Tại sao nên sử dụng ngôn từ tích cực?

Thảo luận trong 'Kiến Thức' bắt đầu bởi Hỏi Chấm, 11 Tháng tám 2020.

  1. Hỏi Chấm Thích xe đạp.

    Bài viết:
    8
    Nếu tôi nói Paris, thì trong đầu bạn nhìn thấy gì? Bạn sẽ nhìn thấy tháp Eiffel.

    Nếu tôi nhắc đên London, bạn sẽ nhìn thấy đồng hồ Big Ben.

    Nếu tôi nói đến New York, bạn sẽ nhìn thấy tượng Nữ thần Tự do.

    Nếu tôi nói Trung Quốc, bạn sẽ nhìn thấy Vạn lí trường thành.

    Còn nếu tôi nói Việt Nam, bạn sẽ nhìn thấy gì? Có thể một số bạn sẽ nhìn thấy Chùa Một Cột, một số bạn sẽ nhìn thấy chợ Bến Thành, một số bạn sẽ nhìn thấy những cánh đồng lúa, v. V..

    Cái mà tôi đang đề cập đến ở đây chính là cái biểu tượng Quốc gia. Thì mỗi các quốc gia họ có một biểu tượng mà khi nhắc đến quốc gia đó thì biểu tượng đó nó hiện lên tâm trí người nói.

    Bộ não của chúng ta giao tiếp qua hình ảnh . Ngôn ngữ là một công cụ để truyền tải hình ảnh đó. Nếu như bạn sử dụng ngôn ngữ tích cực thì nó sẽ truyền tải hình ảnh tích cực. Nếu như chúng ta sử dụng ngôn ngữ tiêu cực thì nó sẽ tạo nên những hình ảnh tiêu cực.

    Cụ thể hơn một chút, đối với những cấu trúc câu mang tính khẳng định, những động từ mà bạn muốn điều đó xảy ra thì bạn sẽ sử dụng chính xác cái động từ đó chứ chúng ta không nên sử dụng cấu trúc câu phủ định.

    Ví dụ:

    Bây giờ bạn có một đứa bé, bạn dẫn nó vào siêu thị và bạn lo sợ nó sẽ chạy tới chạy lui đụng đổ những hàng hóa trong siêu thị. Bạn nói: "Không được chạy!" thì đứa bé nó vẫn cứ chạy vì đứa bé nó không bị thuyết phục . Cái động từ "Chạy" nó mạnh hơn cái cấu trúc câu phủ định "Không được". Cho nên thay gì nói "Không được chạy". Bạn sẽ nói là: "Đứng lạ i" hay "Dừng lại" thì lúc đó tính thuyết phục nó sẽ mạnh hơn.

    Một ví dụ tương tự: Khi ở văn phòng bạn đã làm việc rất mệt mỏi. Một đồng nghiệp bước lại hỏi: "Anh khoẻ không?". Nếu bạn trả lời "Trời, mệt gần chết." thì cái câu nói "Trời, mệt gần chết" nó sẽ rút đi năng lượng của bạn. Và người hỏi bạn cũng cảm thấy mệt theo bạn. Thay vì nói "Trời, mệt gần chết" thì bạn có thể nói là "Tôi cần thêm năng lượng". Câu nói "Tôi cần thêm năng lượng" khiến người nghe cũng biết bạn đang bị mệt nhưng khi bạn nói câu đó thì bạn đã thực hiện một bí quyết để tạo thêm năng lượng cho bạn. Cái trạng thái của bạn lúc này nó tích cực hơn.

    Cho nên, rất nhiều cấu trúc câu mà bạn có thể sửa đổi nó, tạo thành một thói quen khi mà chúng ta nói nó trở nên tích cực hơn.

    Một vị chủ tọa ngày mai thông báo buổi họp tiếp theo với mọi người và kèm theo câu: "Ngày mai đừng có đi trễ nhé." thì hầu như ngày mai mọi người đều đi trễ. Thay vì nói ngày mai đừng đi trễ thì nên nói rằng: "Ngày mai tất cả mọi người sẽ đúng giờ nhé".

    Tương tự như vậy, chúng ta muốn an ủi một người bạn nào đó. Chúng ta nói "Đừng buồn nữa." thì cái câu "đừng buồn nữa" nghe nó buồn thật. Chúng ta sẽ nói là "Vui lên nào".

    Thay vì chúng ta nói "Đừng có nhát ." thì chúng ta nói: "Tự tin lên nào."

    Chúng ta thay đổi những cấu trúc phủ định đó bằng những động từ khẳng định và chuyển từ câu phủ định sang câu khẳng định. Đó là nghệ thuật sử dụng các ngôn ngữ tích cực.

    Có 2 thói quen phổ biến khi sử dụng ngôn ngữ trong tiếng Việt mà nó chưa chính xác. Để cho câu nói của bạn trở nên súc tích, ngắn gọn và sắc bén thì bạn nên lưu ý:

    • Từ "".

    Ví dụ: Tôi rất mệt, Cô ấy rất đẹp, Tôi rất hồi hộp, Cô ấy học rất khá. V. V.. Cái từ "là" được sử dụng một cách quá nhiều làm cho câu nói trở nên lượm thượm và không cần thiết. Thay vì thế, chúng ta có thể nói: Tôi rất mệt, Cô ấy rất đẹp, Tôi rất hồi hộp, v. V..

    • Từ "Ủng hộ".

    Từ "ủng hộ" được sử dụng trong những trường hợp này nó sẽ chính xác, ví dụ như: "Tôi ủng hộ ông ấy trong cuộc bầu cử này.", "Tôi ủng hộ các thanh niên tình nguyện trong chiến dịch này.", "Tôi ủng hộ sáng kiến của chính phủ", "Tôi ủng hộ việc tập thể dục đều đặn".

    Còn đây là những trường hợp dùng sai: "Tôi ủng hộ nạn nhân bị lũ lụt 10 triệu đồng." Câu này chúng ta phải nói là "Tôi cứu trợ/ hỗ trợ nạn nhân bị lũ lụt 10 triệu đồng". Hay câu "Tôi tham gia cuộc đi bộ ủng hộ người nghèo" (bạn đang khuyến khích mọi người nghèo đi à). Hay người ta nói: "Tôi quyên góp, ủng hộ cháu bé bị tạt axit." Những trường hợp này từ "ủng hộ" được sử dụng sai.

    Vì Theo từ điển Việt Nam, từ "ủng hộ" được sử dụng trong những những tình huống, nội dung câu chuyện mang tính tích cực. Ví dụ việc ủng hộ một cuộc bầu cử, một chính sách, một chương tình hành động nào đó thì chúng ta sẽ nói như vậy. Còn chúng ta đi giúp người khác, cứu trợ người khác thì chúng ta phải sử dụng từ "cứu trợ" hoặc "hỗ trợ" chứ không thể nói là "ủng hộ người nghèo" hay "ủng hộ nạn nhân bị tạt axit".

    Khi chúng ta nắm được cách sử dụng ngôn ngữ tích cực thì dần dần chúng ta sẽ thay đổi trạng thái tư duy của chúng ta trở nên tích cực hơn.

    PS:

    - Những kiến thức này mình đã được học từ chú Francis Hùng, mình thấy thay nên muốn chia sẽ cho mọi người.

    - Các bạn muốn học thêm nhiều kiến thức từ chú thì cứ lên youtube tìm tên chú sẽ thấy có nhiều bài học rất hay.
     
  2. Đăng ký Binance
  3. loantran07

    Bài viết:
    1
    Hay quá. Cố gắng phát huy nha! *click**qobe 10*
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...