Hỏi đáp Tại sao phải tái chế chất thải rắn?

Thảo luận trong 'Hỏi Đáp' bắt đầu bởi nhok luoi hd48, 12 Tháng mười 2021.

  1. nhok luoi hd48

    Bài viết:
    10
    (Tiến trình phát triển công nghệ ngày càng tăng đã kéo theo khối lượng chất thải rắn phát sinh khá nhiều từ hoạt động sinh hoạt của các hộ dân, các khu công nghiệp và các hoạt động y tế.. xác định nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng đế sức khỏe và cuộc sống người dân nên việc tái chế chất thải rắn là rất cần thiết)

    Ø Khái niệm chất thải rắn (CTR)

    Chất thải rắn là toàn bộ các vật liệu mà không sử dụng được nữa, được con người loại bỏ trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, trong quá trình sản xuất như giấy, hoa quả, rau củ bị hư thối, sắt thép vụn, thủy tinh, các loại vỏ đồ hợp, chai nhựa, cao su.. v. V..

    Ø Nguồn gốc phát sinh của Chất Thải Rắn.

    - Hộ gia đình, khu dân cư.

    - Bệnh viện, trạm y tế.

    - Trường học, chợ.

    - Nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp.

    - Các công trình xây dựng

    - Từ quá trình sản xuất Công Nông Nghiệp.

    Ø Phân loại Chất Thải Rắn.

    Ta có thể phân loại Chất Thải Rắn tại nguồn thành 2 phần tại nguồn là:

    - CTR: Thực phẩm hay còn gọi là chất thải hữu cơ

    (không tái chế).

    Vd: Rau, hoa quả => phân hủy nhanh, thường gây ra mùi hôi thối khó chịu.

    - CTR: Vô cơ có nguồn gốc vô cơ có thể tái chế).

    Vd: Thủy tinh, giấy loại, kim loại, nhựa, các vật làm từ cao su, bao bì. V. V..

    Ø Tác hại của Chất Thải Rắn.

    · (Nếu không được chôn lấp đúng theo quy trình thì nơi chứa chất thải rắn sẽ làm ô nhiễm đến)

    MÔI TRƯỜNG

    Ø ảnh hưởng của CTR đến môi trường đất và nước:

    - Môi trường nước: Do lưu trữ lâu ngày chưa phân hủy có chứa nhiều chất bẩn, độc hại làm ô nhiễm các con sông, ao, hồ.. đặc biệt là ảnh hưởng đến mạch nước ngầm.

    - Môi trường Đất: Các chất thải hữu cơ sẽ được các vi sinh vật phân hủy trong môi trường và với một lượng vừa phải thì môi trường có thể tự làm sạch nhưng nếu như quá nhiều thì sẽ gây ô nhiễm môi trường Đất => cây trồng không phát triển cho năng suất thấp

    Ø Ảnh hưởng của Chất Thải Rắn đến môi trường không khí.

    - Các chất thải có thể có mùi hôi và theo gió bay vào không khí gây ô nhiễm không khí.

    - Ngoài ra Chất Thải Rắn còn gây:

    + mất mĩ quan đô thị

    + (do nuoc ta la nong Nong la chu yeu) thu hẹp diện tích đất trồng.

    +Mất vệ sinh nơi công cộng.

    Ø Ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật:

    - Làm tăng nhanh bệnh tật có nguồn gốc từ ruồi, muỗi.

    - Rác thải rắn còn là nơi trú ngụ, nơi lí tưởng để các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển.

    ð Da dẻ xanh xao, người gầy, cơ thể uể oải thiếu sức sống..

    (theo thống kê về chất thải rắn có 15 triệu tấn/năm, trong đó có 150 tấn chất thải nguy hiểm)

    Ø cách xử lý tái chế chất thải rắn.

    Có thể chia làm 2 cách là tái chế triệt để và tái chế không triệt để.

    + tái chế triệt để: đốt

    + tái chế không triệt để: chôn lấp đối với chất thải hợp vệ sinh, làm các sản phẩm từ vật liệu bỏ đi.

    + Chế biến thành phân hữu cơ (Phương pháp chế biến chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thành phân ủ hữu cơ)

    + Ép ở áp lực cao (Ép ở áp lực cao các thành phần vô cơ, chất dẻo.. để tạo ra các sản phẩm như tấm tường, trần nhà, tủ, bàn ghế = hạn chế chôn lấp)

    Ø Lợi ích việc tái chế CTR

    Ø Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên nhờ vào tái sử dụng những vật tái chế thay cho những nguồn tài nguyên cần khai thác.

    + tái chế giấy=> giảm khai thác rừng.

    + Tái chế sắt, thép vụn, vỏ đồ hợp => tiết kiệm nguồn Khoảng sản tự nhiện..

    Ø Giảm được lượng rác thải cần xử lý, các bãi rác sử dụng lâu hơn.

    Ø Giảm tác động của CTR đến ô nhiễm môi trường.

    Ø Tạo việc làm cho một số lao động.

    Ø Góp phần vào công cuộc cách mạng xanh của thế giới.

    8. Các khó khăn khi tái chế CTR

    - Không phân loại chất rải rắn trong quá trình sinh hoạt của các hộ gia đình

    - Do việc thu gom vận chuyển rác thải phải có giấy phép nhưng việc việc cấp giấy phép gặp nhiều khó khan do hồ sơ, thủ tục rất nhiều.

    - Việc chọn và quy hoạch nơi chon lấp rác gặp khó khăn do người dân chưa hợp tác.

    Ø Biện pháp hạn chế chất thải nói chung và chất thải rắn riêng.

    - Vận động tuyên truyền người dân nâng cao í thức không xã rác bừa bãi, phân loại rác thải trong sinh hoạt

    - Để nhiều thùng rác nơi công cộng, nơi tập trung dân cư, nhiều người qua lại.

    - Xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm

    - Trồng cây xanh quanh nơi thu gom, tập trung rác để làm sạch bầu không khí.

    RÁC CỦA TÔI – TRÁCH NHIỆM CỦA TÔI.
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...