Tại sao mắt lại mắc bệnh mù màu?

Thảo luận trong 'Cuộc Sống' bắt đầu bởi Thao Duongg, 24 Tháng sáu 2021.

  1. Thao Duongg

    Bài viết:
    5
    TẠI SAO MẮT LẠI MẮC BỆNH MÙ MÀU?

    *Bệnh mù màu là gì? Khái niệm và phân loại:


    - Khái niệm: Tình trạng mắt không có khả năng phân biệt được màu sắc của sự vật hay pha trộn nhiều màu sắc với nhau được gọi là bệnh mù màu, hay nói cách khác là rối loạn sắc giác. Các tế bào nón vốn đảm nhận vai trò phân tích màu sắc, những tế bào này tập trung ở hố trung tâm của võng mạc, tuy nhiên, khi các tế bào nón mất đi khả năng phân tích màu sắc, đồng nghĩa với việc cá nhân đó mắc bệnh mù màu.

    - Bệnh mù màu được chia làm 4 loại:

    1. Bình thường

    2. Mù màu xanh lá

    3. Mù màu đỏ

    4. Mù màu xanh dương

    - Bệnh mù màu ảnh hưởng ở cả hai mắt và duy trì ổn định trong suốt một quãng đời.

    [​IMG]

    *Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh mù màu:

    - Nguyên nhân:

    + Bệnh mù màu không ảnh hưởng đến khả năng sinh sống của mỗi cá nhân, nên những ai mắc căn bệnh này hoàn toàn có thể duy trì cuộc sống bình thường, chính vì thế, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do gen di truyền.

    + Nguyên nhân thứ hai là do các biến chứng của mắt, như: Tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, bệnh Parkinson, bệnh đái tháo đường..

    + Tác dụng phụ không mong muốn của một số loại thuốc: Thuốc tim mạch, huyết áp, rối loạn cương dương, nhiễm trùng.. đều là những loại thuốc có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng nhận biết màu sắc.

    + Tình trạng lão hóa: Khi con người lớn tuổi, chất lượng làm việc của mắt sụt giảm rõ rệt nên thị lực và khả năng phân biệt màu sắc cũng giảm dần gây ra tình trạng mù màu ở người già.

    - Triệu chứng: Người bị mù màu vẫn có thể nhìn rõ sự vật, hiện tượng tuy nhiên khả năng nhận biết màu sắc của họ bị giảm, dù vậy, tình trạng mắc phải mù màu đa sắc rất hiếm gặp. Nghĩa là chỉ số ít màu sắc được nhận biết qua mắt của người bệnh mù màu, không phải là toàn bộ.

    - Tùy theo các mức độ của bệnh, chia ra thành nhiều triệu chứng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

    + Dùng sai màu khi vẽ

    + Phân biệt màu sắc một cách khó khăn, nhất là trong điều kiện ánh sáng yếu

    + Có vấn đề về thị lực, mắt nhạy cảm khi ở trong điều kiện quá sáng

    + Khi nhìn vào màu khó phân biệt thì xảy ra hiện tượng đau mắt, đau đầu

    + Mức độ nặng hơn là mù màu đa sắc, tức không phân biệt được bất kì màu sắc nào

    [​IMG]

    + Trường hợp hiếm gặp thì mắt người bệnh chuyển động nhanh và không nhận biệt được ba màu đen, trắng và xanh.

    *Những đối tượng nào có nguy cơ mắt bệnh mù màu?

    - Nam giới (Bệnh mù màu ảnh hưởng đến khoảng 1/12 nam giới (8%) và 1/ 200 phụ nữ (0, 5%) theo thống kê)

    - Những ai có người thân thuộc thế hệ trước mắt bệnh mù màu

    - Các cá nhân có sử dụng, hoặc sử dụng thường xuyên các loại thuốc dễ gây mắc bệnh mù màu

    *Bệnh mù màu và cách ngăn ngừa, chữa trị:

    - Ngăn ngừa:

    + Đối với trẻ em (điển hình từ 3 - 5 tuổi) và người lớn nói chung cần đến các trung tâm y tế để thăm khám mắt, kiểm tra sắc giác định kỳ bằng những bảng thiết kế đặc biệt.

    [​IMG]

    + Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho mắt khi tiếp xúc với hóa chất hoặc các công việc có nguy cơ hại đến mắt, như: Hàn, chế tác kim loại nặng..

    + Tránh các chấn thương vùng mắt và vùng đầu vì dễ gây tổn thương thị giác.

    - Hiện nay, vẫn chưa có biện pháp nào có thể chữa trị hoàn toàn chứng bệnh mù màu, nên:

    + Đối với trẻ em, nếu phát hiện bị mù màu, cần phải thông báo với nhà trường để các em được hỗ trợ trong học tập

    + Những ai mắc bệnh mù màu do nguyên nhân sử dụng thuốc hoặc do biến chứng của một bệnh nền có thể được cải thiện khi ngừng thuốc hoặc điều trị bệnh nguyên.

    + Kính lọc màu: Tính đến nay, kính lọc màu chính là một phương pháp hữu hiện để phần nào bù đắp cho những ai mắc bệnh mù màu. Chiếc kính này vừa tiện lợi, hữu ích lại an toàn cho những người sử dụng với công dụng điều trị hỗ trợ triệu chứng.

    [​IMG]

    [​IMG]

    + Rèn luyện trí não: Việc rèn luyện trí não bằng cách nhớ màu sắc của các biển báo giao thông, logo của những nhãn hiệu.. có thể hỗ trợ phần lớn cho các bệnh nhân mắc chứng mù màu trong cuộc sống thường ngày.

    + Sử dụng các ứng dụng hỗ trợ nhận diện màu sắc trên các thiết bị: Color Binoculars, SeeColors..
     
    Love cà phê sữachenzi thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 8 Tháng sáu 2021
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...