Trong tín ngưỡng thờ Mẫu hay Tam Phủ, Tứ Phủ được thờ cúng rộng rãi trong dân gian, có nghi lễ hát văn, hầu đồng đã tạo nên bức tranh đời sống văn hóa tâm linh hết sức đa dạng và phong phú với nét riêng dân tộc. Lễ chầu văn hay còn gọi là hầu đồng được hiểu đơn giản là hình thức diễn xướng trên nền âm nhạc tâm linh, sử dụng lời ca tinh tế và các nghi thức, nghi lễ trang nghiêm, một hình thức nhảy múa cho phép mọi người giao tiếp với các vị thần. Hát hầu là một trong những hình thức của hát văn, được sử dụng để phục vụ hầu đồng. Khác với hát ca trù, hát quan họ hay hát xẩm; hát chầu văn hầu Thánh là sự kết hợp của các làn điệu dân ca và các điệu múa dân gian. Dưới góc nhìn văn hóa, hầu đồng là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tổng hợp, mang đậm bản sắc Việt Nam, bao gồm âm nhạc, văn học, ca múa, kịch câm, mỹ thuật.. Về cơ bản, ca từ của các bài hát hầu có nội dung ca ngợi quê hương, đất nước, cuộc sống mới. Lễ hầu đồng có thể được coi là một loại hình nghệ thuật trình diễn tâm linh. Những người tham gia hầu đồng để thưởng thức các làn điệu âm nhạc và đáp ứng nhu cầu tinh thần, tâm linh. Ngoài ra, việc đi hầu đồng sau những ngày làm việc mệt mỏi sẽ giúp lấy lại tinh thần thoải mái. Trong những lễ hầu đồng, người tham gia hầu đồng cũng cổ vũ và "phiêu" theo không kém gì những buổi concert của các idol hiện nay. Từ tín ngưỡng dân gian liên quan đến nông nghiệp, hy vọng sinh sôi nảy nở, đến tín ngưỡng kinh doanh đem lại lợi ích thương mại, hầu đồng đã làm thay đổi nhiều diện mạo của hệ thống đền thờ, môn đồ, tín đồ của đạo Mẫu. Hầu đồng giống như một bằng chứng của sự phát triển thương mại. Không khó để nhận thấy các đền thờ tôn giáo phân bố trên các trục giao thương quan trọng như Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hà Nội - Nghệ An.. và sau đó đi theo con đường tự nhiên về phía Nam. Trong những năm 1930 đến 1950, lễ hầu đồng (vấn hầu) thường do nông dân nông thôn làm. Y phục trong hầu đồng lúc đó rất giản dị: Áo nâu, thắt lưng lụa, khăn màu đỏ. Hầu đồng bây giờ đang chuyển sang giai cấp kiếm tiền nhiều, giàu có hơn, sắm sửa sang trọng hơn, đây là quyền và mong muốn của các đệ tử và thầy đồng. Quần áo cho đồng bây giờ rất đắt. Bộ áo dài gấm thêu hoa có giá hơn 200 triệu. Các loại vải được dệt, đo, khâu, thêu riêng các hoa văn cổ. Tổng cộng 36 giá hầu đồng với những áo, khăn, trang sức, thẻ ngà, bội.. có trị giá lên tới hàng chục tỷ đồng. Theo quan niệm dân gian, những người có thể lên đồng là những người có vía nhẹ nên đa số là bà đồng nữ và thầy đồng "ái nữ". Những người có giới tính không rõ ràng sẽ rất nhạy cảm và có thể tiếp cận lĩnh vực này dễ dàng hơn những người bình thường. Trong hầu đồng, hầu hết trong số 36 giá hầu đồng đều là hóa thân thành các nhân vật phụ nữ, vì vậy đối với những người bị gọi là "ái nam, ái nữ" trước đây, hầu đồng là nơi để giải tỏa và để họ sống thật với bản ngã của mình, không phải sợ sự ghẻ lạnh của xa hội và khoảng cách vô tận giữa con người với nhau. Trước đây, những người nghèo khó, không có khả năng hầu đồng vẫn có thể ngồi hầu thông qua những lễ vật đơn giản phù hợp với khả năng của họ, và các nghi lễ hầu đồng vẫn diễn ra suôn sẻ. Người ta gọi họ là đồng tủi. Khi hầu đồng trở nên thương mại hóa, để được trình đồng, cái cần thiết nhất là tiền, sau đó mới bàn đến "căn". Bạn không thể đi hầu đồng mà không có tiền. Nếu bạn muốn trình đồng thì đầu tiên là bỏ ra 1 đến 3 triệu tiền giọt dầu (tiền thuê đền phủ), rồi tiền thuê cung văn (người hát văn trong các giá hầu đồng), không phải ngôi sao đang lên đi chăng nữa cũng phải mất từ 15 đến 20 triệu đồng, tiền phát quà chúc phúc tán lộc cho các đệ tử tham gia, tiền trang hoàng cửa Mẫu cũng phải mất tới hơn 10 triệu đồng. Tổng hợp mọi chi phí sẽ tiêu tốn ít nhất hơn 30 triệu đồng. Bởi vậy mà không còn đồng tủi ngày nay nữa. Hiện giờ, đầu tiên vẫn là tiền đâu! :(
Hầu đồng có thật không Tín ngưỡng dân gian gọi là "căn", "căn đồng". Nhà Phật giải thích đó là do "duyên nghiệp". Giải thích theo một số sách phương Tây viết về "Tâm linh" có thể gọi đó là sự hô ứng tương giao của trường sinh học. Ví như những nhà ngoại cảm trước hết không phải là người bình thường mà phải có dòng sinh học phù hợp với môi trường, công việc.. Người đó thường đã trải qua một biến cố cực lớn (chó dại cắn, chết lâm sàng, tai nạn, bi kịch gia đình) hoặc đơn giản là do "trời phú".. nên tạo ra một "trường sinh học" rất "tâm linh". Chịu quy định của "trường" này mà không phải nhà ngoại cảm nào cũng như nhau, có người thiên về "nhập đồng", người có năng lực nói chuyện với "vong", người chỉ "giao tiếp" qua giấc mơ. Nó tương tự như "cơ địa" của người bình thường hợp với thuốc này nên khỏi bệnh còn người kia thì không.
Hầu đồng tứ phủ Tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu bao gồm: Thiên phủ (miền trời) thờ Mẫu Thượng Thiên; Địa phủ (miền đất, không phải "địa phủ" theo nghĩa "âm phủ" mà Địa phủ trong Tứ Phủ là mặt đất nơi loài người sinh sống) thờ Mẫu Địa Tiên; Thoải phủ (miền sông nước, biển cả) thờ Mẫu Thoải; Nhạc phủ (miền rừng núi) thờ Mẫu Thượng Ngàn. Màu sắc của trang phục hầu đồng tứ phủ phải phù hợp với màu sắc của từng Phủ: Phủ Thiên thì phải có màu đỏ; Phủ Địa thì có màu vàng; Phủ Thoải có màu trắng; Phủ Nhạc có màu xanh lá.
Ai có thể hầu đồng Đa số những người hầu đồng là do di truyền gia tộc hay bản tính có căn đồng. Người nào có "căn" mà chưa ra trình Thánh thì thường bị bệnh tật, ốm đau, mà đây là thứ bệnh "âm", chữa chạy bằng thuốc thang không khỏi, khi làm ăn thường thất bát, thua thiệt. Dân gian gọi hiện tượng này là "cơ đày", tức người đang bị Thánh đày ải. Ra hầu đồng rồi thì thường sức khoẻ hồi phục, làm ăn được hanh thông. Một khi đã bị Thánh "bắt lính", tức ra trình đồng rồi thì hàng năm, tuỳ theo lịch tiết, đặc biệt là vào dịp "tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ", các Cô đồng (Bà đồng), Cậu đồng (Ông đồng) thường phải tổ chức làm lễ Lên đồng. Trong nghi lễ như vậy, theo quan niệm dân gian, các vị Thánh từ các miền khác nhau của vũ trụ bay về nhập hồn vào thân xác các Cô đồng (Bà đồng), Cậu đồng (Ông đồng).
72 giá hầu đồng Gắn liền với thực hành nghi lễ tín ngưỡng đạo Mẫu, nghệ thuật hát văn - hầu đồng là di sản nghệ thuật dân tộc. Nội dung ca từ ca ngợi các vị thánh hiền. Mỗi vị thánh tương ứng với một nhân vật trong hệ thống đạo Mẫu. Có tất cả 72 giá nhưng nghe nói chưa ai hầu đủ chừng ấy: 1. Mẫu đệ nhất thiên tiên 2. Mẫu đệ nhị thượng ngàn 3. Mẫu đệ tam thoải cung 4. Đức thánh ông Trần Triều 5. Đệ nhất Vương Cô 6. Đệ nhị Vương Cô 7. Chúa đệ nhất thượng thiên 8. Chúa đệ nhị nguyệt hồ (Chúa nguyệt hồ) 9. Chúa đệ tam Lâm Thao 10. Quan đệ nhất 11. Quan đệ nhị 12. Quan đệ tam 13. Quan đệ tứ 12. Quan đệ ngũ 13. Quan điều thất 14. Chầu đệ nhất thượng thiên 15. Chầu đệ nhị thượng ngàn 16. Chầu đệ tam thoải cung 17. Chầu đệ tứ khâm sai 18. Chầu năm suối lân 19. Chầu lục cung nương 20. Chầu bảy kim giao 21. Chầu tám bát nàn 22. Chầu chín cửu tỉnh 23. Chầu mười mỏ ba 24. Chầu bé thượng ngàn 25. Chầu bé thoải cung 26. Ông hoàng cả 27. Ông hoàng đôi 28. Ông hoàng bơ 29. Ông hoàng bơ bắc quốc 30. Ông hoàng bảy bảo hà 31. Ông hoàng mười Nghệ An 32. Cô nhất thượng thiên 33. Cô đôi thượng ngàn 34. Cô bơ hàn sơn 35. Cô tư ỷ la 36. Cô năm suối lân 37. Cô sáu sơn trang 38. Cô bảy kim giao 39. Cô tám đồi chè 40. Cô chín Sòng Sơn 41. Cô mười mỏ ba 42. Cô bé thượng ngàn 43. Cô bé thoải phủ 44. Cậu hoàng cả 45. Cậu hoàng đôi 46. Cậu hoàng bơ 47. Cậu bé đồi ngang (Cậu hoàng quận) 48. Cậu bé đồi non 49. Cậu bé phủ bóng 50. Cậu bé đông cuông 51. Mẫu Âu Cơ (Thiên Phủ & Nhạc Phủ) Lạc Long Quân (Thoải Phủ) 53. Bát Hải Long Vương (Thoải Phủ) 54. Đức thánh Trần 55. Đức thánh Phạm 56. Chúa Đệ Nhất Tây Thiên 57. Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ 58. Chúa Đệ Tam Lâm Thao 59. Chúa Cà Phê 60. Chúa Ngũ Hành Ngũ Phương 61. Chúa Long Giao 62. Chúa Thác Bờ 63. Chúa Mọi 64. Đệ nhất Vương Quan 65. Đệ nhị Vương Quan 66. Thanh Xà đại tướng quân 67. Bạch xà đại tướng quân 68. Thanh xà đại tướng quân 69. Đông Phương Giáp Ất 70. Nam Phương Bính Đinh 71. Trung Ương Mậu Kỷ 72. Tây Phương Canh Thân
Lên đồng là gì Lên đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh Đạo Mẫu Tứ phủ vào thân xác các Bà đồng hay ông Đồng, để cầu sức khoẻ, tài lộc. Lên đồng phán truyền là hành vi mê tín dị đoan. Tuy nhiên, lên đồng phán truyền và hầu đồng là hai hoạt động riêng biệt và khác biệt hoàn toàn về bản chất. - Hầu đồng: Đây là một trong những hoạt động tín ngưỡng có từ xa xưa, là nét văn hóa truyền thống của Việt Nam. Hiện nay, hầu đồng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. - Lên đồng: Là hoạt động giả thần, giả thánh nhập vào người để phán truyền những thông tin không đúng sự thật nhằm mê hoặc người khác, cầu lợi cho mình và hại người khác.
Có nên đi xem hầu đồng Nước ta đã có pháp lệnh về tôn giáo, tín ngưỡng. Trong Hiến pháp cũng có nói rõ về quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Mà việc hầu đồng thì Nhà nước cho phép chứ không cấm vì chầu văn, hầu đồng là di sản văn hóa. Về mặt tâm linh, cũng có rất nhiều nghiên cứu cho thấy hầu đồng có tác dụng về trị liệu. Nhiều trường hợp thành công, thế nên hầu đồng có sự cuốn hút với nhiều người. Hoặc đi xem hầu đồng giống như đi lễ để kêu cầu điều gì đó thì đấy là niềm tin tâm linh, miễn là tự do tín ngưỡng theo quy định của pháp luật.
Tại sao hầu đồng lại tung tiền Sau mỗi giá, cô đồng, cậu đồng lại tung tiền ra xung quanh với ý nghĩa là ban lộc thánh, thể hiện mong muốn về sự vượng lộc cho mọi người. Số tiền này nhiều hay ít còn tùy thuộc vào số lượng giá đồng trong buổi hầu và cũng tùy thuộc vào túi tiền của người hầu. Khi hầu phát tiền lộc, dâng lên công đồng trước rồi mới phát theo thứ tự đồng thầy, thủ nhang, cung văn, tứ trụ rồi mới tán lộc xuống bản hội. Tiền phát cho đồng thầy hay thủ nhang cung văn, đạo quan đều phải đưa bằng đĩa.