Tại sao nói cuộc khởi nghĩa hương khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần vương?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi vitatdelinhcung, 24 Tháng năm 2021.

  1. vitatdelinhcung

    Bài viết:
    6
    Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất phong trào cần vương? Muốn biết tại sao trước hết ta hãy làm rõ vấn đề sau:

    1. Phong trào cần vương là gì?

    - Kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra "Chiếu Cần vương" kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

    - Từ đó phong trào chống xâm lược dâng lên sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỷ XIX.

    - Phong trào Cần vương chia thành 2 giai đoạn:

    + Giai đoạn 1: 1885 - 1888, phong trào bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ, Bắc Kỳ.

    + Giai đoạn 2: 1888 - 1896, sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896).


    [​IMG]

    Phong trào cần vương là phong trào tiêu biểu nhất trong giai đoạn ban đầu sau khi nước ta bị Pháp xâm chiếm với tư tưởng "Trung quân ái quốc". Tuy không thành công xong nó đã kích thích nên làn sóng yêu nước lan khắp cả nước.

    Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung . Tuy nhiên, phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.

    Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần Vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ năm 1885 cho đến năm 1896 .

    2. Khởi nghĩa Hương Khê

    A. Các thành viên chủ chốt và các khu vực ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa

    Lãnh đạo khởi nghĩa: Đình nguyên tiến sĩ Phan Đình Phùng và cộng sự Cao Thắng

    Căn cứ cuộc khởi nghĩa: Ngàn Trươi thuộc huyện Hương Khê – Hà Tĩnh

    Địa bàn hoạt động: Gồm bốn tỉnh: Nghệ An, Thanh hóa, Hà Tĩnh và Quảng Bỉnh

    Phương thức chiến đấu: Lựa chọn lối đánh du kích với lợi thế dựa vào địa hình hiểm trở cùng hệ thống công sự chằng chịt. Một số lối đánh như chặn đường tiếp tế, công đồn, dụ đối phương..

    Phan Đình Phùng chia 4 tỉnh thành hoạt động thành 15 quận thứ, xây dựng chiến tuyến cố định, đại bản doanh được đặt tại ở núi Vụ Quang.

    B. Diễn biến

    [​IMG]

    Giai đoạn I (1885-1888)

    Đầu năm 1887, Phó tướng Cao Thắng nhận trách nhiệm chỉ huy, Phan Đình Phùng ra bắc tập kết lực lượng khi nhận thấy lực lượng nghĩa quân suy yếu

    Giai đoạn này cuộc khởi nghĩa Hương Khê chủ yếu tập trung chiêu tập binh sĩ, huấn luyện nghĩa quân, trang bị vũ khí cùng với việc củng cố căn cứ ở vùng rừng núi

    Nghĩa quân chế tạo súng trường theo mẫu Pháp

    Giai đoạn II (1889-1896)

    Lãnh đạo Phan Đình Phùng từ Bắc Kì trở về trong tháng 9 năm 1889.

    Cuộc khởi nghĩa Hương Khê lúc này đã có khoảng ngàn lính. Nhờ Cao Thánh chỉ huy mà lúc này đã có 500 khẩu súng tốt.

    Nhận thấy công cuộc khởi nghĩa đã được chuẩn bị chu đáo, Phan Đình Phùng quyết định mở rộng đìa bàn khắp bốn tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình và Hà Tĩnh = > Làm cản trở quá trình thôn tính và đàn áp nhân dân ta của thực dân Pháp.

    Đối phó với hành động này, quân Pháp bố trí nhiều đồn lẻ phong tỏa khu vực nhằm cản trở hoạt động của nghĩa quân Hương Khê. Chỉ tính riêng ở Hương Khê đã có 20 đồn với 30 lính canh tại mỗi đồn

    Quân Pháp bị đánh trả, tập kích suốt một vùng rộng lớn từ Nghi Lộc, Thanh Chương đến Diễn Châu, Yên Thành. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong giai đoạn này đã tổ chức được 28 trận lớn nhỏ.

    Từ năm 1889, nghĩa quân Hương Khê liên tục mở các cuộc tập kích đẩy lùi nhiều trận càn quét, đồng thời cũng chủ động tấn công với nhiều trận thắng như trận công đồn Trường Lưu vào tháng 5 năm 1890, trận tập kích tại thị xã Hà Tĩnh vào tháng 8 năm 1892.

    Sau nhiều trận thất bại, đầu năm 1892 thực dân Pháp mở nhiều cuộc càn quét, đặc biệt là trận càn quét vào khu Hói Trùng và Ngàn Sâu vốn là căn cứ của tướng Cao Thắng.

    Nghĩa quân tiến đánh đồn Trung Lễ vào ngày 7 tháng 3 năm 1892. Nguyễn Hữu Thuận tiến đánh huyện Thanh Hà và bắt sống tri huyện, còn Cao Thắng cho quân giả lính khổ xanh bắt sống Đinh Nho Quang.

    Nguyễn Hữu Thành đã chỉ huy nghĩa quân Hương Khê đánh phá nhà lao và giải cứu được hơn 70 nghĩa sĩ bị cầm tù vào ngày 23 tháng 8 năm 1892.

    Tháng 11 năm 1893, Cao Thắng cùng 1.000 quân tấn công vào Nghệ An, tuy nhiên Cao Thắng bị thương rồi hy sinh gây tổn thất lớn cho nghĩa quân. Lợi dụng cơ hội này, quân Pháo siết chặt vòng vây, nghĩa quân cố gắng đánh trả nhưng thế lực suy yếu dần.

    Ngày 17 tháng 10 năm 1894, nghĩa quân giành thắng lợi trong trận chiến ở núi Vụ Quang.

    Ngày 28 tháng 12 năm 1895, Phan Đình Phùng bị thương nặng rồi hy sinh.

    Những thủ lĩnh cuối cùng một phần bị tử trận, phần không chịu được quá lâu nơi rừng sâu nước độc, hoặc bị bắt rồi giết. Đến đây, khởi nghĩa Hương Khê tan rã.

    [​IMG] Chân dung Phan Đình Phùng. Lãnh đạo tối cao của khởi nghĩa

    Nhận xét riêng: Lực lượng của cuộc khởi nghĩa có thể nói là tương đối mạnh. Thậm chí họ còn có thể tự chế tạo súng trường dựa theo súng mẫu của Pháp. Tuy nhiên, khởi nghĩa Hương Khê thất bại do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do nghĩa quân chưa biết liên kết, tập hợp lực lượng, phát triển thành phong trào toàn quốc. Đó cũng chính là những hạn chế của thời đại, của bộ phận lãnh đạo phong trào Cần vương nói chung.

    Giải thích:

    - Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

    - Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

    - Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương, 10 năm từ năm 1885 đến năm 1896.

    - Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốckết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

    Lời thêm: Đây chỉ là ý kiến chủ quan của mình. Nếu có thiếu sót mọi người góp ý ở Link này: [Thảo luận - Góp ý] - Các Tác phẩm của tác giả Vị Tất

    Cảm ơn đã đọc!

     
    Love cà phê sữa thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...