị nấu ăn. Ông cậu thì đứng lên đi thăm mộ tổ tiên và họ hàng, vì ông về tranh thủ có một ngày nên rất bận. Ba anh em Tuệ Mai cũng không quấn ông nữa, mà phân công giúp đỡ Tiêu Nguyệt nấu cơm. Kiếp trước một thời gian Tuệ Mai đã ở trên Hà Nội, cô cũng từng đến nhà nấu ăn cho ông cậu nên cũng biết một số sở thích của ông. Tuệ Tâm ngồi chơi trông Tuệ Quân, hai anh em Tuệ Mai nhặt rau, rửa rau giúp Tiêu Nguyệt.
Chương 8: Chuẩn bị đón Tết Bấm để xem Theo như sự hiểu biết một số sở thích kiếp trước của ông cậu, Tuệ Mai nói với Tiêu Nguyệt một số ý kiến của cô về các món ăn. Cô biết ông cậu không thích thịt thái to như ở quê nhưng để cô cầm dao thái thịt thì hơi khó. Ở đây, cả năm có rất ít nhà được ăn thịt, mỗi lần nhà ai có công việc thì mua rất nhiều thịt bày lên mâm. Mà ông cậu ở trên thủ đô nhiều, với địa vị của ông luôn được mời đi nơi này nơi kia, mỗi lần về quê ông chỉ muốn được đắm chìm vào thiên nhiên, ăn những món dân dã thôi. Ba mẹ cô thì không hiểu điều đó, cũng có lẽ do sự tôn trọng với khách nên nghĩ cách tiếp đãi chu đáo nhất là nấu nhiều món ăn ngon bằng thịt. Tuệ Mai nhờ mẹ nấu cho một bát canh cua mồng tơi, vì tối qua ba cô có đi nhấc rọ được một ít cua. Mồng tơi thì ra vườn hái, mặc dù không non lắm như đúng mùa rau nhưng chỉ hái lá ăn cũng rất ngon rồi. Hôm qua mẹ cô có làm một nồi cá chạch kho tương, bây giờ mẹ đang luộc gà và xào thịt. Tiêu Nguyệt vừa nấu ăn vừa nhìn hai con giúp mình mà lòng ấm áp, các con bà tuy nhỏ tuổi nhưng chúng rất ngoan và chăm chỉ, không bao giờ phải để bà bận lòng. Vì bếp đun bếp rơm, bà sợ bụi đến bọn trẻ nên để chúng phụ giúp ở ngoài, trừ khi bà không có nhà thì thôi. Trong lúc Tuệ Minh dọn bàn, Tuệ Mai lấy đĩa gắp cá chạch ra, lấy bát múc canh cua và cà pháo muối. Sau đó cô mang từng món ăn lên bàn bày bát đũa ra. Đĩa cá kho chắc thịt, mền xương, đậm đà gia vị, thơm đặc trưng của mùi tương. Bát canh cua đồng nấu mồng tơi chuẩn vị, phần thịt cua kết thành từng mảng, phần nước canh ngọt và không bị đục, gạch cua có màu vàng và rau mồng tơi xanh. Cách muối cà pháo của mẹ cô đúng chuẩn dân quê miền bắc nên luôn đảm bảo được độ giòn, không thâm đen, ngon và bảo quản được lâu. Khi sắp xếp xong, Tuệ Mai mang đĩa xuống bếp và gắp từng món ăn mẹ nấu lên bàn, còn Tuệ Minh đi mời ông cậu về ăn cơm. Đứng như dự đoán của Tuệ Mai, Trần Nhận ăn bữa cơm rất ngon miệng, ông chỉ ăn canh cua, cá kho và cà pháo. Ông cũng biết cuộc sống của cháu gái mình không đầy đủ nhưng lúc nào cũng vui vẻ hạnh phúc. Tiêu Nguyệt dạy con rất tốt, những đứa bé này đều ngoan và biết thương ba mẹ. Đây là cháu gái ông yêu thương nhất, cháu gái ông không những học giỏi, lại còn rất tình cảm. Bao năm mẹ ông nằm liệt trên giường toàn bộ đều nhờ vào Tiêu Nguyệt chăm sóc. Những lúc ông về nhà nhìn mẹ ông không tự chủ phóng uế, vợ và các chị gái, họ hàng ông đều nhăn mũi bỏ đi thì riêng Tiêu Nguyệt không ngần ngại thay đồ, rửa ráy cho bà. Đây là điều ông nợ Tiêu Nguyệt, cũng là nợ ba mẹ ông. Dù trong hoàn cảnh nào ông cũng sẽ tận khả năng làm cuộc sống cháu ông tốt hơn. Mấy năm trước về nhà, ông nhìn thấy người cháu rể này cũng yêu thương vợ con nhưng vẫn còn gia trưởng lắm. Ông nghe mọi người kể, Tiêu Nguyệt vì làm kế toán hợp tác xã nên không có thời gian nghỉ để làm vụ mùa, cô cháu ông đều tranh thủ buổi trưa làm việc đồng áng. Có một hôm Tiêu Nguyệt mải miết cấy cố cho xong thửa ruộng thì nhìn thấy Hàn vượng bế con bé thứ ba mới một tuổi ra, đặt lên đầu bờ và chạy xuống nhổ hết mạ cô cháu ông cấy, lý do rất đơn giản là cháu rể ông không dỗ được con khóc và không có người nấu cơm trưa. Ông cũng thấy xót xa cho cháu, nhưng năm nay về ông toàn nghe được lời khen của mọi người về cháu rể ông, nghe nói đã thay đổi rất nhiều, bọn trẻ cũng trưởng thành nữa. Ông vui mừng cho cuộc sống của cháu gái ông. Nhìn gia đình Tiêu Nguyệt quây quần ăn cơm, không khí ấm cúng vui vẻ, các con biết nhường nhịn nhau, hai vợ chồng tình tứ hòa hợp. Trần Nhận hài lòng. Ăn cơm dọn dẹp xong, Tiêu Nguyệt chuẩn bị cho Trần Nhận đồ mang đi gồm một con gà, một con vịt, ổ trứng gà năm mươi quả, một ít rau dưa trong vườn. Anh em Tuệ Mai thì vây quanh đồ ông cậu mang về, ba anhem rôm rả chọn lựa quần áo cũ, xem ai mặc vừa thì lấy. Chọn mệt mỏi, ba anh em lên giường ngủ trưa, lúc tỉnh dậy ông cậu đã đi rồi. Cả gia đình Tiêu Nguyệt chuẩn bị cho tết sắp tới, đây là tết đầu tiên Tuệ Mai đón cùng gia đình sau khi trở về nên háo hức hết sức. Hai chị em Tuệ Tâm và Tuệ Quân ngồi chơi võng ngoài sân. Cả nhà dọn dẹp đồ dạc, che chắn cẩn thận để quét vôi tường Cô chạy tới chạy lui cùng Hàn Vượng quét lại vôi tường, cô dùng cái chổi nhỏ Tuệ Minh buộc cho quét phía góc tường. Ba Hàn Vượng và mẹ Tiêu Nguyệt phụ trách quét trên cao. Đầu tiên, Ba Hàn vượng đổ nước vào thùng, sau đó cho vôi cục vào từ từ, ba nói không nên làm ngược lại. Nếu người thợ cho vôi vào thùng trước, sau đó mới đổ nước thì rất nguy hiểm. Vôi gặp nước sẽ sôi lên, thoát ra những lớp khí dày đặc, khó chịu. Vôi ngâm trong nước qua đêm là có thể dùng tốt. Ở quê, khi quét vôi người ta thường quét ba lớp. Nếu quét vôi màu thì lớp đầu quét trắng, hai lớp sau quét màu. Nếu quét vôi tường trắng thì lớp đầu quét vôi trắng, lớp sau cũng là vôi trắng nhưng pha đặc hơn một chút, như vậy chỉ cần hai lớp là được. Tuệ Mai và Tuệ Minh làm theo hướng dẫn từ ba, quét vôi đều tay từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Nhúng ngập phần chổi vào thùng vôi, khi nhấc chổi lên, quẹt nhẹ vào miệng thùng vôi để lấy vừa đủ lượng vôi cần thiết.
Chương 9: Gói bánh chưng Bấm để xem Hai anh em làm việc hăng say, tất cả đều mới lạ đối với kí ức tuổi thơ Tuệ Mai. Giờ phút này cô muốn trân trọng từng giây phút gia đình quây quần bên nhau, kể cả làm việc hay nghỉ ngơi cô đều không muốn bỏ lỡ từng giây phút nào. Theo trí nhớ kiếp trước của cô, mẹ cô chỉ đón được cái tết lần cuối cùng này thôi, cô muốn được tận hưởng khắc sâu những cảm giác ngọt ngào này bù vào khoảng thời gian đã qua của kiếp trước. Tiêu Nguyệt thỉnh thoảng liếc nhìn về hai con lớn của mình, trong lòng bà không khỏi dấy lên niềm tự hào, bà mỉm cười nhìn qua người chồng đã gắn bó với mình bao năm qua, ánh mắt không giấu nổi niềm hạnh phúc. Hàn Vượng đang quét tường như có linh cảm cũng ngước nhìn về phía vợ mình, ông thấy trong mắt vợ không giấu nổi niềm vui. Khi thấy ông nhìn qua, vợ ông đã hất hất cằm về phía hai con lớn đang chăm chú đứng quét góc tường. Hàn Vượng mỉm cười lại với vợ, ánh mắt không tự chủ nhìn về hai con của mình mang theo cưng chiều. Ông lại nhìn ra sân ngó hai đứa con nhỏ đang ngồi ở trên võng, hai chị em ngoan ngoãn ngồi chơi búp bê mẹ làm cho, thỉnh thoảng truyền tới giọng nói rủ rỉ của hai chị em và tiếng cười trong veo giòn tan của trẻ nhỏ như muốn xua đi cái giá lạnh khắc nghiệt của mùa đông miền bắc. Hàn Vượng quyết định làm càng nhanh càng tốt. Trời tháng chạp ở miền bắc không giống như các vùng miền khác trong nước, mặc dù không có mưa nhưng cái giá rét của mùa đông lại khiến người ta lạnh buốt như cắt da cắt thịt vậy. Hàn Vượng nhìn các con của mình đang được bọc lại trong những cái áo bông cũ giống như con lật đật nhưng ấm áp, ánh mắt bọn nhỏ ngây thơ vui vẻ khiến ông càng kiên định cố gắng muốn làm việc thật tốt chăm lo cho gia đình nhỏ này. Cả nhà bận rộn xoay quanh, dọn dẹp xong trời cũng tối hẳn, không biết có phải ảo giác Tuệ Mai hay không mà cô lại thấy rõ sự thay đổi của ba cô khi phối hợp làm việc nhà rất nhanh chóng. Cô ngờ ngợ như nhận ra gì đó, rồi bất giác cô mỉm cười vui vẻ: Nếu ba cô biết trân trọng hạnh phúc này thì thật tốt. Chỉ có điều làm sao cứu được mẹ cô ở nửa năm sau? Người ta nói, ông trời bắt đi lúc nào phải đi lúc đó, đây mới là vấn đề nan giải, bức thiết của cô. Mẹ cô có sống tiếp hay không là một bước ngoặt quan trọng nhất cho cả nhà. Nếu cô không muốn bị bánh xe vận mệnh chạy trở lại giống kiếp trước thì trước tiên cô phải cứu được mẹ cô, làm sao để bà thoát khỏi sinh tử đây? Tuệ Mai đang mải trầm tư nên không chú ý tới Tuệ Minh đang đứng gần nhận ra sự trầm mặc của em gái, cậu nhanh chóng vỗ vai em gái nhỏ khi cô cứ cau mày suy nghĩ. - Nghĩ gì đâu, mày nhăn hết rồi? Em không đi tắm rửa đi rồi còn ăn cơm sao? Vừa nói cậu vừa tiến lên đằng trước, cả bàn tay bao trùm lên mặt em gái mình, hai ngón tay cái di di hai lông mày đang nhíu chặt của Tuệ Mai lại. Em cậu còn nhỏ mà cứ như ông cụ non thật, nhiều lúc cậu có cảm giác em cậu làm việc giống người lớn ghê. Đôi khi lại hay rơi vào trầm lặng như người lớn đang suy nghĩ một vẫn đề gì to lớn lắm, cậu chỉ muốn các em của mình vui vui vẻ vẻ lớn lên giống bao đứa trẻ khác. Ài, trẻ con thì cứ làm đủ trức trách của trẻ con đi chứ phải không? Bất ngờ Tuệ Mai bị anh vỗ vai thì giật mình, ngay sau đó cô cảm nhận được các ngón tay Tuệ Minh đang cố gắng làm giãn lông mày cô ra. Cô ngước mắt mỉm cười nhìn anh, đây là người anh trai luôn chăm sóc cho cô kể cả kiếp trước lẫn kiếp này, một người anh hoàn hảo đúng nghĩa. - Dạ, anh hai. - Đi, anh em mình đi múc nước nóng ra tắm, mẹ đã chất củi đun nồi nước to rồi. Hai em ngồi trong nhà chơi ngoan nha. Anh và chị của các em sẽ quay lại ngay thôi. - Dạ. Tuệ Minh dẫn em gái thứ hai của mình ra ngoài không quên quay đầu lại dặn dò hai em còn lại. Tuệ mai bật cười: - Anh hai, sao anh giống ông cụ non vậy? Tuệ Minh quay ra cốc nhẹ vào đầu của em gái, ai mới giống ông cụ non chứ? Mới tí tuổi đầu đã luôn trầm tư rồi. Hai anh em bước ra sân nhìn thấy ba Hàn Vượng đang bê thùng nước to vào nhà tắm, mẹ Tiêu Nguyêt nhìn thấy hai anh em thì nói: - Tuệ Mai, con vào nhà tắm mẹ tắm trước cho con nhé. Tuệ Minh, con rửa tay vào trong nhà lấy quần áo của hai anh em ra đây. Em tắm xong thì con tắm. - Dạ. Cả hai anh em nhanh chóng làm theo lời mẹ dặn. Lúc đi vào nhà tắm, Tuệ Mai nhìn thấy ba mình đang thử nước nóng, nhìn thấy cô, ông vẫy tay để cô lại gần. Sau đó ông nói vọng ra ngoài. - Để anh tắm cho con, em đi nấu cơm đi nha vợ. - Vâng, anh nhớ tắm cho con cẩn thận. Hai vợ chồng đối đáp nhanh chóng, Tuệ Mai lại gần thoát mấy lớp quần áo ra, cô thật ngại ngùng, kiếp trước cô không nhớ ba mình đã từng tắm cho mình chưa? Nhưng bây giờ bảo cô cởi quần áo trước mặt ba thì thật xấu hổ. - Ba, con tắm một mình được rồi ạ! Ba đi ra ngoài đi! - Ồ, con gái ba đã biết xấu hổ rồi à? Con lớn thật rồi. Lại đây. Ba tắm nốt cho con lần này thôi. Hàn Vượng buồn cười xoa đầu con gái nhỏ, mới có năm tuổi đã biết ngượng ngùng rồi, nhưng trời giá lạnh này ông phải nhanh chóng tắm cho cô, nếu không sẽ rét lắm. Hàn Vượng giúp Tuệ Mai cởi bỏ lớp áo cuối cùng ra, ông tắm sơ qua cho con bé rồi bế con bé cho vào thùng tắm ấm khỏi lạnh. Nhìn con gái co rúm vẻ không được tự nhiên, lại bởi vì lạnh nữa bàn tay ông cố gắng kì cọ cẩn thận, nhẹ nhàng lưu loát, những chỗ nhạy cảm ông để con tự làm, con ông đã lớn rồi. Cả nhà phân công nhau việc nên mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ. Một ngày lao động cực mệt đã qua, đêm nay ai cũng cảm giác ngủ say. Sáng ngày hai chín tết, lúc bốn anh em Tuệ Mai tỉnh dậy đã nhìn thấy ba mẹ đang chuẩn bị gói bánh chưng rồi. Cả bốn đều háo hức, mong chờ ngày tết này. Sau khi cả nhà ăn sáng xong quay quần bên thúng gạo đỗ đã được Tiêu Nguyệt ngâm, đồ cẩn thận. Tục gói chưng ngày Tết đã trở thành nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, được lưu truyền từ xa xưa đến tận ngày nay. Mỗi khi Tết đến Xuân về, người người, nhà nhà lại gói bánh chưng ăn Tết, dâng bánh lên bàn thờ tổ tiên. Bốn anh em vừa làm vừa nghe ba Hàn Vượng kể lại sự tích ra đời của bánh chưng Theo truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy", vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ, vua Hùng triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: Vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi. Các vị quan Lang lên rừng, xuống biển tìm châu ngọc và các sản vật quý để làm lễ vật dâng lên nhà vua. Người con trai thứ mười tám tên là Lang Liêu là người nghèo khó nhất trong số các vị quan Lang nhưng tính tình hiền hậu, lối sống đạo hạnh, hiếu thảo với cha mẹ. Không thể tìm những sản vật quý hiếm về dâng vua cha, chàng đã dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để làm ra hai loại bánh chưng và bánh dầy tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật dâng vua. Lễ vật của Lang Liêu rất hợp ý vua Hùng và vua Hùng đã truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật linh thiêng trong nghi thức thờ cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn đối với ông cha, là món ăn không thể thiếu của người dân Việt Nam những ngày Tết. Chẳng thế mà dân gian Việt Nam có câu: Bên ngoài xanh lá dong xanh. Bên trong nếp mỡ, đỗ hành hạt tiêu. Gói nghĩa tình, gói yêu thương. Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ. Bánh chưng ngon phải chọn gạo, đỗ, thịt lợn ngon. Gạo thì chọn loại nếp cái hoa vàng để chất lượng bánh dẻo, rền. Đỗ thì chọn đỗ màu vàng tươi mới thơm ngon. Thịt thì là thịt ba chỉ vừa có nạc vừa có mỡ. Lá dong gói bánh dùng loại bánh tẻ, loại không non mà cũng không già thì khi bóc bánh ra màu xanh đẹp. Luộc bánh khoảng 10 tiếng đồng hồ. Tay Hàn Vượng vừa gói vừa chỉ dạy cho Tuệ Mai và Tuệ Minh cách gói bánh chưng. Để bánh vuông và đẹp hơn, Hàn Vượng đã dùng một chiếc khung hình vuông làm khuôn gói bánh. Tiếp theo, ông cẩn thận xếp 4 lá dong. Xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá còn lại. Sau đó đặt 4 lá xuống dưới khuôn rồi đổ gạo nếp lên. Ông rải đều gạo nếp ở bốn góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi để ba miếng thịt ba chỉ dài thái sẵn lên rồi lại đến đậu xanh. Tiếp theo, ông rải gạo nếp lên phủ lại, cố gắng làm sao để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đồng đều nhau. Cuối cùng, ông gói bánh và dùng dây làm bằng lạt giang buộc lại. Khi buộc ông còn cố gắng hướng dẫn hai anh em nhớ không buộc quá chặt vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra nữa. Để tiện cho việc thực hành của hai anh em, Hàn Vượng cũng đóng hai chiếc khung cho hai anh em, nhưng nó chỉ nhỏ bằng một phần tư chiếc khung của ông và Tiêu Nguyệt. Tuệ Tâm và Tuệ Quân ngồi vừa chơi búp bê vải, vừa ngồi nghịch những mảnh lá, cậng của lá dong, thi thoảng ê a vài câu cùng cả nhà. Tiêu Nguyệt vừa gói bánh, mỉm cười nhìn chồng đang dạy dỗ hai con lớn, thi thoảng bà sẽ bổ sung những điều Hàn Vượng chưa nói được. Không khí ấm cúng của cả nhà được bao trùm hứa hẹn nồi bánh chưng chan đầy hạnh phúc. Tuệ Mai ao ước thời gian cứ thế dừng lại có phải thật tốt không? P/s: Dành cho độc giả lầy nhất năm của tui. Hi vọng chương này làm hài lòng bạn và đừng đòi nợ tui nữa. Tui rất, rất, rất là bận và sẽ không hứa trước điều gì đâu nha.