Tại sao niềng răng lại bị đau?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi thaohuong, 28 Tháng sáu 2021.

  1. thaohuong

    Bài viết:
    49
    Niềng răng hay còn gọi là chỉnh nha từ lâu đã trở thành "cứu cánh" cho những bạn gặp các tình trạng, vấn đề về răng như răng khểnh, răng hô, răng mọc lệch, móm.. Bằng việc sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung và dây thun để gắn lên bề mặt răng, tạo lực lên răng và kéo giúp di chuyển răng mọc lệch về đúng vị trí. Mang lại hàm răng đều đẹp, thẩm mỹ hơn, giúp khuôn mặt trở nên hài hòa.

    I) Tại sao niềng răng lại bị đau?

    Tuy nhiên trong 1-2 năm niềng răng, răng tất nhiên sẽ có cảm giác ê buốt, vì khi răng của ta đang ở trạng thái bình thường, lại phải chịu một lực kéo giúp di chuyển răng sẽ khiến răng chưa thích nghi và bị ê buốt. Nhưng nếu tình trạng này càng kéo dài không hết thì có thể là do những nguyên nhân sau:

    Do nền răng ban đầu yếu: Nếu như nền răng của bạn yếu thì việc các cơn đau nhức khi niềng là không tránh khỏi, các khí cụ sẽ tác động lên răng và xương hàm vì thế sẽ có cảm giác rất ê buốt nhất là vào các đợt siết răng, nền răng yếu chưa kịp thích nghi với lực siết.

    Niềng răng sai kỹ thuật: Để niềng răng thành công phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của nha sĩ thực hiện. Hiện nay có rất nhiều phòng khám được mở lên, tay nghề còn non kém chuẩn đoán sai, điều trị, kĩ thuật thực hiện sai cách, siết răng sai cách sai tiến độ sẽ gây ra nhiều biến chứng về sau: Ê buốt, đau nhức, lung lay xô lệch răng. Do đó bạn cần phải lựa chọn nha khoa tin cậy, bác sĩ chuyên môn để có thể có một hàm răng thật đẹp nhé.

    Khí cụ niềng răng kém chất lượng, không đảm bảo : Khí cụ cũng là một yếu tố quyết định sự thành công của ca niềng răng bởi đây là dụng cụ chính sẽ áp lực lên răng và kéo giúp răng về đúng vị trí. Nếu như chọn khí cụ kém chất lượng, không chịu lực tốt, ma sát, cọ nhiều vào răng sẽ khiến răng đau nhức.

    Bệnh lý răng miệng: Trong quá trình niềng răng rất dễ hình thành vôi răng, sâu răng, các bệnh lý về răng nếu không nếu không được phát hiện chữa trị kịp thời sẽ gây đau răng.

    Chế độ ăn uống không khoa học: Thói quen ăn uống, hạn chế ăn các thức ăn cứng, quá nóng hay quá lạnh cũng ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha và có thể gây ra các biến chứng. Vì thế bác sĩ khuyên nên ăn các thức ăn mềm dễ ăn như cháo, súp, trái cây.. sẽ tốt hơn cho răng. Ngoài ra cũng cần vệ sinh răng sạch sẽ đều đặn để tránh hình thành vôi răng.

    [​IMG]

    II) Niềng răng đau nhất khi nào

    1) Giai đoạn tách kẽ răng: giai đoạn tách kẽ răng: Đây là một trong những giai đoạn đau nhất trong niềng răng, ở khe hở giữa các răng sẽ được đặt vào một cọng thun tách kẽ dày khoảng 2mm để tạo ra một khoảng trống giúp răng di chuyển hoặc là để gắn band răng hỗ trợ nong hàm. Đây là một cách tách kẻ khá phổ biến, sau 5-7 ngày giữa các răng sẽ tạo ra một khoảng trống giúp răng dịch chuyển.

    Tuy nhiên quá trình này sẽ gây ra ê buốt, đau nhức răng, bạn sẽ luôn cảm thấy cộm cộm như bị thức ăn bị mắc vào đấy, rất khó chịu. Và những ngày sau đó cảm giác đau này sẽ giảm dần nên bạn không cần phải quá lo lắng.

    [​IMG]

    2) Giai đoạn gắn mắc cài dây cung:

    Giai đoạn tiếp theo ta sẽ gắn các khí cụ vào răng để hỗ trợ kéo, di chuyển răng về đúng vị trí. Giai đoạn có thể chưa khích nghi với những dụng cụ mới lạ này nên sẽ có cảm giác cộm cộm, khó chịu, vướng víu vào môi, lưỡi gây nhiệt miệng và khó khăn khi giao tiếp trong giai đoạn đầu.

    Nhưng chỉ sau tầm 2-3 tuần bạn sẽ dần thích nghi và sẽ không còn cảm thấy ê buốt nữa. Khi bạn thật sự đã quen với "người bạn mới" này bạn sẽ cảm thấy đeo mắc cài hoàn toàn bình thường, không còn khó khăn trong giao tiếp, và bạn có thể ăn uống bình thường trở lại.

    3) Giai đoạn nhổ răng khi niềng:

    Bên cạnh các nỗi đau vướng víu, nhiệt miệng, gắn band răng, nong hàm, bắt vít.. có thể bạn sẽ phải trải qua một nỗi sợ kinh hoàng mang tên nhổ răng. Tuy nhiên trong quá trình nhổ bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê nên bạn yên tâm, cố gắng vệ sinh sạch sẽ vết thương nhổ. Thường các ca nhổ răng là do răng bị hô hoặc quá chen chúc cần phải nhổ bớt đồng thời kéo lùi vào và dàn răng vào đúng vị trí.

    [​IMG]

    4) giai đoạn tái khám siết răng định kì:

    Trong quá trình niềng răng, sau 3-4 tuần bạn phải ra nha khoa tái khám để bác sĩ kịp thời thăm khám, theo dõi tiến trình và tiến hành siết răng, trong giai đoạn này mỗi lần siết sẽ tác dụng thêm lực có thể bạn sẽ cảm thấy ê buốt và đau nhức không ngừng. Nếu việc siết này khiến bạn cảm thấy đau và khó chịu hãy báo với nha sĩ để nha sĩ có thể giảm lực và bạn sẽ dần quen với chúng.

    [​IMG]

    III) Cách giảm đau khi niềng răng?

    Túi chườm đá : Mỗi lần siết răng bạn hãy lấy túi đá hay thực phẩm, đồ uống lạnh chườm vào vị trí đau, các hơi lạnh sẽ làm dịu cơn ê buốt.

    Súc miệng với nước muối : Nước muối có tính kháng khuẩn rất tốt, trong quá trình niềng sẽ bị các vấn đề như trầy xước, loét nhiệt miệng do cạ xát với mắc cài, bạn có thể súc nước muối thường xuyên để làm sạch và mau lành vết thương.

    Dùng thuốc giảm đau : Nếu bạn quyết định dùng thuốc giảm đau hãy nghe và sử dụng theo khuyến cáo của bác sĩ, tránh lạm dụng bởi một số thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của răng.

    Bôi sáp nha khoa: Sáp nha khoa sẽ giúp bớt sự cọ sát với mắc cài bảo vệ lợi, má, môi không bị viêm lở, nhiệt miệng gây khó chịu.
     
    Last edited by a moderator: 18 Tháng bảy 2021
  2. Khoai lang sùng

    Bài viết:
    1,986
  3. Thất Tử Luôn luôn lắng nghe, lâu thật lâu mới hiểu ^^

    Bài viết:
    1
    Đồng cảm*vno 32*
     
    Cute pikachu thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...