Ngựa đối với chúng ta hiện nay không quá quen thuộc, vì rất ít người còn sửa dụng chúng để di chuyển. Chỉ có một số ít nhà nuôi ngựa làm thú vui, hoặc làm trong ngành du lịch. Tuy nhiên có một đều ắt hẳn ai cũng biết, đó là ngựa trước khi chạy đều được chủ đóng móng cho. Thế tại sao chân ngựa phải đóng móng? Điều này bắt nguồn từ ngón chân ngựa. Với tốc độ nhanh vượt trội được so sánh là ít loài động vật nào bì kịp, cùng với khả năng tăng tốc trong khoảng thời gian ngắn, từ lâu loài ngựa đã được sử dụng để làm phương tiện di chuyển và chở đồ cho con người. Hơn thể nữa, ngựa còn góp mặt trong rất nhiều trận chiến thời xưa. Có thể nói trong thời cổ đại thô xưa, ngựa luôn có mặt trên mọi chiến địa. Trong thời kỳ đầu sử dụng ngựa thuần hóa, người ta sử dụng ngựa với cường độ cao hơn sức chịu đựng của đó. Lớp móng ngựa dày cũng bị bào mòn đi đến mức móng mới mọc chẳng kịp, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ và khả năng chở hàng. Từ đó chiếc móng ngựa được phát minh nhằm khắc phục vấn đề này. Ngựa ngày nay, đầu ngón chân của tứ chi đã bị tiêu biến dần theo thời gian, chỉ còn có một ngón tương đương ngón giữa của bàn tay người. Trên ngón chân này có móng giống như móng chân để bảo vệ. Thật chất chiếc móng này là lớp da bị sừng hóa rất cứng. Lớp sừng hóa ở trước và hai bên rất dày và cứng, được gọi là vách móng. Phần lớp sừng phía trước của bàn chân ngựa được gọi là đế móng. Vách móng, đế móng cùng xương móng ở trong tạo thành một khối vô cùng rắn chắc, trở thành một chỉnh thể mà ngay cả khi ngựa chạy với tốc độ cao cụng không bị lung lay. Phía dưới móng tức là bộ phận phía dưới của gót chân, lớp sừng hóa mềm mại và có đàn hồi, có thể làm giảm xung lực của mặt đất. Khi chạy, móng ngựa không hoàn toàn chạm xuống mặt đất. Phần chạm xuống chỉ giới hạn ở viền móng và vách móng. Chính vì điều này giúp cho ngựa chạy nhanh và phi thẳng thừng trên đường lớn, bởi tiết diện tiếp xúc giữa chân giữa và mặt đường là rất nhỏ, giảm hẳn đi ma sát cản trở. Chính vì móng ngựa rất quan trọng và người ta nhận ra rằng khi dùng ngựa quá sức móng sẽ mài mòn, nên nhiều người đã nghĩ ra cách đóng móng sắt vào chân ngựa. Một số lưu ý khi đóng móng ngựa Đóng móng sắt cũng không được đóng tùy tiện. Trước khi đóng móng sắt phải dùng dao chỉnh lại móng, gọt cho phẳng mép đáy, vách móng, sau đó lựa móng sắt cho vừa nhất sao cho móng chân và móng sắt ôm khít lại với nhau. Cuối cùng dùng đinh đóng vào lỗ đinh của móng sắt. Vị trí đóng đinh là chỗ có sợi dây chắn hình tròn nằm giữa đế móng và viền đế vách móng. Khi đóng đinh móng phải để đinh hướng ra ngoài, xuyên ra vách móng nhưng không được làm tổn thương bộ phận xúc giác của ngựa. Đầu nhọn của đinh lộ ra ngoài vách móng ta phải cắt bằng, đoạn đinh còn lại uốn cong cho dính chặt vào vách móng để cố định móng sắt vào móng chân ngựa. Sau khi đóng móng sắt cho ngựa vẫn chưa thể coi là xong. Bởi vì lớp sừng hóa của móng ngựa giống như móng tay người, nó không ngừng dài. Nếu ta không kiểm tra, không tu sửa thì móng ngựa sẽ bị biến dạng, móng sắt không phát huy được tác dụng, thậm chí gây ảnh hưởng lớn đến chú ngựa của chúng ta. Câu chuyện "Chiếc móng ngựa thay đổi lịch sử" và bài học đáng giá. Nhà vua Richard Đệ Tam chuẩn bị quyết một trận sống mái với quân địch. Quân đội của kẻ thù cũng vừa tiến công đến. Trận đánh này quyết định ai sẽ thống trị nước Anh. Buổi sáng hôm trận đấu diễn ra, nhà vua Richard Đệ Tam phái một người giữ ngựa chuẩn bị cho con ngựa mà ông thích nhất. "Mau đóng móng sắt cho nó." – Người giữa ngựa nói với thợ rèn – "Nhà vua muốn cưỡi nó ra trận." "Ông phải đợi một chút" – Người thợ rèn trả lời – "Mấy hôm trước tôi đã đóng móng sắt cho những con ngựa khác của nhà vua, bây giờ tôi phải tìm thêm một ít sắt". Người giữa ngựa không nhẫn nạ được mà nói: "Tôi đợi không được. Quân địch đang tiến đến, có cái gì thì dùng cái đó vậy." Người thợ rèn cúi đầu làm việc. Từ một thanh sắt ông làm ra bốn cái móng sắt, đập cho bằng phẳng, chỉnh hình dáng, cố định nó vào móng ngựa, sau đó bắt đầu đóng đinh. Sau khi đóng xong ba móng ngựa, ông phát hiện không có đinh để đóng cái móng thứ tư. Ông ta nói: "Tôi cần hai cây đinh. Phải tốn một ít thời gian để đúc." Người mã phu vẫn gấp gáp nói: "Tôi không đợi được. Quân thù đang đến gần. Ông có thể chắp vá tạm không?" - "Có thể, nhưng nó sẽ không cứng như những cái khác." - "Vậy được, cứ như thế đi." – Người mã phu hối - "Nhanh một chút, nếu không nhà vua sẽ trách tội hai chúng ta." Hai bên bắt đầu giao chiến. Vua Richard Đệ Tam ra lệnh cho các chiến sĩ nghênh chiến với địch. "Tiến lên! Tiến lên!". Ông la lớn và dẫn quân xông vào quân giặc. Từ xa, nhìn thấy có một vài binh sĩ của mình rút lui, ông thúc ngựa xông thằng về phía đó, kêu gọi binh sĩ quay lại chiến đấu. Nhưng chưa đi được nửa đường, cái móng sắt thứ tư chắp vá bị rơi ra, chiến mã ngã lăn xuống đất, ông cũng bị ngã. Nhà vua không nắm được dây cương, ngựa hoảng loạn tháo chạy, quân địch bao vây tứ phía. Vua vung kiếm trong không trung và hét lớn: "Ngựa! Ta cần một con ngựa! Lẽ nào đất nước của ta bị mất chỉ vì một con ngựa sao?" Vua Richard Đệ Tam không có ngựa để tiếp tục chiến đấu, quân lính cũng tán loạn và mất hết ý chí. Trong phút chốc, quân địch đã bắt được nhà vua, trận chiến kết thúc. --- Câu chuyện truyền kỳ nổi tiếng này được lấy ra từ sự thật lịch sử của Richard Đệ Tam, nhà vua nước Anh. Năm 1945, ông bị đánh bại tại Bosworth. Văn hào Sharkespeare cũng đã nói: "Ngựa, ngựa! Vì một con ngựa mà mất cả một đất nước!" Trận chiến này mãi được ghi trong lịch sử, đồng thời cũng cho ta biết rằng: một sơ suất nhỏ sẽ dẫn đến một tai họa lớn . Thế mới nói, một chiếc móng ngựa cũng rất quan trọng nhé, Và nếu nhà bạn có một chú ngựa, nhớ hãy mang đó đi kiểm tra móng thường xuyên.