Tại sao lại đau bụng kinh? Nguyên nhân đau bụng kinh dữ dội

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi nntc6761, 10 Tháng tám 2021.

  1. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Trong thời kỳ kinh nguyệt, mỗi phụ nữ đều trải qua nhiều cảm giác khác nhau, trong đó phổ biến nhất là đau bụng. Đau bụng kinh là hiện tượng đau, chuột rút hoặc nhói ở vùng bụng dưới, thường xảy ra trước và trong kỳ kinh nguyệt.

    Một số phụ nữ cảm thấy cơn đau bụng kinh hơi khó chịu. Nhưng nhiều người bị đau dữ dội hơn và đau bụng kinh cản trở các hoạt động bình thường của họ trong vài ngày.

    [​IMG]

    Trường hợp đau bụng kinh nguyên phát

    Đau bụng kinh nguyên phát là do các cơn co tử cung. Các cơn co nhỏ, cơn đau phân bố theo chiều dọc từ trên xuống dưới của tử cung, tuy nhiên những cơn co tử cung này thường yếu và khó cảm nhận rõ ràng. Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung của người phụ nữ sẽ co bóp thường xuyên, tống các thành phần nội mạc tử cung đã bị hoại tử ra ngoài cơ thể và tạo ra máu kinh.

    Khi bị co lại, các mạch máu thắt lại, do đó hạn chế máu và oxy đi vào. Sự thiếu oxy này sẽ gửi tín hiệu kích thích cơ thể tiết ra các chất hóa học gây đau. Đồng thời, chất prostaglandin cũng được sản sinh ra khiến tử cung co bóp nhiều hơn dẫn đến đau nhiều hơn.

    Đau bụng kinh nguyên phát thường cải thiện khi phụ nữ già đi, đặc biệt là sau khi sinh. Đau bụng kinh nguyên phát là một phần của chu kỳ kinh nguyệt nên ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

    Hầu hết các trường hợp đau bụng kinh nguyên phát nhẹ không cần điều trị hoặc nếu có thì thường chỉ cần điều trị tại nhà. Các phương pháp điều trị được sử dụng là: Uống thuốc giảm đau để giảm cơn đau, hoặc dùng thuốc tránh thai làm mỏng nội mạc tử cung để các cơ tử cung không cần phải co bóp quá nhiều trong kỳ kinh nguyệt, đồng thời thuốc tránh thai còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm tiết prostaglandin nên cơn đau bụng kinh cũng trở nên dịu nhẹ.

    Đau bụng kinh nguyên phát được coi là biểu hiện bình thường trong phản ứng của cơ thể nữ giới với sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu chị em có những biểu hiện bất thường như đau bụng kinh dữ dội hơn, kinh nguyệt ra nhiều hoặc không đều thì nên đi khám.

    Trường hợp đau bụng kinh thứ phát

    Đau bụng kinh thứ phát ít phổ biến hơn và do các tình trạng bệnh lý gây ra. Tình trạng này liên quan đến tuổi tác và phổ biến hơn ở phụ nữ từ 30 đến 45 tuổi.

    Các bệnh nội khoa có thể gây đau bụng kinh thứ phát bao gồm:

    Lạc nội mạc tử cung: Ở những trường hợp bình thường, ban đầu nội mạc tử cung sẽ nằm trong buồng tử cung; nhưng trong trường hợp này, nó sẽ di chuyển ra các vị trí khác bên ngoài tử cung như: Ống dẫn trứng, buồng trứng.. và gây ra những cơn đau bụng dưới.

    U xơ tử cung: Các khối u xơ phát triển trong tử cung có thể gây rong kinh, đau bụng kinh.

    Viêm vùng chậu: Tình trạng viêm nhiễm các cơ quan trong vùng chậu như tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng.. gây đau bụng dưới.

    Lạc nội mạc tử cung: Đây là hiện tượng các tế bào nội mạc tử cung xâm nhập vào trong lớp cơ tử cung, dẫn đến đau bụng kinh thứ phát.

    Dụng cụ tránh thai: Được đặt vào tử cung để tránh thai. Tuy nhiên, phương pháp này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn đau bụng kinh không đáng có, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt sau khi đặt dụng cụ tránh thai.

    Ngoài ra, chị em cũng cần lưu ý đến những triệu chứng bất thường vào chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như: Đau bụng kinh mạnh hơn bình thường hoặc kéo dài hơn. Vì nó có thể là triệu chứng liên quan đến một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát đã được liệt kê ở trên.

    Nếu đau bụng kinh là thứ phát do những lý do trên, các triệu chứng sau có thể xuất hiện kèm theo: Kinh nguyệt không đều, khí hư tiết ra nhiều hoặc có mùi khó chịu, chảy máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt, đau dữ dội khi giao hợp.

    Đối với đau bụng kinh thứ phát, cần phải điều trị triệt để nguyên nhân để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là khả năng sinh sản. Ví dụ, đối với bệnh lạc nội mạc tử cung và bệnh viêm vùng chậu, khả năng sẹo ống dẫn trứng ảnh hưởng đáng kể đến sự gặp gỡ của tinh trùng và trứng để thụ tinh và tạo thành hợp tử (trứng đã thụ tinh).
     
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng sáu 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Đau bụng kinh ở vị trí nào

    Vị trí đau bụng kinh bình thường nằm ở vùng bụng dưới rốn (vùng hạ vị). Do vị trí này bao bọc các cơ quan sinh sản của phái nữ như âm đạo, buồng trứng, tử cung, vòi trứng dẫn tới cơn đau thường xuất hiện tại vùng này.

    Cách giảm đau bụng kinh

    1. Chườm ấm vùng bụng dưới.
    2. Massage bụng.
    3. Uống trà gừng ấm.
    4. Cung cấp đủ nước cho cơ thể vào ngày hành kinh sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, điều tiết hoạt động co thắt của tử cung. Vì thế, bạn gái nên uống 2 - 3 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là nên sử dụng nước ấm vào ngày hành kinh. Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên hạn chế uống nước lạnh để tránh làm đau bụng kinh dữ dội hơn.
    5. Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
    6. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ.
    7. Ăn hoặc uống nước rau ngải cứu.
    8. Sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh.
     
    LieuDuong, Ưu Đàm Thanh Tichiqudoll thích bài này.
  4. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Nguyên nhân đau bụng kinh dữ dội

    • Co thắt tử cung quá mạnh: Tùy theo cơ địa của từng người mà mức độ co thắt tử cung ở mỗi người là khác nhau, cơn co thắt mạnh sẽ gây đau bụng nghiêm trọng hơn.
    • Do cổ tử cung hẹp: Những người có cổ tử cung hẹp thường khiến máu kinh khó được đẩy ra ngoài hoàn toàn, vì thế tử cung cần co bóp mạnh hơn gây đau nhiều hơn.
    • Do di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nếu người mẹ bị đau bụng kinh dữ dội thì khả năng con gái cũng sẽ bị đau tương tự khi đến ngày hành kinh.
    • Do dị tật bẩm sinh ở tử cung như: Dị tật ngả trước, ngả sau tử cung..
    • Do ảnh hưởng của việc đặt vòng tránh thai.
    • Do sức khỏe yếu, lao động quá sức hoặc vận động quá mạnh trong ngày hành kinh.
    • Do bệnh phụ khoa như: U nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang cơ tử cung..
    • Do thay đổi nội tiết tố: Tăng cao bất thường hormone progesterone và prostaglandin trong máu gây tác động khiến tử cung co bóp dữ dội hơn.
    • Do chế độ ăn uống kém khoa học trong ngày hành kinh như: Ăn đồ lạnh, đồ cay nóng, không giữ ấm cơ thể và vùng bụng tốt..
     
    chiqudoll, Ưu Đàm Thanh TiLieuDuong thích bài này.
  5. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Cách chữa đau bụng kinh dữ dội

    - Giảm căng thẳng, lo âu. Căng thẳng, stress, suy nghĩ tiêu cực, lo âu.. có thể làm cho cơn đau bụng kinh tồi tệ hơn. Hãy sử dụng các phương pháp giảm căng thẳng như tập Yoga, ngồi thiền, hít thở sâu hoặc tham gia các hoạt động yêu thích để giảm căng thẳng.

    - Thể thao: Các hoạt động như đi bộ, đạp xe, leo núi, tập khiêu vũ.. hoặc thậm chí là các bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày cũng có thể giúp cải thiện triệu chứng đau bụng kinh.

    - Bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất: Canxi, Vitamin B6, Vitamin B1, Vitamin E, Vitamin D, Vitamin B12 và dầu cá.

    - Lưu ý chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm an toàn:

    • Các loại thực phẩm có thể làm giảm những cơn đau bụng kinh bao gồm quả mọng, bơ, dầu ô liu nguyên chất, cá béo..
    • Tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể gây tích nước, đầy bụng và khó chịu, chẳng hạn như: Thức ăn mặn, Cafein, rượu bia, thức ăn nhiều chất béo..
     
    Ưu Đàm Thanh Ti, chiqudollLieuDuong thích bài này.
  6. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Đau bụng kinh dữ dội buồn nôn

    Đau bụng kinh là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cảm giác buồn nôn trong kỳ kinh nguyệt.

    Khi cổ tử cung co bóp mạnh có thể gây khó chịu đến mức khiến bạn buồn nôn.

    Lượng prostaglandin (một loại hormone kiểm soát các cơn co thắt tử cung do niêm mạc tử cung sản xuất ra) nhiều cũng có thể đi vào máu và gây buồn nôn.

    Nguyên nhân đau bụng kinh dữ dội buồn nôn cũng có thể do lượng hormone thay đổi vài ngày trước kì kinh nguyệt. Sự thay đổi nồng độ estrogen, progesterone đột ngột, lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp khiến bạn bị chóng mặt, đau bụng kinh dữ dội buồn nôn.

    Bên cạnh đó, bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, xảy ra khi nội mạc tử cung phát triển quá mức tới ngoài tử cung và lây lan đến buồng trứng, ống dẫn trứng và mô xung quanh tử cung, các mô này dày lên gây cản trở lưu thông máu, chảy máu trong kỳ kinh nguyệt và gây đau. Nếu mô phát triển gần ruột, nó có thể gây đau và buồn nôn, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.
     
  7. nntc6761 ~~~Editing "Ta có ba trúc mã là long ngạo thiên"~~

    Bài viết:
    2,158
    Ăn gì để giảm đau bụng kinh

    • Chuối, dứa, kiwi

    Trong chuối có hàm lượng lớn vitamin B6 và kali, những chất này giúp giảm đau chướng bụng khi đến ngày "đèn đỏ". Có thể kết hợp ăn chuối, dứa và kiwi cùng lúc sẽ hiệu quả hơn. Do trong dứa có chứa một loại enzyme (bromelain) giúp chống viêm, còn trong kiwi lại giàu actinidin, giúp tiêu hóa đạm tốt hơn.

    • Hải sản

    Trong cá (đặc biệt là cá hồi) và hàu có chứa nhiều vitamin D, axit béo Omega. Những chất này có thể hạn chế được các cơn co bóp tử cung. Đồng thời đây cũng là nguồn vitamin D và B6 dồi dào, giúp cơ thể hấp thu được lượng canxi tốt hơn, giúp thuyên giảm cảm giác đau bụng dưới và căng tức ngực khi hành kinh.

    • Các loại đậu

    Các loại đậu có chứa rất nhiều chất sắt, magie giúp bạn bổ sung nhanh chóng lượng máu đã mất.

    • Trứng

    Trong trứng có chứa nhiều vitamin B6, vitamin D, vitamin E, đặc biệt là rất giàu protein giúp giảm cảm giác đau bụng trong kỳ kinh.

    • Socola đen

    Socola đen có chứa hàm lượng lớn magie và chất xơ, những chất này giúp bạn bổ sung lại lượng máu đã mất nhanh hơn, quá trình lưu thông máu cũng thuận lợi hơn. Hãy chọn loại socola nào có chứa ít nhất 85% cacao trở lên.
     
    Ưu Đàm Thanh Ti thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...