Qua điện ảnh và truyền hình ta được biết rằng: Ở Ấn Độ thường xuất hiện những con rắn ngóc đầu, đung đưa theo tiếng sáo của người chủ. Qua quá trình nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra rằng thị giác của rắn rất kém nhưng lại rất nhạy cảm với những rung động. Mũi rắn có nối với một khí quan rất đặc thù, nên rắn có khứu giác hết sức nhạy. Đầu lưỡi rắn chẽ ra, rắn có thể nhanh chóng co giãn đầu lưỡi đưa mùi vị chuyển đến cơ quan cảm giác đặc thù. Vì vậy, mũi rắn hết sức nhạy cảm với các chấn động. Còn tai của rắn đã bị thoái hóa và tai ngoài thì hoàn toàn biến mất, tai trong chỉ còn là một mẩu xương, vì vậy có thể nói là loài rắn không có tai. Thế tại sao rắn không có thính giác lại có thể nghe được và múa theo tiếng sáo? Sự thật người làm xiếc rắn, khi thổi sáo thì chân của họ cũng đập nhịp trên mặt đất. Vì đối với chấn động của nhịp đập của chân người làm xiếc rắn, rắn hết sức nhạy cảm nên rắn sẽ múa theo tiêt tấu của nhịp đập chân. Vì vậy có thể cho rằng việc thổi sáo của người làm xiếc rắn chẳng qua chỉ là động tác bề ngoài nhằm loè tai mắt mọi người, còn nhịp chân mới chính là tín hiệu ngầm mà người làm xiếc đã truyền cho con rắn để múa. Có nhiều loại động vật có thể tiến hành những tiết mục hết sức đặc thù là do giữa người dạy thú và thú có một tín hiệu ngầm riêng biệt nào đó.