Chúng ta đều biết rằng thay lòng là bản năng của mỗi con người và sự thủy chung là sự lựa chọn.. thế nhưng người ta sao vẫn luôn làm theo bản năng Khi ta bắt đầu một mối quan hệ chúng ta luôn quan tâm chăm sóc đến người đó thế nhưng sau khi đã có được rồi ta lại không còn quan tâm, chăm sóc người ta như trước nữa? Thay vào đó là sự thờ ơ, vô tâm. Tại sao?
Bởi vì đó không phải là tình yêu đích thực thôi! Tình yêu đủ mạnh để vượt qua mọi thứ trong cuộc sống! Còn nếu mà còn bỏ được nhau thì xin cười cho mấy cái là nít nôi thì lo học hành đi! Bày đặt yêu đương! Lo học cao, hiểu rộng đi để biết được định nghĩa tình yêu thực sự nó phải là như thế nào? Tình yêu là hy sinh mà trong đó người nam sẽ là người nguyện chết vì người con gái mình yêu! Xin hỏi, mấy tuổi rồi, tự lo cho bản thân mình được chưa mà đòi nguyện chết vì gái thế? Haha?
Thay lòng không hẳn là bản năng. Thủy chung không hẳn là lựa chọn. Người ta thay lòng vì họ nhận ra tình cảm với người hiện tại không phải những gì họ mong muốn, chưa tới, vì nhiều lý do, và họ theo bản năng, đi tìm một người khác phù hợp hơn. Người ta cũng có thể thay lòng khi gặp một người khiến họ tự vấn tại sao còn nắm sợi dây ràng buộc với người hiện tại, họ tìm được một tình yêu mới, thì từ bỏ người hiện tại. Con người ta thủy chung khi đã thực sự yêu, tìm được một người mà không những yêu còn một lòng một dạ ở bên người đó cả đời. Thủy chung bắt nguồn từ tình cảm. Yêu thì mới gắn bó được chứ. Còn nếu không yêu mà vẫn thủy chung ở lại thì lúc đó là ở lại do trách nhiệm, nghĩa vụ, hoặc là không đủ can đảm chấm dứt, hoặc là có một sự ráng buộc nào khác lớn hơn tình cảm, con cái chẳng hạn. Còn câu hỏi tại sao mới đầu thì nồng cháy, quan tâm, dần dà thì thờ ơ vô tâm, thì có nhiều đáp án. Có thể là về sau không còn yêu nữa. Thường là ngày đầu thì ai chả hừng hịc, nồng cháy, về sau thì nguội dần vì đã hiểu nhau quá rồi. Tâm lý đôi bên thường là ban đầu thì quan tâm, nồng nhiệt vì đang trong giai đoạn chinh phục nhau. Về sau có được nhau rồi thì lại take things for granted, kiểu có rồi để đấy, không lo mất đâu đucợ, và nghĩ rằng người ta sẽ luôn ở đó vì mình, bất cứ khi nào mình cần thì sẽ có mặt. Nhưng họ không biết rằng tình cảm, tình yêu khó mà duy trì lâu theo cách đó. Tình yêu cho dù trước hay sau hôn nhân cũng cần những động lực, những sự thay dổi, kích thích nhất định để nhóm lại ngọn lửa trong tim mỗi người. Yêu, là một động từ, chứ không phải một danh từ. Yêu là cảm nhận. Yêu cùng cần hành động. Người A yêu người B thì cũng phải có hành động chứng minh, thể hiện và duy trì tình yêu đó. Khi yêu đủ thì người ta sẽ luôn tìm ccach1 duy trì nó. Còn chưa đủ, chưa hợp người thì người ta sẽ rời đi, thay lòng, tìm một người khác là điều hiển nhiên thôi.
Chính là có được rồi mới không biết trân trọng. Khi chưa thuộc về mình họ sẽ tìm cách theo đuổi cho kỳ được, còn khi đã có được rồi, trong mỗi người sẽ luôn có suy nghĩ rằng là người đó đã là người của mình rồi nên dù có làm gì cũng không quan trọng. Cũng như việc bản thân chúng ta luôn thờ ơ, hoặc hay cáu gắt với những người thân xung quanh mình, và sẽ có phần dịu dàng hơn với những người xa lạ vậy. Còn việc bạn nói "thay lòng là bản năng của mỗi con người và sự thủy chung là sự lựa chọn." mình nghĩ cái này không đúng lắm. Nếu bản thân đã thực sự yêu một ai đó thì sự thủy chung không phải lựa chọn của họ. Đó chính là bản năng, là sự ăn sâu vào trong tiềm thức của họ.
Thật ra hai chữ "thay lòng" không dùng để chỉ cho sự vô tâm, thờ ơ trong một khoảng thời gian nào đó của mqh đâu. Trước hết, lý do tại sao xuất hiện sự vô tâm, thờ ơ này? Bạn biết hông, chúng ta luôn thay đổi. Suy nghĩ của tuần này hình như đã khác với tuần trước một chút. Đó là vì bạn chúng ta đã gặp phải một hay những sự việc nào đó khiến chúng ta phải thay đổi suy nghĩ. Trong tình yêu cũng vậy, có thể ban đầu chúng ta nhìn thấy người đó như thế này, oh wow đúng gu mình thích. Nhưng dần rồi thời gian nó bộc lộ thêm những cái khác, nhỏ thôi nhưng lại khiến mình thay đổi cách nhìn nhận. Ví dụ cho dễ hiểu nhé: Mình thích một anh chàng tính tình hơi trẻ con một chút. Theo cái kiểu lạc quan, yêu đời, không quan tâm người khác nói xấu gì mình, chịu chơi. Rồi một thời gian sau khi quen nhau, bỗng dưng thấy anh ấy chẳng quan tâm khi mình chỉ ra những điểm sai của anh ấy. Vẫn là cái tính không quan tâm người ta nói gì mình đấy thôi! Và điều đó không ít lần khiến mình chán chường cái mqh này. Nhưng nói đến "thay lòng" thì chắc ai cũng nghĩ đến phản bội. Đúng vậy, phản bội sẽ khiến người ta vô tâm trong mqh nhưng không có nghĩa là mọi sự vô tâm đều xuất phát từ sự phản bội. Để giữ 1 mqh, không phải cứ kéo mọi thứ theo suy nghĩ của mình. Hãy nhìn mọi việc theo nhiều khía cạnh mà đánh giá nó. Nếu đối phương phản bội thì mình không nhắc đến, nhưng đối phương chán chường vì tính tình mình thì nên thay đổi (cả hai cùng thay đổi), nếu không thay đổi được thì chấp nhận rời xa nhau thôi.
Chúng ta đều biết rằng không phải tình yêu nào cũng như vậy. Có nhiều người yêu nhau vẫn đi cùng nhau tới cuối con đường đấy thôi. Vậy, một tình yêu không bền vững là bởi nó không phải một tình yêu đích thực. Tình yêu đến từ sự ham muốn chinh phục. Ở đây lại chia làm hai trường hợp. Trường hợp một là chinh phục vì thật sự muốn có được, thật sự cần đến tình yêu. Còn trường hợp hai là chinh phục vì thú vui bộc phát. Tình yêu trong trường hợp thứ nhất sẽ có thể bền vững vì nó là điều cần thiết. Còn trong trường hợp thứ hai, tình yêu sẽ sớm bị dập tắt bởi sự nhạt nhẽo và lạnh lùng. Tình yêu là sự cho đi và nhận lại. Để tình yêu được bền vững, chúng ta phải chấp nhận thay đổi bản thân để thích nghi và để mối quan hệ được bền chặt. Nếu lúc nào cũng chỉ một kiểu, lúc nào cũng không chấp nhận sự đổi mới thì việc đối phương trở nên chán nản cũng là điều tất yếu mà thôi. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta cứ sáng một kiểu, chiều lại một kiểu, như vậy không hay lắm. Dù thay đổi nhưng chúng ta vẫn phải giữ được những cái gì đặc trưng nhất tạo nên con người mình. Tình yêu là sự chân thành. Nếu không chân thành thì mọi thứ sẽ đổ vỡ hết. Nhưng nếu cái gì cũng tuôn ra, cái gì cũng nói, cái gì cũng tiết lộ thì cũng không nên. Đối phương sẽ nghĩ chúng ta quá đơn giản, không có gì đặc biệt và không còn gì để tìm hiểu nữa. Lúc ấy, việc họ rời bỏ mối quan hệ để tìm một mối quan hệ mới thú vị hơn cũng là điều đương nhiên. Tóm lại, nói tình yêu là con đường khiến con người ta dễ thay lòng thì không hoàn toàn đúng. Quan trọng là ở cách ứng xử và thích nghi của chúng ta mà thôi. Mọi thứ đều từ bản thân ta mà xuất phát cả.
Theo kinh nghiệm tình trường của mình thì dạng "Thay lòng" trong một mối quan hệ, nó có xuất phát điểm là vào lúc đầu, chúng ta thường cố gắng thể hiện hình ảnh tốt nhất của mình, dành nhiều thời gian và công sức để chinh phục đối phương. Điều này tạo ra cảm giác mới mẻ, hứng thú. Sự "Lơ là" mọi nhu cầu của đối phương xuất phát theo đó, khi mối quan hệ đã ổn định cũng chứng tỏ một phần là cái người chủ động chỉ có ý định chinh phục đối phương, nhưng chưa có kế hoạch duy trì mối quan hệ lâu dài. Vậy nên họ sẽ vô tình hoặc cố ý phá vỡ mối quan hệ của mình. Bên cạnh đó, các yếu tố từ bên ngoài cả bên trong người chủ động và cả người bị động đều khiến cho cả hai nảy sinh áp lực, có sự thay đổi về tính cách bên trong cũng như bên ngoài theo thời gian, và những so sánh các mối quan hệ bên ngoài luồng khiến cho con người ta dễ lưỡng lự trước những sự thay đổi hào nhoáng kia. "Thay đổi" là một bản năng. Câu nói của bạn có phần đúng, đó là bản năng "Yêu bản thân, đa số con người đều luôn có xu hướng tìm kiếm những sự mới mẻ, tốt đẹp, phù hợp hơn đối với mình. Và họ dễ dàng quên mất giá trị cũ. "Chung thủy là một lựa chọn" Câu nói của bạn cũng có phần đúng, nhưng đúng hơn thì nó là sự chọn lọc tự nhiên. Chúng ta cũng biết giá trị cũ đã tạo nên 1 khoảng thời gian đẹp đẽ hoặc xấu xí trong quá khứ; hình thành nên tính cách, nhận thức của con người hiện tại, nên con người ta chắc chắc sẽ không dễ dàng quên được, dễ bị ám ảnh nhiều hơn là quên đi. Và tùy vào những cái đáng giá mà con người ta sẽ chắt lọc, giữ lại những giá trị cũ cho mình hay không, như một giá trị niềm tin tiếp tục trên hành trình tương lai. Đó cũng giống như cái cách người ta chọn lọc mối quan hệ cho chính mình. "Chung thủy" chỉ là một phẩm chất đạo đức cao quý, nên nó được đề cao và tôn vinh. Vì những phẩm chất ấy phải có sự rèn luyện về mặt tinh thần, hết sức kiên nhẫn, thấu hiểu, hạ đi cái tôi, hành động thấu đáo, xây dựng sự gắn kết và sự hy sinh. Chung quy là một người có những phẩm chất này luôn phải luôn nỗ lực trong đời sống của chính mình và đầu tư thời gian rất nhiều. Vì vậy, nó được ví von như một sự lựa chọn thì cũng khá bình thường. Nói chung, để thoát khỏi lời thắc mắc của bạn, thì thay vì để ý đến những hành động cư xử theo thói quen, bạn nên cân nhắc về giá trị của mối quan hệ đang theo đuổi. Đơn giản nếu nó còn những giá trị mà bạn muốn giữ lại, trân trọng và cùng nó tiến bước trong tương lai, thì buộc bạn phải suy nghĩ về chuyện duy trì mối quan hệ bằng tấm lòng chân thật của mình thay vì chỉ là hành động chinh phục.