Tại sao lại xuất hiện cầu vồng?

Thảo luận trong 'Khoa Học' bắt đầu bởi ThiênThiên220402, 26 Tháng năm 2021.

  1. ThiênThiên220402 Thiên Thiên

    Bài viết:
    16
    Bạn có bao giờ hỏi: Tại sao lại có cầu vồng vậy cầu vồng là gì? Không phải lúc nào ta cũng thấy được cầu vồng, vậy khi nào xuất hiện cầu vồng?

    Cầu vồng không phải hiện tượng huyền ảo gì hết nha các bạn, cầu vồng là một hiện tượng vật lí bình thường được giải thích thể như sau:

    Cầu vồng là gì?


    [​IMG]

    Cầu vồng là hiện tượng quang học thiên nhiên mà hầu như ai trong chúng ta đều từng được chiêm ngưỡng. Cầu vồng bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. Cầu vồng thực ra có rất nhiều màu sắc, trong đó có 7 màu nổi bật là đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

    Tùy vào số lần phản xạ mà người ta phân ra làm cầu vồng bậc 1, bậc 2.. Trong đó cầu vồng bậc 1 là rõ nhất (chỉ có 1 lần phản xạ nên năng lượng sáng mạnh nhất). Thường cầu vồng nhìn thấy là cầu vồng bậc 1. Tuy nhiên đôi khi ta còn quan sát thêm được cầu vồng bậc 2 mà trật tự màu sắc lại ngược lại với cầu vồng bậc 1 và cường độ sáng yếu hơn.

    Do cầu vồng được nhìn bởi cùng 1 góc (gần 42 độ với cầu vồng bậc 1 và 53 độ với cầu vồng bậc 2), là góc mà cường độ sáng của tất cả các tia mặt trời qua các giọt nước là đạt cực đại, nên cầu vồng có dạng một cung tròn.

    Cầu vồng xuất hiện vào lúc nào?


    Như chúng ta thường thấy, cầu vồng sẽ xuất hiện sau các cơn mưa đặc biệt là các cơn mưa đầu mùa. Nhưng nghiên cứu thấy được cầu vồng vần xuất hiện ở các thác nước cao đổ dốc, không chỉ có cả ban ngày mà có cả vào ban đêm. Đôi khi không chỉ xuất hiện 1 cầu vồng mà còn có 2 3 hoặc nhiều hơn..

    [​IMG]

    [​IMG]

    Giải thích hiện tượng?


    Trên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định, mà nó là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng.

    Ánh sáng Mặt Trời là một hỗn hợp các màu sắc hòa trộn vào nhau mà mắt chúng ta không thể phát hiện ra các màu sắc này. Chỉ khi được chiếu qua một lăng kính thủy tinh, các tia ánh sáng bị bẻ cong hay còn gọi là khúc xạ để tạo thành một dải màu sắc liên tục mà ta gọi là quang phổ. Do các tia màu đỏ bị bẻ cong ít nhất, sau đó đến các tia màu cam, vàng, xanh lá cây, xanh lam và cuối cùng là tia màu tím bị bẻ cong nhiều nhất.

    Các giọt nước cũng có thể thay thế vai trò của một lăng kính. Khi ánh sáng Mặt Trời đi qua lăng kính, các tia sáng bị bẻ cong và sau đó bị phản xạ lại và đi ra ngoài giọt nước theo một góc 42 độ. Điều đó giải thích cho việc chúng ta chỉ có thể nhìn thấy cầu vồng khi quay lưng lại với Mặt Trời và nhìn theo một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời.

    Cầu vồng không phải là duy nhất nhưng chúng ta chỉ có thể thấy một cầu vồng tại cùng một thời điểm

    Hiện tượng khúc xạ trên xảy ra đối với hàng triệu giọt nước được chiếu sáng bởi Mặt Trời, do đó cầu vồng không phải là duy nhất. Tuy nhiên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một cầu vồng tại cùng một thời điểm. Đó là do góc 42 độ mà chúng ta đã nói ở trên. Mắt của chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những tia khúc xạ được tạo bởi các giọt nước mưa mà có một góc 42 độ so với ánh sáng Mặt Trời.

    Và do đó, cầu vồng không phải duy nhất, khi nhìn ở một địa điểm khác chúng ta sẽ thấy một cầu vồng hoàn toàn khác.

    Cầu vồng là một hiện tượng vật lí vô cùng thú vị phải không các bạn.

    Nhưng hiện nay chúng ta không nhìn thấy hoặc ít nhìn thấy hiện tượng này, Vì hiện nay môi trường không khí đang bị ô nhiễm trầm trọng, không khí không còn trong lành như trước nữa đặc biệt là khói bụi văng kín nên không thể xuất hiện cầu vồng hoặc xuất hiện mờ khó có thể nhìn thấy được.

    Vì vậy, để bảo vệ những vẻ đẹp của thiên nhiên con người cần phải có ý thức bảo vệ môi trường, ý thức con người được tạo ra để thực hiện điều, Ngoài việc giải thích được hiện tượng trên chúng ta cũng cần phải biết được hậu quả mà chúng ta đã làm với thiên nhiên. Thây đổi ngay bây giờ khi còn có thể!

    Chúc các bạn tìm hiểu khoa học một cách vui vẻ và tiếp nhận được những điều hữu ích nhất!
     
    Last edited by a moderator: 11 Tháng ba 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...