Tại sao ủ sữa chua không đông và cách khắc phục

Thảo luận trong 'Ẩm Thực' bắt đầu bởi Koko6868, 16 Tháng sáu 2021.

  1. Koko6868

    Bài viết:
    61
    Tại sao ủ sữa chua không đông và cách khắc phục

    Sữa chua là món ăn vừa dễ làm vừa tốt cho hệ tiêu hóa nên được nhiều chị em tự làm tại nhà thay vì đi mua bên ngoài. Tuy nhiên, có nhiều bạn làm mãi nhưng khi ủ sữa chua lại không đông. Vậy tại sao ủ sữa chua không đông? Cùng tìm hiểu nguyên nhân sữa chua không đông và cách khắc phục ngay trong bài viết sau nhé.

    Tại sao ủ sữa chua không đông?


    Làm sữa chua tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều người lại thất bại ở bước ủ sữa chua, khiến sữa chua không đông lại mà vẫn loãng như nước. Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:


    [​IMG]

    Vật dụng làm sữa chua không sạch sẽ

    Nếu bạn không vệ sinh các vật dụng thật sạch sẽ trước khi làm sữa chua sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình lên men khi ủ. Điều này sẽ khiến sữa chua không đông và bị nhớt dù bạn có ủ trong thời gian dài.

    Men cái kém chất lượng

    Nhiều chị em không chú ý rằng không nên để men cái ủ sữa chua quá lâu, thời gian sản xuất men cái cần phải mới, chỉ trong vòng 2 tuần. Bởi vì khi sử dụng men cái đã cũ thì phần men sẽ yếu đi, từ đó sẽ khiến sữa chua ủ mãi vẫn không đông hay không có vị chua.

    Sữa pha nước hay sữa bị tách béo

    Hiện nay, trên thị trường sữa được chia thành 2 loại chính là sữa tươi nguyên kem và sữa tươi tách béo. Trong đó, sữa tươi tách béo thường dành cho những người có nhu cầu giảm cân và nó không phù hợp để dùng ủ sữa chua. Nguyên nhân là do bơ béo được tách ra khiến môi trường sữa không còn phù hợp để các men sữa chua hoạt động và sinh trưởng, nên sữa chua sẽ không đông hoặc không chua.

    Loại sữa dùng để làm và ủ sữa chua tốt nhất đó là sữa tươi nguyên kem 100%. Đặc biệt chú ý là không pha nước vào sữa tươi, vì sữa tươi pha nước khi ủ sữa chua cũng khiến sữa chua không đông.

    Nhiệt độ của sữa hay nhiệt độ ủ quá cao

    Men sữa chua hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 40 – 44 độ C. Nếu nhiệt độ của sữa hay nhiệt độ lúc ủ sữa chua quá cao có thể làm chết men cái, lúc này men cái không còn hoạt động nên sữa chua khi ủ sẽ không đông cũng như không chua.

    Do đó khi ủ sữa chua các bạn nên chú ý đến nhiệt độ bằng cách tự cảm nhận bằng tay, nếu cảm thấy âm ấm không quá nóng là đạt. Độ ấm thích hợp và đủ chuẩn sẽ giúp tăng tỷ lệ thành công khi làm sữa chua tại nhà.

    Nhiệt độ lúc ủ sữa chua quá thấp

    Không chỉ nhiệt độ quá cao mà nhiệt độ khi ủ sữa quá thấp cũng sẽ khiến men sữa chua không hoạt động. Từ đó khiến sữa chua khi ủ không thể đông lại mà còn bị nhớt.


    [​IMG]

    Cách khắc phục sữa chua ủ không đông hiệu quả


    Hiện nay sữa chua được ủ bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Phơi nắng, ủ sữa chua bằng thùng xốp, ủ sữa chua bằng lò nướng.. Nhưng dù ủ sữa chua bằng bất kỳ phương pháp nào cũng cần hướng đến yếu tố sữa chua đông lại và có vị chua.

    Chính vì thế, dù ủ sữa chua bằng một trong các phương pháp kể trên hoặc phương pháp nào khác, để sữa chua đông lại khi ủ thì bạn cần nắm rõ những nguyên tắc sau:

    - Chọn loại sữa để làm sữa chua: Nên lựa chọn các loại sữa tươi nguyên kem giàu protein để ủ sữa chua, đồng thời hãy chú ý thời hạn sử dụng của sữa chua làm men cái phải được sản xuất trong vòng 14 ngày.

    - Không đổ thêm nước: Khi pha trộn hỗn hợp sữa không được cho thêm nước, vì nước sẽ làm ảnh hưởng đến lượng protein có trong sữa gây ra hiện tượng ủ sữa chua không đông.

    - Ủ sữa chua đúng nhiệt độ và thời gian: Ngoài trừ ủ sữa chua bằng cách phơi nắng thì bạn đều phải tạo được môi trường ủ có nhiệt độ khoảng 40 – 44 độ C. Đây là nhiệt độ thích hợp để men cái hoạt động, giúp sữa chua đông lại và có vị chua tự nhiên. Với nhiệt độ này chỉ cần ủ khoảng 4 – 6 tiếng là đã có được mẻ sữa chua đông mịn ngon miệng, nếu muốn chua hơn thì có thể từ 6 – 7 tiếng, nên nhớ là cứ 2 tiếng thì tăng nền nhiệt ủ lên nhé.

    - Điều chỉnh thời gian ủ: Với cách ủ sữa chua không thể kiểm soát nhiệt độ như: Phơi nắng, ủ sữa chua không cần nước nóng thay vào đó là ủ ở nhiệt độ thường và đắp nhiều lớp khăn lên hũ sữa chua thì phải ủ trong thời gian dài hơn bình thường – khoảng 12 tiếng.

    - Đậy nắp khi ủ sữa chua: Khi ủ sữa chua các bạn hãy nhớ đậy nắp các hũ, điều này sẽ giúp sữa chua bên trong hũ lên nhiệt từ từ và không bị sốc nhiệt khi lên men. Nếu không đậy nắp, men ủ sẽ bị sốc nhiệt khiến sữa chua không chua và không đông.

    Những chia sẻ trên đã giúp các chị em hiểu được nguyên nhân tại sao ủ sữa chua không đông và biết cách khắc phục tình trạng này khi ủ sữa chua tại nhà. Mong rằng các bạn sẽ thành công và thu được những mẻ sữa chua đông mịn, thơm ngon.
     
    thaohuong thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...