Tại sao Mặt Trời mọc ở hướng đông?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Bút Sen, 7 Tháng sáu 2021.

  1. Bút Sen

    Bài viết:
    25
    Tại sao Mặt Trời mọc ở hướng đông?

    [​IMG]

    Đầu tiên, chúng ta phải phân biệt được Mặt Trời và Hệ Mặt Trời là hoàn toàn khác nhau về khái niệm. Hệ Mặt Trời (hay còn gọi là Hệ Thái Dương) là một hệ bao gồm 8 hành tinh (sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương) và rất nhiều tiểu hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. Hay nói cách khác hệ Mặt Trời là "một đại gia đình" của các hành tinh và Mặt Trời là thành viên trung tâm, lớn nhất của hệ.

    [​IMG]

    "Đại gia đình" Hệ Mặt Trời

    Theo các nhà khoa học, khoảng 5 tỷ năm trước, Dải Ngân Hà có rất nhiều những đám mây vũ trụ nguyên thủy, trong đó có một đám mây chứa đựng Hệ Mặt Trời. Đám mây vũ trụ này không ngừng nóng chảy, thu thập, xoay chuyển. Ở vùng trung tâm là nơi có nhiệt độ cao nhất hình thành nên Mặt Trời, các vật chất xung quanh đã hình thành nên các tiểu hành tinh quay quanh Mặt Trời, trong đó có Trái Đất.

    Như đã nói trên, Mặt Trời là thiên thể lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Đường kính của nó đạt đến khoảng 1.392.530 km, gấp 109 lần đường kính Trái Đất, đồng thời thể tích Mặt Trời gấp 1.300.000 lần so với thể tích Trái Đất. Trọng lượng của Mặt Trời khoảng 200 tỉ tấn, tương đương với 330.000 lần của Trái Đất. Chỉ riêng khối lượng của Mặt Trời đã chiếm 99, 9% khối lượng thiên thể của toàn Hệ Mặt Trời.

    Khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149, 6 triệu km, nên ngoài việc bay vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất còn tự xoay quanh mình theo chiều từ Tây sang Đông. Do con người sinh sống trên Trái Đất chịu tác động của trọng lực và một số ngoại lực khác nên không thể cảm nhận được sự chuyển động này, mà chỉ cảm thấy tất cả các thiên thể đều chuyển động quanh Trái Đất từ Đông sang Tây, nghĩa là khi Trái Đất chuyển động từ Tây sang Đông một vòng thì ta có cảm giác như các hành tinh khác vừa chuyển động một vòng từ Đông sang Tây (cảm giác như các hành tinh đi ngược hướng quay của Trái Đất). Do đó, tất cả mọi sinh vật sống trên Trái Đất, trong đó có con người đều cảm thấy Mặt Trời mọc lên từ hướng Đông và lặn ở hướng Tây.


    [​IMG]

    Trái Đất có trục quay riêng

    Ngoài ra, còn một cách giải thích khác theo quan niệm "Thần Học". Trong thần thoại Hy Lạp cho rằng do vị thần Helios, vị thần này là hiện thân cho ánh sáng Mặt Trời. Hằng ngày, Thần điều khiển cỗ xe chở Mặt Trời đi dọc theo bầu trời từ Đông sang Tây theo lệnh của thần Zeus, nên mới có hiện tượng Mặt Trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây.

    [​IMG]

    Thần Helios - hiện thân của ánh sáng Mặt Trời

    Có thể bạn chưa biết?

    1. Vụ nổ lớn (Big Bang) đã hình thành nên vũ trụ, theo các nhà khoa học khoảng 15 tỷ năm trước, trong vũ trụ chẳng có gì, tất cả mọi thứ đều tập trung vào một điểm với mật độ khá dày đặt và nhiệt độ rất cao. Về sau, điểm này phát nổ, vũ trụ bắt đầu nở ra tứ phía, dần hình thành các tinh vân (mây vũ trụ), tinh hệ, sao.. và trở thành vũ trụ như bây giờ. Đây là quan niệm được các nhà khoa học công nhận và tin tưởng nhiều nhất, bên cạnh đó còn có các quan niệm về góc nhìn tâm linh, niềm tin về "huyền thoại sáng thế" của các tôn giáo.

    2. Vụ trụ đã 15 tỷ năm tuổi (tính từ vụ nổ lớn "Big Bang") trong khi con người chỉ mới xuất hiện và tồn tại khoảng 2 triệu năm. Nếu so với con số 15 tỷ năm của vũ trụ thì con người chỉ tồn tại khoảng thời gian quá ngắn ngủi.

    3. Vì sao Mặt Trời phát sáng, phát nhiệt được? Mặt Trời được xem là một lò phản ứng nhiệt hạch khổng lồ của vũ trụ. Trên đó có rất nhiều nguyên tố Hidro. Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ cao, tại tâm Mặt Trời các hạt nhân hidro sẽ tổng hợp lại xảy ra phản ứng nhiệt hạch. Phản ứng này sẽ sinh ra lượng nhiệt và ánh sáng khổng lồ.

    4. Mặt Trời có phải sẽ luôn chiếu sáng? Có rất nhiều kịch bản được đưa ra cho ngày "tận thế" của Trái Đất, tôi xin trích dẫn một giả thuyết được đề cập đến nhiều nhất từ các nhà khoa học - ngày tận thế của Trái Đất đến từ Mặt Trời:"Khoảng 5 tỷ năm nữa, Mặt Trời sẽ phồng to và nóng hơn. Các đại dương trên Trái Đất sẽ sôi sùng sục và tất cả sự sống biến mất. Khi Mặt Trời trở nên to hơn, nóng hơn và đỏ hơn, Trái Đất sẽ bị đốt cháy thành những hạt bụi vũ trụ, cuối cùng bị tầng ngoài của Mặt Trời nuốt chửng. Sau đó, dần dần Mặt Trời bắt đầu co lại. Cuối cùng nó sẽ trở thành một ngôi sao lùn trắng với kích cỡ khoảng bằng Trái Đất. /
     
    Chỉnh sửa cuối: 7 Tháng sáu 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...