Tâm trạng bi kịch của Thúy Kiều và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách Kiều qua Trao duyên

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huyền Dạ, 8 Tháng năm 2021.

  1. Huyền Dạ

    Bài viết:
    279
    1. Tâm trạng bi kịch của Thúy Kiều

    Khi kể cho Thúy Vân nghe kể câu chuyện tình yêu của mình với Kim Trọng và nhờ em thay mình kết duyên cùng Kim Trọng Thúy Kiều đã nhắc đến những kỷ niệm của tình yêu (ngày hẹn ước, đêm thề nguyền, đốt hương và gảy đàn bên nhau), cùng những kỷ vật của tình yêu (Chiếc vành với bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền). Khi nhắc lại những điều đó Kiều như sống lại khoảng thời gian tươi đẹp và hạnh phúc bên cạnh chàng Kim. Qua các kỷ vật, hồi ức được gọi lại đầy đủ và sống động như đang diễn ra trước mắt. Đặc biệt là đêm thể quyền thiêng liêng với khi "vầng trăng vằng vặc giữa trời/ đinh ninh hai miếng một lời song song". Đâu đây như còn phảng phất hương trầm du dương tiếng nhạc trong thời khắc hạnh phúc tuyệt vời của đôi lứa yêu. Điều này cho thấy tình yêu đầu đời thơ mộng đắm say đó đã để lại dấu ấn sâu sắc khó phai trong trái tim người thiếu nữ (mà sau này là nàng sẽ mang theo trong vòng 15 năm). Tình yêu càng thiết tha, bi kịch càng sâu sắc khi hồi ức qua đi, Kiều đối diện trước hiện thực phũ phàng: Đôi lứa chia lìa, tơ duyên đứt gãy.

    Trở về với hiện thực chia lìa, tan vỡ, ý thức rõ rệt rằng truyện hội ngộ yêu đương thề nguyền mới cách đây không lâu vĩnh viễn thuộc về quá khứ xa xăm, vĩnh viễn chỉ còn là giấc mộng, Kiều đã đau đớn rồi nghĩ đến cái chết

    - Trông ra ngọn cỏ lá cây thấy

    Hiu hiu gió thì hay chị về

    - Hồn còn mang nặng lời thề

    Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai

    - Dạ đài cách mặt khuất lời

    Rưới xin giọt nước cho người thác oan

    Việc tập trung dày đặc những từ ngữ câu thơ nói về cái chết cho thấy tâm trạng đau khổ và bế tắc đến tột độ củaKiều điều này nói lên tiếng kêu của nàng đối với chàng Kim là chuyên nhất vô cùng sâu sắc mãnh liệt. Nó đã trở thành lẽ sống của đời Kiều. Khi yêu Kim Trọng, Kiều đã trao trọn tâm hồn và tự nguyện gắn bó cả cuộc đời với chàng nên là không thể hình dung được về một cuộc sống thiếu bóng chàng, không thể hình dung được mình có thể tồn tại lẻ loi không có chàng bên cạnh. Điều đáng chú ý hơn nữa mặc dù là nạn nhân của bi kịch số phận người con gái có tâm hồn vị tha ấy vẫn luôn dày vò, mặc cả bởi mình là người có lỗi, người phụ bạc lời thề, gây ra cho chàng Kim nỗi đau tan vỡ. Vì thế nào mới nhận cái chết và cảm thấy chỉ có cái chết mới đủ để đền đáp lại bạn tình.

    Hồn còn mang nặng lời thề

    Nát thân bồ liễu đến nghì trúc mai.

    Mặc dù mất tình yêu, kiều không còn thiết sống, nhưng mặt khác, nàng vẫn ý thức được cái chết của mình là oan uổng, là phi lý, ý thức được sự nghiệt ngã của số phận. Câu thơ "dạ đài cách mặt khuất lời/ rưới xin giọt nước cho người thác oan" như tiếng kêu u uất của một người đang khao khát sống, nồng nhiệt yêu đương nhưng phải lựa chọn lấy cái chết. Dưới ngòi bút nghệ thuật thiên tài của Nguyễn Du, những rằng xé phức tạp trong tâm trạng nhân vật được thể hiện tinh tế và xúc động.

    2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm tinh tế của Nguyễn Du

    - Đầu tiên Thúy Kiều nói với Thúy Vân bằng ngôn ngữ của lý trí. Từng lời lẽ đều được đã được Kiều cân nhắc, Sao cho khi nói ra là thuyết phục được Vân chấp nhận lời đề nghị của mình.

    Cậy em em có chịu lời

    Tại sao lại cậy em thay vì nhờ em, chịu lời thay vì nhận lời như cách nói thông thường. Khi nhờ ai được gì đó thì phần lớn là những việc bình thường không có gì đặc biệt nằm trong tầm tay của người được nhờ. Do đó, người được nhờ cũng có thể dễ dàng thoải mái nhận lời không cần phải cân nhắc đắn đo. Ở đây, Kiều không nhờ emcậy em . Từ cậy cho thấy tầm quan trọng khác thường của sự việc sắp được nói đến. Đồng thời có cả sự trân trọng giao phó, đặt hết hy vọng, niềm tin cho người được nhờ. Việc cần nhờ phải là một trọng trách mà người nhờ không thể phó thác nơi một ai khác ngoài người được nhờ. Gánh vác trọng trách này hẳn không chút nào đơn giản. Vì vậy tương xứng với từ cậy của người nhờ hẳn là sự chịu lời của người được nhờ. Không chỉ là một sự nhận lời đơn giản, nhẹ tênh để người nhận có thể thực hiện dễ dàng hoặc đôi khi cũng có thể sơ ý quên đi mà không cảm thấy phải áy náy. chịu lời là đồng ý nhận lãnh trọng trách đó và nhất thiết phải hoàn thành cho khỏi phụ lòng người ta đặt niềm tin nơi mình. Ngườicậy dường nhưng chỉ có con đường duy nhất đó và không còn con đường nào khác để tháo lui vì tính chất riêng của việc cần nhờ nên giữa chị em thân tình mới có động tác lạ

    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

    Quả là đã có sự sắp xếp cẩn thận nhờ cậy một chuyện quan trọng. Liên quan đến cả cuộc đời duyên phận của em mình, lẽ nào Kiều dám xem thường! Việc nhờ cậy của Kiều tiếp theo đó mới nghe thì có vẻ đường đột "Giữa đường đứt gánh tương tư/ keo loan chắp mối tơ thừa mặc em". Nhưng càng nghe càng thấy hợp lý hợp tình và hết sức thuyết phục

    Sự đầu sóng gió bất kì

    Hiếu tình khôn lẽ hai về vẹn hai

    Biến cố gia đình xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn. Kiều đã lựa hiểu, hy sinh tình. Vậy Vân cũng nên hiểu rằng là nàng cũng là người con trong gia đình, lẽ nào lại làm ngơ đứng ngoài. Nàng cũng phải cùng chị gánh vác phần nào chữ hiếu đó, cụ thể là giúp chị giải quyết ổn thỏa chữ tình để được trọn vẹn bên hiếu đó là về lí.

    Hơn nữa:

    Ngày xuân em hãy còn dài

    Xót tình máu mủ thay lời nước non

    Vì tình chị em ruột thịt, Vân hẳn không thể không xót xa cho bi kịch tình yêu của chị mà thấy chị làm tròn lời ước nguyện với chàng Kim đó là về tình.

    Để tăng thêm sức mạnh cho đời cạnh Kiều còn viện đến cái chết

    Chị dù thịt nát xương mòn

    Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

    Rõ ràng Kiều đã phải có một sự chuẩn bị chu đáo mới có thể có được những lời lẽ khéo léo đầy đủ tình như thế để vừa thuyết phục, vừa bắt buộc vừa tác động lớn đến lý trí, vừa tác động đến tình cảm khiến người nghe không còn cách nào khác hơn là phải nhận lời ủy thác.

    - Tiếp đó Kiều cũng trao lại kỷ vật tình yêu cho em

    + Chiếc vành với bức tờ mây

    + Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa

    Duyên đã trao rồi nhưng sao lòng vẫn luyến lưu không dứt:

    Duyên này thì giữ vật này của chung

    Ngôn ngữ ở đây đã bắt đầu đổi khác. Lúc này nói suông thì dễ nhưng giờ đây, khi giở đến những kỉ vật đượm đầy hơi hướng tình yêu thì tất cả sống dậy bóng hình chàng Kim, buổi gặp gỡ, đêm thề nguyền.. Kiều vẫn không thể trao được tình, vì vậy lời lẽ không còn đủ sức tỉnh táo của lý trí và không tránh được mâu thuẫn. Duyên thì trao em giữ những kỷ vật là của chung ba người, tức còn có phần Kiều trong đó Lý trí đã quyết định rạch ròi rồi nhưng trái tim thì không thể, vì đau lớn quá! Trong cuộc sống hạnh phúc lứa đôi của em và chàng Kim sau này Kiều không muốn mình hoàn toàn vắng bóng.

    Dầu em nên vợ nên chồng

    Xót người mệnh bạc mất lòng chẳng quên

    Người không còn nữa nhưng sẽ còn lại những kỷ vật thay cho người gợi nhớ tình yêu thắm thiết:

    Mất người còn chút của tin

    Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa

    Trong những phút giây hạnh phúc đầm ấm của Thúy Vân- Kim Trọng vẫn luôn có hình bóng của Kiều.

    Mai sau dầu có bao giờ

    Lúc nào hương ấy so tơ phím này

    Trông ra ngọn cỏ lá cây

    Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

    Hồn nàng không thể lìa bỏ được tình yêu, không quên được lời thề hẹn:

    Hồn còn mang nặng lời thề

    Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai

    Nó không siêu thoát và mang nặng nỗi oan tình, cần những giọt nước tưởng nhớ, cảm thông rảy xuống để giải nỗi oan đó:

    Dạ đài cách mặt khuất lời

    Rưới xin giọt nước cho người thác oan

    Lìa bỏ tình yêu, Kiều không còn nghĩ đến con đường nào khác ngoài cái chết, nhưng vào lúc này khi nhờ em mình, Kiều nói mình vui vẻ thanh thản mà chết: "Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây". Bây giờ lại đau thương u uất nghĩ nghĩ mình "thác oan". Có thể thấy diễn biến tâm trạng của Kiều đã được Nguyễn Du thể hiện vô cùng tài tình qua lời lẽ nhân vật -ngôn ngữ tình cảm càng lúc càng lấn át ngôn ngữ lý trí

    - Khi trao duyên trao kỉ vật Kiều đã ý thức từ đây là đã mất Kim Trọng vĩnh viễn. Trong tâm trạng đó Kiều dường như không còn nhớ đến Vân đang ngồi trước mặt. Nàng tự nói với mình và nói với chàng Kim trong tưởng tượng. Tâm trạng Kiều giờ đây như bị dày vò.

    "Bây giờ trâm gây gương tan

    Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân

    Trăm nghìn gửi lạy tình quân

    Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi

    Phận sao phận bạc như vôi

    Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng"

    Những câu than, câu hỏi tiếp nối nhau liên tục cho thấy tâm trạng khổ đau tuyệt vọng của Kiều càng lúc càng tăng tiến đến đỉnh cao để rồi vỡ òa trong tiếng gọi tên người yêu thống thiết đến xé lòng:

    Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

    Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây

    3. Vẻ đẹp tâm hồn nhân cách Thúy Kiều

    Trong Kiều có sự xung đột giữa tình cảm và lý trí. Về lý trí Kiều muốn nhờ em thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, nhưng về mặt tình cảm nàng không đành lòng từ bỏ tình yêu của mình. Tâm trạng đau đớn tột cùng như phân tích ở trên cho thấy tình yêu của Kiều đối với Kim Trọng là hết sức nồng nàn, mãnh liệt và sâu sắc. Chắc nó như đã trở thành một phần máu thịt, cuộc sống của nàng, nên cắt đứt tình yêu đó là một nỗi đau đứt ruột khiến nàng cảm thấy mình không thể sống nổi nữa. Từ đó có thể thấy giữa nhân cách và thân phận của Kiều cũng tồn tại một quan hệ xung đột nghiệt ngã. Với tấm lòng vị tha cao thượng, Kiều đã tự nguyện hai lần khi sinh. Lần thứ nhất vì tình thương cha mẹ, mẹ làm hy sinh tình yêu để bán mình. Lần thứ hai, ai vì tình yêu Kim Trọng, ảnh không muốn chàng phải lẻ bạn, nàng hy sinh tình cảm riêng tư để nhờ em thay mình. Thân phận mình đau khổ biết bao nhiêu yêu nhưng nàng lại nghĩ đến nỗi đau của người khác trước. Kiều luôn nghĩ đến hạnh phúc của những người thân, sống trọn vẹn tình nghĩa và nhận phần thiệt thòi về mình. Do đó, đó thân phận Kiều đau khổ nhưng nhân cách Kiều sáng ngời. Kiều ứng xử hợp đạo nghĩa như văn hóa thời trung đại nhưng không có để nêu gương sáng. Nàng chỉ làm theo cái tâm vị tha của mình trong khi vẫn thổn thức về khát vọng tình yêu bị dập tắt, sự nghiệt ngã của số phận. Vì bệnh nhân vật rất thực, rất "người" chứ không phải là một tấm gương đạo lý đơn giản một chiều như nhân vật Thúy Kiều trong Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
     
    Anonymous123Gill thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...