Tại sao không khí có độ ẩm? Bạn đã bao giờ nghe rằng trong không khí có độ ẩm, gây bứt rứt khó chịu trong những ngày ấm nóng hay chưa. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về độ ẩm không khí và tại sao không khí có độ ẩm nhé! Độ ẩm không khí là gì? Có một thực tế mà chúng ta cần biết đó là trong bầu không khí xung quanh chúng ta luôn có nước nhưng lại không khiến chúng ta bị ướt. Bởi vì hầu hết nước có trong không khí đều tồn tại ở dạng hơi nước. Độ ẩm không khí chính là lượng hơi nước chúng ta tìm thấy trong không khí. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà độ ẩm không khí có sự dao động cao thấp khác nhau. Độ ẩm không khí đóng vai trò quan trọng đối với thiên nhiên và cuộc sống hàng ngày của con người. Nếu trong không khí không có hơi nước, thời tiết sẽ vô cùng oi ả, thậm chí là không có mây mưa. Hãy tưởng tượng thử xem cuộc sống như vậy sẽ khó khăn đến nhường nào. Tuy nhiên độ ẩm cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng nho nhỏ, đặc biệt là khi độ ẩm không khí quá cao hay quá thấp. Chẳng hạn như khi độ ẩm quá cao trong tình trạng thời tiết nóng bức sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là những đối tượng dễ nhiễm bệnh như người già và trẻ em. Tại sao không khí có độ ẩm? Tại sao không khí có độ ẩm là thắc mắc của không ít người, vấn đề này sẽ được khoa học lý giải như sau: Trong không khí bao gồm các thành phần khác nhau như: Nitơ chiếm 78%, 21% Oxi, 1% hơi nước. Như vậy chúng ta có thể nhận thấy trong không khí chứa một lượng hơi nước nhất định, mặc dù rất ít (chỉ chiếm 1%) nhưng vẫn tạo ra độ ẩm. Không khí bão hòa, hơi nước gặp lạnh khi lên cao hay do gặp khối không khí lạnh thì lượng nước có trong không khí sẽ ngưng tụ lại và hình thành các hiện tượng như: Sương mù, mây, mưa. Bên cạnh đó, khi độ ẩm không khí tăng lên cũng khiến khả năng thoát mồ hôi của cơ thể kém đi nhiều. Từ đó khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, bứt rứt, cơ thể nặng nề và thiếu sức sống. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm lạnh, gây cảm cúm, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng làm việc và giao tiếp. Theo các nguyên cứu thì độ ẩm không khí lý tưởng nhất cho con người là khoảng 50 – 60%. Độ ẩm này sẽ giúp thoát mồ hôi dễ dàng hơn, con người cảm thấy sảng khoái và thoải mái, tinh thần dễ chịu hơn. Độ ẩm không khí phụ thuộc vào các yếu tố nào? Độ ẩm không khí sẽ có sự thay đổi lên cao hoặc xuống thấp, và dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng đến độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ Độ ẩm không khí thường gắn liền với nhiệt độ. Nếu nhiệt độ không khí xuống thấp, thời tiết trở lạnh kèm theo độ ẩm tăng lên, khi đó lượng hơi nước trong không khí có thể đạt đến độ bão hòa. Ngược lại, nếu nhiệt độ tăng, thời tiết ấm dần lên thì độ ẩm không khí cũng sẽ giảm xuống đến mức nhất định. Độ ẩm không khí thường thay đổi theo mùa và địa hình Ở những nơi có nhiệt độ thấp hay thời tiết mưa nhiều liên tục như vùng núi cao, thời điểm miền Bắc nước ta vào mùa mưa sẽ đẩy độ ẩm không khí lên cao, do thiếu sự chiếu sáng của ánh nắng mặt trời. Chính vì thế, có thể nhận thấy độ ẩm không khí thường thay đổi theo mùa và địa hình. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết sự thay đổi của độ ẩm không khí qua những bức tường bị ẩm mốc, đồ vật bị nấm mốc, thiết bị điện tử bị ẩm ướt.. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sức khỏe và sinh hoạt Độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nấm mốc, vi khuẩn và côn trùng sinh sôi phát triển. Chúng có mặt ở khắp nơi, đặc biệt là ở những nơi tối tăm ẩm thấp để có thể phát triển nhanh chóng, điều này sẽ làm xuất hiện nhiều mảng trắng đen trên tường, trên quần áo và thực phẩm. Độ ẩm cao và các nấm mốc còn là nguyên nhân gián tiếp gây ra các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa, hen suyễn, dị ứng; đồng thời còn tạo ra các mạt bụi khiến bệnh hen suyễn và dị ứng thêm trầm trọng hơn. Ngược lại, độ ẩm không khí thấp có thể gây ra các vấn đề về da như: Da khô và ngứa ngáy, gây bệnh chàm da hoặc khiến bệnh chàm da thêm trầm trọng hơn, gây ra bệnh cúm và tăng khả năng lây truyền bệnh cúm. Đến đây hẳn là các bạn đã hiểu được thế nào là độ ẩm không khí và tại sao không khí có độ ẩm? Hy vọng đây sẽ là những thông tin tham khảo hữu ích, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.