Tại sao nên học lịch sử Xin chào các bạn, hôm nay mình viết bài viết này là muốn cùng các bạn đi tìm câu đáp áp của câu hỏi tại sao nên học lịch sử. Mình tin cũng như mình có rất nhiều bạn đã sớm khắc ghi câu trả lời ấy vào trong tim và xem nó như kim chỉ nam của cuộc đời, yêu thích và trân trọng bộ môn lịch sử. Tuy nhiên bên cạnh đó mình cũng khá buồn vì nhiều bạn cho rằng học sử không có tiền đồ, sau này khó tìm được việc làm phù hợp nên khá thờ ơ, ghét bỏ bộ môn này. Có một thực tế đáng buồn: Lịch sử không phải là môn học được coi là "thời thượng". Thứ nhất đó không phải là những "môn chính" như Văn, Toán hay Anh. Mặc dù ngay từ tiểu học, học sinh đã được tiếp cận với môn lịch sử nhưng chỉ với lượng kiến thức khá đơn giản, nhẹ nhàng. Đến cấp 2, cấp 3 cũng với lượng kiến thức ấy, học sinh lại phải học lại một lần nữa và ngay cả đại học, chúng ta vẫn gặp lại kiến thức ấy ở môn đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam. Dù được ôn đi ôn lại nhưng một số bạn lại chẳng thể nhớ gì, các bạn hầu như chỉ học để đối phó chứ không hề có chút đam mê hay ham học hỏi, tìm hiểu về lịch sử để rồi bắt gặp những câu hỏi tưởng chừng rất dễ nhưng các bạn vẫn phải đầu hàng, lắc đầu và bất lực. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" "Biết sử ta" không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu "cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam", tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau. Mình có sưu tầm một số câu hỏi mà ở chương trình đường lên đỉnh olimpya đã đặt ra, các bạn hãy cùng thử đấu trí xem mình sẽ trả lời được bao nhiêu câu hỏi nhé. Nếu ít hơn năm thì các bạn hãy suy nghĩ lại xem mình đã học ổn bộ môn này chưa nhé. Hi, mình thì hơn năm đấy vì mình rất yêu thích môn này mà. Đây là môn duy nhất mình yêu thích sau môn ngữ văn khi theo học phổ thông ý. Bây giờ dù đã hết học mình vẫn tìm hiểu, đơn giản vì đam mê. Hí. 1. Quốc hiệu đầu tiên của nước Việt Nam? 2. Việt Nam xưa kia còn có tên gọi nào khác? 3. An Dương Vương đặt tên nước ta là? 4. Tên gọi hai chữ Việt Nam và quốc hiệu Việt Nam có từ bao giờ? 5. Người đứng đầu mỗi bộ của nhà nước Văn Lang? 6. Con trai và con gái của vua Hùng và vua Thục được gọi là gì? 7. Nước Vạn Xuân do ai thành lập và đặt tên? 8. Thành Thăng Long còn có tên gọi nào khác? 9. Thành Cổ Loa còn có tên gọi khác là gì? 10. Hãy kể các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nước ta chống xâm lược phương Bắc? Các bạn có thấy học môn lịch sử giống như chúng ta đang xem một bộ phim dài tập hay đọc một cuốn tiểu thuyết ly kì không nào? Với mình thì đây còn là một cuốn ngôn tình hơn cả xuất sắc đấy. Tại sao ư? Các bạn hãy điểm qua một số cuộc tình của vua chúa Việt Nam nhé. Vua chúa Việt và những câu chuyện tình ái hãi hùng - Lê Long Đĩnh bị trĩ giai đoạn 4 vì hoang dâm? Lê Long Đĩnh (986 – 1009) là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông được mô tả là vị vua hoang dâm vô độ, đến mức bị mắc bệnh trĩ, không thể ngồi được, phải nằm để thiết triều, nên bị gán cho biệt danh "Ngọa Triều Hoàng đế". - Lê Uy Mục "yêu xong rồi giết" Lê Uy Mục (1488 – 1509) là vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê. Ngay từ khi lên ngôi, ông đã nổi tiếng ham rượu chè, mỹ nữ và thích giết người. Theo sử sách, tuy mới 20 tuổi, Lê Uy Mục đã có một thú vui tình dục rất man rợ. Đêm nào, ông cũng gọi các phi tần, cung nhân vào uống rượu say sưa, hành lạc vô độ. Khi say, ông giết luôn cả cung nhân vừa được mình ôm ấp. Hình như hơi ngược? Nếu các bạn muốn tìm hiểu những cuộc tình ngọt ngào chung thủy có thật trong lịch sử thì còn chờ gì nào? Hãy nhảy vào xào nấu ngay và luôn nào. Mình tin các bạn sẽ không hối hận đâu, nếu các bạn cố nhồi nhét nó để qua các kì thi thì quả là khủng khiếp nhưng các bạn đọc để biết, để hiểu thì mình tin các bạn sẽ nghiền luôn, nhất là với các bạn đang ôn thi khối C bây giờ. Ứ ừ, mình là đứa cực lười học luôn nhưng vì mình tự nguyện tìm hiểu chứ không phải ép buộc nên mình thấy dễ cực luôn, lại hay nữa. Cứ xem nó như là một cuốn truyện để nhâm nhi thôi. Biết bao sự kiện hào hùng và biết bao con người dũng cảm như các siêu nhân trong trang sách? Bất ngờ không? Có chứ, đôi lúc đọc mình thấy rất cảm động, lại xót xa, ngưỡng mộ và rùng mình, tự đặt một câu hỏi rất lớn trong đầu: "Vì sao họ- những anh hùng đi trước có thể gan dạ và tài giỏi như vậy? Là điếc không sợ súng hay là vì lòng yêu nước của họ cao như núi rộng như biển?" Chúng ta phải khẳng định rằng có lịch sử mới có tương lai. Học lịch sử để dạy các em biết, tổ tiên ông cha ta đã lập quốc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc như thế nào, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Do đấy, đối với chúng ta, nếu không quan tâm đến lịch sử là có tội với tổ tiên. Theo đó, từ nhận thức dựng lại quá khứ tiến lên nhận thức bản chất của lịch sử, để từ đó khám phá ra những đặc điểm và quy luật phát triển của lịch sử, cung cấp những cơ sở khoa học để hoạch định con đường phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc cũng như của mỗi cộng đồng cư dân trên mọi lĩnh vực. Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiếu kinh nghiệm cha ông vào sự phát triển hôm nay. Đó là hồn cốt, truyền tải những giá trị truyền thống, mà nếu không có lịch sử không thể hiểu được vị trí của hiện tại, với ý nghĩa đó thì nếu lịch sử còn thì văn hóa còn, và văn hóa còn thì dân tộc còn. Mặc dù chứa đựng nhiều sự kiện bi tráng nhưng bản thân Lịch sử không có lỗi, bởi đó là sự vận hành khách quan, có những sự kiện oai hùng, nhưng cũng có những bi thương, vì đó là không thể khác. Lịch sử là sự trung thực của những sự thật khách quan và không ai có thể chọn lịch sử, mà nhờ lịch sử nên con người và thời đại được định hình. Lịch sử là một bộ môn chứa đựng rất nhiều những giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam, nó thể hiện những năm tháng chiến đấu, những tinh thần anh dũng mà quân dân chúng ta đang từng ngày từng giờ phải đối diện với bom đạn, tử thần. Bộ môn lịch sử là bộ môn rất cần thiết vì nó chứa đựng nhiều giá trị của dân tộc, nhưng dường như ngày nay học sinh đang dần bị quên lãng đi giá trị lịch sử của dân tộc Việt Nam. Việt Nam hiện nay là một nước đang phát triển, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đa số người dân còn nghèo, trình độ dân trí còn thấp.. Đất nước ta nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, từ xưa đến nay bị nhiều thế lực ngoại bang xâm lược và đe dọa xâm lược. Vì vậy, công cuộc xây dựng Tổ quốc luôn luôn đi đôi với bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt hiện nay, vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo Tổ quốc vẫn đang đặt ra cấp thiết. Để đấu tranh và bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo, nhất là vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức lịch sử, phải hiểu sâu sắc những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo này. Một dân tộc sẽ là con số 0 nếu mất đi lịch sử của mình. Chính lịch sử mang trong nó vận mệnh lớn lao, những chất chứa cả mấy nghìn năm để làm điểm tựa cho dân tộc ta vững bước đi tới tương lai. Bởi vậy chúng ta phải luôn biết tôn tạo và giữ gìn lịch sử mỗi ngày, những truyền thống giá trị đó đều được phát huy mỗi ngày, vì dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống chính vì thế các giá trị văn hóa đó phải được bảo vệ mỗi ngày. Đây là những tâm sự của mình muốn gửi đến các bạn trẻ ngày nay. Hi, mặc dù mình cũng vẫn còn khá nhỏ, mới 21+ à. Thân gửi.