Quần thể kiến trúc đền Taj Mahal có 5 hạng mục là cổng chính, vườn cây, nhà thờ Hồi giáo, khu nghỉ và lăng mộ chính. Đền Taj Mahal được xây trên một khu đất rộng 304m và dài 580m, ở chính giữa khu đất là một lâu đài (lăng mộ của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahah) đáy hình bát giác cao 75m với mái vòm tròn được làm hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch. Bao quanh là 4 vòm tròn nhỏ. Bốn góc đền là 4 tháp cao 40m. Theo quan niệm Hồi giáo, số 4 tượng trưng cho sự thiêng liêng và bất diệt. Chiều cao của ngôi đền khoảng 80m. Xung quanh tòa lâu đài là những bức tường nhiều cửa sổ và cửa ra vào hình vòm cuốn, được chạm khắc cực kỳ tinh xảo bằng các loại đá quý khác nhau. Trên gian phòng lớn ở tầng hai là 2 ngôi mộ của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal được khảm bằng 12 loại đá quý nhiều màu sắc trên nền cẩm thạch trắng trang trí nhiều họa tiết trang nhã. Tổng tòa lăng chính là một khối bát giác không đều được tạo ra từ khối vuông vát 4 góc. Mỗi cạnh vuông có chiều dài 55m. Ranh giới của lăng chính là 4 tháp bằng đã cẩm thạch được đặt tại 4 góc, mỗi tháp một góc. 4 tháp này được thiết kế với chức năng như tháp giáo đường, một yếu tố quan trọng trong kiến trúc Hồi Giáo, nơi để các tín đồ cầu nguyện. Mỗi tháp có chiều cao hơn 40m. Điều đặc biệt là nếu trong trường hợp các tháp này sụp đổ, mọi yếu tố thiết kế và xây dựng đã tính toán để mọi thứ rơi ra khỏi lăng mộ chính. Taj Mahal được xây bằng đá cẩm thạch trắng và nhiều loại đá quý được mang về từ nhiều nơi trên thế giới. Chính vì thế, màu sắc ngôi đền biến đổi kỳ ảo trong ngày nhờ sự biến màu của các loại đá quý theo những thời điểm khác nhau tùy thuộc vào sắc nắng. Vào từng thời điểm trong ngày, Taj Mahal có màu sắc khác nhau. Nhiều người cho rằng sự thay đổi đó giống như tính tình của phụ nữ. Hơn 20 ngàn công nhân được thuê để hoàn thành kiệt tác của vị Hoàng đế Ấn Độ từ ngoại thất vĩ đại cho đến những chi tiết phức tạp nhất của không gian nội thất. Mặc dù được xây dựng bắt đầu từ năm 1632 với một đội quân xây dựng hùng hậu nhưng phải đến năm 1648 thì lăng mộ chính mới hoàn thành, và phải mất 5 năm sau nữa thì các tòa nhà xung quanh cùng khu vườn mới được hoàn tất. Phần dễ nhận diện nhất của công trình chính là tòa lăng chính; nó được xây dựng trên một bệ vuông, cấu trúc bao gồm một tòa nhà đối xứng, với một cửa vòm lớn có họa tiết đá cầu kỳ phía trên, những yếu tố cơ bản của phong cách kiến trúc xứ Ba Tư. Những chữ được viết quanh đền chính là những lời nói tán dương, ca ngợi hoàng hậu Muntaz Mahal. Đỉnh vòm bên ngoài được trang trí kết thúc bằng chi tiết mạ vàng theo phong cách pha trộn giữa Ba Tư truyền thống và các yếu tố Hindu. Câu chuyện tình đẫm lệ phía sau Lịch sử xây dựng Taj Mahal gắn liền với câu chuyện về tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan (lên ngôi năm 1627) với người vợ yêu quý là hoàng hậu Mumtaz Mahah. Bà không may qua đời ở tuổi 39 sau khi sinh người con thứ 14 của họ (1631). Đến với ngôi đền Taj Mahal, ngoài việc trầm trồ trước thiết kế tuyệt đẹp, người ta còn bị chinh phục bởi câu chuyện tình yêu đẫm nước mắt của hai vị chủ nhân của nó, với một khởi đầu đẹp như mơ cho đến khi bị chia cách bởi cái chết. Trong lịch sử, vua Shah Jahan – vị vua thứ 5 của đế quốc Mughal, nổi tiếng về sự quyết liệt và tàn bạo. Ông đã từng đảo chính chiếm ngai vàng từ cha ruột, giết hết các anh em để chiếm quyền. Nhưng trong tình yêu, Shah Jahan lại là một người vô cùng chung tình. Trong số các thê thiếp, ông sủng ái nhất người vợ thứ ba - Hoàng hậu Mumtaz Mahal. Vua Shah Jahan gặp Hoàng hậu Mumtaz trong một lần tình cờ đi dạo, lúc đó ông chỉ mới 16 tuổi. Mặc dù đã có tới 2 bà vợ nhưng vua Shah Jahan vẫn chỉ tơ tưởng thương nhớ đến người con gái có nhan sắc rực rỡ đã chiếm trọn trái tim ông. Tuy vậy, phải chờ tới năm 1612, hai người mới chính thức được kết hôn đúng như mong ước suốt 5 năm dài của Shah Jahan. Năm 1628, Shah Jahan đoạt được ngai vàng của vua cha để lên ngôi, Mumtaz Mahal cũng chính thức trở thành Hoàng hậu. Bà là người có vai trò quan trọng đối với vua Shah Jahan, khi không chỉ sát cánh bên ngài trong cuộc sống mà còn tư vấn nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến quân sự, kinh tế, chính trị. Hai người chung sống suốt mười chín năm và hầu như không rời nhau nửa bước, ngay cả những lúc Shah Jahan lâm trận. Nhưng cũng chính vì quá yêu mà hoàng đế đã vô tình khiến người vợ thân yêu nhất của mình mãi mãi ra đi. Bà qua đời vào năm 1631 trong lúc sinh nở đứa con thứ 14, trên đường cùng chồng ra chiến trận. Sự ra đi của bà đã để lại nỗi buồn đau vô hạn, không thể khỏa lấp trong lòng Shah Jahan. Ông mất ngủ trong nhiều tháng trời, chỉ ngồi trầm tư một mình. Chỉ sau một đêm ngồi bên xác vợ, râu tóc của ông đã trở nên bạc trắng. Hoàng đế còn ra lệnh cho các địa phương phải để tang bà trong hai năm. Lúc hấp hối, Hoàng hậu Mumtaz Mahal đã trăn trối 3 điều với chồng: Xây cho bà một ngôi đền, hàng năm đến đền thăm bà vào ngày giỗ và thay bà chăm lo cho các con thật tốt. Ít lâu sau đó, Shah Jahan bắt tay vào thực hiện di nguyện của Mumtaz Mahal: Xây dựng một lăng mộ tương xứng với tình yêu của hai người. Toàn bộ nguồn lực của cả vương triều đều tập trung cho việc này. Ustad Tsa - kiến trúc sư tài hoa nhất Bắc bán cầu thời bấy giờ, đảm nhiệm việc thiết kế ngôi đền. Ngoài ra, còn cần đến 32 triệu rupee (tương đương 877 triệu USD theo tỷ giá hiện tại), khối lượng đá quý và vật liệu do 1.000 con voi vận chuyển, cùng với hơn 20.000 nhân công lao động ngày đêm. Vậy mà đến 22 năm sau (1653), Taj Mahal mới hoàn thành. Sau khi Taj Mahal xây xong thì Shah Jahal cũng chẳng còn màng đến việc triều chính. Trong những năm tháng cuối đời, ông đột ngột ngã bệnh nặng và giống như định mệnh của luật nhân quả, Shah Jahan bị chính con trai mình chiếm ngôi, đồng thời giam lỏng cha trong pháo đài Agra bên kia sông. Hàng ngày, vị hoàng đế già vẫn ngồi trên vọng lâu, đau đáu dõi mắt về ngôi đền cẩm thạch trắng, nghĩ về quãng đời đã qua trong sự tủi nhục. Ông suy sụp dần rồi qua đời. Năm 1666, di hài của Shah Jahan được đưa về Taj Mahal, đoàn tụ mãi mãi với người vợ yêu dấu. Bởi vẻ đẹp tráng lệ và câu chuyện tình yêu bất diệt, đền Taj Mahal được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới. Chính vì thế nó được đại thi vào văn học Ấn Độ, Tango đặt tên là "giọt nước mắt đọng trên má thời gian". Ngôi đền này rất xứng đáng với tên gọi là Viên ngọc châu của những đền đài Ấn Độ hay Giấc mơ tiên hiện thành đá trắng và là một trong những di sản văn hóa nổi tiếng nhất của Ấn Độ.