Tại sao có căn bệnh ung thư phổi?

Thảo luận trong 'Sức Khỏe' bắt đầu bởi DaDaThy, 12 Tháng tám 2021.

  1. DaDaThy

    Bài viết:
    60
    Ung thư phổi là một căn bệnh mà hầu như chúng ta đều nghe đến. Có thể bạn nghĩ rằng mình biết được căn bệnh này thông qua số lượng người nhiễm bệnh, số người tử vong.. mà báo chí, truyền thông.. cập nhật. Nhưng còn việc tại sao bị ung thư phổi, cách khắc phục như thế nào.. thì có lẽ bạn chưa nắm rõ đâu! Hãy cùng đọc bài viết này để hiểu hơn về căn bệnh ung thư phổi!

    Vậy, ung thư phổi là gì?

    Ung thư phổi theo định nghĩa khoa học là khi trong cơ thể bạn có một khối u ác tính, nó dần dần di căn, tức là dần dần sản sinh tế bào trong phổi một cách không kiểm soát, và khi người bệnh không phát hiện để điều trị kịp thời, từ đó sẽ dẫn đến ung thư. Khối u ác tính này còn di căn sang nhiều cơ quan nội tạng khác. Do đó, người mắc bệnh ung thư phổi thường sẽ kèm một số bệnh lý khác: Viêm phế quản.. Nghiêm trọng hơn, người mắc bệnh sẽ nhanh chóng tử vong.

    [​IMG]

    Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh ung thư phổi là gì?

    Ung thư phổi sẽ không gây ra bất kì dấu hiệu hay triệu chứng nào ở giai đoạn đầu. Do đó việc ngăn ngừa ung thư quan trọng hơn việc chữa trị. Nhưng nếu đã có triệu chứng thì đó là những triệu chứng như sau:

    - Ho. Ho là triệu chứng đầu tiên của ung thư phổi. Ho ở đây không những là ho dai dẳng, ho không cải thiện mà ngược lại càng ngày càng nghiêm trọng. Tức là bạn đã có đi khám, uống thuốc nhưng vẫn tiếp tục ho, tình hình không hề khả quan hơn.

    - Ho ra máu. Đối với phổi, ho ra máu là một dấu hiệu nguy hiểm mà bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ.

    Ngoài ra, còn có các triệu chứng thường mắc phải: Khó thở, khàn giọng, khò khè, đau ngực, và giảm cân. Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao dấu hiệu ung thư phổi đến từ việc giảm cân. Giảm cân ở đây là sụt cân một cách bất thường. Lí do làm nên việc này chính là khối u ác tính kia khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn gia tăng nhanh chóng. Từ đó khiến bạn không thể giữ được cân nặng ở mức bình thường.

    Đặc biệt là đau xương- xương lồng ngực, đau đầu, trong trường hợp ung thư phổi di căn khiến cho xương và đầu đau.

    Đó là những triệu chứng thông thường và khi mà ung thư chuyển qua giai đoạn kế tiếp thì chúng ta sẽ nhận thấy. Và khi bạn cảm thấy bản thân có những triệu chứng kể trên, hãy liên hệ bác sĩ để ngăn ngừa và chữa trị càng sớm càng tốt.

    Nguyên nhân gây ra ung thư phổi là gì?

    Nguyên nhân chính khiến người bệnh mắc ung thư phổi đó là hút thuốc. Tuy nhiên, theo thống kê ở các nước phương Tây, hiện nay có đến 15- 20% người mắc bệnh chưa từng hút thuốc. Bạn tiếp xúc với người hút thuốc, cho dù bạn là người không hút thuốc, bạn vẫn có rủi ro cao mắc bệnh ung thư phổi.

    Còn nhiều nguyên nhân khác như: Ô nhiễm không khí do khói bụi, môi trường làm việc nguy hiểm như mỏ dầu, mỏ phóng xạ, nhà máy hóa chất, khí đốt, di truyền- tiền sử ung thư phổi của gia đình, uống quá nhiều bia, rượu..

    Và combo hút thuốc lá cùng với uống bia rượu là việc lý tưởng để phát triển bệnh ung thư phổi.

    Có hai dạng ung thư phổi, ung thư tế bào nhỏ và ung thư tế bào không nhỏ.​

    Ung thư tế bào nhỏ chỉ xảy ra ở người hút thuốc lá nặng và trường hợp này ít phổ biến hơn. Ví dụ trong 100 người mắc bệnh ung thư phổi thì sẽ có 15 người ung thư tế bào nhỏ. Loại ung thư này còn chia ra nhiều dạng khác như: Ung thư tế bào vảy, ung thư tế bào biểu mô tuyến, ung thư tế bào lớn.

    Ung thư tế bào không nhỏ xảy ra thông thường, phổ biến ở cả nam lẫn nữ, cả những người hút thuốc và không hút thuốc.

    Ung thư phổi sẽ gây ra biến chứng nếu không phát hiện kịp thời.​

    Khi bạn đã có những dấu hiệu, triệu chứng kể trên mà không nhanh chóng gặp bác sĩ để thăm khám. Nếu lúc đó bạn đã mắc bệnh thì dần dần bạn sẽ khó thở, ho ra máu nhiều hơn và tràng dịch màng phổi. Ung thư phổi mà "có nước" tức là lúc đó bạn đang ở trong giai đoạn cao, giai đoạn phát triển của bệnh.

    Nguy hiểm nhất là di căn. Ung thư phổi di căn đến gan, đến các cơ quan nội tạng quan trọng khác trong cơ thể. Khi di căn đến gan khiến gan không hoạt động được nữa, việc này sẽ dẫn đến tử vong.

    Dưới đây là video giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về việc di căn của ung thư phổi nói riêng và ung thư nói chung!


    Làm sao để xét nghiệm và chuẩn đoán ung thư phổi?

    Hiện nay trong y khoa chưa có hình thức xét nghiệm cũng như thiết bị chuẩn đoán nào cho người khỏe mạnh. Người khỏe mạnh là người không có cơ sở để mắc bệnh ung thư phổi như: Không hút thuốc, không tiếp xúc với người hút thuốc, gia đình không có tiền sử bệnh, làm việc trong môi trường lành mạnh..

    Còn những người đã hút thuốc, đã có những triệu chứng thì có thể xét nghiệm bắt đầu bằng hình ảnh, thông dụng nhất là chụp CT- chụp CT ngực. Khi chụp CT chúng ta sẽ biết được vị trí khối u, kết cấu của phổi và nhiều thứ khác, thậm chí là các cơ quan khác nếu bị di căn.

    Nếu phát hiện có khối u thì việc kế tiếp cần làm là xét nghiệm, lấy cái tế bào đó ra để xem nó là gì, từ đó có phương hướng chữa trị. Vì chữa trị ung thư cần nhiều yếu tố: Giai đoạn, loại tế bào, cơ địa nào và cuối cùng mới là các yếu tố khác.

    Các giai đoạn của ung thư phổi.

    Giai đoạn 1 và 2: Thường là khối u còn nhỏ, cỡ 5cm và nằm yên một chỗ. Ở giai đoạn này chúng ta chữa trị bằng cách mổ, lấy khối u đó ra, đôi khi có thể dùng hóa trị.

    Giai đoạn 3: Là khối u lớn hơn nhưng chỉ di căn ở khu vực gần đó chứ chưa đến các cơ quan khác, chữa trị bằng cách kết hợp mổ, hóa trị và xạ trị.

    Giai đoạn 4 (còn gọi là giai đoạn cuối, giai đoạn di căn) : Lúc này khối u đã di căn khắp người, chữa trị bằng hóa trị.

    Điều trị ung thư phổi như thế nào?

    Nhiều người vẫn luôn thắc mắc là ung thư phổi có chữa được không? Hiện nay, hóa trị vẫn là phương pháp hiện đại, luôn được cập nhật liên tục để phát triển việc chữa trị ung thư phổi, kể cả ở giai đoạn 3, giai đoạn di căn.

    Ngoài ra còn có thể chữa trị bằng phương pháp trị liệu trúng đích . Trị liệu trúng đích là nhắm vào khối u, dùng các biện pháp để ngăn chặn sự phát triển của khối u đó, khiến nó không thể di căn đến cơ quan khác.

    Thêm vào đó, trên thị trường còn có các loại thuốc để chữa trị, mục đích của các loại thuốc đó là nhằm:

    - Ngăn chặn khối u tạo trên mạch máu, khiến cho khối u không đủ máu từ đó nó sẽ chậm phát triển lại.

    - Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

    - "Mở khóa" các tế bào miễn dịch để chống lại tế bào ung thư.

    Sau khi đã dùng các biện pháp như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, trị liệu trúng đích, thuốc thì còn một biện pháp để cải thiện tình hình đó là thử nghiệm lâm sàng.

    Qua bài viết này, điều mình muốn nhắn gửi đến các bạn đang khỏe mạnh là hãy duy trì lối sống lành mạnh, rèn luyện sức khỏe, ăn uống điều độ và theo dõi, khám sức khỏe thường xuyên.

    Mong bài viết hữu ích với bạn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3 Tháng tư 2020
  2. Vyl Hana

    Bài viết:
    115
    Bài viết mang đến kiến thức hay lắm ạ
     
    DaDaThyMèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
  3. DaDaThy

    Bài viết:
    60
    Cảm ơn bạn, mình rất vui vì bài viết hữu ích với bạn nha!
     
    Vyl Hana thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...