Tại sao sinh viên ra trường không có việc làm?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Swaka Nguyệt Lam, 28 Tháng năm 2021.

  1. Swaka Nguyệt Lam Giai Nguyệt Lam

    Bài viết:
    631
    Tại sao sinh viên ra trường không có việc làm?

    Đây là một câu khiến người người trăn trở, bởi lẽ thực trạng cửa nhân đại học, tốt nghiệp chính quy, cầm trên tay chiếc bằng đại học loại xuất sắc nhưng vẫn phải lao đao để tìm việc nuôi thân chẳng còn gì xa lạ nữa. Chính thực trạng này đã khiến nhiều người phải chùng bước trước con đường đại học, nhiều sinh viên nghỉ học ngang để kiếm kế sinh nhai. Tiền học thì chẳng rẻ, mà ra trường vẫn phải ăn bám gia đình, làm sao mà sống? Nguyên nhân của thực trạng này do đâu?


    [​IMG]

    Có không ít nguyên nhân dẫn đến sinh viên ra trường không tìm được việc làm. Đầu tiên phải kể đến chính là hiện tượng đào tạo ồ ạt, kém chất lượng . Số lượng sinh viên tốt nghiệp cao thì đồng, nhưng chất lượng thật sự lại không có nhiều, lâu dần bằng đại học cũng "mất giá".

    Theo thống kê của năm 2018 thì nước ta có khoảng 412 trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Tính bình quân thì một tỉnh có khoản hơn 6 trường đại học, với số lượng sinh viên là 2, 2 triệu người. Đây là một con số không hề nhỏ, so sánh tỉ lệ giữa 2, 2 triệu người trên tổng số toàn dân hơn 95 triệu, con số này dường như còn cao hơn cả các quốc gia phát triển. Cũng chính con số đó là bằng chứng xác đáng nhất về tình trạng đào tạo ồ ạt của nước ta hiện nay.

    Và hiển nhiên, đa phần các trường đại học không tập trung đào tạo về một lĩnh vực và ngành nghề, mà trãi ra hầu hết các nghề khác nhau. Vì lẽ đó màtrong thực tiễn đào tạo đại học thiếu đi một phần tập trung và chuyên môn, dẫn đến
    sinh viên có số lượng nhưng thiếu chất lượng . Số lượng sinh viên hằng năm ra trường quá lớn so với số lượng tuyển dụng của doanh nghiệp, và không phải sinh viên nào cũng đủ bản lĩnh như yêu cầu của các doanh nghiệp.

    Nguyên nhân thứ hai không thể không kể đến là tính
    thiếu định hướng nghề nghiệp của sinh viên. Để tránh vấn đề này và nâng cao nâng giao tiếp và kỹ nâng thực tiễn của sinh viên, nhà trường cần tạo nhiều sân chơi giao lưu, sinh hoạt hơn cho sinh viên, tham quan doanh nghiệp và tạo điều kiện cho sinh viên thực tập sớm. Còn sinh viên nên chủ động tham gia các hoạt động của trường, đi làm thêm và tham gia những câu lạc bộ cộng đồng để phát triển bản thân.


    [​IMG]

    Theo TS. Trịnh Văn Tùng, Giảng viên chính Trường ĐHKHXH-NV (ĐHQGHN) phát biểu năm 2012: Một thực tế hiện nay là sinh viên chưa được hướng nghiệp một cách bài bản mà chỉ hướng đến những ngành học vừa sức để đỗ và lấy được bằng ĐH.

    Ngoài ra, có thể nói sinh viên hiện nay rất
    thiếu tính kiên định , đây là một vấn đề khiến nhiều người phải đau đầu. Tôi nghĩ rằng nguồn gốc của vấn đề này bắt đầu từ những ngày tháng đầu tiên của đời sinh viên. Ngay từ khi sinh viên chọn con đường học đại học, thì họ bắt buộc phải chọn chính xác ngành nghề và hướng đi mà họ muốn tiến tới. Dĩ nhiên, trong năm đầu tiên khi còn bỡ ngỡ, họ có thể chọn sai, thì năm tiếp theo họ có thể chọn lại một lần nữa. Thế nhưng họ bắt buộc phải giữ vững với quyết định của mình, không thế cứ phân vân rằng nên chọn ngành mình thích, trường mình thích hay do gia đình quyết định? Có bạn nào mơ hồ về ngành nghề mình sẽ làm như thế nào hay chỉ chọn trường danh tiếng, ngành học đang được chuộng? Có biết bao sinh viên hâm hở bước vào trường đại học danh tiếng và rồi ngỡ ngàng bước ra với câu hỏi mình sẽ làm gì đây? Hay những ai đi làm được một năm và vỡ òa không thể gắn bó với ngành hiện tại? Khi sinh viên còn phân vân về những vấn đề ấy, đồng nghĩa rằng bất cứ lúc nào bạn cũng có thể bị đánh ngã bởi môi trường xung quanh.

    Trong khi bạn còn đang chọn lựa phân vân, thì đã có rất nhiều người vì mục tiêu của mình mà nổ lực. Khi bạn còn chưa biết chọn con đường đi thế nào, thì người khác học xong kỹ năng cần có trong ngành của mình.


    Kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành đạt nhưng thực trạng sinh viên Việt Nam hầu như thiếu đến 80-90% kỹ năng mềm . Nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc thì nguyên nhân là do cả phía nhà trường và cả sinh viên. Nhà trường cần tạo điều kiện để sinh viên tự lập, hoạt động nhiều hơn để va chạm và tự xử lý vấn đề, không quá chú trọng vào điểm số, thành tích. Sinh viên nên tự hiểu tầm quan trọng của những kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tự học hỏi, kỹ năng thuyết trình là những kỹ năng cơ bản cần thiết, sau đó phát triển lên những kỹ năng cao hơn như kỹ năng đàm phán, lãnh đạo hay thiết kế và quản lý chiến lược. Thế nhưng hiện nay, lại có rất nhiều sinh viên thiếu kỹ năng mềm trong công việc , đây là lý do họ bị loại khỏi các cuộc phỏng vấn của nhà tuyển dụng.


    [​IMG]

    Đối với các ứng viên được nhận, họ thường có thời gian khoảng 1 - 2 tháng học việc và thử việc tại công ty nhưng không có nhiều ứng viên có thể tiếp thu và xử lý công việc. Ngay cả các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, thậm chí loại xuất sắc cũng không thể trụ vững làm nhân viên chính thức sau thời gian thử việc như thế. Rất rõ ràng đây chính là yếu điểm mà các sinh viên cần khắc phục để nâng cao cơ hội có việc sau khi tốt nghiệp.

    Tiếng Anh chính là tấm vé thông hành cho tất cả các ngành nghề hiện nay . Tất cả sinh viên đều được học tiếng Anh trong trường và đa số các bạn đều có sẵn bằng cấp tiếng Anh để ứng tuyển vào các công ty. Tuy nhiên, cách thức dạy và học thụ động, không áp dụng thực tế làm cho kỹ năng ngoại ngữ chỉ còn là con số 0. Thật sự mà nói, sinh viên hiện nay hoàn toàn không đáp ứng đủ kỹ năng tiếng Anh so với công việc, cũng vì lẽ đó mà các trường đại học đã và đang nâng cao trong việc dạy và học Ngoại ngữ.


    [​IMG]

    Các công ty mong muốn nhân viên phải vận dụng được tiếng Anh , đặc biệt là kỹ năng giao tiếp vào công việc nhưng đa số sinh viên không thể đáp ứng được. Chính vì thế, để vượt qua hạn chế này, các bạn sinh viên nên cố gắng thực hành tiếng Anh càng nhiều càng tốt hơn là chỉ cố gắng học để lấy được một bằng cấp hữu danh vô thực. Một khi tiếng Anh vững chắc thì thành công sẽ mở lối cho chúng ta.

    Sự không minh bạch trong tuyển dụng.


    [​IMG]

    Một quy tắc ngầm trong xin việc mà ai cũng hiểu, đó chính là: mối quan hệ và tiền tệ . Có những bạn may mắn khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã được ba mẹ vận dụng mối quan hệ quen biết để xin được một công việc ổn định. Ai cũng phải công nhận rằng trong thời buổi tìm việc khó khăn hiện nay, để tìm được một công việc là một quá trình rất khắc nghiệt và khó khăn đối với những người không có mối quan hệ và năng lực tài chính mạnh.

    Chính quy tắc ngầm này đã tạo nên sự bất công trong quá trình tuyển dụng. Có những bạn năng lực học tập hay kỹ năng làm việc hạn chế vẫn có được việc làm nhờ vào sự quen biết của gia đình. Ngược lại, những bạn có hoàn cảnh bình thường thì phải chật vật để tìm được một công việc đủ nuôi sống bản thân. Thực trạng này dù bất công như thế nào thì cũng đã được sự chấp thuận từ lâu trong xã hội bởi lẽ không ai có thể phủ nhận sức mạnh của đồng tiền và địa vị.

    Ngày xưa, người ta có một lối suy nghĩ rằng, đại học là con đường duy nhất giúp chúng ta thoát khỏi nghèo nàn và thấp kém. Thế nhưng sau này người ta mới nhận ra rằng, đại học chẳng khác nào một xã hội thu nhỏ. Bên ngoài có thứ gì, đại học có cái ấy. Sự phân tầng về giai cấp, giàu nghèo, đại vị, không có nơi nào rõ rệt hơn đại học.


    Bên trên là một ít nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của tân sinh viên và giải pháp, mong rằng sẽ giúp đỡ được cho các bạn trên con đường phía trước.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...