Tại sao tre ra hoa lại chết?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 24 Tháng năm 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Cây tre đối với chúng ta có lẽ vô cùng quen, với những bóng hình quen thuộc từ dãy tre đầu làng hay những hàng rào tre, những chiếc rổ tre mà chẳng thể nhầm lẫn với nơi nào khác. Nhiều thế hệ lớn lên, đi tha phương rồi vẫn nhớ mãi luỹ tre già bên xóm. Và luỹ tre cũng gắn liền với bao câu chuyện của bà của mẹ, của những đó hoa li ti mà khi chúng ta muốn vơ tay ngắt lấy, thì người lớn trong nhà lại ngăn cản.

    Có lẽ hiện nay, khá nhiều người trẻ tuổi ngỡ ngàng khi thấy hoa tre. Nhưng cũng chính thời hiện đại này, hoa tre lại xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết. Mỗi đóa hoa tre xuất hiện, tượng trưng cho sự lụi tàn của cây mẹ. Khi hạt tre theo gió bay đi, cũng là lúc cây mẹ kết thúc sinh mạng.


    Tại sao tre ra hoa lại chết?


    [​IMG]

    Có nhiều người bất ngờ khi nhìn thấy hoa tre, trong tiềm thức của họ, tre kéo dài "giống nòi" của mình bằng những chiếc búp măng "chưa lên đã nhọn". Nhưng thực chất, tre có vòng đời riêng của mình, từ 40 đếm 80 năm, có khi là trăm năm. Thông thường tre mới mọc lên từ măng ở gốc. Nhưng đến một lúc nhất định trong vòng đời sinh trưởng, tre sẽ bắt đầu trổ hoa và kết hạt. Ở một số vùng tại Ấn Độ và Trung Quốc, quả tre còn được gọi là gạo tre. Sau đó, cả bụi tre (thậm chí là cả rừng) sẽ chết hết, vì thường thì một cụm thực vật tre chỉ mọc lên từ một cây, nên hiện tượng tre chết sẽ xảy ra hàng loạt trên diện rộng, mãi đến khi những cây có cùng "dây mơ rễ má" với nhau chết hết.

    Bất kể là giống loài khác nhau, khác về địa lý và khí hậu hay cả chăm sóc, thì tất cả các loài tre đều có chung một đặc điểm là sau khi ra hoa kết hạt thì sẽ chết. Có loài hoa ra chỉ có một hai cây, sau đó sẽ rụi đi cả bụi. Có loại thời gian ra hoa dài hơn, thường ra hoa đồng loạt hoặc theo cụm, sau đó cả thảm thực vật tre này sẽ chết một lượt, trong thời gian cực nhanh.

    Để giải thích cho hiện tượng này, có một giả thuyết được đặt ra: Cơ chế ra hoa hàng loạt là khớp với chu kỳ sống của động vật có liên quan, theo đó được lập luận rằng bằng cách đậu quả cùng một lúc, một quần thể có thể gia tăng tỷ lệ sống sót của hạt giống khi quả được phủ kín cả khu vực (bão hòa). Ngay cả khi động vật ăn no hạt, vẫn còn sót lại rất nhiều hạt. Bằng cách có chu kỳ ra hoa dài hơn tuổi thọ của các loài gặm nhấm, tre có thể tác động khiến quần thể động vật suy giám do chết đói thiếu thức ăn trong khoảng thời gian giữa hai chu kỳ ra hoa. Tre chết sau khi ra hoa, vì các cây mẹ tập trung tất cả các nguồn dinh dưỡng cho hạt giống hơn là giữ lại năng lượng tái sinh cho bản thân.

    Tuy nhiên còn có một giải thích khác, nếu điều kiện sống tại vị trí cũ không đảm bảo (hoặc do các vấn đề về sâu, bệnh) cây tre sẽ kích thích quá trình ra hoa để phát tán hạt nhằm duy trì nòi giống, theo đó, nó sẽ dồn mọi dưỡng chất để giúp thế hệ tiếp theo có nhiều cơ hội phát triển hơn. Trong khi đó, phải có những tác nhân rất tệ xảy ra cây tre mới có thể bị chết nên trải qua nhiều năm thì nguy cơ đó mới xảy ra 1 lần, đó là lúc tre ra hoa.

    Chính vầy vậy có rất nhiều người nói rằng, đừng thấy hoa tre đẹp mà ngắt lấy. Từng bông hoa nhỏ xíu ấy chính là hi vọng ba la của tre mẹ.


    Hoa tre màu gì?

    Hoa tre thường nở thành chùm, có màu vàng nhạt. Dẫu vậy, màu sắc của hoa tre sẽ thay đổi tùy theo từng loài. Hoa tre kết quả, tạo thành quả tre - còn gọi là "cơm tre" (bamboo rice).

    Có một điều lý thú là ngay cả khi cây trong cụm tre được trồng ở nơi khác, có điều kiện địa lý khác biệt nhưng chúng vẫn sẽ cùng lúc trổ hoa. Theo một vài chuyên gia, nguyên do của hiện tượng này là bởi các cây này sẽ có chung một gốc gene với cây mẹ, do đó thời gian nở hoa cũng có phần giống nhau.


    Những quan niệm gắn liền với tre.


    [​IMG]

    Tre nở hoa tuy là "trăm năm mới gặp" nhưng ở nhiều nơi, nó vẫn được xem là điềm gở, xui xẻo, điển hình như là Ấn Độ. Lý do là bởi khi hoa tre nở thu hút rất nhiều loài gặm nhấm, điển hình là chuột.

    Chính vì vậy, hoa tre xuất hiện sẽ khiến chuột sinh sôi nảy nở một cách chóng mặt. Sau khi ăn hết gốc tre, chúng sẽ tấn công sang các loại cây khác. Do đó, tại một số vùng, hoa tre nở thường kéo theo nạn đói, bệnh dịch.

    Trong sử thi Mahabharata của Ấn Độ, tre nở hoa cũng là một điềm xấu, gắn với câu chuyện về vị vua độc ác Jayadrath. Khi đó vua Jayadrath đã bắt cóc Draupadi - một phụ nữ xinh đẹp và hành hạ cô trong suốt chuyến đi.

    Draupadi đã đưa lời nguyền rằng triều đại của vị vua sẽ chóng tàn lụi, giống như những lũy tre lừng lững đột nhiên chết đi sau khi nở hoa.


    Ý nghĩa hoa tre

    Không chỉ có các nước trên thế giới, mà ngay cả tại Việt Nam, quan niệm dân gian cũng cho rằng hoa tre nở là có điềm chẳng lành và những ai nhìn thấy nó đồng nghĩa với vận xui đang đến. Vì thế, rất nhiều người tỏ ra lo lắng khi nhìn thấy hoa trúc, hoa tre..

    Tuy nhiên, một số người lại cho rằng việc tre trúc tàn lụi sau khi ra hoa là một hình ảnh hiên ngang hiếm thấy.

    Theo quan niệm Á Đông, tre là biểu tượng của mẫu người quân tử, bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, đổ mà không gãy, lòng rỗng như tinh thần an nhiên tự tại, không mê đắm quyền vị, vật chất. Và cũng như một người quân tử, tre và hoa tre chết đứng chứ không rũ xuống như những loài hoa khác. Hoa tre được nhiều người gọi với một cái tên - loài hoa của bi hùng. Bi thương nhưng hùng hồn.


    (Kiến được được tổng hợp từ nhiều nguồn)
     
    Chỉnh sửa cuối: 24 Tháng năm 2021
  2. Khoai lang sùng

    Bài viết:
    1,986
    Ra hoa một lần rồi ngủm cù tèo luôn

    *bafu 61*
     
    Swaka Nguyệt Lam thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...