Tại sao nghệ tốt cho sức khỏe và làm đẹp?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi tâmniên, 12 Tháng tư 2020.

  1. tâmniên

    Bài viết:
    98
    Củ nghệ từ lâu đã được biết đến như một thần dược trong việc làm đẹp và bảo vệ sức khỏe. Nghệ dễ trồng, dễ chăm sóc, giá thành giá rẻ, tiết kiệm chi phí, những yếu tố trên khiến củ nghệ được trồng rộng rãi, phổ biến ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Nói chung, củ nghệ và tinh bột nghệ đều có nhiều tác dụng thần kỳ, có lợi cho con người. Vậy vì sao củ nghệ lại tốt cho sức khỏe và làm đẹp?

    Trước khi đi trả lời câu hỏi này hãy cùng tìm hiểu một số kiến thức về củ nghệ.

    [​IMG]

    - Nguồn gốc hình thành của củ nghệ: nghệ là một loại cây thân thảo lâu năm thuộc họ gừng, nó có nguồn gốc ở phía đông nam Ấn Độ. Nghệ đã được sử dụng ở Nam Ấn Độ hàng ngàn năm qua và là một thành phần chính trong y học Siddha. Ngày nay, nghệ là một cây trồng quen thuộc ở khắp các nước vùng nhiệt đới từ Nam Á đến Đông Nam Á và Đông Á. Ở Việt Nam nghệ được trồng ở khắp nơi, một số địa điểm trồng nhiều nghệ có thể kể đến như: Lâm Đồng, Hà Giang, Phong Thổ Lai Châu.. Ngoài ra, nghệ mọc hoang dại cũng rất nhiều. Theo ước tính có thể lên đến 1.000 tấn nghệ mọc dại.

    - Đặc điểm của nghệ: nghệ là một loài cây thân cỏ cao khoảng 0, 6 đến 1 m. Thân cây có hình trụ, hơi dẹt, rễ cắm sâu vào lòng đất, dần dần phình to ra và phát triển thành củ. Đến ngày thu hoạch, chúng ta sẽ đào cây nghệ bẻ hoặc cắt ngang củ. Củ nghệ có vỏ ngoài màu vàng nâu bên trong ruột là màu da cam, củ nghệ càng già thì màu càng đậm hơn. Nghệ có mùi thơm, vị cay nóng hơi nồng và đắng. Bên cạnh đó lá nghệ có hình trái xoan, thon nhọn ở hai đầu lá, lá nghệ cao khoảng 45 đến 50 cm, có màu xanh lục. Cây nghệ già sẽ ra hoa màu hồng đậm trông rất lạ và đẹp mắt.

    - Thành phần của nghệ: trong củ nghệ có rất nhiều thành phần hóa học và thành phần hóa học chính của nghệ là Curcumin chiếm 6%. Đây là thành phần tạo nên màu vàng đặc trưng cho củ nghệ và nó chiếm tới 70 đến 80% khối lượng củ. Trong thân rễ cây nghệ còn chứa tinh dầu 2 đến 7% với các thành phần chính như: Artumeron, Zingberen, Borneol.

    Ngoài ra củ nghệ còn gồm có nước 13, 1%, protein 6, 3%, chất béo 5%, chất vô cơ 3, 5%.. và một số thành phần với hàm lượng thấp hơn như: Demetoxy curcumin, Bisdemetoxy curcumin, Phytosterol..

    Có thể thấy trong củ nghệ có chứa rất nhiều thành phần hóa học tuy nhiên, thành phần đáng chú nhất là hợp chất cucurmin. Đây là hợp chất có nhiều công dụng, có lợi ích cho sức khỏe con người.

    Vậy vì sao nghệ là tốt cho sức khỏe và làm đẹp? Câu trả lời là bởi vì nghệ mang lại rất nhiều lợi ích, công dụng tự nhiên giúp bạn bảo vệ nhan sắc cũng như sức khỏe của bản thân.

    [​IMG]

    1. Tác dụng của nghệ đối với sức khỏe.

    - Tác dụng chống viêm, chống ôxy hóa tự nhiên: củ nghệ có chứa Curcumin, đây là chất chống viêm chống oxy hóa vô cùng hiệu quả. Nó giúp bạn ngăn chặn các vi khuẩn có hại từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, curcumin có thể ví như một bộ máy sinh học giúp bạn tiêu diệt các gốc tự do có hại cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm. Ngoài ra củ nghệ còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như: Vitamin C, A, E, K, Kali, Canxi.. đây đều là những chất kháng viêm và chống oxy hóa mạnh.

    - Phòng ngừa điều trị ung thư: có lẽ bạn sẽ không thể tin rằng củ nghệ - một thực phẩm dễ tìm phổ biến, quen thuộc này lại có tác dụng hữu ích trong việc phòng ngừa ung thư. Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì nghệ quả thực là một thần dược ngăn ngừa, điều trị các bệnh về ung thư. Bởi hợp chất Curcumin trong nghệ có khả năng ức chế sự phát triển các vi khuẩn Helicobacter - loại vi khuẩn gây ra các bệnh về đại tràng, ung thư đại tràng. Ngoài ra, nghệ còn ngăn ngừa được nhiều căn bệnh ung thư khác như: Ung thư da, ung thư vú.. Để chứng minh cho điều này một nghiên cứu đã được tiến hành. Cụ thể, tiến sĩ Bharat Aggarwal cùng những người cộng sự của ông đã tiến hành thí nghiệm bằng cách tiêm vào chuột tế bào ung thư vú của người, được nuôi cấy từ một bệnh nhân ung thư di căn. Sau đó, ông chia ra làm 4 nhóm để điều trị bằng hóa chất Curcumin. Qua theo dõi, ông thấy rằng chỉ có 30% số chuột được điều trị bằng curcumin có dấu hiệu di căn tới phổi. Như vậy, nếu sử dụng củ nghệ thường xuyên sẽ giúp bạn giảm sự hình thành các tế bào ung thư, tiêu diệt các gốc tự do có hại và bảo vệ cơ thể.

    - Cải thiện chức năng bộ não: tác dụng của nghệ vàng hay cụ thể là hoạt chất Curcumin có tác dụng chữa trị bệnh Alzheimer - một bệnh liên quan về não bộ. Các thí nghiệm được tiến hành trên chuột của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: Curcumin có tác dụng làm chậm quá trình của Beta amyloids - chất gây bế tắc não và giết chết tế bào não. Curcumin kết hợp với mật ong sẽ ngăn chặn các tế bào não bị tổn thương, sản sinh các tế bào não mới, từ đó, giúp tình trạng suy giảm trí nhớ được cải thiện.

    - Hỗ trợ điều trị viêm khớp: thấp khớp là tình trạng tự miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào mô khớp khỏe mạnh. Điều này gây viêm và dẫn tới tổn thương xương khớp. Và như đã nói ở trên các thành phần hóa học trong nghệ nghệ đặc biệt là curcumin có các đặc tính chống viêm, chống oxy hóa cao vì vậy mang lại nhiều lợi ích cho người bị xương khớp, giúp giảm đau, cải thiện được đáng kể tình trạng thấp khớp.

    - Điều trị đau dạ dày: củ nghệ có tính nóng, cay ấm, vì vậy có tác dụng bảo vệ dạ dày, tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Sử dụng củ nghệ đúng cách bạn có thể điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng khó tiêu. Đặc biệt của nghệ còn có tác dụng hữu ích trong việc chữa đau bụng cho phụ nữ sau sinh.

    - Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: theo như thống kê khoa học thì 65% các trường hợp mắc bệnh tim đã thuyên giảm hoặc được chữa trị khỏi do thường xuyên sử dụng hợp chất Curcumin có trong nghệ. Curcumin trong rễ củ nghệ có hoạt tính kháng sinh rất mạnh, là một chất chống viêm oxy hóa hiệu quả vì vậy, nó có thể ngăn ngừa được cơn đau tim ở những người đã trải qua phẫu thuật hoặc điều trị cơn đau, giúp phòng ngừa chứng suy tim mạn tính.

    Ngoài ra củ nghệ còn có rất nhiều cung công dụng khác. Ngoài của nghệ tươi, người ta còn chế biến ra tinh bột nghệ để làm gia vị cho các món ăn, làm cà ri giúp cho món ăn có màu sắc đẹp mắt và còn để: Chống lão hóa, ngăn ngừa loãng xương, chống lại chứng trầm cảm, hỗ trợ giảm cân..

    2. Tác dụng của nghệ đối với làm đẹp.

    [​IMG]

    Từ lâu củ nghệ và mật ong đã được biết đến là bộ đôi thần dược trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ. Củ nghệ bôi lên vết thương giúp kích thích lên da non. Trong nghệ chứa nhiều khoáng chất, vitamin C, E giúp giữ cho làn da mịn màng, trắng sáng ngăn ngừa mụn, nếp nhăn. Nghệ còn có tác dụng thanh lọc máu, làm thông thoáng cơ thể, giúp da thêm sức sống, mềm mại hơn. Vì vậy, nếu muốn có một làn da đẹp, bạn hãy pha bột nghệ, cho thêm một chút mật ong hay sữa chua không đường đắp lên mặt vào các buổi tối. Hoặc cạo sạch vỏ nghệ, thái củ nghệ thành những lát mỏng, ngâm trong mật ong trong hai tuần. Sau đó, bạn lấy ra thoa đều lên mặt vào mỗi buổi tối, để 20 phút và rửa lại bằng nước sạch, chỉ sau 1 tháng áp dụng bạn sẽ thấy làn da của mình được cải thiện đáng kể, trông trắng sáng và đẹp hơn.

    Có thể thấy, củ nghệ có rất nhiều ưu điểm cũng như các lợi ích đối với sức khỏe, sắc đẹp. Tuy nhiên nó cũng có một sốnhược điểm như sau:

    - Nghệ không sử dụng được với những người có vấn đề với túi mật như: Bị sỏi mật, tắc nghẽn túi mật; những người bị rối loạn máu khó đông; thiếu sắt; trẻ em dưới 1 tuổi.

    - Khi sử dụng củ nghệ hoặc tinh bột nghệ nhiều có thể làm giảm nồng độ teslesterol ở nam giới, từ đó có thể tăng nguy cơ gây vô sinh.

    - Nghệ có tính nóng nên uống quá nhiều tinh bột nghệ bạn sẽ bị nóng trong người, gây khó chịu.

    - Nếu sử dụng hỗn hợp nghệ và mật ong, da bạn sẽ dễ bị bắt nắng vì vậy cần phải che chắn cẩn thận khi ra ngoài.

    - Nếu để nghệ tươi dính vào da sẽ để lại màu vàng của nghệ và rất khó để rửa sạch.

    Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích cũng như các công dụng của củ nghệ. Đó cũng chính là lý do mà nghệ tốt cho sức khỏe, việc làm đẹp. Củ nghệ quả thực có rất nhiều công dụng thần kỳ, tuyệt vời, có thể giúp bạn khỏe mạnh, phòng chống nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng có một số nhược điểm. Vì vậy mà bạn cần lưu ý để có thể sử dụng củ nghệ đúng cách để bảo vệ sức khỏe cũng như làn da của mình các bạn nhé.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...