Tâm lý học kinh doanh: Ám thị và quảng cáo

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Phương Thúy 94, 19 Tháng mười hai 2018.

  1. Phương Thúy 94 Hỗ trợ kinh doanh online

    Bài viết:
    3

    Ví dụ về tâm lý học kinh doanh: Ám Thị & Quảng Cáo


    Chúng ta đều ấn "bỏ qua" khi quảng cáo xuất hiện.

    Vậy người ta mong đợi điều gì khi đổ tiền vào mấy giây quảng cáo vô nghĩa này? Vài giây là quá ngắn để thu hút sự chú ý và chuyền tải thông điệp.

    Câu trả lời sẽ sáng tỏ khi chúng ta hiểu về Ám Thị thông qua Ngưỡng Tuyệt Đối - Absolute Threshold.

    [​IMG]

    Vận dụng tâm lý học trong kinh doanh


    Cả 5 giác quan của chúng ta đều có giới hạn. Tai không thể nghe được âm thanh nếu tần số của nó dưới 20Hz, mắt bất lực với những hình ảnh li ti, cái mũi cũng chùn bước khi đem so sánh với tụi cún đáng yêu.. Ờ thì, chúng ta có những giới hạn mà ở đó bộ não mới có thể bắt đầu nhận diện và phân tích. Và giới hạn thấp nhất mà tín hiệu đó phải đạt được gọi là Ngưỡng Tuyệt Đối.

    Thông tin thông qua các giác quan được chuyển về não. Ở đây, não "nhận thức" và bắt đầu sàng lọc. Những đứa "đủ điểm" ngưỡng tuyệt đối được mang đi phân tích. Bọn còn lại thì ra rìa và chất đống, tồn kho ở đó. Ám thị thông qua ngưỡng tuyệt đối là cách những tín hiệu "dưới ngưỡng" được bộ não tiếp nhận mà không có quá trình nhận diện hay xử lý. Vấn đề nằm ở chỗ những tín hiệu này lặp lại nhiều lần xếp đè lên nhau, cuối cùng là ảnh hưởng đến hành vi mà chúng ta không hề hay biết.

    Ví dụ về ám thị trong kinh doanh


    Bạn đã từng rơi vào tình huống, khi đắn đo giữa cả rừng những quần áo. Và rồi bất ngờ nhận ra một vài mẫu quen lắm luôn ấy. Nhưng lại chẳng hiểu vì lý do khỉ gì mà nó lại quen đến vậy.

    Hay khi bạn phân vân trước hàng tá thương hiệu lạ hoắc lạ huơ, bạn lại có cảm tình đặc biệt với 1 cái tên. Dù cho nó chưa từng được nhắc đến bao giờ.

    Đây chính là hiệu quả của ám thị.

    Bạn cần 1 vài giây để nhận ra và ghi nhớ hình ảnh hay tên của một thương hiệu. Nhưng bạn chẳng cần đến 0.5s để cất nó vào tiềm thức. Ngày qua ngày, những hình ảnh, thông điệp tiếp tục được bạn tiếp nhận một cách vô thức thông qua vô vàn các hình thức quảng cáo. Những tín hiệu cứ xếp chồng lên nhau, đậm dần và rõ nét. Đến một ngày, khi thời cơ đến nó sẽ vô thức ảnh hưởng đến quyết định và lựa chọn trong tương lai.

    Chúng ta có thể lướt qua những banner hay clip quảng cáo của Điện Máy Xanh mà chẳng thèm bận tâm gì đến thông điệp. Và rằng nó chẳng có ý nghĩa gì sất. Không làm mắt, không đọc nội dung, không gì cả. Nhưng sự thật không phải thế. Mọi tín hiệu đều được não tiếp nhận chỉ là chúng ta chẳng nhận ra mà thôi!

    Và đến một ngày đẹp trời nào đấy! Khi cái tivi cần thay mới. Nền xanh lam và chữ vàng hiện lên thật hết đỗi thân thuộc. Bonus thêm cả một câu nói ngớ ngẩn nào đấy mà hẳn là chúng ta từng chẳng để ý đến nó chút nào. Cảm giác thân thuộc khó tả này sẽ dẫn lối cho quyết định.

    - Ờ thì! Nó có vẻ là ổn nhất. Dù sao thì mình còn chẳng nhớ ra được cái tên nào khác để mà lựa chọn cơ!

    Sẽ thật tốt nếu quảng cáo thu hút sự chú ý của khách hàng. Nhưng nếu nó chẳng làm được như thế thì cũng chẳng mấy lo ngại. Một vài hình ảnh thoáng qua, vài câu nói ngớ ngẩn chui từ tai này qua tai nọ cũng đủ để dẫn dắt quyết định của khách.
     
    shasha thích bài này.
    Last edited by a moderator: 3 Tháng mười 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...